Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tự sự trong bút máu của vũ hạnh...

Tài liệu Tự sự trong bút máu của vũ hạnh

.PDF
95
1
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN VĂN LONG TỰ SỰ TRONG BÚT MÁU CỦA VŨ HẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN VĂN LONG TỰ SỰ TRONG BÚT MÁU CỦA VŨ HẠNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8 22 01 20 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Huy Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN - Tác giả luận văn xin cam đoan, luận văn: Tự sự trong bút máu của Vũ Hạnh. - Những tài liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. - Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Phú Thọ, tháng 01 năm 2021 Học viên Trần Văn Long ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể thầy cô khoa Khoa học xã hội và Văn hóa Du lịch,; các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học K4b - Lí luận văn học, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng; Ban giám hiệu trƣờng THCS Xuân Huy - Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Huy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thiện công trình này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng các đồng nghiệp, đồng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Phú Thọ, tháng 01 năm 2021 Học viên Trần Văn Long iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii Phần I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 9 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10 1.6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 11 Phần II: NỘI DUNG ....................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: TỰ SỰ HỌC VÀ TỰ SỰ TRONG BÚT MÁU CỦA VŨ HẠNH ............................................................................................................. 12 1.1. Khái lƣợc về tự sự học ............................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm tự sự và tự sự học ................................................................ 12 1.1.2. Đặc trƣng của tự sự học ........................................................................ 16 1.1.3. Cấu trúc tự sự ........................................................................................ 18 1.2. Tự sự trong truyện ngắn ........................................................................... 20 1.2.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn tự sự .................................................... 20 1.2.2. Diễn ngôn nghệ thuật và giọng điệu tự sự ............................................ 22 1.3. Bút máu của Vũ Hạnh t góc nhìn tự sự học ........................................... 28 1.3.1. Cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Hạnh .................................................. 28 1.3.2. Quan niệm văn chƣơng của Vũ Hạnh ................................................... 29 1.3.3. Đổi mới nghệ thuật tự sự - một n lực trong Bút máu của Vũ Hạnh ... 31 Chƣơng 2: KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG BÚT MÁU CỦA VŨ HẠNH ......... 35 2.1. Tổ chức tự sự - sự kiện............................................................................. 35 2.2. Nhân vật tự sự .......................................................................................... 37 iv 2.3. Điểm nhìn tự sự ........................................................................................ 41 2.3.1. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 42 2.3.2. Điểm nhìn bên trong.............................................................................. 49 2.4. Cốt truyện trong Bút máu ......................................................................... 51 2.4.1. Tự sự tuyến tính .................................................................................... 51 2.4.2. Tự sự với cốt truyện đảo tuyến ............................................................. 56 Chƣơng 3: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG BÚT MÁU .................. 60 3.1. Ngƣời kể chuyện trong tập Bút máu ........................................................ 60 3.2. Điểm nhìn trần thuật trong Bút máu ........................................................ 63 3.3. Diễn ngôn tự sự ........................................................................................ 67 3.4. Giọng điệu tự sự ....................................................................................... 73 3.4.1. Giọng điệu tâm tình, chân thật .............................................................. 74 3.4.2. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm ......................................................... 75 3.4.3. Giọng ngợi ca hào sảng ......................................................................... 78 Phần III: KẾT LUẬN ...................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nội dung 1. CATP Công an thành phố 2. CTV Cộng tác viên 3. GD Giáo dục 4. GS Giáo sƣ 5. NXB Nhà xuất bản 6. TS Tiến sĩ 1 Phần I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Văn học Việt Nam trong những năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống Mỹ cứu nƣớc đã phản ánh công cuộc đấu tranh oai hùng của dân tộc ta trƣớc kẻ thù hùng mạnh. Chiến tranh đã để lại nhiều thƣơng đau, mất mát và cũng đƣợc hàng loạt các nhà văn phản ánh trong các tác phẩm sáng tác của mình. Hiện thực về cuộc chiến với bi kịch, hi sinh đã hằn sâu trên trang giấy và trong lòng của những con ngƣời bƣớc qua cuộc chiến. Vì thế, những ngƣời cầm bút trong thời kỳ kháng chiến này vẫn phải giữ tinh thần thép, cùng trái tim nhiệt thành lửa cách mạng để giữ vững lập trƣờng, tƣ duy nghệ thuật, về cách nhìn nhận, phản ánh hiện thực cuộc chiến, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và các vấn đề thể tài văn học. Đặc biệt, với thể loại văn xuôi, những cách tân, đổi mới không ng ng đƣợc các nhà văn vận dụng để chuyển tải tâm tƣ, tình cảm. Đặc biệt, yếu tố tự sự vốn đóng vai trò quan trọng trong văn xuôi, nay càng đƣợc khai thác theo nhiều chiều hƣớng, đa dạng, phong phú. Lý luận về tự sự học cũng đang dần lớn mạnh và đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ta quan tâm. Do đó, đi sâu nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc nhìn tự sự chính là góp phần vào việc bồi đắp sự toàn vẹn của lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn chƣơng nƣớc ta. Vũ Hạnh đƣợc xem là một gƣơng mặt nổi bật và có đóng góp nhiều trong việc bảo vệ và giữ gìn văn hóa dân tộc và tuyên truyền văn hóa trong suốt giai đoạn văn học sử 1954-1975. Ông là thế hệ nhà văn trƣởng thành trƣớc 1975 với tác phẩm Bút máu - đƣợc viết vào tháng 12-1958, xem nhƣ một Tuyên ngôn về văn chƣơng nghệ thuật, góp phần lên tiếng phê phán, kết án lũ văn nô bồi bút, vì hƣ danh, tƣ lợi mà phản bội đồng bào, dân tộc... Cốt truyện giản dị, lựa chọn đề tài nhân văn, nhƣng cách kể, ngôn t diễn đạt thì đạt tới tài nghệ cao, trong đó có bút pháp tự sự đƣợc xem là một đặc sắc của Vũ Hạnh. Tác phẩm cuốn hút ngƣời đọc bởi hình ảnh tráng lệ, lời văn hàm 2 súc, và trong t ng chi tiết truyện đều nảy ra triết lý sâu sắc. Bút máu đƣợc đăng trên báo Thống Nhất xuất bản ở Hà Nội. Về sau, Bút máu đƣợc Vũ Hạnh lấy làm tựa cho tập truyện ngắn vô cùng độc đáo của mình gồm mƣời hai truyện ngắn. Các truyện ngắn trong tập Bút máu mang tính cổ sử với những dấu ấn về con ngƣời, cách đối nhân xử thế, và vẻ đẹp con ngƣời trung đại với màu sắc huyền ảo, kì lạ. Tập truyện của ông phản ánh nhiều khía cạnh, để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, nhà văn còn thông qua truyện ngắn Bút máu – sáng tác nổi bật nhất trong tập truyện để truyền tải thông điệp cụ thể về trách nhiệm của ngƣời ngƣời cầm bút, nếu không phân định rõ sự thật trắng đen mà phóng bút viết chỉ theo cảm quan cá nhân thì dễ hại đời, hại ngƣời. Điều này vẫn đúng tại thời điểm hiện tại, khi ngòi bút còn có phần tự do ngôn luận. Tác giả càng khẳng định ngƣời cầm bút dù tài năng cũng phải trau dồi đạo đức, sự nhanh nhạy hoàn cảnh và thấu suốt trắng đen. Ngƣời đọc có thể tìm thấy trong truyện ngắn Vũ Hạnh tình ngƣời sâu lắng, n i niềm trăn trở trƣớc những vấn đề về con ngƣời và cuộc đời, những điểm chung và riêng so với các cây bút cùng thời. Với những giá trị đóng góp sâu sắc cho văn học đƣơng thời, thế nhƣng, nghiên cứu về Vũ Hạnh cũng nhƣ tập Bút máu thực sự chƣa tƣơng xứng với đóng góp, chỉ có vài bài viết ngắn trên phƣơng diện cá nhân của một số độc giả. Vì lẽ đó, chọn nghiên cứu tập Bút máu của Vũ Hạnh là góp phần khám phá những nét riêng trong cái chung tổng thể của văn xuôi Việt Nam thời kháng chiến cứu nƣớc. Với nguyện vọng thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhằm giúp độc giả có những định hƣớng nhất định khi tiếp cận với các tác phẩm văn học kháng chiến, với các yếu tố tự sự của thể loại truyện ngắn, ngƣời viết chọn cách bắt đầu con đƣờng nghiên cứu khoa học của mình với công việc tìm hiểu truyện ngắn dƣới góc nhìn tự sự. Đề tài “Tự sự trong tập bút máu của Vũ Hạnh” là một lựa chọn phù hợp. Đây là bƣớc đi đầu tiên để ngƣời viết dần tiếp cận đến yếu tố tự sự của nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 3 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vũ Hạnh là một tác giả đã nhận đƣợc nhiều ý kiến đánh giá của độc giả và các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về phong cách sáng tác, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn, cũng nhƣ phân tích sơ nét về các tác phẩm của ông ở các khía cạnh khác nhau. Nhìn vào số lần tái bản của tập Bút máu, chúng ta cũng thấy đƣợc sức hấp dẫn t tác phẩm của Vũ Hạnh với công chúng độc giả. Có thể thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu đi vào khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm Vũ Hạnh trong đời sống văn học đƣơng đại. Tuy các tác phẩm của Vũ Hạnh đƣợc đánh giá rất cao t phía các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả, thế nhƣng, số lƣợng bài viết, bài nghiên cứu, phân tích chính thống về mảnh đất văn chƣơng của Vũ Hạnh nói chung và tập Bút máu nói riêng lại khá khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với giá trị tác phẩm của ông. Dƣới đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số bài viết, luận văn viết về Vũ Hạnh và tập truyện ngắn Bút máu. + Các nghiên cứu chung về cuộc đời, sự nghiệp, quan niệm sống, tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Hạnh: Trong bài báo “Một vài kỷ niệm về nhà văn Vũ Hạnh” đăng trên báo Đại đoàn kết (số 12/2015), tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát đã ghi chép lại quan niệm nghệ thuật và cách sống hi sinh thầm lặng của Vũ Hạnh bắt nguồn t việc trƣởng thành t cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc: “Tôi sống hết mình, làm việc hết mình. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi hay thắc mắc gì. So với bao người đã mất, đã hy sinh thầm lặng ở trên rừng, ở chiến trường mà họ cũng đâu có đòi hỏi gì. Mình được sống như vầy, được làm việc như vầy là sung sướng và hạnh phúc lắm rồi.” [58, 8]. Quan điểm sống của Vũ Hạnh xuất phát t chất liệu đời sống phong phú, gắn liền với cuộc sống bình dị của nhân dân nên văn chƣơng của ông cũng luôn gần gũi với đời sống và con ngƣời. Thật vậy, Vũ Hạnh đã dùng chất trữ tình, mộc mạc, ngôn t giản dị, rất đời để cất lên tiếng nói, gửi gắm trong t ng nhân vật. Trong sáng tác của ông, 4 độc giả luôn cảm nhận đƣợc n i buồn khắc khoải, n i xót thƣơng cho t ng phận ngƣời, khi là ngƣời lính, khi lại là ngƣời phụ nữ, ngƣời nông dân. Viết về Vũ Hạnh, độc giả thƣờng bắt gặp những lời ca ngợi “sự dũng cảm, tài hoa mà ẩn dấu dƣới vẻ khiêm nhƣờng, lặng lẽ” [58, 8] của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát). Thế nhƣng, đó không phải là ngợi ca sáo r ng mà đi cùng với những giai thoại cuộc đời Vũ Hạnh gắn liền với sự khiêm nhƣờng, kín đáo, lặng lẽ. “Vũ Hạnh - Bút máu giữa lòng Sài Gòn” (www.vuonvan.com, 12/2017) đƣợc coi là bài viết đầy đủ nhất về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Hạnh do tác giả Nguyễn Thanh - Nguyên Tổng Thơ ký Hội Văn nghệ Giải phóng TP. Cần Thơ trình bày. Trong bài viết, tác giả đi t khái quát lý lịch trích ngang của Vũ Hạnh cùng sự nghiệp sáng tác, liệt kê hàng loạt các tác phẩm của Vũ Hạnh trong suốt chiều dài hoạt động văn nghệ và cách mạng. Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Thanh cũng viết về chủ đề tƣ tƣởng trong các tác phẩm của Vũ Hạnh: “Chủ đề tư tưởng như một sợi chỉ đỏ xuyên thấu trong hầu hết các bài viết trên báo và tác phẩm của nhà văn Vũ Hạnh luôn hàm chứa một tình tự nồng ấm đối với đất nước quê hương và tấm lòng thiết tha được gìn giữ hồn cốt văn hóa dân tộc. Theo tác giả, người sáng tác văn học có nhiệm vụ phục vụ bạn đọc, luôn bênh vực lẽ phải chính nghĩa và phải đứng về phía quần chúng. Do vậy, nhà văn chịu trách nhiệm ý nghĩa của từng câu văn, từng đoạn văn trong sáng tác của mình giống như vai trò của một người thầy thuốc có lương tâm khi kê tên thuốc trên toa cho người bệnh. Nói rộng ra là văn chương, nghệ thuật phải phục vụ cho đời sống con người (l’Art pour la vie) như nhà văn Pháp Romain Rolland chủ trương mà không phải nghệ thuật phục vụ cho nghệ thuật (l’Art pour l’art)…” [67]. T đó, tác giả cũng tập trung gợi mở về địa hạt phê bình văn học của Vũ Hạnh mà trong các bài viết khác, nhiều tác giả chƣa khai thác đƣợc: “Về phê bình văn học, tập trung lại những bài viết đăng trên báo : Bách khoa, Tin Văn, Mai…như: Đọc lại Truyện Kiều, Tìm hiểu văn nghệ, nhà 5 văn Vũ Hạnh trình bày quan điểm sáng tác đúng đắn của cách mạng, từ đó phê phán những hiện tượng sai trái, tiêu cực trong bộ phận văn học vùng tạm chiếm Sài Gòn.”. Tác giả Nguyễn Thanh còn khái quát chung về bút pháp nghệ thuật của Vũ Hạnh là “tinh tế điêu luyện, văn phong trong sáng, giàu hình ảnh và mang tính ẩn dụ, cộng với lập trường kiên định của một nhà văn có lương tâm, Vũ Hạnh hình thành được những tác phẩm quý báu như chất ngọc tài sản vô giá của dân tộc.”. T đó, tác giả Nguyễn Thanh ghi chép lại một số nhận định của các nhà nghiên cứu khác để độc giả có cái nhìn rõ hơn về Vũ Hạnh cũng nhƣ phong cách sáng tác của nhà văn: “GS.TS Mai Quốc Liên đã nhận xét: “Vũ Hạnh đi dạy học tự kiếm sống, trở thành một cây bút đặc sắc trên văn đàn nhiều phe phái, trường phái của Sài Gòn lúc bấy giờ”. GS. Trần Hữu Tá cũng nhận định sâu sắc về tác giả Bút máu: “Vũ Hạnh là một trong những cây bút nổi tiếng đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Như vậy, ta có thể nói, qua cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho nền văn hóa dân tộc, nhà văn Vũ Hạnh xứng đáng là một khuôn mặt văn học chân chính, một ngòi bút máu khả kính vùng tạm chiếm giữa lòng Sài Gòn”. [67] Tuyên ngôn nghệ thuật Bút máu của Vũ Hạnh luôn đƣợc các nhà phê bình quan tâm mổ xẻ, phân tích. Trong bài viết “Tuyên ngôn văn chương không chỉ của một thời” của tác giả Phan Hoàng đăng trên báo Công an nhân dân (số 21/2015), tác giả đã nhận định về tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Hạnh như sau: “Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên. Lưỡi gươm tuy ác nhưng mà trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyễn hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao, nhưng chẳng qua mờ mịt hư ảo nên không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôi.” (trích truyện ngắn Bút máu)… “Đó cũng chính là tuyên ngôn văn chương mà suốt cuộc đời nhà văn 6 Vũ Hạnh đã theo đuổi. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, đất nước đã hoà bình thống nhất, nhưng tuyên ngôn ấy vẫn mang tính thời sự, khi hôm nay vẫn có những người dùng chức trách nhà văn của mình để mưu cầu danh lợi một cách bất chính, trái với luân thường đạo lý, hoặc tham quyền cố vị, trù dập người trẻ; dùng ngòi bút ngoa ngôn của mình để hãm hại người lương thiện hoặc đồng loã với cái xấu cái ác, làm nô lệ cho đồng tiền. Những người nhân danh nhà văn nhưng thiếu nhân cách ấy quên rằng, tuy có một số ít kẻ hùa theo họ, chia sẻ quyền lợi với họ, tâng bốc họ, nhưng họ không qua mắt được số đông những đồng nghiệp và con người có lương tri, họ không qua mắt được chính lương tâm mình, và nhất định họ không thoát được luật nhân quả như nhân vật Lương Sinh trong (Bút máu) phải nhận lãnh.” Tuyên ngôn viết ra khi ông mới ở tuổi 30 và trong một bối cảnh đặc biệt của đất nƣớc, nhƣng nhà báo Phan Hoàng đã khẳng định “nó mãi còn sức sống bền lâu và là lời cảnh tỉnh cho người cầm bút mọi thế hệ, nhất là đối với những bạn trẻ mới bước vào con đường văn chương. Tuyên ngôn văn chương của một thời sẽ còn sức nặng đối với nhiều thời!” [43]. Hay trong bài viết “Nhà văn Vũ Hạnh - Chàng trai tuổi 90”, nhà báo Long Vân cũng viết về tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Hạnh: “Nhà văn Vũ Hạnh điềm đạm, nho nhã, giản dị nên dù là CTV lớn của báo CATP nhưng vẫn chan hòa, ân cần với từng nhân viên, phóng viên của báo. Ông sống có nhân cách, không vồ vập lợi danh, không hạ mình để đánh đổi địa vị. Ông là nhân sĩ được lãnh đạo cao nhất của đất nước nhiều thời kỳ tôn trọng cũng vì cái tài, cái tâm và nhân cách xứng tầm với một nhà văn lớn như thế. Không thể nói hết được sự nghiệp hơn 60 năm của một nhà văn yêu nước đã chọn văn học làm vũ khí đấu tranh, không thể kể hết những đoạn trường của một chiến sĩ cách mạng hoạt động âm thầm trong lòng địch suốt mấy mươi năm và 5 lần bị đày đọa trong lao tù; không thể liệt kê, phân tích đầy đủ những giá trị tiềm tàng trong khối tác phẩm đồ sộ thuộc nhiều thể loại của ông...” (báo CATP, số 2/2015) [78]. Chính những bài viết ngắn nhƣ thế 7 đã phần nào cũng giúp chúng ta nhận ra sự nghiệp văn chƣơng của Vũ Hạnh cùng với tuyên ngôn nghệ thuật mà ông luôn trung thành trong suốt sự nghiệp sáng tác. + Các bài viết về tập Bút máu và các sáng tác cụ thể của Vũ Hạnh: Về sáng tác của Vũ Hạnh, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Đa số các nghiên cứu về sáng tác của Vũ Hạnh đa phần là những bài viết, tiểu luận, bài giới thiệu ngắn với số lƣợng hạn chế. Viết và nghiên cứu về tập Bút máu của tác giả này, có bài viết “Nhà văn Vũ Hạnh - đi qua thời "Bút máu" (Trần Mạnh Hảo, Báo Tiền Phong, số 406/10/2002,). Trong bài viết này, tác giả Mạnh Hảo đã liệt kê và khái quát lại hành trình sáng tác truyện ngắn của Vũ Hạnh: “Đóng góp lớn nhất của Vũ Hạnh cho văn học Việt Nam phải kể đến trước tiên là truyện ngắn. Ở thể loại này, Vũ Hạnh đã “tới”, đã thật hay từ truyện Bút máu viết ở Sài Gòn năm 1958. Truyện ngắn này là một tuyên ngôn văn nghệ viết với nghệ thuật bậc thầy. Nay giở ra đọc lại, tôi vẫn còn kinh ngạc bởi bút pháp dung dị, ngôn ngữ trần trụi, nhân vật có mà không có, tình huống truyện nửa hư nửa thực, bi đấy mà hài cũng đấy, tịnh không thấy tư tưởng nào mà không chỗ nào không có tư tưởng. Nhân vật Lương Sinh - gã văn sĩ xu thời, viết vì danh lợi, vì ăn lộc của kẻ quyền quý kia ở thời nào mà chẳng có. Ngòi bút văn nô, bồi bút, nịnh thần kia càng viết thì vua quan càng béo húp, dân chúng càng gầy xơ…. Những tập truyện ngắn Bút máu, Chất ngọc, Vượt thác, Người chồng thời đại… nhìn chung là những tập truyện ngắn hay của Vũ Hạnh. Ngoài thành công lớn về truyện ngắn, phê bình khảo luận cũng là một đóng góp đáng kể của Vũ Hạnh cho nền văn học Việt Nam như Đọc lại Truyện Kiều, Tìm hiểu văn nghệ, Cha mẹ bơ vơ… Ông có cách bình Kiều rất riêng và rất hay, có thể gọi ông là một nhà Kiều học độc đáo..” [40] Trong bài viết này, tác giả còn viết về việc tuổi thơ cơ cực, bất hạnh đã tôi luyện cho Vũ Hạnh sự rắn rỏi, nhẫn nhịn, hi sinh thầm lặng trong cách sống và quyện vào ngòi bút 8 khiến nhân vật, ngôn t cũng đƣợm nét buồn: “Có nhà văn viết về nỗi cô đơn, nỗi bơ vơ mà người đọc vẫn quyết không thấy một mảy may cô đơn hay bơ vơ nào cả. Ngược lại, kiểu người như Vũ Hạnh, bị nỗi cô đơn hút hồn từ tấm bé, dẫu có viết về cái sum vầy, cái đông vui, người đọc vẫn cứ thấy hơi hám của bơ vơ ám ảnh. Hãy đọc những trang văn Vũ Hạnh mà xem, nhân vật đang vui đấy, hồ hởi giữa nhân quần xã hội đấy mà sao cứ trơ ra một thân một mình thui thủi sống, thui thủi chết. Tâm hồn của Vũ Hạnh trên các trang văn hầu như là một đứa trẻ luôn tìm cách chạy trốn sự mồ côi để mắc vào lưới bơ vơ suốt cuộc đời…” [40]. Vũ Hạnh đã t ng khẳng định “Bút máu được viết theo lối cổ kính, vào năm 1958, như một tuyên ngôn đối với chính mình, đồng thời để phản ứng lại đội ngũ bồi bút đông đảo thời ấy, tôi mượn tên anh Vũ Hạnh để làm bút hiệu đó là người bạn đồng hương, vừa là bạn tù, đồng thời là một chiến sĩ tuyệt vời - để tăng thêm phần trách nhiệm của mình đối với ngòi bút.” (Lời giới thiệu tác phẩm Chất ngọc) [10,]. Thật vậy, “truyện ngắn Bút máu viết tháng 12-1958, như một Tuyên ngôn về Nghệ thuật đậm đặc chất của Vũ Hạnh”. Theo tác giả Triệu Xuân trong bài “Viết rất ngắn về truyện Bút máu của Vũ Hạnh”, “người viết không để lộ ra tư trưởng mà truyện toát lên triết lý sâu sắc! Bút máu là tập truyện ngắn đặc sắc trong cuộc đời năm chục năm cầm bút của Vũ Hạnh. Bút máu như là tuyên ngôn của tác giả về văn chương nghệ thuật. Mười hai truyện ngắn trong tập sách này toát lên ý chí, nghị lực, lòng nhân ái của một nhà văn dấn thân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đọc Bút máu, dù là viết về chuyện xưa hay trực tiếp nói chuyện đương thời, tôi cảm nhận văn chương Vũ Hạnh luôn luôn tươi rói niềm tin vào cuộc đời, vào tình người; Vũ Hạnh không bao giờ lẫn lộn, thỏa hiệp giữa chính và tà, nhân nghĩa và phi nhân...” (www.trieuxuan.info, 10-2015) [79]. Nhìn chung, cũng có các bài phỏng vấn, bài viết nhận định về đề tài, đối tƣợng, chủ đề sáng tác, phong cách nghệ thuật, cảm xúc khi viết của Vũ 9 Hạnh, nhƣng phần lớn thiên về sự nghiệp sáng tác của Vũ Hạnh, chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện về tập Bút máu của Vũ Hạnh nói riêng và luận văn nghiên cứu về Vũ Hạnh nói chung. Lựa chọn đề tài “Tự sự trong tập bút máu của Vũ Hạnh” chúng tôi muốn tìm hiểu về sự đóng góp của nhà văn qua tập truyện ngắn Bút máu qua góc nhìn tự sự. 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tập Bút máu của Vũ Hạnh t góc nhìn tự sự trƣớc hết nhằm thử nghiệm việc vận dụng tự sự học vào nghiên cứu, phê bình văn học. Tiếp theo là nhằm mục đích nhìn nhận văn xuôi đƣơng đại đa dạng, phong phú hơn, nhằm giúp độc giả hiểu biết sâu hơn về một tác giả văn học Việt Nam ra đời trƣớc 1975. Qua khảo sát, nghiên cứu, ngƣời viết sẽ đúc kết và thấy đƣợc những đóng góp mới của nhà văn trong cách xây dựng kết cấu, cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Chúng tôi có những so sánh và thấy đƣợc những điểm chung và riêng của tác giả này so với các tác giả khác. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu “Tự sự trong tập bút máu của Vũ Hạnh” còn nhằm mục đích minh chứng khả năng tồn tại, phát triển và ngày càng đổi mới của văn xuôi Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu về một tác giả đã trải qua cả hai giai đoạn của đất nƣớc: đấu tranh giải phóng dân tộc và hòa bình dựng xây đất nƣớc. Do đó, những ý kiến trong công trình sẽ là tƣ liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến tác giả Vũ Hạnh nói riêng, đến văn xuôi Việt Nam thời kì trƣớc 1975 nói chung. Đồng thời, những yếu tố tự sự trong tập Bút máu cũng có nhiều nét tƣơng đồng với nhiều tác phẩm khác, do đó, công trình này có thể tạo tiền đề mở rộng khảo sát yếu tố tự sự trong sáng tác của các tác giả Việt Nam cùng thời kì. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 10 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là những yếu tố tự sự trong tập truyện ngắn Bút máu của tác giả Vũ Hạnh. Do đó, trƣớc hết, ngƣời viết phải nghiên cứu về tự sự học và các yếu tố tự sự trong văn xuôi nhƣ cấu trúc tự sự trong một số văn bản khác để đối chiếu, làm rõ. Qua đó, ngƣời viết qua quá trình đọc và chọn lọc tài liệu chỉ tập trung khai thác những yếu tố tự sự trong tập truyện ngắn Bút máu của tác giả Vũ Hạnh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung khảo sát tập truyện ngắn Bút máu của nhà văn Vũ Hạnh, gồm các truyện ngắn: Một cái tết trên năm trăm năm về trƣớc, Dương đảo, Vi ngọt, Chung giọt mồ hôi, Câu chuyện mất ngựa, Khoảnh khắc tình xuân, Đôi mắt dịu hiền, Người nữ tì, Chất ngọc, Vàng tháp cổ, Bút máu. Các truyện ngắn này cơ bản bao quát nội dung mà nhà văn Vũ Hạnh chọn viết: phê phán các vấn đề xã hội và triết luận tƣ tƣởng. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng tìm hiểu một số truyện ngắn viết theo kết cấu mở, cùng loại truyện ngắn khác cùng thời để so sánh, đối chiếu. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu này để nghiên cứu lí luận về thể loại văn xuôi trong tiến trình phát triển trƣớc 1975. Bởi lẽ, sự đổi mới luôn diễn ra trên cơ sở kế th a và cách tân những yếu tố sẵn có trong quá khứ. Để nhận thấy sự phát triển và đổi mới của văn xuôi đƣơng đại và địa hạt truyện ngắn, ngƣời nghiên cứu cần có đƣợc cái nhìn khái quát về lịch sử hình thành và phát triển; những vấn đề lí luận về đặc điểm văn xuôi trƣớc 1975, quan niệm truyện ngắn của các nhà lí luận văn học trong các giai đoạn trƣớc. - Phương pháp so sánh, đối chiếu:, ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để khảo sát những bƣớc phát triển trong tác phẩm của cùng tác 11 giả cũng nhƣ so sánh với các tác giả khác để tìm ra những đặc trƣng của t ng nhà văn đóng góp vào nền văn học đƣơng đại. - Phương pháp thống kê, phân loại: ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại để khảo sát các yếu tố tự sự trong tập truyện ngắn Bút máu của Vũ Hạnh (thế giới nhân vật, ngôn ngữ,…). - Phương pháp nghiên cứu cấu trúc: Ngoài ra, ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu cấu trúc để khảo sát tác phẩm trên các bình diện: kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ, điểm nhìn nghệ thuật,… 1.6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tự sự học và tự sự trong Bút máu của Vũ Hạnh Chƣơng 2: Kết cấu tự sự trong tập Bút máu của Vũ Hạnh Chƣơng 3: Diễn ngôn nghệ thuật, giọng điệu và kết cấu tự sự trong tập Bút máu của Vũ Hạnh 12 Phần II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỰ SỰ HỌC VÀ TỰ SỰ TRONG BÚT MÁU CỦA VŨ HẠNH 1.1. Khái lƣợc về tự sự học 1.1.1. Khái niệm tự sự và tự sự học Tự sự học là một địa hạt nghiên cứu đã đƣợc phát triển t giai đoạn những năm đầu thế kỉ XX (đặc biệt là trong giai đoạn 1960-1980). Nhìn chung, tự sự học đƣợc chia làm nhiều đối tƣợng nghiên cứu dựa trên t ng giai đoạn phát triển. Tự sự học kinh điển đƣợc xây dựng trên nền tảng của thuyết cấu trúc mà khởi thủy là những nghiên cứu ngôn ngữ của F. Saussure. Những quan tâm của tự sự học kinh điển tập trung vào mô hình ngữ pháp tự sự, diễn ngôn tự sự cùng các vấn đề sự kiện, nhân vật, điểm nhìn, thời gian và không gian trần thuật, văn bản trần thuật và đọc tự sự,… Nếu tự sự học kinh điển tập trung vào văn bản thì tự sự học hậu kinh điển tập trung vào ngữ cảnh. Tự sự học kinh điển chú ý ngôn ngữ, tự sự học hậu kinh điển chú ý đến lời nói. Tự sự học kinh điển hƣớng đến cái tĩnh, đóng kín thì tự sự học hậu kinh điển xem xét quá trình mở và động. Tự sự học kinh điển có tính thống nhất tƣơng đối thì tự sự học hậu kinh điển hƣớng đến liên ngành và tiếp cận không đồng nhất,…Giai đoạn đầu, tự sự học tập trung nghiên cứu cấu trúc của văn bản, đối tƣợng của trần thuật, cũng nhƣ tập trung thiết lập cấu trúc ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của trần thuật, bƣớc phát triển thứ hai theo tƣ tƣởng phát triển của chủ nghĩa cấu trúc cơ bản là nghiên cứu lời kể, cách kể, hoặc nói cách khác là nghiên cứu diễn ngôn tự sự. Đánh dấu cho sự phát triển thật sự của quan niệm tự sự học là các nhà nghiên cứu phƣơng Tây với những tên tuổi l ng danh nhƣ G. Genette, R. Barthes, T. Todorov, A. Greimas, J. Culler, bắt nguồn t lý thuyết Cấu trúc luận Pháp. Gerald Prince là ngƣời tiên phong đề xuất khái niệm “đối tƣợng tiếp nhận tự sự” hoặc “ngƣời thụ thuật” (naratee). 13 Khái niệm này đƣợc phát triển, kết th a phổ biến và đánh dấu nền tảng của tự sự học thế giới. G.Genette cũng rất quan tâm đến vấn đề thời gian trong tác phẩm. Ông đã đề cập đến: thời gian không trùng khít, thời gian trùng khít, thời gian trần thuật không tƣơng ứng với thời gian sự kiện, trần thuật tỉnh lƣợc hoặc bỏ qua thời gian sự kiện; trần thuật theo trật tự thời gian vật lí, trần thuật không theo trình tự thời gian, trần thuật đơn tính, trần thuật trùng phức, trần thuật tổng hợp…Theo nhà nghiên cứu Lê Thời Tân ông viết “Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết” (Văn hóa Nghệ An, số 4/2012) về khái niệm ngƣời thụ thuật tự sự: “Người thụ thuật là đối tượng hướng tới của người trần thuật, nó là một nhân tố kết cấu đối ứng với người trần thuật, không liên quan đến ngữ cảnh lịch sử - xã hội mà trong đó có độc giả bằng xương bằng thịt. James Phelan, một nhà tự sự học Mĩ khác giải thích khái niệm này như sau: kẻ thụ thuật là loại độc giả mà người trần thuật (narator) trực tiếp giao lưu cùng, nó có khả năng mà cũng có thể không có khả năng trùng khít với độc giả lí tưởng. Hoặc một đóng góp khác, Seymour Chatman đề nghị phân biệt cái gọi là trường tri cảm có tính cách như một bộ thấm lọc (filter) thông tin trần thuật của nhân vật với cái gọi là tầm nhìn hoặc nói quan điểm riêng của người trần thuật khi phân tích góc nhìn tự sự (focalization)”. [66]. Sau khi quan niệm tự sự học của các nhà nghiên cứu ngƣời Pháp đƣợc phổ biến rộng rãi hơn, thì một số nghiên cứu về đề tài này của Mỹ cũng phát triển theo, đặc biệt là sau thập niên 90. Tự sự học kinh điển cấu trúc luận của Pháp đã trở thành nền tảng gây ra những sự đột phá trong nền tự sự học hậu kinh điển, t đó phát triển và thúc đẩy tự sự học bƣớc sang giai đoạn hậu kinh điển. Brian Richardson, một nhà tự sự học của Mĩ đã t ng nhận định: “Lí luận tự sự đang đạt tới một tầm cao mới toàn diện hơn. Lí luận tự sự rất có khả năng sẽ chiếm địa vị trung tâm trong nghiên cứu văn học khi mà những hệ hình (paradigm) phê bình vốn từng có vị trí chủ đạo bắt đầu suy yếu đi cùng lúc mô thức (model) phê bình mới (chí ít cũng không giống như cũ)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng