Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tự sự trong tập người quê của nguyễn hữu nhàn...

Tài liệu Tự sự trong tập người quê của nguyễn hữu nhàn

.PDF
98
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐẶNG QUANG TRUNG TỰ SỰ TRONG TẬP “NGƯỜI QUÊ” CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN ” LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐẶNG QUANG TRUNG TỰ SỰ TRONG TẬP “NGƯỜI QUÊ” CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Quách Bình Thọ Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Phú Thọ, tháng 01 năm 2021 Học viên Đặng Quang Trung ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Trung tâm đào tạo sau đại học, các Khoa, Phòng của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Nhà giáo – TS. Quách Bình Thọ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các học viên cùng lớp đã động viên, giúp đỡ cá nhân tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã rất cố gắng song không tránh khỏi những sai sót và những ý kiến chủ quan nhất định. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của tất cả quý thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng 01 năm 2021 Học viên Đặng Quang Trung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 6 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 7 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8 1.6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ SỰ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN TRONG VĂN HỌC ĐẤT TỔ ............................................................ 10 1.1. Khái quát về tự sự .................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm tự sự ..................................................................................... 10 1.1.2. Các yếu tố cơ bản của tự sự .................................................................. 12 1.1.3. Vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự........................................... 17 1.2. Nguyễn Hữu Nhàn trong văn mạch đất Tổ .............................................. 19 1.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn ...... 19 1.2.2. Vị trí của Nguyễn Hữu Nhàn trong văn học đất Tổ.............................. 21 Chƣơng 2. NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG NGUỜI QUÊ CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN ................................................. 25 2.1. Ngƣời kể chuyện ...................................................................................... 25 2.2. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 31 2.2.1. Điểm nhìn về không gian và thời gian .................................................. 31 2.2.2. Điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện sang nhân vật và giữa các nhân vật..... 37 iv Chƣơng 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG NGƯỜI QUÊ CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN ................................................. 47 3.1. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................. 47 3.1.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện ................................................................... 47 3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 60 3.2. Giọng điệu trần thuật................................................................................ 71 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tự sự không phải là vấn đề mới lạ, song nói đến tác phẩm văn xuôi, không thể không nói đến nghệ thuật tự sự. Bởi lẽ, tự sự vừa là yếu tố nội tại, góp phần tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm, vừa là biểu hiện của tài năng, phong cách nhà văn. Chức năng kép này của tự sự cho thấy đây luôn là vấn đề/đối tƣợng cần đƣợc quan tâm, làm mới cách thể hiện (của nhà văn) và cách tiếp cận (của ngƣời đọc) để có những nghiên cứu, nhận định khách quan về tác giả, tác phẩm. Văn xuôi Việt Nam hiện đại đã có những thành tựu nhất định, trong đó phải kể đến những tác giả, tác phẩm viết về đề tài nông thôn. Mảng đề tài này, từ sau Cách mạng tháng Tám chịu ảnh hƣởng của bốn sự kiện lớn: Kháng chiến, Cải cách ruộng đất, Hợp tác hóa, Công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Với bốn tác động lớn đó của lịch sử, tùy theo sở trƣờng và những thời điểm cụ thể mà mỗi tác giả sẽ lựa chọn những chủ đề khác nhau để phản ánh trong tác phẩm của mình. Trong giai đoạn văn học này, Nguyễn Hữu Nhàn không phải là nhà văn lớn, nhƣng ông xứng đáng đƣợc nhắc tên với những sáng tác về đề tài nông thôn Việt Nam, nhất là làng quê vùng Trung du Bắc bộ. Đối với ông, viết về nông thôn và nông dân phải chăng chính là cái cớ để viết về linh hồn quê hƣơng, dân tộc. Vì thế từ nhan đề truyện đến nhan đề sách/tập truyện cũng đều mang dáng dấp làng quê nhƣ Chuyện kể trong làng, Phố làng, Người quê,… Trong các sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn, đáng kể đến là tập Người quê (2005). Có thể nói, đây là tập truyện hội tụ đầy đủ nhất những sáng tạo của nhà văn, cũng nhƣ thể hiện nổi bật nhất tính chất làng quê trong hệ thống sáng tác của ông. Từ không gian làng quê, đến con ngƣời làng quê ở các góc cạnh: nét đẹp văn hoá truyền thống, những biến đổi của lối sống trong thời 2 buổi mới… Qua hiện thực đa chiều ấy, nhà văn thể hiện những băn khoăn, trăn trở về các vấn đề nhân tính cũng nhƣ văn hóa làng quê. Chủ đề này trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn ít nhiều đã đƣợc các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá ở những góc độ khác nhau và chủ yếu tiếp cận nội dung ở khía cạnh tình yêu làng quê, văn hoá làng,…. Tuy nhiên, nghệ thuật tự sự trong các sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn nói chung và trong tập truyện Người quê nói riêng vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm thấu đáo. Nhƣ thế, đây sẽ là vấn đề còn đang bỏ ngỏ, cần đƣợc nghiên cứu sâu để qua đó có sự đánh giá đầy đủ hơn về thành tựu của Nguyễn Hữu Nhàn, cũng nhƣ có cơ sở nhất định để đánh giá vị thế của nhà văn trong nền văn học nƣớc nhà. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tự sự trong tập “Người quê” của Nguyễn Hữu Nhàn. Thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng xuất phát từ mong muốn đƣợc tìm hiểu sâu về văn hoá làng quê miền Trung du qua nghệ thuật tự sự của nhà văn, để qua đó có sự vận dụng nhất định vào việc định hƣớng, tổ chức giảng dạy các chuyên đề cho học sinh ở các địa phƣơng trên quê hƣơng đất Tổ. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Những nghiên cứu chung về Nguyễn Hữu Nhàn Việt Nam, đất nƣớc nông nghiệp có từ hàng ngàn năm nay với một nền văn hóa làng xã hết sức bền vững và độc đáo. Viết về mảng đề tài nông thôn vùng Trung du Bắc bộ, ta phải kể đến hai gƣơng mặt tiêu biểu, đó là nhà văn Ngô Ngọc Bội và Nguyễn Hữu Nhàn. Mặc dù, cả hai đều cùng quê, cùng thế hệ, cùng viết về một đề tài nhƣng họ lại có những sự thể hiện tƣơng đối khác nhau. Ngô Ngọc Bội thì thể hiện đề tài ngƣời nông dân, nông thôn gắn với chiều dọc lịch đại, còn Nguyễn Hữu Nhàn lại thể hiện gắn với chiều ngang là văn hóa. Khi đã đặt nhân vật của mình trong bình diện với những tƣơng quan về văn hóa, nhà văn đƣợc tự do lựa chọn hơn trong việc lựa chọn các hệ quy 3 chiếu. Nhà văn không chia nhân vật của mình theo tuyến nhƣ tốt – xấu, trung – nịnh, cao – thấp,… mà ông quan sát để soi chiếu nhân vật gắn với các giá trị văn hóa, quan sát nông thôn với sự phát triển tính cách của ngƣời nông dân. Chính vì thế, nhân vật của nhà văn lúc thì sởi lởi, hào phóng, lúc lại vô cùng bủn xỉn, keo kiệt,… lúc thì gắn với phong tục, tập quán, lúc lại giẫm đạp lên chính cái phong tục, tập quán ấy; lúc thì hòa nhập với hoàn cảnh, lúc lại nhãng ra và muốn nhảy qua cái hoàn cảnh;… Đây cũng chính là tầng cao tƣ tƣởng trong phong cách văn xuôi của Nguyễn Hữu Nhàn thể hiện về ngƣời nông dân, nông thôn trong sáng tác nói chung và trong tập truyện ngắn Người quê nói riêng. Vốn đƣợc sinh ra và lớn lên, sống giữa một vùng trầm tích của văn hóa cổ xƣa, cộng với tài năng và lòng đam mê đã giúp nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn khéo léo đƣa những đặc trƣng văn hóa truyền thống vùng Trung du đất Tổ vào sáng tác của mình. Là một nhà văn chuyên viết về mảng đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam, Nguyễn Hữu Nhàn tập trung đƣợc đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu phê bình văn học cũng nhƣ các nhà văn, nhà thơ,... Sáng tác của ông cũng trở thành đối tƣợng nghiên cứu, khảo sát của nhiều tác giả luận văn cũng nhƣ các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nhƣ: Luận văn thạc sĩ Đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn (2012) của Nguyễn Đức Hiền đã tập trung vào làm rõ sự cảm nhận, phản ánh của nhà văn về cuộc sống của ngƣời nông dân, vấn đề sản xuất và văn hóa nông thôn trong thời đại mới. Đây là những vấn đề đang đƣợc cả xã hội quan tâm mà qua các sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn đều đƣợc thể hiện một cách rõ nét. Tác giả nhận định: “Cùng với sự hiểu biết, tình yêu với vùng đất và con ngƣời, cộng với tài năng sáng tạo, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn trong suốt quá trình sáng tác của mình chỉ chung thủy với một đề tài duy nhất : Đề tài nông thôn. Bạn đọc cả nƣớc biết đến nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn với một lối viết không thể lẫn với bất cứ ai về làng quê, ngƣời quê. 4 Nguyễn Hữu Nhàn không đi vào những mặt trái của làng quê trong quá trình phát triển, hoặc phê phán chống tiêu cực,… mà bằng một cách thật tự nhiên, nhất quán, ông chuyên chú đi vào các tầng văn hoá của làng quê thời hiện đại” [23; 3]. Trong bài viết Về văn hóa làng nhìn qua trường hợp văn Nguyễn Hữu Nhàn (2019) đăng trên Báo Văn nghệ, Ngô Văn Giá nhận định: “Cây bút này không đi vào những vấn đề tố khổ, hoặc phê phán chống tiêu cực, hoặc làm ăn chuyển đổi kinh tế… mà bằng một cách thật tự nhiên, nhất quán, ông chuyên chú đi vào các tầng vỉa văn hóa của làng quê thời hiện đại.” [14]. Luận văn thạc sĩ Đề tài nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn, của Hoàng Thị Quế (2012), Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã “bƣớc đầu chỉ ra đƣợc đặc điểm cơ bản về đề tài nông thôn thông qua những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn, bên cạnh đó tìm ra đƣợc những độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn của nhà văn” [14; 43]. Văn Hữu Nhàn đã thu hút đƣợc nhiều sự yêu mến, biết bài của nhiều nhà văn, đồng nghiệp. Có thể kể đến các bài viết nhƣ Ngô Ngọc Bội - Nguyễn Hữu Nhàn với đề tài nông nghiệp-nông dân-nông thôn (2009) của Hữu Thỉnh; Nhà văn làng đồi (2011) của Phạm Ngọc Kiệm; Vài nét về văn hóa làng qua tiểu thuyết “Chớm nắng” (2000) của nhà văn Đăng Văn; Đọc hai truyện ngắn: “làng quê yên ả” và “Người quê” của Nguyễn Hữu Nhàn (2001) của Nguyễn Văn Chỉ; Nguyễn Hữu Nhàn-Nhà văn của nhà quê (2002) của nhà báo Vũ Hà; Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn: Người “cày xới” miền đồi (2014) của nhà thơ Hà Văn Thể; Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn (2004) của nhà thơ Nguyễn Hƣng Hải; Nhà văn của đồng quê (2008) của Lê Phan Nghị; Nhà văn mãi viết về làng quê, người quê (2007) của Vũ Quốc Văn; Chân dung văn nghệ sỹ nhà văn của làng quê Tứ Xã (2007) của nhà thơ Nguyễn Hƣng Hải; Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn người giàu có trên cánh đồng văn hóa (2007) của Xuân Thu; Không chóng thì chầy - Truyện ngắn của Nguyễn Hữu Nhàn 5 (2002) của Cao Tiến Cởn; Ông nhà văn của làng (2002) của Lê Nhƣ Kỳ; Nguyễn Hữu Nhàn chuyện văn chương và chuyện đời (2004) của Nguyễn Đình Phúc; Truyện ngắn báo văn nghệ năm 2002 một năm nhìn lại (2003) của Nguyễn Thị Lan; Tôi cố thủ trong pháo đài làng xã (2007) của Đinh Hằng và Nam Hải;... Số lƣợng bài viết phong phú, đa dạng là một minh chứng cho sức sống, sức ảnh hƣởng của văn chƣơng Hữu Nhàn trong lòng bạn đọc, đồng thời cũng cho thấy Nguyễn Hữu Nhàn là nhà văn cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa ở mọi góc cạnh trong sáng tác của ông. 1.2.2. Những nghiên cứu về tự sự trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn Qua hệ thống tƣ liệu mà chúng tôi có đƣợc, đến nay chƣa có bài viết và công trình nghiên cứu nào tập trung trực tiếp vào tự sự trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn. Tuy nhiên vấn đề này cũng đƣợc một số nhà nghiên cứu liên hệ hoặc có những phân tích nhất định để làm nổi bật chủ đề văn hoá làng. Tác giả Nguyên An trong bài viết Hữu Nhàn viết chuyện Tam Nông nhận định: “Nhịp truyện ngắn của ông nhẩn nha. Nhân vật của ông dựng lên khéo léo qua từng trang từng trang, ông có tài mô tả bộ dạng bên ngoài, từ cái sống mũi, cái hõm mắt, đến cái áo, cái quần, rồi bƣớc đi, đến cái kiểu ngồi... của nhân vật, mà ngƣời đọc nhận ra tâm tính bên trong của nhân vật. Tôi cứ nghĩ là trong số đủ loại nhân vật với các độ tuổi và hoàn cảnh cụ thể thật khác nhau ở vùng nông thôn rộng lớn kia, Nguyễn Hữu Nhàn dựng những nhân vật là ông già - chừng dăm bảy chục tuổi, thì đạt hơn cả, sống động hơn cả” [40;409]. Tác giả cũng nhấn mạnh thêm: “Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn không ngại viết cả cái xấu, cái lạc hậu, với giọng châm biếm, mỉa mai; cũng nhƣ ông đã hồ hởi khi viết về cái mới đang lên với cả niềm tin yêu hy vọng bằng một tay nghề vững, từ cái nhìn, cái tâm sự và vốn liếng của một nhà nghiên cứu thâm trầm, giàu trách nhiệm” [40;415]. 6 Nguyễn Hƣng Hải trong bài viết Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn và những trang văn rớm máu có nhận định rất xác đáng về văn Hữu Nhàn: “Chiều sâu của những tầm kích do ông xác lập nên là ở sự khắc họa thành công gƣơng mặt thời ông sống: gƣơng mặt của thời đại mà ngƣời nông dân là nhân vật trung tâm, ở đó vừa là tột đỉnh vinh quang vừa là đáy cùng của xã hội. Viết về nông dân, viết về nông nghiệp, nông thôn với chủ đích xoáy sâu vào các vỉa tầng văn hóa và đƣa tới cho ngƣời đọc nhận thức mới, giá trị mới về văn hóa, theo tôi là một thách thức. Nguyễn Hữu Nhàn đã vƣợt qua nhiều rào, cản "cái bóng" để trở thành một trong những gƣơng mặt nhà văn tiêu biểu của đất nƣớc ở mảng đề tài tƣởng dễ mà vô cùng khó viết này” [28]. Nhƣ vậy, qua hệ thống những bài viết, công trình nghiên cứu, chúng ta thấy có khá nhiều nghiên cứu, bài viết về sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn về mảng đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình, bài viết nào đề cập trực tiếp, chuyên biệt đến tự sự trong tập truyện ngắn Người quê của nhà văn. Vì thế, nghiên cứu Tự sự trong tập “Người quê” của Nguyễn Hữu Nhàn là một nhu cầu cần thiết để đánh giá đầy đủ hơn đặc điểm sáng tác của nhà văn trong tập truyện, qua đó nhận diện rõ nét hơn phong cách sáng tác Nguyễn Hữu Nhàn trong mảng văn học nông thôn Việt Nam. 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những nét đặc sắc, sáng tạo về tự sự (trần thuật) trong tập truyện ngắn Người quê của Nguyễn Hữu Nhàn; đồng thời, đánh giá những cống hiến của nhà văn vùng quê đất Tổ vào mảng văn học viết về nông thôn, nông dân Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu này cũng hƣớng tới đánh giá vị trí của Nguyễn Hữu Nhàn trong tiến trình văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung và văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ nói riêng. 7 Bên cạnh đó, qua những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, đề tài còn giúp ngƣời đọc thấy đƣợc tài năng và tấm lòng nhân hậu của tác giả khi nhìn nhận, đánh giá viết về ngƣời nông dân Việt Nam vùng Trung du Bắc bộ với con mắt thiện cảm, một giọng điệu mang tính triết lý chiêm nghiệm, hóm hỉnh, hài hƣớc, độ lƣợng, nghe trong lẽ phải có ngƣời có ta. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lí thuyết về tự sự (trần thuật) - Phân tích, đánh giá những nét độc đáo, sáng tạo mang đậm phong cách cá nhân trong nghệ thuật trần thuật qua tập truyện ngắn Người quê của Nguyễn Hữu Nhàn (tập trung vào yếu tố ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật). - Nhận định, đánh giá những đổi mới tƣ duy và vai trò của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại viết về mảng đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những nét đặc sắc của Tự sự trong tập truyện “Người quê” của Nguyễn Hữu Nhàn. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn rất phong phú và sâu sắc, song ở luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung đi vào khảo sát và tìm hiểu, đánh giá, phân tích về tự sự (nghệ thuật trần thuật mà chủ yếu tập 8 trung vào yếu tố ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu) của ông qua 17 tác phẩm trong tập truyện ngắn chọn lọc Người quê (2005). 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã kết hợp thực hiện một số phƣơng pháp sau: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự (trần thuật): Phƣơng pháp này nhằm khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn, trong đó tập trung vào những biểu hiện nghệ thuật để làm nổi bật nội dung tác phẩm. - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Trên cơ sở lí thuyết, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại về điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu của các tác phẩm trong tập truyện Người quê của Nguyễn Hữu Nhàn. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát và hệ thống với những số liệu cụ thể. - Phương pháp liên ngành: Đối tƣợng trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Hữu Nhàn là những ngƣời nông dân, sống ở nông thôn Việt Nam. Họ là những nhân vật tuy chân chất, giản dị, tốt bụng,... nhƣng cũng rất phức tạp vì những thói quen, phong tục sống cố hữu lâu đời, lạc hậu vốn đã ăn sâu vào tính cách của họ, lại đang bị đô thị hóa và nền kinh tế thị trƣờng xâm lấn. Do vậy, khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụng phƣơng pháp của các ngành khoa học khác nhƣ văn hóa học, giáo dục học, tâm lí học,... để làm nổi bật đối tƣợng. - Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp nay nhằm chỉ ra những nét chung và nét độc đáo riêng biệt của Nguyễn Hữu Nhàn về nghệ thuật trần thuật so với một số nhà văn khác ở các giai đoạn văn học khác nhau cùng viết về đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam. 1.6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau: 9 Chƣơng 1: Khái quát về tự sự và vị trí của Nguyễn Hữu Nhàn trong văn học đất Tổ Chƣơng 2: Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong Người quê của Nguyễn Hữu Nhàn Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong Người quê của Nguyễn Hữu Nhàn 10 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ TỰ SỰ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN TRONG VĂN HỌC ĐẤT TỔ 1.1. Khái quát về tự sự 1.1.1. Khái niệm tự sự Tự sự (narrative) là một phạm vi rộng lớn trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời nói chung cũng nhƣ trong tác phẩm văn học. Đây là hoạt động dùng một phƣơng tiện ký hiệu biểu nghĩa nhất định (ngôn ngữ, điệu bộ, hình ảnh,…) kể một chuyện/ sự kiện cho ngƣời khác nghe, xem nhằm gửi một thông điệp hay tƣ tƣởng. Tự sự là hoạt động có nhận thức. Để hiểu một sự việc, ngƣời ta tìm cách kể sự việc ấy cho có đầu có đuôi, có nguyên nhân, kết quả. Trong nghệ thuật, khi ngƣời ta kể một chuyện theo thứ tự nhất định, lần lƣợt với các chi tiết, sự kiện đƣợc lựa chọn, sắp xếp trƣớc sau thể hiện sự biến đổi của nhân vật thì ta có một tự sự có nội dung đƣợc nhận thức, vì đã nhận ra các mối quan hệ nhân quả, trƣớc sau, các quan hệ qua lại của các nhân vật, sự kiện của nó. Tự sự là một phƣơng thức đúc kết kinh nghiệm đời sống, đồng thời là hình thức thể hiện kinh nghiệm thẩm mĩ. Khi truyện kể đƣợc tiếp nhận, ngƣời đọc và ngƣời nghe nhận đƣợc thông tin là một sự kiện giao tiếp. Thông tin của truyện kể có thể làm thay đổi nhận thức, niềm tin, thái độ, tình cảm của ngƣời tiếp nhận. Còn nếu trong trƣờng hợp sáng tạo, hƣ cấu, truyện kể có ý nghĩa thẩm mỹ, có khả năng đem đến sự hứng thú, niềm vui, sự thăng hoa, thanh lọc cho tâm hồn. Truyện kể thực hiện nhiệm vụ của mình qua nghệ thuật tự sự. Nghệ thuật này lại đƣợc thực hiện trong khuôn khổ các thể loại, phong cách nhất định. Nó phải sử dụng các ngôn ngữ, mô hình tự sự đƣợc tích trong truyền thống văn hóa, văn học, do đó nó có tính ký hiệu, tính liên 11 văn bản. Qua tự sự, con ngƣời thể hiện một hệ thống giá trị đạo đức, xã hội, nhân văn, thể hiện kinh nghiệm đời sống và các bài học nhân sinh. Tự sự khác với phi tự sự ở chỗ, tự sự phải có sự kiện. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự kiện. Có ý kiến cho rằng, sự kiện chính là sự thực hiện hay trải nghiệm của nhân vật về một chuyển biến từ trạng thái này sang một trạng thái khác (M.Bal), hoặc là sự di chuyển của nhân vật qua một trƣờng nghĩa (Ju. Lotman). Còn G. Prince nhấn mạnh tính tự sự thể hiện ở chỗ tự sự phải lấy chuyện, sự kiện làm tiền đề. Nói chung, tự sự lấy sự kiện làm nội dung và phƣơng thức/ phƣơng tiện thể hiện. Nhƣng sự kiện không chỉ có tiêu chí biến đổi nhƣ thế, mà còn có tiêu chí thứ hai là “đƣợc nhận biết”, đƣợc con ngƣời đƣa vào vùng chú ý của mình. Một biến đổi mà không ai chú ý thì chƣa thể thành sự kiện. Do vậy, sự kiện có tính chất tinh thần, có tính giá trị. Bởi vậy, sự kiện là ký hiệu về sự biến đổi mà mỗi cá nhân tự nhận biết đƣợc trong quá trình tự mình giao tiếp. Sau đó, vì nhu cầu giao tiếp với mọi ngƣời mà ngƣời ta mới kể ra bằng một phƣơng tiện nhất định nhƣ ngôn ngữ, hình ảnh, động tác,… Nhƣ thế sự kiện chính là sản phẩn của giao tiếp và chúng ta khẳng định không có sự kiện ngoài giao tiếp. Tự sự không chỉ có sự kiện mà còn phải có ngƣời kể, có nghĩa là ngƣời chứng kiến, nhìn thấy, phát hiện ý nghĩa và kể lại. Sự kiện chỉ có ý nghĩa đối với ngƣời chứng kiến, trải nghiệm, phân tích, bình luận,… Một việc xảy ra mà chẳng có ai trải nghiệm cũng nhƣ chứng kiến thì coi nhƣ không có ý nghĩa. Và một việc xảy ra mà không có ai chứng kiến, kể lại thì cũng không thành tự sự đƣợc. Trong tác phẩm nghệ thuật, ngƣời nghệ sỹ còn sáng tác, hƣ cấu, chọn lựa các sự kiện cho riêng tác phẩm của mình. Vì thế mà mỗi nhà văn sẽ quan tâm tới một số loại sự kiện đặc thù, khác với nhà văn khác. Nhƣ vậy, tự sự không thể thiếu ngƣời chứng kiến, ngƣời kể chuyện và sự kể, hành vi kể. 12 Nhƣ vậy, có thể hiểu tự sự là hình thức trần thuật một hoặc nhiều hơn một sự kiện có thật hoặc hƣ cấu bằng phƣơng tiện ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ tự sự. Và theo Jonathan Culler, “Hình thức câu chuyện là một phƣơng thức chủ yếu giúp nhân loại hiểu đƣợc sự vật” [52;36]. Trong thực tế, tự sự cũng là một hình thức giao tiếp nhằm một mục đích hay một ý nghĩa nào đó. 1.1.2. Các yếu tố cơ bản của tự sự Một tác phẩm tự sự thông thƣờng phải bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ: Sự kiện, nhân vật, ngƣời kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. Yếu tố thứ nhất và cũng là yếu tố quan trọng nhất của văn bản tự sự là sự kiện. “Tự sự là trình bày một sự kiện hay một chuỗi các sự kiện có thực hay hƣ cấu bằng phƣơng tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự” (G. Genette). Một văn bản tự sự sẽ có ba đặc điểm là ngƣời kể, hành động tự và có sự kiện đƣợc kể ra. Sự kiện chính là nền tảng của tự sự, vì nó tạo nên chuyện. Nếu không có sự kiện thì sẽ không có tự sự. Tuy nhiên, ngƣời ta chƣa quan tâm đến cấu trúc ngữ nghĩa của sự kiện trong văn bản tự sự. Mãi đến cuối thế kỷ XX, lý thuyết tự sự đã chuyển sang nghiên cứu truyện kể với tính chất ký hiệu, ngôn ngữ của nó. Cuối cùng, từ 1970, IU. M. Lotman trong cuốn Cấu trúc văn bản nghệ thuật đã xác định sự kiện là cơ sở của truyện kể, là tiêu chí phân biệt văn bản có chuyện (cốt truyện) với văn bản không có chuyện (không có sự kiện). Và ông đã nêu khái niệm: “sự kiện trong văn học nhƣ là việc nhân vật di chuyển qua ranh giới của trƣờng nghĩa” [37; 243] trong tác phẩm. Bên cạnh sự kiện, một yếu tố không thể thiếu của tự sự chính là nhân vật. Từ xƣa, Aristote trong Nghệ thuật thơ ca chỉ coi trọng hành động, còn nhân vật chỉ là một yếu tố phụ thuộc vào hành động của bi kịch. Rồi nhà nghiên cứu Golden và Hardison trong công trình nghiên cứu của mình là Nghệ thuật thơ ca cũng viết: “Trong lý thuyết cổ đại, trọng tâm là hành động, 13 chứ không phải con ngƣời trong hành động” [1; 23]. Nhà nghiên cứu ngƣời Nga B. Tomashevski trong cuốn Lí luận văn học - Thi pháp học trong tiết “Nhân vật” cũng xem nhân vật nhƣ là yếu tố thứ yếu. Ông từng viết: “Thủ pháp thông thƣờng để nhóm và xâu chuỗi các motiv là đƣa ra nhân vật, những yếu tố mang sự sống của các motiv. Quy thuộc một motiv nào đó vào một nhân vật nhất định sẽ làm giảm sút chú ý của ngƣời đọc. Nhân vật là sợi chỉ hƣớng dẫn, cung cấp khả năng để hiểu mớ bòng bong của các motiv, là phƣơng tiện thích hợp để phân loại và sắp xếp trật tự của các motiv riêng lẻ. Mặt khác, có các thủ pháp giúp cho việc hiểu nhân vật và quan hệ của chúng. Nhân vật cần phải biết nhận ra, mặt khác nó cần phải thu hút sự chú ý nhiều hay ít”. Không những thế, ông còn viết thêm “Nhân vật không phải là thuộc tính tất yếu của câu chuyện”. Đến thế kỷ XIX, các nhà tiểu thuyết và phê bình đều xem nhân vật là một cá tính, một nhân cách, một thế giới có tính độc lập với câu chuyện. Câu chuyện chỉ nhằm mục đích là giúp phát lộ con ngƣời trong nhân vật. Chủ nghĩa nhân bản còn đòi hỏi xem con ngƣời nhƣ là thật, tức là nhân vật phải có máu thịt, có sự sống động hẳn hoi. Sau này, với việc phát hiện tính chức năng, tính vai trò của nhân vật trong tự sự có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó cho thấy: nhân vật là ngôn ngữ và là ký hiệu trong văn học; là phƣơng thức kết hợp của nhân vật trong việc tạo nên sự kiện và câu chuyện. Yếu tố thứ ba chính là người kể chuyện. Nếu hiểu theo nghĩa đen, ngƣời kể chuyện chính là ngƣời kể (câu chuyện) cho ngƣời đọc nghe. Ngƣời kể chuyện đƣợc coi là nhân vật trung tâm của tự sự. Vì toàn bộ văn bản tự sự đều là sản phẩm của danh nghĩa ngƣời kể chuyện. Khi ta đọc văn bản tự sự, ta thƣờng thấy có một lời kể, một giọng điệu, một tiếng nói cho ta biết có sự việc gì đã, đang hay sẽ xảy ra. Có ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, có cá tính, giới tính; có ngƣời chỉ nghe thấy tiếng mà không biết là ai. Có truyện chỉ có một ngƣời kể, có truyện lại có nhiều ngƣời kể thay thế nhau. Tuy nhiên, lại có 14 trƣờng hợp không thấy dấu hiệu của ngƣời kể mà dƣờng nhƣ “câu chuyện tự kể”. Rồi có ngƣời kể là thƣợng đế, có ngƣời kể là loài vật, lại có khi ngƣời kể là cái máy hoặc đồ vật,... tất cả đều mang tính nhân hóa trong điểm nhìn, trong giọng điệu. Ngƣời kể chuyện không chỉ có tiếng nói mà còn có cả cái nhìn. Nhà nghiên cứu N. Tamarchenco viết: “Ngƣời kể chuyện là chủ thể lời nói và là ngƣời đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học... Ngƣời kể chuyện đƣợc khách quan hóa và đƣợc tách biệt rõ rệt với tác giả cả về mặt không gian, lẫn bình diện tu từ mà cụ thể nó đƣợc gắn với một hoàn cảnh văn hóa - xã hội và ngôn ngữ cụ thể để từ vị thế ấy nó mô tả các nhân vật khác”. Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện nhƣ là một chủ thể trung tâm trong các chủ thể khác của tự sự, nhƣ tác giả hàm ẩn, ngƣời hàm ẩn, ngƣời nghe chuyện hay nhân vật. Trong quá trình sáng tác, nhà văn phải có sự chọn lựa góc nhìn, giọng điệu để từ đó chọn ngƣời kể chuyện cho thích hợp. Chức năng của ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự là một chức năng có nhiều tính chất, bao gồm tính kỹ thuật, giao tiếp, nghệ thuật, thực hiện quy ƣớc sáng tác của nhà văn. Ngƣời kể chuyện có các chức năng nhƣ chức năng kỹ thuật bao gồm cả kể, tả và mở, kết; chức năng giao tiếp; chức năng nghệ thuật; chức năng quy thuộc. Yếu tố thứ tƣ của văn bản tự sự chính là điểm nhìn trần thuật. Đây là yếu tố cơ bản nhất tạo nên phƣơng thức trần thuật của tác phẩm. Tự sự cần phải có ngƣời kể chuyện hay ngƣời chứng kiến sự việc xảy ra, điểm nhìn trần thuật của ngƣời ấy thể hiện tập trung cách kể chuyện của tự sự. Chúng ta cần hiểu rằng: điểm nhìn không chỉ là vị trí ngƣời kể nhìn sự vật mà còn là cách quan sát, tri nhận nhƣ thế nào; cách cảm thấy sự vật bằng kinh nghiệm của mình kể cả biểu đạt, từ đó mà thể hiện phạm vi ý thức của chủ thể đối với sự vật. Thực tế, câu chuyện vốn là một hành động có tính nhân quả, nó là một khách thể vì thế không có một điểm nhìn nào. Thế nhƣng khi câu chuyện đƣợc kể ra, ngƣời kể chuyện với tƣ cách là một chủ thể, sẽ có điều kiện để
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng