Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết patrick modiano...

Tài liệu Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết patrick modiano

.PDF
103
1
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TRẦN THỊ BẢN TỰ SỰ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT PATRICK MODIANO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TRẦN THỊ BẢN TỰ SỰ MẢNH VỠ TRONG TIỂU THUYẾT PATRICK MODIANO LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Đặng Thị Bích Hồng Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tự sự mảnh vỡ trong tiều thuyết Patrick Modiano ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và được đúc rút trong quá trình tôi nghiên cứu các tài liệu khoa học và tác phẩm của nhà văn. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Luận văn hoàn toàn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Bản ii LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Thị Bích Hồng người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Ngữ văn, Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường . Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan đã quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Thị Bản iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 5.1. Phương pháp khảo sát thống kê phân loại ................................................. 6 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp........................................................... 6 5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học ............................................................ 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chương 1 ........................................................................................................... 8 KHÁI QUÁT VỀ TỰ SỰ MẢNH VỠ ............................................................. 8 VÀ TIỂU THUYẾT PATRICK MODIANO ................................................... 8 1.1. Khái quát về tự sự mảnh vỡ ....................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm tự sự, tự sự mảnh vỡ .............................................................. 8 1.1.2. Đặc trưng tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết hậu hiện đại. ..................... 17 1.2. Khái quát về tiểu thuyết Patrick Modiano ............................................... 26 1.2.1. Vài nét về cuộc đời Patrick Modiano.................................................... 26 1.2.2. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Patrick Modiano .................. 29 Chương 2. NHÂN VẬT MẢNH VỠ .............................................................. 34 TRONG TIỂU THUYẾT PATRICK MODIANO ......................................... 34 iv 2.1. Bản thể nhân vật: những mảnh vỡ ký ức ................................................. 34 2.1.1. Sự đánh mất ký ức qua hình tượng nhân vật Guy- Roland................... 34 2.1.2. Sự phức hợp bản thể qua nhân vật Louki ............................................ 40 2.2. Quan hệ giữa các nhân vật: sự chắp nối mảnh vỡ.................................... 47 2.2.1. Mảnh vỡ trong quan hệ tình yêu, hôn nhân .......................................... 47 2.2.2. Mảnh vỡ trong mối quan hệ bạn bè, xã hội .......................................... 54 Chương 3 ......................................................................................................... 63 KHÔNG GIAN THỜI GIAN MẢNH VỠ ...................................................... 63 TRONG TIỂU THUYẾT PATRICK MODIANO ........................................ 63 3.1. Không gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano ........................ 63 3.1.1. Sự phi tâm không gian. ......................................................................... 65 3.1.2. Sự đan cài không gian. .......................................................................... 74 3.2. Thời gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano ............................ 79 3.2.1. Sự đồng hiện và sai lệch thời gian hiện tại ........................................... 81 3.2.2. Sự xáo trộn và vỡ vụn thời gian quá khứ .............................................. 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cũng như nhiều quốc gia nổi tiếng trên thế giới, Pháp mang trong mình niềm tự hào là một đất nước hoa lệ với thủ đô Paris lãng mạn bậc nhất thế giới. Đến với Pháp người ta được ngắm nhìn những công trình kiến trúc tinh tế, cổ kính, những nét văn hóa đặc sắc của phương Tây. Đặc biệt hơn Pháp còn được biết đến là một trung tâm văn học – nghệ thuật của châu Âu. Vào thế kỉ XIX, XX ở Pháp xuất hiện nhiều nhà văn nổi tiếng và có tầm cỡ thế giới. Nhiều nhà văn giành giải thưởng nobel văn học như: Anatole France, André Gide, Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Claude Simon… những nhà văn có công lao lớn trong việc kế thừa và tìm tòi một hướng đi mới cho tiểu thuyết hiện đại phương Tây: Biến cố và tình tiết li kì không còn quan trọng mà là những nỗ lực phá hủy cốt truyện thay vào đó là thế giới của đồ vật và dòng chảy của ngôn từ. Câu chuyện chỉ là dòng ý thức của nhân vật. Đổi mới không gian thời gian, đa bội điểm nhìn trong trần thuật, tính phi lí của thời gian. Những biến động của xã hội Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và những trào lưu văn hóa tư tưởng thế giới đã tác động mạnh mẽ, kích thích sự sáng tạo và thể nghiệm của các nhà văn. Mỗi nhà văn lại có những cách nhìn cách viết khác nhau về xã hội và đời sống con người Pháp. Xuất hiện vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, nhà văn Patrick Modiano ngay lập tức gây được sự chú ý với người đọc và trở thành hiện tượng văn học của thế giới. Patrick Modiano nằm trong số 14 nhà văn Pháp đạt giải Nobel văn học. Ông vinh dự được nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm 2014, giải thưởng vô cùng xứng đáng cho những cống hiến nghệ thuật vì văn học Pháp và văn học nhân loại. Ông thực sự là một trong những tài năng lớn của nước Pháp, cống hiến cho nền văn học đương đại những cuốn tiểu thuyết xuất sắc. Năm 1968 Patrick Modiano cho xuất bản tiểu thuyết Quảng trường ngôi sao, tác phẩm sau khi ra mắt đã đoạt hai giải thưởng văn 2 học Roger Nimier và Feneon. Những đại lộ ngoại vi (1975) được Viện Hàn lâm Pháp tặng giải thưởng lớn về tiểu thuyết. Và ba năm sau, giải Goncourt, giải văn học quan trọng nhất của Pháp, được trao cho ông về cuốn Phố của những cửa hiệu u tối. Điểm nổi bật trong các tác phẩm của nhà văn là các nhân vật thường loay hoay định vị mình. Các nhân vật luôn băn khoăn, day dứt về bản thể và sự hiện hữu bản thân. Họ tìm về lịch sử, mong có thể cắt nghĩa được hiện tại. Bởi thế, họ luôn tìm hiểu quá khứ của mình và dưới ánh sáng ấy, họ hình dung rõ hơn những đường nét của tương lai. Patrick Modiano một nhà văn mới với những bước chuyển mình trong tư duy nghệ thuật, nhà văn của những hoài niệm, của sự trăn trở về định vị bản thân. Ông đã khai thác di sản triết học của Guy Debord một cách mềm mại, biến lý tưởng “trôi dạt” của triết gia độc đáo ấy trở thành một tác phẩm cuốn hút bằng lối văn chương ảo diệu, độc đáo của riêng mình. Được coi là một hiện tượng của văn học Pháp đương thời, Patrick Modiano đã kích thích sự tò mò của nhiều độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đã có về Patrick Modiano vẫn cần được mở rộng đào sâu hơn nữa để đưa các tác phẩm của ông đến gần hơn với bạn đọc Việt. Hơn nữa, nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đương đại cũng được viết theo lối tự sự phân mảnh – một đặc điểm nổi bật của văn học hậu hiện đại. Như vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Patrick Modiano là hướng tiếp cận mới mẻ giúp ta khai thác nội tại văn bản. Việc nghiên cứu ít nhiều góp phần tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam đương đại có lối tự sự tương tự. Mỗi một tác phẩm văn học đều được nhà văn tổ chức, sắp xếp và kể theo một lối tự sự riêng biệt. Tự sự bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách nhà văn. Vì vậy nhà văn luôn tìm tòi và xây dựng cách kể sao cho phù hợp nhất với tác phẩm của mình. Đọc tác phẩm của Patrick Modiano ta thấy một lối tự sự đối lập với kiểu tự sự liền mạch, đơn tuyến của truyện kể truyền 3 thống. Mỗi tác phẩm đều không có biến cố dữ dội hay kịch tính mà chỉ là những mảnh vỡ rời rạc nằm cạnh nhau, hướng đến nhiều chủ đề khác nhau, mỗi nhân vật là một câu chuyện riêng, những mảng kí ức riêng, họ loay hoay để tìm lại chính mình. Đó là nhờ vào lối tự sự mảnh vỡ mà nhà văn Patrick Modiano sử dụng trong việc thể hiện tư tưởng và chủ đề của mình ở các tác phẩm. Tự sự mảnh vỡ trong các sáng tác của ông đã giúp nhà văn tái hiện lên số phận của cả nhân loại thời hậu chiến, có đổ vỡ, có mất mát, và đau đớn nhưng ở một khía cạnh nào đấy người đọc vẫn có thể thấy khoảnh khắc lãng mạn, đậm chất thơ trong cuộc đời nhân vật qua những miền kí ức tươi đẹp. Chính điều ấy đã tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng người đọc khi đến với tác phẩm của ông. Cho đến nay, một số tác phẩm của Patrick Modiano đã được dịch ở Việt Nam như: Quảng trường ngôi sao (Vũ Đình Phòng dịch), Phố của những cửa hiệu u tối và Những đại lộ ngoại vi (Dương Tường dịch), Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối (Trần Bạch Lan dịch), Từ thăm thẳm lãng quên và Một gánh xiếc đi qua (Cao Việt Dũng dịch), Catherine cô bé đeo mắt kính (Hoàng Nhụy dịch). Trong số các tiểu thuyết đã được dịch trên, người viết lựa chọn 2 tiểu thuyết để nghiên cứu đó là Phố của những cửa hiệu u tối và Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối với lí do đây là hai tác phẩm cùng tái hiện cuộc sống qua những miền kí ức vỡ vụn của nhân vật. Từ những lí do trên người viết chọn đề tài nghiên cứu: Tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nhà văn Patrick Modiano và phong cách nghệ thuật của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu, dịch giả và nhà báo quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong phạm vi khả năng nghiên cứu của chúng ta, số bài viết vẫn còn hạn chế. Trên tạp chí sông Hương (ngày 8/12/2014) Dương Tường cho rằng: “Một điều đặc biệt ở Patrick Modiano là ông sinh năm 1945 khi Thế Chiến II vừa kết thúc, nhưng ưu tâm văn học của ông lại chốt vào thời kỳ nước Pháp bị 4 phát-xít Đức chiếm đóng (1940-1944). Nhà văn tìm kiếm gì trong hình ảnh nước Pháp bại trận ấy? Ngay từ đầu, hệ chủ đề (thématique) của Modiano đã được xác định với hai chủ đề khắc khoải xuyên suốt đời văn của ông: 1/ khảo sát quá khứ, đi tìm bản ngã (của mình và của những người xung quanh mình); 2/ sự bất lực không thể hiểu những hỗn mang của thời đại, luôn che khuất quá khứ. Tiểu thuyết của Modiano không bao giờ quá 200 trang khổ trung bình, nhiều khi mượn cái thủ pháp treo lửng của tiểu thuyết trinh thám để giữ người đọc hồi hộp đợi chờ. Văn phong Modiano giản dị, không khó đọc, và thường đượm một nét buồn xa vắng, để lại dư vị nao lòng, những trang viết thao thức đầy ám ảnh dai dẳng triền miên của quá khứ. Modiano có cái tài phù phép với thời gian, xóa nhòa được ranh giới giữa các lớp thời gian khác nhau khiến cho những sự vật hiện ra như không thể tin được dưới một ánh sáng lung linh kỳ ảo”. [38] Trong bài viết Patrick Modiano – Nhà thám hiểm quá khứ của văn học Pháp nhà báo Thụy Oanh cho biết: những kí ức đau buồn của tuổi thơ, sự chia li, nỗi cô đơn, cảm giác trống trải và cái chết của người em trai Rudy khi mới 10 tuổi được nhắc lại nhiều lần trong các sáng tác của Patrick Modiano. “Hai đề tài xuyên suốt trong sáng tác của Patrick Modiano là đi tìm bản ngã và sự bất lực của cá nhân trước những hỗn mang của thời đại. Các nhân vật trong tiểu thuyết của Patrick Modiano phần lớn đều không có quá khứ và luôn muốn đi tìm quá khứ của chính mình như cách xác định căn cước bản thân. Chính sự “say mê khám phá quá khứ” của tác giả đã khiến Thư kí thường trực của Viện hàn lâm Thụy Điển- Peter Englund phải thốt lên: “Patrick Modiano có thể được coi là Marcel Proust trong thời đại của chúng ta”. Chính tuổi thơ bất hạnh, thiếu tình thương đã khiến nhà văn coi quá khứ như nguồn cảm hứng bất tận”. [26] Không gian, thời gian là yếu tố mà nhà văn Patrick Modiano đặc biệt quan tâm trong tiểu thuyết của mình. Chia sẻ về điều này nhà báo Văn Bảy 5 từng nhận định “Patrick Modiano được coi là chuyên gia về Paris - với sự rành rẽ đáng kinh ngạc các đường phố, khu vực, lịch sử và con người. Hai chủ đề quan trọng trong các tác phẩm của Patrick Modiano: quá khứ, cụ thể là chiến tranh, cụ thể hơn nữa là Thế chiến thứ hai, trong mối quan hệ với người cha của mình - ông thường có câu chuyện đi xuyên thời gian về quãng thời gian chiến tranh; chủ đề quan trọng nữa là thân phận người Do Thái ở Pháp nói riêng và ở phương Tây nói chung…” [1] Ngoài ra còn có một số đề tài, luận văn nghiên cứu khác như: Sự đối cực không gian trong tiểu thuyết của Patrick Modiano do Nguyễn Thảo Tâm nghiên cứu. Thời gian nghệ thuật trong Phố của những cửa hiệu u tối do Lê Khắc Long nghiên cứu. Trên đây là tập hợp một số bài viết rải rác bàn về thi pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết của Patrick Modiano. Các bài viết đã chỉ ra đặc điểm sáng tác của Patrick Modiano thiên nhiều về việc đi tìm quá khứ như để tìm lại chính mình. Tuy nhiên, các bài viết nghiên cứu chưa đề cập sâu đến tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Patrick Modiano. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những ý kiến của các bài viết nghiên cứu trước đó, chúng tôi nghiên cứu vấn đề: Tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano, từ đó, giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc về đặc điểm tự sự của nhà văn Patrick Modiano. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về tự sự mảnh vỡ trong văn chương hậu hiện đại, đề tài khảo sát, nhận diện, phân tích đặc trưng tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano trên các bình diện: nhân vật mảnh vỡ, không gian mảnh vỡ, thời gian mảnh vỡ, từ đó khẳng định những giá trị độc đáo làm nên vị thế văn chương của Patrick Modiano. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano 6 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tiểu thuyết Phố của những cửa hiệu u tối (Dương Tường dịch; NXB Văn học, năm 2019) và tiểu thuyết Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối (Cao Việt Dũng dịch; NXB Văn học, năm 2018). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát thống kê phân loại Khảo sát, thống kê tự sự mảnh vỡ trong tác phẩm: Phố của những cửa hiệu u tối và tiểu thuyết Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối của Patrick Modiano 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng để làm rõ những mảnh vỡ đặt cạnh nhau không liên quan và hướng tới các chủ đề khác nhau. 5.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Thi pháp học là công việc tìm ra phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn để tạo thành hình thức nghệ thuật sao cho vừa vặn với nội dung của tác phẩm. Nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những biểu hiện của thi pháp tác phẩm, tác giả, lịch sử văn học…là căn cứ để chỉ rõ những biểu hiện của lối tự sự trong tiểu thuyết của Patrick Modiano. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên biệt về Tự sự mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc trưng tự sự ở hai tiểu thuyết Phố của những cửa hiệu u tối và Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, từ đó thấy được những đóng góp của nhà văn ở lĩnh vực văn học hậu hiện đại cho nền văn xuôi đương đại Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung 7 được chia làm 3 chương: Chương 1. Khái quát về tự sự mảnh vỡ và tiểu thuyết Patrick Modiano Chương 2. Nhân vật mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano Chương 3. Không gian, thời gian mảnh vỡ trong tiểu thuyết Patrick Modiano 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ TỰ SỰ MẢNH VỠ VÀ TIỂU THUYẾT PATRICK MODIANO 1.1. Khái quát về tự sự mảnh vỡ 1.1.1. Khái niệm tự sự, tự sự mảnh vỡ Khái niệm tự sự: Theo nghĩa rộng, “tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” (Jonathan Culler). Đó là một sự truyền đạt thông tin trong quá trình giao tiếp bằng nhiều phương thức, nhiều con đường khác nhau, thông qua hội họa, điêu khắc, kiến trúc, phục trang… Có nhiều cách để con người giao tiếp với nhau trong đó có một cách phổ biến và hiệu quả đó là thông qua một câu chuyện. Câu chuyện ấy không chỉ có trong các lĩnh vực của nghệ thuật như tiểu thuyết, kịch, chèo, tuồng… mà còn có cả trong lĩnh vực đời sống, kinh doanh. Trong chiến lược kinh doanh, một người làm maketting thành đạt phải là một người biết kể chuyện, biết chạm vào cảm xúc của khách hàng thông qua những câu chuyện họ kể. Khi đi du lịch được nghe một câu chuyện về một địa danh nào đó, thì bỗng nhiên địa danh bình thường ấy sẽ trở nên nổi tiếng. Xoay quanh Lầu Hoàng Hạc (lầu hạc vàng) một trong tứ đại danh lâu của Trung Quốc cũng đã có biết bao câu chuyện về nó. Có khi nó được gắn với truyền thuyết của chàng tu sĩ Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên tại núi này, thường cưỡi Hạc Vàng ngao du sơn thủy. Có khi nó lại được kể gắn với câu chuyện của một người bán rượu tốt bụng dưới chân núi Hoàng Cốc đã giúp đỡ một đạo sĩ nghèo và được báo đáp bằng một con hạc trong bức vẽ biết nhảy múa để dụ khách bốn phương đến thăm. Những câu chuyện kể đó “tuy cũng có cơ sở là sự thật nào đó, nhưng toàn bộ nhân vật, việc làm đều là hư cấu. Đây là điều làm cho tác phẩm văn học tự sự khác với lịch sử, báo chí. Giá trị của tự sự, do đó 9 không phải ở chỗ tư liệu, con người, hành động có thật trong thực tế hay không, mà là ở chỗ người và việc ấy có phù hợp với lôgic cuộc sống hay không, có ý nghĩa như thế nào?” [33,114]. “Tự sự là hoạt động có tính chất nhận thức. Để hiểu một sự việc, người ta tìm cách kể sự việc ấy có đầu có đuôi, có nguyên nhân, kết quả” [35,69]. Tức là câu chuyện được kể ra theo một hệ thống cốt truyện gồm các sự kiện thay thế nhau, thúc đẩy nhau, các nhân vật có quan hệ với nhau, có tình huống, bối cảnh, cảnh tượng và cảnh vật. Trong nghệ thuật khi người ta kể một chuyện theo một thứ tự nhất định có đầu có cuối lần lượt với các chi tiết, sự kiện được lựa chọn, sắp xếp trước sau thể hiện sự biến đổi của nhân vật thì ta có một tự sự có nội dung được nhận thức vì đã nhận ra các mối quan hệ nhân quả, trước sau, các quan hệ qua lại của các nhân vật, sự kiện của nó. Tự sự là một phương thức đúc kết kinh nghiệm đời sống, đồng thời là hình thức khống chế kinh nghiệm. Nó thường hướng tới một kết thúc nhất định có tác dụng định hướng giá trị cho cuộc đời. Hoạt động tự sự thực hiện trong khuôn khổ các thể loại, phong cách nhất định. Nó phải sử dụng các ngôn ngữ, mô hình tự sự được tích lũy trong truyền thống văn hóa, văn học, do đó nó có tính kí hiệu, tính ngôn ngữ, tính liên văn bản. Qua tự sự con người thể hiện một hệ thống giá trị đạo đức, xã hội, nhân văn, thể hiện kinh nghiệm đời sống và các bài học để đời. Bởi suy cho cùng tự sự là những câu chuyện được bắt nguồn từ đời sống và phản ánh cuộc sống của con người. Theo nghĩa hẹp, tự sự là một loại hình văn học lớn, bao gồm nhiều thể loại. Từ thời cổ xưa đã có thần thoại, anh hùng ca, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thơ. Thời kì trung cận hiện đại thì xuất hiện nhiều thể loại mới như truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết. Đọc mỗi tác phẩm tự sự người ta thường nhớ tới các nhân vật và diễn biến kết quả của các câu chuyện kể mà tác phẩm tự sự đem lại. Khái niệm tự sự được giáo sư Trần Đình Sử đưa ra trong cuốn Tự sự học lí thuyết và 10 ứng dụng: “Tự sự là hoạt động dùng một phương tiện kí hiệu biểu nghĩa nhất định (ngôn ngữ, điệu bộ, hình ảnh…) kể một chuyện (sự kiện) cho người khác nghe, xem, nhìn nhằm gửi một thông điệp, tư tưởng. Kể là trình bày lần lượt, thứ tự, có đầu có đuôi, các chi tiết cho thấy sự biến đổi của nhân vật, sự vật. Sự ở đây là những việc, hành động, sự kiện xảy ra, những thay đổi có ý nghĩa nhân sinh” [35,69]. Còn trong cuốn Những vấn đề lí luận văn học phương Tây hiện đại – tự sự học kinh điển Gérard Genette đưa ra cách hiểu: “Tự sự là trình bày một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự” [29,89]. “Tự sự là một truyện hư cấu thì nhất định nó phải có một khoảng cách với đời sống thực tế. Đó chính là điểm đánh dấu sự thăng hoa của các câu chuyện hàng ngày nơi thôn quê, phố chợ, để bước vào thế giới nghệ thuật. Giá trị của tự sự là sau khi đọc nó người ta sẽ nhìn cuộc sống mới hơn, sắc hơn, rõ hơn, sâu hơn” [33,114]. “Xét về mặt ý nghĩa, tự sự bao giờ cũng là một sự giải thích có khuynh hướng, phản ánh nhận thức của con người mỗi thời đại” [33,115]. Tự sự mang phong cách của thời đại lịch sử mà nó phụ thuộc. Tự sự nguyên thủy trong thần thoại khác xa với tự sự trong sử thi, tự sự trong cổ tích khác xa với truyền kì thời trung đại, đến tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa cận hiện đại lại khác xa thời trung đại. Thời xa xưa có Thần trụ trời, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Mị Châu –Trọng Thủy, người ta tìm cách giải thích tự nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên qua trí tưởng tượng phong phú của mình. Thời kì trung đại, đọc Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều ta nhận thấy rõ ý thức hệ của tư tưởng Nho, Phật, Lão giáo như triết lí nhân sinh và luân lí đạo đức. Thời kì hiện đại tự sự phản ánh sâu sắc hiện thực cuộc sống của con người gắn liền với hiện thực lịch sử, đọc truyện của Ngô Tất Tố, Nam Cao, nhận thấy con người nghèo khổ sống trong sự áp bức, bóc lột, đè nén bị dồn đẩy đến bước đường cùng, với những mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn trước cách 11 mạng tháng Tám 1945. Đọc truyện của Vũ Trọng Phụng, ta thấy hiện lên cả một xã hội tư sản ở thành thị bị biến dạng, méo mó, đồi bại về nhân cách và lối sống. Nếu thơ ca muốn người ta dễ nhớ thì thơ ca phải có vần. Còn tự sự muốn người ta nhớ phải có sự kiện. “Sự kiện là sự thực hiện hay trải nghiệm của nhân vật về một chuyển biến từ trạng thái này sang một trạng thái khác (M. Bal), hoặc là sự di chuyển của nhân vật qua một trường nghĩa (Ju. Lotman). Nhân vật trải qua thay đổi từ hạnh phúc đến bất hạnh, từ sống đến chết, từ tốt sang xấu, từ che giấu đến bại lộ, hay ngược lại... Sự biến đổi làm bộc lộ bản chất sự vật, con người, làm hé lộ các ý nghĩa bị che giấu” [35,70]. Các văn bản thơ ca trữ tình, tùy bút, bút kí… đều không được coi là tự sự. Ở thơ trữ tình nếu có sự kiện thì sự kiện chỉ là cái nền để bộc lộ cảm xúc, cảm xúc là sản phẩm của sự kiện. Đối tượng biểu hiện của thơ trữ tình là cảm xúc chứ không phải là sự kiện. “Sự kiện là tổng hợp các tình huống, nhân vật, hành động, hoàn toàn phi hình thức chứa đựng một cách nào đó trong tác phẩm (hoặc kể lộ liễu hay kín đáo, tập trung hay tản mạn). Nó là chất liệu, nhưng không phải là nguyên liệu thô sơ, vì đã có ý nghĩa nào đó, đã được chứng kiến” [35,100]. Sự kiện không chỉ làm bộc lộ bản chất sự vật, con người, làm hé lộ các ý nghĩa bị che giấu mà sự kiện phải được con người đưa vào vùng chú ý của mình, nếu sự kiện mà chưa gây chú ý chưa làm cho người khác để tâm thì chưa được coi là sự kiện. “Vì thế sự kiện có tính chất tinh thần (mentalitet), tính giá trị. Cho nên sự kiện là kí hiệu về sự biến đổi mà mỗi cá nhân tự nhận biết trong cuộc tự mình giao tiếp với mình” [35,71]. Bên cạnh sự kiện thì nhân vật là yếu tố không thể thiếu của tự sự. Nhân vật giữ vai trò cực kì quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm tự sự. “Nhân vật là hình tượng về con người mà nhà văn muốn nói, muốn gửi gắm những chủ đề tư tưởng vào đó” [33,36]. Nhân vật có thể là những người có họ 12 tên cụ thể có lai lịch rõ ràng như: Tôn Ngộ Không của Ngô Thừa Ân , Tào Tháo, Lưu Bị, của La Quán Trung, Chí Phèo của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố… hoặc những nhân vật không tên như con sen, thị, lính lệ, nô tì. Nhân vật không chỉ là những con người được khắc họa sâu đậm hoặc thoáng qua mà còn là thế lực thần linh hay ma quỷ, là loại vật, là hoa lá, hay vật thể tự nhiên nào đó. Cũng có thể nhân vật là tập thể nhân dân trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác cuả Sêkhốp, chiếc quan tài là nhân vật chính trong Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan. Suy cho cùng có bốn kiểu cấu trúc nhân vật là: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. “Tự sự không chỉ có sự kiện mà còn phải có người kể, tức là người chứng kiến, nhìn thấy, phát hiện ý nghĩa và kể lại” [35,71]. Trong thực tế, mỗi ngày có vô số các sự kiện xảy ra, tuy nhiên các sự kiện ấy nếu cứ diễn ra mà không có ai chứng kiến và kể lại thì không thể thành câu chuyện được. Trong nghệ thuật cũng vậy, một việc xảy ra mà không ai chứng kiến, trải nghiệm và kể lại thì không thể thành tự sự được. Nhà văn (người kể chuyện) sẽ lựa chọn, nhào nặn và sắp xếp các sự kiện đó rồi xâu chuỗi thành một câu chuyện có ý nghĩa. Mỗi nhà văn lại có cách nhìn, cách viết, cách kể khác nhau làm cho câu chuyện hiện ra trong tâm trí người đọc sinh động và cụ thể. Lời kể của nhà văn có vai trò quan trọng không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung kể mà còn ảnh hưởng tới tâm lí của người tiếp nhận. Chẳng hạn cùng kể về người nông dân trước cách mạng nhưng cách kể của nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố khác nhau. Cách kể của Nam Cao khiến người ta ám ảnh nhiều về cái đói, cái nhếch nhác khổ sở, méo mó về nhân cách của người nông dân. Còn Ngô Tât Tố kể về người nông dân dù nghèo khổ nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp. Hay đọc hai tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và Truyện Kiều của Nguyễn Du, mặc dù cùng viết về một câu chuyện, 13 một nhân vật, nhưng lời kể khác nhau đã tạo nên hai giá trị văn học khác nhau ở mỗi nước. Ngoài lời kể, tự sự còn có hành vi tự sự, hành động của người tự sự, người trần thuật có thể kể xuôi, kể ngược, kể gần, kể xa, kể nhanh, kể chậm. Người kể có thể chọn tiêu cự bằng không của người kể biết hết mọi sự theo ngôi kể thứ 3, có thể kể biểu hiện bên ngoài, lẫn diễn biến nội tâm, như các truyện Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa. Người kể có thể kể theo ngôi thứ nhất, chỉ kể những gì mà phạm vi quan sát thực tế của một người có thể biết được như Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Tự sự mảnh vỡ: Từ cái nhìn triết học, ta thấy mảnh vỡ là sản phẩm của quan niệm hỗn độn về cuộc sống, khi xã hội đang đứng ở ngưỡng vận động, thay đổi. Những mảnh vỡ va chạm, tương tác nhau tạo nên sự sống và sự phát triển. Từ cái nhìn mĩ học, mảnh vỡ diễn đạt về Cái đẹp là cái chưa hoàn hảo trong hình hài của những mảnh vỡ. Mảnh vỡ luôn cho thấy sự khiếm khuyết, sự chưa hiện diện thành một cái “tôi” với đầy đủ nhân hình, nhân dạng và nhân tính. Lí thuyết về mảnh vỡ thực sự xuất hiện ở văn chương hậu hiện đại và là đặc trưng nổi bật của tư sự hậu hiện đại. Mảnh vỡ (còn gọi là tính phân mảnh). “Có lần John Hawkes tiết lộ rằng khi bắt đầu viết ông dự tưởng “những kẻ thù thực sự của tiểu thuyết là cốt chuyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài” dẫn theo [50,244-245]. Sau này các nhà văn hậu hiện đại đã cố gắng tiêu diệt những kẻ thù đó. Họ làm cho “cốt truyện bị nghiền thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó của những khát vọng nhức nhối, cảnh trí thì chỉ hơn những phông màn dựng tạm một chút mà thôi, hoặc đề tài trở thành mơ hồ đến nỗi nếu cho rằng những cuốn tiểu thuyết nào đó nói về điều này hay điều nọ thì thật là sai lầm một cách buồn cười” dẫn theo [50,245]. 14 Phương thức tự sự trong văn học hậu hiện đại khác nhiều so với phương thức tự sự truyền thống “Nhà văn hậu hiện đại không còn tín nhiệm cái tổng thể và sự kết thúc gắn liền với những truyện truyền thống mà ưa chuộng một phương thức khác của kết cấu tự sự. Một phương thức mà có thể thay vào đó là phương thức đa kết, đó là phương thức chống lại sự kết thúc bằng cách ban cho một cốt truyện rất nhiều hệ quả có thể có được” [50,245]. Các nhà văn hậu hiện đại đã tìm cho mình một hình thức thể hiện văn bản sao cho phù hợp với lối viết tự sự mới đó là “Một phương tiện khác để tạo chỗ thuận lợi cho sự bỏ ngỏ và tính vô chung là phá vỡ văn bản thành những mảnh hay đoạn ngắn, phân chia bởi khoảng trống, những nhan đề, những con số hay những biểu tượng” [50,246]. Trong phần dẫn nhập Surfiction: Fiction Now…and Tomorrow (1975), Raymond Federmen nói: “Trong những khoảng trống ấy, nơi không có gì để viết, nhà văn hư cấu có thể, bất cứ lúc nào, đưa ra những chất liệu (những trích dẫn, hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bản thiết kế, mảnh vụn của những lối hành ngôn khác,v.v…) hoàn toàn không có quan hệ gì tới câu chuyện cả” dẫn theo [50, 246]. Về lí luận phê bình trên thế giới các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số phương diện của tự sự mảnh vỡ, nhà nghiên cứu Terry Eagleton cho rằng “tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại điển hình nhất là tùy tiện, đa trị, lai ghép, lệch tâm, dễ thay đổi, ngưng đọng, hệt như một mô phỏng” [dẫn theo 39]. Còn Barry Lewis coi tự sự hâu hiện đại là “sự hỗn độn thế tục, cóp nhặt, mảnh vỡ, sự nới lỏng tổ chức, tính hoài nghi và vòng tương tác” [dẫn theo 39]. Trong cuốn Từ điển phê bình về tư tưởng hậu hiện đại của Stuart Sim, nhà nghiên cứu đã khái quát rằng một số nhà văn đã phá vỡ cách kể chuyện theo trình tự có mở đầu và kết thúc trọn vẹn “Fowles phá vỡ cách kể chuyện bằng cách nhảy dù, (phô bày sự thân mật, gần gũi) của ông với Marx, Darwin và những người khác. Ông trực tiếp nói chuyện với người đọc, thậm chí ở một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng