Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Truyện ngắn nguyễn thị thu huệ từ góc nhìn tính nữ...

Tài liệu Truyện ngắn nguyễn thị thu huệ từ góc nhìn tính nữ

.PDF
81
1
141

Mô tả:

i TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH ------------------------------ ĐÀO HỒNG ANH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ TỪ GÓC NHÌN TÍNH NỮ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sƣ phạm Ngữ văn NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG Phú Thọ, 2019 ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp đã đƣợc hoàn thành tại khoa KHXH & VHDL trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Với tình cảm chân thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, khoa KHXH & VHDL trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện khóa luận. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đào Hồng Anh iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... i 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Mục tiêu khóa luận ........................................................................................ 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 9 6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 10 8. Cấu trúc nội dung khóa luận ....................................................................... 11 Chƣơng 1. VẤN ĐỀ TÍNH NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ....................................................................................................... 12 1.1. Giới thuyết về tính nữ ............................................................................ 12 1.1.1. Quan niệm về tính nữ xƣa và nay ......................................................... 12 1.1.2. Đặc trƣng, biểu hiện của tính nữ ........................................................... 16 1.2. Tính nữ trong văn học Việt Nam sau 1975 .......................................... 20 1.2.1. Khái lƣợc về tính nữ trong văn học Việt Nam ...................................... 20 1.2.2. Tính nữ nhƣ một thiên hƣớng nổi trội trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 ......................................................................................................... 28 1.3. Nguyễn Thị Thu Huệ và vấn đề “tính nữ” .......................................... 30 1.3.1. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ .............................................................. 30 1.3.2. “Tính nữ” nhƣ một đặc trƣng nổi trội trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ........................................................................................................... 32 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 35 Chƣơng 2. TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ - NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ........................................ 37 2.1. Cả tin và yếu đuối................................................................................... 37 2.2. Hi sinh và cam chịu ................................................................................ 40 2.3. Khát vọng tình yêu và hạnh phúc ......................................................... 44 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 52 iv Chƣơng 3. TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ - NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................. 53 3.1. Biểu tƣợng mang tính nữ....................................................................... 53 3.1.1. Về thuật ngữ “biểu tƣợng” .................................................................... 53 3.1.2. Biểu tƣợng mang tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..... 55 3.2. Giọng điệu mang tính nữ ....................................................................... 58 3.2.1. Về thuật ngữ “giọng điệu” .................................................................... 58 3.2.2. Giọng điệu mang tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..... 60 3.3. Ngôn ngữ mang tính nữ ......................................................................... 63 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật dịu dàng đằm thắm............................................... 63 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật vừa kín đáo, vừa suồng sã ..................................... 66 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện ngắn là một thể loại tự sự mang những đặc trƣng riêng cả về nội dung và nghệ thuật so với thể loại khác. Dung lƣợng của nó không nhiều nhƣ tiểu thuyết, chỉ bao gồm vài dòng hay vài chục trang giấy nhƣng vô cùng xúc tích và hàm nghĩa. Các yếu tố nhƣ: tình huống, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu,…đƣợc coi là hạt nhân của thể loại này. Trong nền văn học Việt Nam, thể loại này đã sớm đƣợc hình thành, tuy nhiên sau năm 1975 mới thực sự phát triển mạnh mẽ và đã tạo dựng đƣợc một vị trí vững chắc bên cạnh các thể loại khác, tồn tại nhƣ một dòng chảy trong văn học dân tộc. Ở giai đoạn này, thể loại truyện ngắn cũng đã góp phần làm nên tên tuổi của rất nhiều tác giả với những tập truyện ngắn hết sức sống động và độc đáo theo những phong cách riêng của từng nhà văn. Nhìn từ góc độ nền tảng, ta thấy rằng thể loại truyện ngắn đã tạo nên những sắc diện mới cho văn hóa – văn học giai đoạn này. 1.2. Văn học Việt Nam nói chung và nền văn xuôi nói riêng từ sau năm 1975 đến nay đã có rất nhiều khởi sắc. Đặc biệt với thể loại truyên ngắn đã trở thành yếu tố tinh thần không thể thiếu trong nền văn học đƣơng đại và với độc giả. Một trong những yếu tố tạo nên sắc màu tƣơi mới của văn xuôi giai đoạn này phải kể đến sự đóng góp đông đảo của những cây bút nữ nhƣ: Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phong Điệp, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ, … đã mang tới những thành công vang dội với luồng sinh khí đa màu sắc mới mẻ. Bằng tài năng và sự nỗ lực của mình những cây bút trẻ đó bên cạnh việc kế thừa tinh hoa của thế hệ đi trƣớc, cùng với sự sáng tạo học hỏi lẫn nhau họ đã chọn cho mình những phong cách riêng với lối viết sắc xảo, độc đáo. Trong số những tên tuổi ấy, Nguyễn Thị Thu Huệ một cây bút nữ với phong cách nhẹ nhàng mà thâm thúy, sắc sảo đã để lại ít nhiều dấu ấn trong lòng độc giả. Với tài năng, và kinh nghiệm của hơn hai mƣơi năm cầm bút, chị đã thu hút nhiều độc giả bởi nhiều tác phẩm giá trị, đƣợc in trong các tập truyện 2 ngắn nhƣ: Cát đợi (1992), Hậu Thiên Đường (1993), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006) và Thành Phố Đi Vắng (2012) đƣợc sáng tác gần đây nhất, … Đã giúp Nguyễn Thị Thu Huệ nhận đƣợc nhiều giải thƣởng lớn nhƣ: Đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Hội văn học nghệ thuật Hà Nội (1986); giải nhì cuộc thi truyện ngắn tác phẩm tuổi xanh báo Tiền Phong (1993); giải nhất cuộc thi truyện ngắn Nxb Hà Nội (1994), cũng vào năm đó chị đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức và đƣợc nhận tặng thƣởng Hội nhà văn với tác phẩm Hậu thiên đường. Với tập truyện ngắn Thành phố đi vắng đã giúp chị nhận giải thƣởng của Hội nhà văn. Và trở thành một trong những nữ nhà văn xuất sắc nhất sau năm 1975. 1.3. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa sau thời kì đổi mới ngày càng gắn bó mật thiết và khăng khít hơn. Song song với sự phát triển của văn học chính là văn hóa; văn học là một hình thái tinh thần, là tấm gƣơng của văn hóa, là thƣớc đo những giá trị văn hóa trong xã hội. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đồng thời ta cũng sử dụng văn hóa để soi chiếu vào văn học, qua những tác phẩm phần nào giúp ta nhìn thấu đƣợc hiện thực của một xã hội đƣơng thời. Tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ từ góc nhìn văn hóa là một hƣớng đi không mới nhƣng có thể đƣa lại những giá trị từ một góc nhìn khác cho thế giới nghệ thuật truyện Thu Huệ. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - từ góc nhìn tính nữ làm đối tƣợng nghiên cứu. Mong muốn góp phần chỉ ra những đặc sắc về thành tựu của thể loại truyện ngắn sau thời kì đổi mới nói chung và đặc sắc về phong cách, vị trí của Nguyễn Thị Thu Huệ nói riêng trong văn đàn văn học Việt Nam. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu truyện ngắn nữ Văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng là đối tƣợng của nhiều công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu về truyện ngắn nữ sau 1975. Có thể khẳng định, sau 1975 và đặc biệt sau 1986, mảng văn học nữ giới “mang đến một sức sống mới, với những cảm xúc mới mẻ và sự mẫn cảm 3 nữ giới” [1]. Các tác phẩm của các tác giả nữ nhƣ Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Phạm Thị Hoài... đã đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau và đƣợc khẳng định giá trị. Trong các nghiên cứu về các tác giả nữ và tác phẩm sau 1975 không thể không kể đến những nghiên cứu về Nguyễn Thị Thu Huệ. Tuy nhiên, nghiên cứu truyện ngắn của các nhà văn nữ đã có từ lâu bởi vậy trƣớc khi nói tới những nghiên cứu về Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm chúng tôi sẽ trình bày một số nghiên cứu về nhà văn nữ nói chung. Trƣớc 1975 các nghiên cứu về nhà văn nữ đã xuất hiện dƣới dạng các bài viết nhỏ lẻ. Càng về sau các nghiên cứu về nhà văn nữ càng tập trung hơn. Trước hết đối với các bài nghiên cứu. Trên tạp chí Văn học số 9 năm 1967 có bài nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Vũ Thị Thƣờng với nhan đề Nhân vật nữ nông thôn trong truyện ngắn Vũ Thị Thường của Lê Đức Hạnh. Vẫn trên tạp chí này, Lê Đức Hạnh còn có bài nghiên cứu Nhân vật phụ nữ ba đảm đang qua sáng tác của một số nhà văn nữ. Nhà văn nữ và các sáng tác của họ đƣợc chú ý bởi đã đem đến sự khác biệt so với các sáng tác của nhà văn nam. Về điểm này, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Nguyên có đƣa ra nhận xét đội ngũ các nhà văn nữ hiện nay khá đa dạng, mỗi người có một gam riêng, chứ không thuần bản năng như có người nghĩ. Cái gam riêng mà Phạm Xuân Nguyên nói đến có thể tìm thấy ở các tác giả nữ khác nhau nhƣ Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh... Sau năm 1975, nghiên cứu về nhà văn nữ và các sáng tác của họ trở nên phong phú hơn. Các nghiên cứu này không chỉ xuất hiện trên các tạp chí chuyên ngành mà trên báo chí nói chung. Báo nông nghiệp Việt Nam, số 138, 2001 đăng bài của Văn Chinh giới thiệu về sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam với nhan đề “Văn nữ thế kỷ XX - một tuyển tập đáng quý”. Mặc dù mục đích của bài viết chủ yếu là giới thiệu về tác giả tác phẩm tiêu biểu, nhƣng tác giả cũng đã khái quát một số đặc điểm của các sáng tác của các nhà văn nữ nhƣ “nữ tính được miêu tả thật hơn, sâu hơn”, “giữa cái tốt, cái xấu trả ra 4 rộng hơn và lắm cung bậc hơn”, “khi các nhà văn nam đang cảm thấy mệt mỏi bế tắc thì sự xuất hiện của các nhà văn nữ đã mang đến cho văn xuôi sự tươi tắn, trẻ trung có vẻ như nữ tính của họ phát triển và được nhìn dưới ánh sáng của trí tuệ thời đại”[42]. Trên báo văn nghệ số 10, năm 2017 có đăng bài “Văn học dân tộc thiểu số ngày càng thêm nhiều cây bút nữ” của tác giả Dƣơng Thuấn. Trong bài viết, Dƣơng Thuấn đã nêu lên các cây bút nữ là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học của các dân tộc thiểu số. Trong số các cây bút đƣợc nhắc đến có những cái tên đƣợc nhiều ngƣời biết nhƣ Vi Thùy Linh (ngƣời dân tộc Tày), Dƣ Thị Hoàn (ngƣời dân tộc Hoa). Dƣơng Thuấn đã khẳng định những đóng góp của các cây bút nữ này. Bên cạnh các bài viết về nhà văn nữ thì còn có các nghiên cứu tập trung, chuyên sâu. Qua khảo sát, tìm tòi chúng tôi nhận thấy số nghiên cứu về các nhà văn nữ rất phong phú. Tôi xin điểm qua một số nghiên cứu về các nhà văn nữ viết truyện ngắn nữ. Chúng tôi cũng tác riêng những nghiên cứu mà trong đó có nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận văn thạc sĩ với tên đề tài “Khảo sát truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam từ 1986 đến 1996” của Hồ Thị Liễu bảo vệ năm 2002 tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã mang đến một cái nhìn bao quát, hệ thống về truyện ngắn nữ trong khoảng mƣời năm đầu từ sau đổi mới năm 1986. Trong luận văn của mình, Hồ Thị Liễu đã bƣớc đầu đƣa ra những nhận định về đặc điểm nội dung và nghệ thuật và những đóng góp của các cây bút nữ. Về phƣơng diện nội dung, tác giả luận văn đã khảo sát các truyện ngắn của các nhà văn nữ theo các đề tài nhƣ: chiến tranh, đời sống thế sự, khát vọng tình yêu, mong muốn hạnh phúc. Về phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện, luận văn làm rõ các đặc điểm về nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ. Mặc dù đƣa ra đƣợc những nhận định có sức thuyết phục nhƣng luận văn mới chỉ khảo sát các sáng tác trong khoảng mƣời năm từ 1986 đến 1996, nghĩa là đến nay dã xuất khoảng trống nghiên cứu. Từ năm 1996 đến nay có nhiều tên tuổi nhà 5 văn nữ xuất hiện trên văn đàn nhƣ Đoàn Minh Phƣơng, Phạm Hải Anh, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Thùy Dƣơng, Dạ Ngân, Thuận... Bên cạnh luận văn của Hồ Thị Liễu, còn có luận văn thạc sỹ “Ngƣời phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ” của Trần Thúy An bảo vệ tại Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007. Tác giả luận văn đã khảo sát truyện ngắn của một số cây bút nữ nhƣ: Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan, Trần Thùy Mai, Bích Ngân, Dạ Ngân, Thuận... Luận văn đã mang đến một cách đánh giá về cái nhìn của các nhà văn nữ, nhƣ một chủ thể sáng tạo, về ngƣời phụ nữ hiện đại. Theo tác giả thì các nhà văn nữ đều ý thức đƣợc trách nhiệm của họ khi viết về ngƣời phụ nữ. Luận văn đã chỉ ra chân dung ngƣời phụ nữ đƣợc khắc họa trong truyện ngắn của các tác giả nữ. Trong sáng tác của các nhà văn nữ ngƣời phụ nữ đƣợc đặt vào trong các mối quan hệ phức tạp nhƣ quan hệ với gia đình, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân. Có thể nói, qua góc nhìn về ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện đại có thể thấy đƣợc một phần của tính nữ trong tác phẩm của các nhà văn. Các bài báo, các nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn của các nhà văn nữ đã tiếp cận đối tƣợng này từ nhiều hƣớng khác nhau. Kế thừa những thành quả của những bài viết, nghiên cứu đó và cố gắng xác lập một hƣớng đi riêng chúng tôi đi sâu nghiên cứu tính nữ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. 2.2. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Nguyễn Thị Thu Huệ là một cây bút tiêu biểu cho văn xuôi nữ sau 1975. Chị vốn là một nhà văn đƣợc nghiên cứu nhiều nên chúng tôi xin điểm qua một số nghiên cứu về nhà văn này bao gồm các bài báo và các công trình nghiên cứu. Trƣớc hết có thể kể đến các bài nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đƣợc đăng trên báo và in trên các tạp chí nhƣ: Nguyễn Đăng Điệp (2008), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại.www, Tạp chí Văn học, (5); Vƣơng trí Nhàn, Phụ nữ và sáng tác 6 văn chương, Tạp chí văn học số 6 (1999); Hoàng Thị Hồng Hà (2013), Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm, Tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an, (10); Vũ Đức Tân (2003), “Văn xuôi của một số cây bút nữ”, Báo ngƣời Hà Nội, (10); Nguyễn Thị Thành Thắng (2004), Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ, Tạp chí Văn học Tp Hồ Chí Minh; Bích Thu (2001), Văn xuôi phái đẹp, Tạp chí sông Hƣơng, (145), tháng 3,… Trong bài nghiên cứu có nhan đề “Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” tác giả Lộc Hoàng Lê Na đã khẳng định qua ngôn ngữ độc thoại trong tập 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ có thể nhận thấy một lối tƣ duy mới, một cách cảm, cách nghĩ mới mang đậm màu sắc nữ giới. Lộc Hoàng Lê Na viết: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng ngôn ngữ độc thoại đời thường một cách phổ biến. Việc lựa chọn ngôn ngữ này xuất phát từ tư duy hướng vào đời tư, bám sát hiện thực đời sống. Nguyễn Thị Thu Huệ đã đưa vào tác phẩm của mình một tiếng nói của đời sống thường nhật, dung nạp nhiều khẩu ngữ tự nhiên, làm độc giả không mấy khó khăn khi tiếp cận tác phẩm. Ngôn ngữ này dường như thô nhám, đôi khi suồng sã, bỗ bã như “mặt mũi những thằng đàn ông suốt đời bị mất trộm” (Tình yêu ơi ở đâu); hoặc những câu nói từ thành ngữ: “nó ăn ốc, mình đổ vỏ. Ở đời chuyện ấy thường lắm” (Nước mắt đàn ông). Cũng có khi thứ ngôn ngữ này được diễn tả theo một chiều hướng khác bằng lối nói dân gian “lọt sàng thì xuống đất rồi chôn luôn, không có nia nào cả” (Thời gian của mỗi người). Lối nói suồng sã trong truyện ngắn của chị thể hiện rõ trong những dòng độc thoại nội tâm suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người, thể hiện cách nghĩ của nhân vật về thời cuộc, về chính mình. Những dòng độc thoại nội tâm bằng lối nói dân gian khi suồng sã, có lúc bỗ bã đến không ngờ làm cho các nhân vật của chị như gai góc hơn, thực tế hơn, đôi khi là thực dụng về đời với một tâm trạng buồn xa xôi và chua xót” [23]. Tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ từ phƣơng diện ngôn từ là một hƣớng đi độc đáo. Tác giả bài viết đã xem ngôn ngữ trong truyện ngắn là là sự bám sát hiện 7 thực đời sống. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản ngoài việc phản ánh hiện thực thì còn có thể tạo nên tính nữ. Thứ hai là các nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Có thể kể đến các nghiên cứu của Lƣu Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Thêu, Vũ Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị Tố Nga, Nguyễn Thị Thu Hằng, Bùi Thị Duyên, Nguyễn Thị Thủy... Trong luận án “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ”, tác giả Lƣu Thị Mai Hoa đã nghiên cứu sự chuyển đổi tƣ duy nghệ thuật của văn học sau 1975 để làm cơ sở phân tích truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên hai phƣơng diện nội dung và phƣơng thức thể hiện. Nguyễn Thị Thêu trong luận án “Cảm hứng thế sự đời tƣ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” đã nêu cơ sở hình thành cảm hứng thế sự đời tƣ trong các truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Sau đó, tác giả luận án phân tích cảm hứng thế sự đời tƣ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ nhìn từ phƣơng diện nội dung và phƣơng diện nghệ thuật để khẳng định sự đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 và quá trình vận động của nó. Cũng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ nhƣng Vũ Thị Thanh Tâm lại quan tâm đến các nhân vật trong truyện ngắn. Luận án “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” đã phân loại các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ theo đặc tính nhƣ nhân vật toan tính ti tiện, nhân vật khát vọng, nhân vật cô đơn, nhân vật tự ý thức. Tác giả luận văn cũng làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật nhƣ: sử dụng tình huống có tính chất tâm lý, sử dụng ngôn ngữ độc thoại để biểu đạt nội tâm nhân vật. Tác giả Vũ Tố Nga trong luận án “Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: nhìn từ phƣơng diện thể loại” đã làm rõ về con ngƣời và sự thể hiện con ngƣời trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. 8 Trong các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, có thể thấy nghiên cứu “Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” của Nguyễn Thị Thủy và luận văn “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ” của Bùi Thị Duyên khá gần với hƣớng nghiên cứu của chúng tôi. Viết về thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Thủy tiến hành phân loại theo loại hình đối với các nhân vật. Theo tác giả luận văn, trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ có các loại hình nhân vật nữ: nhân vật bi kịch, nhân vật kiếm tìm hạnh phúc, nhân vật tự vấn. Cũng theo tác giả luận văn, nhân vật nữ đƣợc khắc họa thông qua miêu tả tâm lý, sử dụng giọng điệu và xây dựng không gian và thời gian. Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ đƣợc nghiên cứu độc lập mà còn đƣợc nghiên cứu chung với các nhà văn nữ khác nhƣ Dạ Ngân, Y Ban... Ở luận văn “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đƣơng đại Việt Nam (qua sáng tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ)”, Bùi Thị Duyên cho rằng Nguyễn Thị Thu Huệ và nhiều nhà văn nữ khác đã động chạm đến nhiều cấm kị nhƣ một sự “cởi trói” cho phái nữ. Truyện ngắn của họ vừa có dấu ấn của thời đại vừa bộc lộ những khao khát của ngƣời trẻ tuổi cô đơn, khao khát đƣợc sống và đƣợc yêu, đƣợc “xiên ngang” “đâm toạc” những khuôn khổ ràng buộc để là chính mình. Tác giả luận văn cũng cho rằng các nhà văn nữ không chỉ dừng lại với việc miêu tả tâm lý, xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, tạo điểm nhìn trần thuật mà còn tập trung khắc họa ngôn ngữ, giọng điệu nhân vật, tạo lập các hình ảnh biểu tƣợng có tính nghệ thuật cao nhằm làm nổi bật bản chất bên trong của nhân vật, khiến nhân vật trở nên có chiều sâu, chân thực, độc đáo và gây đƣợc ấn tƣợng mạnh với ngƣời đọc. Trở lại với luận văn “Ngƣời phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ” của Trần Thúy An mà chúng tôi đã nói đến ở trên; tác giả luận văn đã khẳng định quan niệm của các nhà văn - trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ - về ngƣời phụ nữ hiện đại. Trần Thúy An khẳng định: ở một số phƣơng 9 diện, quan niệm của các nhà văn nữ có thể khác nhau nhƣng điểm chung là đều đánh giá cao khả năng của ngƣời phụ nữ; xuất phát từ giới nữ, các nhà văn nhìn nhận hạnh phúc của ngƣời phụ nữ thƣờng gắn liền với sự hy sinh; các nhà văn nữ đều xây dựng những ngƣời phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhƣ: chăm chỉ, cần kiệm, thông minh, năng động... Theo chúng tôi, những điểm chung này của các nhà văn nữ khi xây dựng nhân vật ngƣời phụ nữ đã tạo nên tính nữ trong các tác phẩm của họ. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã đƣợc các tác giả có vị trí trong giới văn học và nghiên cứu phê bình đánh giá. Tuy nhiên các khía cạnh nghiên cứu đó vẫn còn khiêm tốn và cần đƣợc khai thác ở nhiều khía cạnh mới lạ. Những công trình nghiên cứu đó sẽ là cơ sở mang tính chất định hƣớng cho chúng tôi trong việc nghiên cứu về vấn đề “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - từ góc nhìn tính nữ” - một nội dung khá mới mẻ. 3. Mục tiêu khóa luận Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ từ phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó khẳng định vị trí của tác giả trên văn đàn Việt Nam thời kì đổi mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đi sâu vào tìm hiểu các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lí luận về tính nữ - Tìm hiểu biểu hiện tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. - Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu dƣới đây: - Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học - Phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm từ đặc trƣng thể loại - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu 10 - Phƣơng pháp phối hợp kĩ thuật phân tích, tổng hợp 6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng trung tâm của khóa luận là tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. - Khi nghiên cứu về “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - từ góc nhìn tính nữ”, chúng tôi chỉ nghiên cứu dựa trên một tập truyện ngắn nhƣng hết sức tiêu biểu. Ở tập truyện đó tập trung rất nhiều tác phẩm tiêu biểu, điển hình của Nguyễn Thị Thu Huệ . Đó là tập truyện 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006, NXB Văn học). 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Nghiên cứu về Tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đề tài góp phần làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn nữ này. Bên cạnh đó, đề tài chỉ rõ thêm một phƣơng diện trong những thành tựu của văn học thời kì đổi mới, giúp độc giả có cái nhìn bao quát đa chiều khi tiếp cận với các truyện ngắn sau 1975. Vận dụng những nghiên cứu của khóa luận, sinh viên ngành văn có thêm cách nghiên cứu bài học khi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn xuôi sau 1975. 7.2. Nghiên cứu về tính nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ là hƣớng nghiên cứu khả quan. Theo hƣớng này, chúng tôi tiếp cận từ hƣớng mới đối với một đối tƣợng của nhiều công trình nghiên cứu. Với hƣớng tiếp cận thế giới nghệ thuật trong văn bản từ góc nhìn tính nữ chúng tôi muốn khẳng định cái đã kiến tạo nên thế giới nghệ thuật ấy-tính nữ-và muốn làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn này. Bên cạnh đó, từ góc nhìn tính nữ đề tài của chúng tôi chỉ rõ thêm một phƣơng diện trong những thành tựu của văn học thời kì đổi mới, giúp độc giả có cái nhìn bao quát đa chiều khi tiếp cận với các truyện ngắn sau 1975. 7.3. Chúng tôi sẽ sử dụng những kinh nghiệm có đƣợc khi nghiên cứu đối tƣợng này để tiến hành nghiên cứu những đối tƣợng tiếp theo. Chúng tôi cũng mong muốn trên cơ sở những gì thu đƣợc từ quá trình nghiên cứu về 11 tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ để áp dụng vào việc nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng. 8. Cấu trúc nội dung khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài chúng tôi dự kiến sẽ triển khai qua 3 chƣơng: Chương 1: Vấn đề tính nữ và truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Chương 2: Tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - nhìn từ phương diện nghệ thuật 12 Chƣơng 1 VẤN ĐỀ TÍNH NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 1.1. Giới thuyết về tính nữ Tính nữ là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến từ xƣa đến nay tuy nhiên ý nghĩa của thuật ngữ này với các thuật ngữ khác nhƣ nữ giới và đặc biệt là nữ tính chƣa có phân định rõ rệt. Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ, Nxb Đà Nẵng, 2003) đƣa ra định nghĩa về nữ tính mà không đƣa ra định nghĩa về tính nữ. Theo cuốn từ điển này, nữ tính là “giới tính nữ” (744). Với ý nghĩa đó, nữ tính tƣơng đƣơng về nghĩa với từ nữ giới còn nữ giới đƣợc định nghĩa trong cùng cuốn từ điển là “những người đàn bà con gái” (744). Trên thế giới, từ năm 1970 đến 1973, các nghiên cứu nữ quyền đƣợc hệ thống hóa với tốc độ nhanh chóng. Từ một vài khóa học đầu tiên trong hai năm 1969-1970 đã tăng lên thành 4.500 khóa học trong hai năm 1972 - 1973. Những ngƣời tiến hành các khóa học này chủ yếu là các trợ giảng hay những trợ lý giáo sƣ. Họ vốn có vị thế thấp hơn các giảng viên chính và những khóa học mà họ tiến hành có thể xem là những dự án liều lĩnh bởi nó không hề đƣợc những giảng viên chính chú ý. Họ“chưa từng đặt ra được một cái tên riêng cho những dự án liều lĩnh này-nó có nhiều cách gọi khác nhau: Nghiên cứu tính nữ/ phụ nữ hay Nghiên cứu nữ quyền (female, women’s, feminist studies); và song song với tình trạng ấy, họ cũng không có được một sự mô tả chính xác đủ để thuyết phục các đồng nghiệp rằng: cái mà họ đang theo đuổi có thể trở thành một lĩnh vực riêng biệt, cần được tách riêng xem xét trong nghiên cứu học thuật” [22, 34]. Nhƣ vậy, thực tế giữa các thuật ngữ nữ tính, tính nữ, giới nữ chƣa có sự phân định ý nghĩa rõ ràng, điều đó đồng nghĩa với việc ý nghĩa của một thuật ngữ cũng chƣa rõ ràng. Từ thực tế một thuật ngữ chƣa có sự rõ ràng về ý nghĩa nhƣ vậy, trong phần này chúng tôi cố gắng xác lập quan niệm về tính nữ một cách chung nhất trên cơ sở những quan niệm về tính nữ xƣa và nay. 1.1.1. Quan niệm về tính nữ xưa và nay Tính nữ là quan niệm xuất hiện từ xa xƣa. Ngay từ khi xuất hiện hình tƣợng nữ trong văn học, nghệ thuật... thì có nghĩa đã xuất hiện quan niệm về 13 tính nữ, nữ tính và giới nữ. Các hình tƣợng nữ xuất hiện cổ xƣa nhất có thể kể đến nhƣ các hình vẽ trong hang đá tiền sử, hình vẽ trong kim tự tháp Ai Cập hay hình tƣợng nhân vật Eva trong kinh thánh, hình tƣợng nhân vật Phật bà trong kinh phật... Qua các hình tƣợng đó có thể thấy sự xuất hiện đồng thời của tính nữ, nữ tính và phái nữ. Cũng qua chính các hình tƣợng này, có thể khẳng định tính nữ khác biệt trong mỗi cộng đồng văn hóa và trong những thời đại khác nhau. Trên thế giới, văn minh phƣơng Đông và văn minh phƣơng Tây có sự khác biệt từ xƣa đến nay. Bởi vậy, để làm rõ quan niệm về tính nữ từ xƣa đến nay, chúng tôi sẽ đặt trong hai cộng đồng văn hóa phƣơng đông và phƣơng tây nhằm tìm ra những điểm chung nhất. Ở thời điểm ra đời của những hình tƣợng nữ đầu tiên, mặc dù đã xuất hiện đồng thời quan niệm về tính nữ, nữ tính và giới nữ nhƣng chƣa có sự phân định rõ ràng - sự phân định rõ ràng các phạm trù chỉ có đƣợc khi con ngƣời đạt đến một trình độ tƣ duy cao hơn. Do vậy, tính nữ cổ xƣa đƣợc thể hiện cụ thể trong các hình tƣợng hơn là một sự diễn giải. Ở phƣơng Đông và cụ thể ở Việt Nam, quan niệm về tính nữ xƣa có thể đƣợc tìm thấy trong văn học qua các văn bản văn học dân gian và cả trong các văn bản triết học. Hầu nhƣ ở thể loại nào cũng có thể tìm thấy sự xuất hiện của hình tƣợng nhân vật nữ nghĩa là có sự xuất hiện của quan niệm tính nữ. Chúng tôi sẽ nói về tính nữ trong văn học dân gian trong mục 1.2.1. Khái lược về tính nữ trong văn học Việt Nam. Tƣơng tự nhƣ ở phƣơng Đông, ở phƣơng Tây tính nữ cũng có thể tìm thấy trong văn học qua các văn bản văn học dân gian và trong triết học. Bởi sự xuất hiện sớm của tính nữ nên nghiên cứu về tính nữ cần xuất phát từ những điểm khởi đầu của nó. Trong các nghiên cứu về tính nữ, không thể không kể đến nghiên cứu của Simon de Beauvoir (1908-1986) - nhà văn, nhà triết học hiện sinh, nhà lý thuyết nữ quyền. Nguyễn Tấn Hùng trong bài viết Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong Giới tính thứ hai đã nêu ra quan niệm của Beauvoir về 14 féminité: “Khái niệm “féminité (tiếng Anh: “feminitnity”, tạm dịch “nữ tính”) được Beauvoir dùng với nghĩa là tập hợp những đặc trưng về xã hội của nữ giới (không phải là những đặc trưng sinh tâm lý). Theo Bà, những đặc trưng xã hội này không phải là cái vốn có của phụ nữ, mà chỉ là tư tưởng của nam giới gán cho phụ nữ nhằm mục đích chứng minh rằng phụ nữ không có khả năng bình đẳng với nam giới” [36, 13]. Nói một cách ngắn gọn, quan niệm của Beauvoir về féminité là những đặc trƣng xã hội của nữ giới đƣợc nam giới gán cho. Đƣa ra quan niệm này, Beauvoir đặt ra mối liên hệ giữa féminité và nữ quyền. Hơn nữa, Beauvoir đã bao quát đƣợc cả quan niệm của phƣơng Đông và phƣơng Tây về féminité” “Là phụ nữ thì phải tỏ ra mình là người yếu đuối, vô tích sự, thụ động, ngoan ngoãn”, theo Beauvoir, [féminité] không phải do yếu tố sinh học, tâm lý hay kinh tế, mà do toàn bộ nền văn minh tạo ra. Nếu chúng ta so sánh với phương Đông thì “tam tòng, tứ đức” cũng là những đặc trưng nói lên sự phụ thuộc và yếu kém của phụ nữ như quan niệm phương Tây. Beauvoir nói: “Như vậy, tính thụ động vốn được cho là đặc trưng cơ bản của người nữ” là một nét đã phát triển từ những năm đầu cuộc đời. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng nó có một nguồn gốc sinh học; thật ra nó chỉ là số phận được áp đặt bởi giáo dục và xã hội” [36, 13]. Trong bài viết Phê bình nữ quyền, nhà nghiên cứu Raman Selden đã khẳng định nhận định về féminité với ý nghĩa vị thế kẻ dƣới, phụ thuộc trong nghiên cứu Giới tính thứ hai/ le Deuxième của Simone de Beauvoir: “Đàn bà bị siết chặt vào một mối quan hệ chênh lệch với đàn ông. Đàn ông là kẻ Một, đàn bà là kẻ Khác. Sự thống trị của đàn ông củng cố một khí hậu ý hệ về sự phục tùng: “những nhà lập pháp, giáo sĩ, triết gia, nhà văn và nhà khoa học đã phấn đấu để chỉ ra rằng vị thế phụ thuộc của đàn bà thì được muốn từ trên trời và thuận lợi trên trái đất”. De Beauvoir dùng tài liệu minh chứng lập luận của mình với sự uyên bác. Đàn bà bị tạo thành những kẻ dưới và sự áp bức được phức hợp bởi niềm tin của đàn ông rằng đàn bà là những kẻ-dưới-bởi-bản-tính” [36, 48]. Giáo dục tạo nên féminité mà Beauvoir 15 nói đến bao gồm cả giáo dục xã hội và giáo dục gia đình - sự giáo dục của cha mẹ, anh chị. Theo Simon de Beauvoir, chúng tôi quan niệm féminité là những đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới tính nữ. Những đặc trƣng này tiềm ẩn trong tư duy của họ nhờ giáo dục và xã hội, theo chúng tôi, nó trở thành một diễn ngôn cho mọi phát ngôn của họ và rộng hơn, cho mọi hành vi trong đời sống của họ. Quan điểm của chúng tôi xuất phát từ nhận định của Raman Selden rằng “dường như có năm tiêu điểm chính dính líu trong hầu hết những thảo luận về sự khác biệt giới tính: sinh học, kinh nghiệm, diễn ngôn, vô thức, những điều kiện kinh tế và xã hội”. Cụ thể hơn nữa, Raman Selden khẳng định “tiêu điểm thứ ba, diễn ngôn, nhận được nhiều sự chú ý bởi những nhà nữ quyền. Cuốn Ngôn ngữ do đàn ông tạo ra/ Man-Made Language của Dale Spender, như cái nhan đề gợi ý, cứu xét rằng phụ nữ bị đàn áp một cách nền tảng bởi một ngôn ngữ bị nam giới thống trị. Nếu chúng ta chấp nhận lập luận của Foucault rằng cái gì là “chân thực” phụ thuộc vào người kiểm soát diễn ngôn, vậy thì hợp lý để tin rằng sự ngự trị của đàn ông về diễn ngôn đã đánh bẫy đàn bà bên trong một “chân lí” giống đực. Từ quan điểm này thì tạo nghĩa cho những nhà văn nữ tranh chấp với sự kiểm soát ngôn ngữ của đàn ông hơn là đơn thuần rút vào một cấm khu của diễn ngôn phái nữ” [36, 50]. Beauvoir xem tính nữ thuộc phạm trù ý thức - bởi thuộc ý thức nên nó có thể đƣợc giáo dục. Tuy nhiên, con ngƣời không chỉ có thế giới ý thức mà còn có thế giới vô thức. Và bởi vậy, trong vô thức, giới nữ cũng có tính nữ. Nếu trong ý thức, tính nữ mang tính xã hội - vì nó là cái đƣợc giáo dục; thì trong vô thức, tính nữ là sinh ra cùng giới tính - và nó là cái tự nhiên. Từ féminité đƣợc Từ điển tâm lý lâm sàng Pháp-Anh-Việt định nghĩa là “nữ tính” [22, 92]. Tuy nhiên, chúng tôi sử dụng cách dịch “tính nữ” cho thuật ngữ féminité. Chúng tôi dùng tính nữ để chỉ những đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới nữ và những đặc trƣng tâm sinh lý của họ cùng tồn tại trừu tƣợng - tồn tại trong ý thức và trong vô thức; dùng nữ tính để chỉ sự biểu hiện 16 cụ thể của tính nữ ra bên ngoài - tồn tại cụ thể. Chúng tôi sử dụng giới nữ để chỉ đặc trƣng mang tính sinh học. Một con ngƣời sinh ra với các đặc điểm cơ thể của giới nữ sẽ đƣợc giáo dục tính nữ và từ đó có những biểu hiện nữ tính. Bởi mối quan hệ giữa tính nữ, nữ tính và giới nữ nên khi nói về tính nữ không thể không nói về nữ tính và giới nữ. Từ những quan niệm trên có thể thấy rằng quan niệm về tính nữ xƣa và nay đã có sự khác biệt hoàn toàn. Tùy thuộc vào từng thời đại và nền văn hóa mà tính nữ mang những đặc trƣng riêng biệt. Tính nữ xƣa đƣợc nhấn mạnh hai chữ thụ động, cam chịu. Họ bị áp đặt bởi sự giáo dục của xã hội và không có quyền bình đẳng nhƣ nam giới. Nhƣng cho tới ngày nay, quan niệm về tính nữ đã có sự đổi khác. Trong quan niệm bình đẳng giới, giới nữ đƣợc tôn trọng và đƣợc phép thể hiện mình trong xã hội. Ngƣời phụ nữ mặc sức vẫy vùng, thể hiện khát vọng, ƣớc mơ của bản thân và không còn bị gò ép bởi bất kì một khuôn mẫu cổ hủ nào. Đôi khi, tính nữ hiện đại còn xuất hiện yếu tố “nổi loạn”, khi ý thức về cái tôi phát triển vƣợt trội, thể hiện khẳng định cái tôi bản thể. Từ quá trình nghiên cứu tìm hiểu, kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi xin đƣa ra quan điểm về khái niệm tính nữ nhƣ sau: Tính nữ là những đặc trưng xã hội của những người thuộc giới nữ và là những đặc trưng thuộc về bản chất sinh học của người thuộc giới nữ. 1.1.2. Đặc trưng, biểu hiện của tính nữ Với quan niệm tính nữ là những đặc trƣng xã hội của ngƣời thuộc giới nữ và những đặc trƣng tâm lý cùng tồn tại trừu tƣợng - tồn tại trong tƣ duy ý thức và trong vô thức; nữ tính là sự biểu hiện cụ thể của tính nữ ra bên ngoàitồn tại cụ thể thì chỉ ra những đặc trƣng của tính nữ, là chỉ ra cụ thể những đặc trƣng xã hội, tâm lý của giới nữ tồn tại nhƣ thế nào trong thực tế. Thứ nhất, đặc trƣng của tính nữ. Theo Simon de Beauvoir thì tính nữ là sự yếu đuối, vô tích sự, thụ động, ngoan ngoãn. Đây là điểm chung trong quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng