Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tự sự về đô thị trong tiểu thuyết phồn hoa của kim vũ trừng...

Tài liệu Tự sự về đô thị trong tiểu thuyết phồn hoa của kim vũ trừng

.PDF
98
1
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VŨ THỊ NHƯ HOA TỰ SỰ VỀ ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT PHỒN HOA CỦA KIM VŨ TRỪNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VŨ THỊ NHƯ HOA TỰ SỰ VỀ ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT PHỒN HOA CỦA KIM VŨ TRỪNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số:8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Hiểu Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Phú Thọ, tháng 6 năm 2021 Tác giả luận văn ii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới quý thầy cô, phòng đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn. Đặc biệt cảm ơn thầy cô đã dùng với vốn tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập ở khoa. Em xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Văn Hiểu ngƣời trực tiếp đã chỉ bảo và hƣớng dẫn em rất tận tâm để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cảm ơn Thầy đã luôn theo sát, nhắc nhở và góp ý kịp thời cho em trong quá trình làm luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những ngƣời đã luôn giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian làm luận văn. Do kiến thức và trình độ còn hạn chế, trong quá trình làm luận văn, khó tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em học thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm các bài nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Ngƣời thực hiện Vũ Thị Nhƣ Hoa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii Phần I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 Phần II: NỘI DUNG ......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TỰ SỰ VỀ ĐÔ THỊVÀ TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐÔ THỊ THƢỢNG HẢI .................................................................................................. 7 1.1. Tự sự về đô thị ........................................................................................... 7 1.1.1. Đô thị trong văn học................................................................................ 7 1.1.2. Phƣơng thức tự sự về đô thị .................................................................. 14 1.2. Tiểu thuyết viết về đô thị Thƣợng Hải và “Phồn hoa” của Kim Vũ Trừng . 17 1.2.1. Tiểu thuyết viết về đô thị Thƣợng Hải .................................................. 17 1.2.2. “Phồn hoa” của Kim Vũ Trừng trong bộ phận tiểu thuyết viết về Thƣợng Hải ..................................................................................................... 20 CHƢƠNG 2. ĐÔ THỊ THƢỢNG HẢI TRONG TIỂU THUYẾT “PHỒN HOA” CỦA KIM VŨ TRỪNG ...................................................................... 24 2.1 Đô thị Thƣợng Hải trong bão táp cách mạng............................................ 24 2.1.1 Cuộc sống đời thƣờng của những thị dân nhỏ bé .................................. 25 2.1.2. Những nạn nhân của đại cách mạng văn hóa ........................................ 30 2.2. Đô thị Thƣợng Hải trong nền kinh tế thị trƣờng ...................................... 36 2.2.1. Một Thƣợng Hải với những con ngƣời bị chi phối mạnh mẽ bởi quan hệ lợi ích vật chất ................................................................................................. 36 iv 2.2.2. Một Thƣợng Hải với những con ngƣời đầy nhục dục .......................... 39 2.3. Đô thị Thƣợng Hải trong kí ức và bản sắc văn hoá ................................. 43 2.3.1. Kiến trúc Thƣợng Hải ........................................................................... 45 2.3.2. Ẩm thực, trang phục Thƣợng Hải ......................................................... 48 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC TỰ SỰ VỀ ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT “PHỒN HOA” CỦA KIM VŨ TRỪNG ....................................... 52 3.1. Ngƣời kể chuyện thuyết thƣ và sự luân phiên ngƣời kể chuyện ............. 52 3.1.1. Ngƣời kể chuyện thuyết thƣ .................................................................. 52 3.1.2. Sự luân phiên ngƣời kể chuyện ............................................................. 54 3.2. Tổ chức đan xen các mảng không gian .................................................... 58 3.2.1. Đan xen giữa không gian quá khứ với không gian hiện tại .................. 59 3.2.2. Đan xen giữa không gian thực và không gian ảo.................................. 65 3.2.3. Đan xen giữa không gian riêng tƣ với không gian xã hội..................... 68 3.3. Phƣơng ngữ đối thoại, ngôn ngữ điện ảnh và khoảng trống trong văn bản ................................................................................................................... 70 3.3.1. Phƣơng ngữ đối thoại ............................................................................ 71 3.3.2. Ngôn ngữ điện ảnh ................................................................................ 73 3.3.3. Khoảng trống trong văn bản.................................................................. 76 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 1 Phần I: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tự sự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài ngƣời, nhƣ Roland Barthes từng nói: “Đã có bản thân lịch sử loài ngƣời, thì đã có tự sự” (câu nói quen thuộc ở phƣơng Tây “History is astory / L’Hi storie est unrécit”) [41; 12]. Nhƣng tự sự học với tƣ cách là một bộ môn khoa học độc lập thì phải đến khoảng giữa thế kỉ XX mới hình thành. Tự sự học nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút các nhà nghiên cứu, là “bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại” [41; 11]. 1.2. Văn học Trung Quốc là nền văn học phát triển lâu đời, có vị trí riêng trên bản đồ văn học thế giới với những tên tuổi lớn nhƣ Lí Bạch, Bạch Cƣ Dị, Lỗ Tấn, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Diêm Liên Khoa…Sự phát triển rực rỡ và nhiều thành tựu của văn học Trung Quốc có ảnh hƣởng không nhỏ đến nền văn học Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu văn học Trung Quốc, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về nền văn học có nhiều thành tựu này, đồng thời cũng có thể hiểu thêm về văn học dân tộc. 1.3. Đô thị là một trong những mảng đề tài lớn đƣợc các nhà văn Trung Quốc chú ý khai thác. Trong các thành phố ở Trung Quốc, Thƣợng Hải có một vị trí hết sức đặc biệt, cũng chính vì thế, tự sự về Thƣợng Hải có vị trí riêng trong văn học viết về đô thị ở Trung Quốc. Hàn Khánh Bang, Vƣơng An Ức, Kim Vũ Trừng là những cây bút nổi bật khi viết về đô thị Thƣợng Hải. Những nhà văn này có đóng của riêng trong mảng văn học viết về Thƣợng Hải. 1.4. Kim Vũ Trừng là nhà văn đã xác lập đƣợc một vị trí riêng trên văn đàn Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực tiểu thuyết viết về đô thị. Ông đã 2 thực sự tạo ấn tƣợng sâu sắc đối với giới phê bình văn học bằng việc liên tiếp cho ra đời những tác phẩm có giá trị nhƣ: Khinh hàn, Phương Đào, phồn hoa, Uyển, Hồi vọng…Ông đã liên tiếp giành đƣợc nhiều giải thƣởng văn học, nhƣ giải thƣởng Mao Thuẫn lần thứ 9 và giải thƣởng Thi Nại Am lần thứ 2. Những tác phẩm của Kim Vũ Trừng phần lớn là những trải nghiệm sâu sắc của một con ngƣời đã có sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất Thƣợng Hải. Nếu nhƣ Mạc Ngôn có vùng Cao Mật, Diêm Liên Khoa có núi Bá Lâu thì Kim Vũ Trừng có Thƣợng Hải. Nói tới mảnh đất đô thị này làm sao có thể không nhắc đến tác phẩm Phồn hoa– một bộ kỳ thƣ khổng lồ về Thƣợng Hải vàvăn học đô thịTrung Quốc nửa cuối thế kỉ XX. Chính vì vậy, ngƣời viết chọn “Tự sự vềđô thị trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nét đặc sắc trong tự sự về đô thị của tác phẩm này. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu tự sự học ởViệt Nam Mặc dù tự sự học đã phát triển từ khoảng giữa thế kỉ XX trên thế giới, nhƣng ở Việt Nam, mãi đến năm 2001, hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học mới đƣợc tổ chức (tổ chức tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội). Trong bài viết Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lƣợc những vấn đề tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon, Aritoste, Tz. Tododov, Genette… Qua đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của tự sự học. Cao Kim Lan trong bài viết Lí thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg đã dựa vào cuốn Bản chất của tự sự để giới thiệu về điểm nhìn nghệ thuật và sự chi phối của điểm nhìn trong truyện kể, vấn đề quyền năng của ngƣời kể chuyện với điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của ngƣời kể chuyện và điểm nhìn của ngƣời đọc…Tác giả Lê Phong Tuyết trong bài Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật đã giới thiệu về Genette và lí thuyết của ông một cách hệ thống với những khái niệm liên quan đến trần thuật. Trong đó, tác giả tập 3 trung làm rõ hai vấn đề mới mẻ với giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam là tình huống trần thuật và ngƣời nghe chuyện. Một trong những công trình có ý nghĩa lớn với việc giới thiệu lí thuyết tự sự vào Việt Nam đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử [41] do Trần Đình Sử chủ biên. Trong chuyên luận này, ông đã hệ thống các vấn đề cơ bản của tự sự học kinh điển và hậu kinh điển. Sau thi pháp học do Trần Đình Sử giới thiệu và nghiên cứu, Tự sự học đã trở thành lí thuyết đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Tính đến nay, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu các hiện tƣợng văn học cụ thể dƣới góc độ tự sự học, chẳng hạn nhƣ, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nam Cao, Luận văn thạc sỹ Văn học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nộicủa Trần Thị Xuyến (2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội của Đỗ Phƣơng Thảo (2007), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng của Nguyễn Thị Mai Chanh (viện văn học,2010), Tự sự kiểu Mạc Ngôn (Nxb Văn học, 2018) của Nguyễn Thị Tịnh Thy….Các công trình nghiên cứu này, đều xuất phát từ lí thuyết tự sự nhƣ ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu để chỉ ra cấu trúc độc đáo trong tiểu thuyết của Nam Cao, sự kết hợp linh hoạt các hình thức tự sự, gia tăng hợp lí các điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, Lỗ Tấn truyện ngắn của Lỗ Tấn, hay là sự đi sâu phân tích, luận chứng, so sánh và kiến giải nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết từ đặc trƣng sáng tác, tƣ duy thẩm mĩ, soi chiếu từ lí thuyết tự sự truyền thống Trung Quốc cùng tự sự hiện đại, hậu hiện đại phƣơng Tây trong tự sự kiểu Mạc Ngôn của Tịnh Thi… 2.2. Nghiên cứu về tiểu thuyết “Phồn hoa” Tác phẩm Phồn hoa của Kim Vũ Trừng đƣợc xuất bản ở Việt Nam năm 2020 do Nguyễn Thị Minh Thƣơng dịch. Dịch giả Nguyễn Minh Thƣơng trong Lời giới thiệu của tiểu thuyết đã trích những lời đánh giá rất cao về tác 4 phẩm này, nhƣ: “Nói đến tự sự Thƣợng Hải, từ khi thịnh hành tiểu thuyết bạch thoại, đến khi Phồn hoa ra đời, không thể không nhắc đến bốn nhà văn, liệt kê theo thời gian, đó là: Hàn Băng Khánh, Trƣơng Ái Linh, Vƣơng An Ức, Kim Vũ Trừng” của Vƣơng Xuân Lâm - thành viên Ban giám khảo Giải thưởng văn học Mao Thuẫn; Phồn hoa mang vẻ đẹp của “màn sƣơng mù dày đặc trên sông Tô Châu vào lúc cuối thu, giống nhƣ một giấc mộng u ám, chỉ có thể cảm, không thể chạm” của Hoàng Bình - giáo sƣ của Đại học Hoa Đông. Đỗ Văn Hiểu trong bài viết Giới thiệu tiểu thuyết “Phồn hoa” của Kim Vũ Trừng (Trung Quốc) đã nhắc đến những vấn đề sau: Kim Vũ Trừng dùng ngôn ngữ Thƣợng Hải để viết về cuộc sống của con ngƣời thành phố Thƣợng Hải. Phồn hoa có phong cách ngôn ngữ và phƣơng thức tự sự vô cùng đặc biệt, tác phẩm biểu hiện mối quan hệ giữa con ngƣời và đô thị Thƣợng Hải, đề cập đến nhiều giai tầng thị dân Thƣợng Hải. Thụy Oanh trong bài Bản nhạc buồn của thành phố phồn hoa đã viết: “Tiểu thuyết "Phồn hoa" không chỉ đƣợc viết bằng sự tinh tế của nhà văn. Sâu thẳm trong từng câu chữ là những rung cảm của một tâm hồn thiết tha với Thƣợng Hải (Trung Quốc)”, Tác giả đã khẳng định, Phồn hoa là cuốn tiểu thuyết đồ sộ. Bởi chỉ với ba nhân vật chính, Kim Vũ Trừng đã phát triển ra nhiều nhánh truyện phụ đan xen, với hàng chục câu chuyện lớn nhỏ, cùng hơn một trăm con ngƣời. Mỗi chi tiết nhỏ trong tác phẩm đều chứa đựng hơi thở, phong vị và nhịp điệu riêng có của chốn đô thành này. Bởi thế, “Paris của phƣơng Đông” hiện lên trong tác phẩm vừa diễm lệ xa hoa, vừa bi ai tủi nhục, vừa phóng túng bất cần, vừa luyến lƣu trì níu” Nhìn chung, từ khi xuất bản đến nay, nghiên cứu về tiểu thuyết Phồn hoa ở Việt Nam chƣa nhiều, có lẽ một phần vì đây là tiểu thuyết đầu tiên của Kim Vũ Trừng đƣợc dịch ra tiếng Việt, và cũng có lẽ bởi tiểu thuyết này thuộc diện tiểu thuyết kén độc giả. Mặc dù nghiên cứu về Phồn hoa chƣa nhiều, nhƣng những bài viết ít ỏi đó cũng đã gợi ý cho tôi rất nhiều trong quá 5 trình triển khai đề tài này. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, ngƣời viết thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khái quát về tự sự về đô thị và vị trí của tiểu thuyết Phồn hoa trong mảng văn học viết về Thƣợng Hải ở Trung Quốc. - Phân tích “câu chuyện”và nghệ thuật tự sự về đô thị Thƣợng Hải trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn lànghệ thuật tự sự về đô thị trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng do Minh Thƣơng chuyển ngữ, Nxb Hội Nhà văn xuất bản năm 2020, 590 trang. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngƣời viết sử dụng triệt để phƣơng pháp nghiên cứu của tự sự học, sử dụng các phạm trù của tự sự học để nghiên cứu tự sự về đô thị trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng. Cụ thể là ngƣời viết sử dụng phạm trù “câu chuyện” trong tự sự học (dựa theo lí thuyết đƣợc trình bày trong cuốn Tự sự học – lí thuyết và ứng dụng (Nxb Giáo dục, 2017) do Trần Đình Sử chủ biên để triển khai nghiên cứu “câu chuyện” của Thƣợng Hải trong chƣơng 2. Đô thị Thượng Hải trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng. Bên cạnh đó, ngƣời viết sử dụng phạm trù Ngƣời kể chuyện, kết cấu không gian nghệ thuật, ngôn ngữ giọng điệu để nghiên cứu phƣơng thức tự sự về đô thị trong Phồn hoa. Bên cạnh đó, ngƣời viết sử dung phƣơng pháp lịch sử để nghiên cứu đô thị Thƣợng Hải trong những thời điểm lịch sử khác nhau, đặt Phồn hoa trong lịch sử tiểu thuyết viết về đô thị Thƣợng Hải ở Trung Quốc. 6 Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng các thao tác phổ biến khác nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Tự sự về đô thị và tiểu thuyết viết về đô thị Thƣợng Hải ở Trung Quốc Chƣơng 2:Đô thị Thƣợng Hải trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng Chƣơng 3: Phƣơng thức tự sự về đô thị Thƣợng Hải trong tiểu thuyết Phồn hoa của Kim Vũ Trừng 7 Phần II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỰ SỰ VỀ ĐÔ THỊ VÀ TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐÔ THỊ THƢỢNG HẢI 1.1. Tự sự về đô thị 1.1.1. Đô thị trong văn học Trong nhiều năm gần đây, văn học đô thị thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình, học viên, sinh viên và cả bạn đọc ngoài và trong nƣớc. Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều luận văn thạc sĩ, đã lấy văn học đô thị làm đối tƣợng nghiên cứu. Vì thế “Văn học đô thị” không còn là một khái niệm xa lạ đối với các nhà nghiên cứu. Đô thị nhƣ là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của của mỗi thời đại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Có quốc gia nào mà không có đô thị? Có đô thị nào mà không phải là biểu tƣợng lịch sử, văn hóa, kiến trúc của quốc gia đó? Có ai sinh ra khi biết đến đô thị mà không từng khao khát, ƣớc mơ về cuộc sống đô thị? Khi nói đến đô thị có ngƣời đã ví nó nhƣ một thứ bùa ngải mà ai cũng có thể bị hấp dẫn nhƣng đồng thời cũng ẩn chứa rất nhiều mối đe dọa. Đô thị không còn là một khái niệm để chỉ về một vùng cƣ trú, sinh hoạt của con ngƣời theo nghĩa đơn thuần mà đã trở thành một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Theo chúng tôi tìm hiểu đƣợc thì đô thị đƣợc hình thành trên thế giới cách đây hàng ngàn năm. Trong lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới chƣa khi nào vắng bóng hình ảnh của đô thị, bắt đầu từ những thành phố cổ Jerusalem (Isarel) hay Athens (Hy Lạp), sau đó là sự xuất hiện của các đô thị lớn trên thế giới nhƣ Paris (Pháp), Lôn Đôn (Anh), Beirerin (Đức), Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), Hà Nội (Việt Nam)…tất cả những biểu hiện của các đô thị ấy đã đƣợc các nhà văn đƣa vào trong tác phẩm văn học, khám phá và suy ngẫm về đô thị với một niềm say mê vô tận. Khái niệm đô thị trƣớc tiên là để phân biệt với một môi trƣờng sống 8 hoàn toàn khác biệt là nông thôn.Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “đô thị” đƣợc định nghĩa là “nơi dân cƣ đông đúc, là trung tâm thƣơng nghiệp và có thể cả công nghiệp; thành phổ hoặc thị trấn”. Nói nhƣ vậy thì đô thị là khu vực tập trung đông dân cƣ sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nƣớc hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng). Dƣới khía cạnh xã hội học, đô thị và nông thôn là hai khái niệm về mặt nội dung có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhau. Nếu các nhà xã hội học đã đƣa ra rất nhiều cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn nhƣ các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội thì trong văn học sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn lại càng khiến cho những ngƣời chƣa từng một lần nhìn thấy đô thị, chƣa đặt chân đến đô thị họ khao khát và ƣớc mơ. Trong suy nghĩ của nhiều ngƣời, đô thị chính là chốn phồn hoa, nơi đông đúc, nhộn nhịp. Đã córất nhiều ngƣời chọn cách rời bỏ vùng quê nghèo khó để đến với đô thị. Chấp nhận thay đổi các thói quen, lợi ích ở vùng quê để đổi lấy cuộc sống mới đô thị. Cuộc sống hào nhoáng với đầy đủ tiện nghi hiện đại với các hoạt động giải trí đã khiến nhiều ngƣời bị mê hoặc. Nhƣng không ai có thể biết đƣợc bên trong cái hào nhoáng ấy là những phức tạp và rắc rối trong cuộc sống hàng ngày, những ngột ngạt, tù túng, những giả tạo, sự xuống cấp của đạo đức đều đƣợc đô thị che đậy lại kín đáo và tài tình. Điều này đã đƣợc thể hiện chân thực và cũng đầy ám ảnh trong văn chƣơng. Nhiều nhà văn lớn trong và ngoài nƣớc đã dành trọn cuộc đời mình chỉ để viết về đô thị: Những người khốn khổ, Nhà thờ đức bà Pari là những tác phẩm kinh điển của Victor Huygo viết về thủ đô Pari thế kỉ XIX của nƣớc Pháp. Bản giao hƣởng của ánh sáng và bóng tối.Vừa khổ đau tận cùng vừa đẹp đẽ mẫu mực, vừa lãng mạn nhƣng cũng đầy tính hiện thực, Những người khốn khổ và nhà thờ đức bà Pari là một bức tranh đầy đủ về xã hội Pháp trong những năm 9 đầu thế kỷ XIX với những mảnh đời bất hạnh và nghiệt ngã nhƣ Jean Valjean, Fantine, vũ nữ Esmeralda xinh đẹp, thằng gù Quaimodo. Một Pari bị bóp nghẹt trong bầu không khí chuyên chế khắc nghiệt, bị chi phối bởi thần học, giáo lí, con ngƣời nhƣ sống trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ, họ quằn quại trong những trò nhơ bẩn, những đau khổ trái ngang, lại vừa nhem nhuốc bởi sự băng hoại đạo đức đã ăn sâu vào đến tận chân tƣờng của giáo đƣờng. Trong không khí u ám, đen tối đó của Pari, nhà văn đã xây dựng thành công những hình mẫu nghệ thuật là biểu tƣợng của lối sống cao thƣợng và tình thƣơng trọn vẹn, từ đó đề cao và lí tƣởng hóa tình yêu thƣơng của con ngƣời, thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tình yêu sẽ có thể cảm hóa đƣợc cái xấu, cái ác. Nếu muốn tìm kiếm một đô thị đa sắc màu thì không thể không nói tới Những màu khác trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kì của nhà văn Orhan Pamuk. Đó là vùng đất mỗi khi nhắc đến là khiến độc giả nhớ đến những trận động đất, cuộc hỏa hoạn và những tái thiết liên miên trong lịch sử. Ở đó, con ngƣời luôn phải chịu đựng sự rình rập của những cái chết bất ngờ, tính mạng con ngƣời trở nên mong manh, chấp chới và rẻ mạt. Nhƣng cũng chính vì lẽ đó, con ngƣời ở đây lại cảm nhận rõ hơn diện mạo của sự sống, họ trở nên trân quý sự sống của bản thân và sẵn sàng đấu tranh cho sự sống đáng quý ấy. Ở một diện mạo khác, Istanbul còn đƣợc hiện ra là một đô thị đặc biệt, nằm trung tâm trên con đƣơng giao thƣơng giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây, sự giao lƣu giữa hai nền văn hoá cũng khiến cuộc sống đô thị của Istanbul bị ảnh hƣởng bởi nhiều sắc thái văn hóa, lối sống khác nhau, hình thành nên một không gian đô thị đặc trƣng mà các tác phẩm khác về đô thị khác không thể có. Có đô thị thì ắt sẽ nảy sinh những vấn đề của đô thị, có những câu chuyện đô thị, con ngƣời đô thị, dục vọng đô thị, đó chính là tiền đề của văn chƣơng về đô thị. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội các nhà văn đã thực tế, chủ động, nắm bắt đƣợc những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, 10 đi sâu đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào thực tế bụi bặm của đời sống con ngƣời. Trong cái vỏ bọc đô thị ấy, văn hoá, đạo đúc, tinh thần của con ngƣời đang bị băng hoại dần và con ngƣời cũng dễ bị rơi vào sự hoài nghi và vỡ mộng. Trong các tác phẩm trong bộ Tấn trò đời của Honore Đe Banzac nhƣ Vỡ mộng, Miếng da lừa…. đô thị Pháp một lần nữa lại đƣợc soi chiếu, mô tả chân thực sự xa hoa giàu có nhƣng cũng vô tình, bạc bẽo đến mức ớn lạnh. Một đô thị trụy lạc, phóng đãng nửa đầu thế kỉ XIX hiện lên cực kì chân thực và sinh động.Trong Miếng da lừa, nhân vật Raphaen đơ Valangtanh lên Pari trọ học với thiện ý và hoài bão cao cả, nhƣng sau khi cảm nhận đƣợc sự lãnh đạm tàn nhẫn của mọi ngƣời với những việc làm có ý nghĩa cao đẹp của anh, Raphaen đã rơi vào khủng hoảng, cô đơn, tuyệt vọng. Tình cờ anh đƣợc một lão già buôn đồ cổ cho một miếng da lừa trên đó có dòng chữ "Nếu mi có ta mi sẽ có hết thảy, nhƣng đời mi sẽ thuộc về ta. Trời đã định thế. Hãy ƣớc đi, lời ƣớc của mi sẽ đƣợc toại, nhƣng hãy chỉnh lời ƣớc hẹn theo đời mi. Mỗi lần ƣớc ta sẽ co nhỏ lại nhƣ đời mi vậy. Muốn ta chăng? Cầm lấy Trời chuẩn y cho". Kể từ khi có miếng da lừa, Raphaen dù cố kiềm chế ƣớc muốn nhƣng vẫn không thoát khỏi tham vọng lạc thú và cuối cùng miếng da lừa co nhỏ lại, kết thúc cuộc đời anh. Nhà văn đã nhấn mạnh một quy luật khắc nghiệt của tạo hóa mà con ngƣời đô thị đƣơng thời đã vi phạm: đời sống của con ngƣời đã đƣợc sắp xếp trong phạm vi nhất định, biết sống theo quy luật thì đƣợc sống lâu. Kẻ nào lòng đầy tham vọng muốn sống trụy lạc trác táng sẽ mau chóng tàn lụi. Ba người lính Ngự lâm của Alexan Durma nổi tiếng với chủ đề tình yêu lãng mạn của giới quý tộc và những xung đột ngầm trong tranh đoạt quyền lực của các phe phái chính giới phong kiến Pháp. Thông qua cuộc gặp gỡ, đối đầu của d'Artagnan và ba ngƣời lính ngự lâm Aramis, Porthos, Athos, với bên kia là Hồng y giáo chủ Richelieu, Milady, quận công Buckingham…Cuộc sống đô thị ở Anh hay Pháp thì đều có những điểm rất giống nhau. Những cái 11 cao thƣợng, nghĩa hiệp của giới quý tộc luôn đồng hành cùng những giả dối, lừa lọc, tham lam, thủ đoạn, âm mƣu thâm độc. Một bên là những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, một bên lại sự phá vỡ những chuẩn mực tốt đẹp đó. Các nhà văn đã cho độc giả thấy đƣợc bộ mặt của xã hội tƣ sản thị dân tự do, dân chủ và đổi mới, thực dụng. Đô thị khi đƣợc xây dựng qua lăng kính văn học còn đƣợc hiện ra với những mặt trái của xã hội. Càng xa hoa, lộng lẫy, nhiều thú vui thì lại càng khiến con ngƣời dễ bị đánh mất mình. Phế đô của Giả Bình Ao đã cho chúng ta thấy ở chốn kinh kỳ hƣng thịnh khi xƣa, là trung tâm kinh tế và văn hóa của Trung Hoa trung đại, mặc dù đã bị lãng quên một thời gian dài và cho đến khi nền kinh tế thị trƣờng ùa vào, làm thay đổi đời sống kinh tế và xã hội của mọi thứ dân nơi đây, nhƣng dƣờng nhƣ chƣa hề làm biến đổi đƣợc cái máu háo danh của quân tử Tàu từ thời cổ đại. Với một bút pháp giản dị đến lạnh lùng, nhƣng rất tinh tế, Giả Bình Ao đã đem đến cho chúng ta những trận cƣời đầy nƣớc mắt, cùng những suy ngẫm về thế thái nhân tình, những con ngƣờichết vì danh. Ngƣời hết lòng vì chồng nhƣ Ngƣu Nguyệt Thanh cuối cùng cũng phải bỏ nhà về quê ngoại vì không muốn nhìn thấy cảnh chồng mình và Uyển Nhi thậm thụt với nhau làm mất thể diện, thanh danh của gia đình đã một thời nổi tiếng là văn nhân. Cảnh Tuyết Ấm theo kiện Chu Mẫn và Trang Chi Điệp đến cùng vì cái danh của bà hiện tại không muốn bị ai bôi nhọ dù cho mối tình ấy trƣớc đây có thật. Tổng biên tập Chung Duy Hiền vì cuốn sổ đỏ xác nhận cái danh văn sĩ của mình mà bất đắc kỳ tử. Nhà thƣ pháp Cung Tịnh Nguyên sợ rằng hơn một nửa số tranh chữ ông vẽ và sƣu tập trong suốt bao năm trời bị thằng con trai lấy cắp đem bán cho kẻ vô danh tiểu tốt nào đấy, để lấy tiền hút thuốc phiện, cuối cùng cũng lăn đùng ra mà chết. Vợ của giám đốc Hoàng chết dù không có ý định tự tử. Giống nhƣ cách mẹ Cám đã đem mắm cô Tấm ra thết đãi Hoàng tử trong truyện Tấm Cám của Việt Nam, nồi lẩu là một chi tiết đắt giá trong tác phẩm, đƣợc Ngƣu Nguyệt Thanh nấu bằng 12 chính con chim bồ câu đƣa thƣ của Trang Chi Điệp mua tặng ngƣời tình Đƣờng Uyển Nhi. Cách thết đãi của Ngƣu Nguyệt Thanh là đỉnh điểm của một cách trả thù vì danh rất thâm thúy và cay độc theo kiểu Trung Quốc nói riêng và phƣơng Đông nói chung. Cùng với cái chết của Chung Duy Hiền, bức thƣ của Uyển Nhi gửi cho Trang Chi Điệp qua con chim bồ câu mà Liễu Nguyệt đọc đƣợc, hành động lấy que sắt nung đỏ dí vào âm hộ Đƣờng Uyển Nhi của ngƣời chồng cũ ở Đồng Quan có lẽ chỉ có ở Trung Quốc và một số nƣớc phƣơng Đông ngƣời ta mới làm nhƣ vậy. Uyển Nhi, Liễu Nguyệt, A Xán đều tự nguyện hiến mình cho Trang Chi Điệp, đến nỗi cuối cùng Uyển Nhi bị ngƣời chồng cũ trói lại bắt về Đồng Quan đánh cho nát ngƣời và bị ngƣợc đãi về tình dục, A Xán thì trốn chạy, Liễu Nguyệt thì làm vợ của một anh thọt…, xét cho cùng cũng đều vì cái danh. Và chính Trang Chi Điệp, kẻ có danh nhất ở thành phố Tây Kinh này kết thúc đời mình bằng cái chết ở nhà ga cũng chỉ vì cái danh của tôi lớn đến mức nó đã ăn thịt hết tất thảy mọi người ở thành phố này và cuối cùng nó quay ra ăn thịt chính bản thân người mang nó, nhƣ chính Trang Chi Điệp đã từng thú nhận nhƣ vậy ở cuối sách. Tất cả những chi tiết đó là biểu hiện của một kết cục tất yếu tấn bi kịch của tầng lớp trí thức Trung Quốc đƣơng đại. Đó cũng chính là ý nghĩa xã hội rộng lớn và sâu sắc mà Phế đô đã đạt đƣợc. Phế đô thật sự là tiếng chuông cảnh báo đối với những ai đang cố tình nhắm mắt chạy theo cái danh mà Giả Bình Ao muốn gửi đến tất cả chúng ta qua tác phẩm của mình. Mỗi nhân vật, đều có số phận, tính cách rất riêng không ai giống ai. Đằng sau những câu chuyện của những con ngƣời ấy, Giả Bình Ao đã đặt ra và lý giải rất thấu đáo và tài tình một vấn đề thật sự nghiêm túc không chỉ về khía cạnh lối sống cá nhân của giới trí thức Trung Quốc đƣơng đại, mà còn cả về khía cạnh nhân sinh và xã hội. Đó là vấn đề thành danh và thành công. Không phải bất cứ ai, ở đâu và lúc nào ngƣời ta thành danh là đã thành công và trong thực tế cuộc sống nhiều khi lại hoàn toàn trái 13 ngƣợc. Kẻ nào đùa giỡn với cái danh của mình hoặc là dùng cái danh để mƣu lợi một cách quá đáng thì trƣớc sau ắt phải trả giá là lẽ đƣơng nhiên. Nhƣng những kẻ cố tình lợi dụng danh tiếng hoặc mạo danh ngƣời khác cũng không thể nào trốn khỏi sự trừng phạt của số phận. Và quan trọng hơn là nhiều khi vì cái danh mà ngƣời ta có thể đánh mất mình và làm đảo lộn cả một trật tự xã hội vốn rất nền nếp và quy củ nhƣ Trung Quốc. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lại là một tác phẩm của sự phi lí và mâu thuẫn. Nhƣng chỉ có những sự phi lí và mâu thuẫn đó, Vũ Trọng Phụng mới có đất dụng tài, lấy ngòi viết của mình rồi làm nổi bật lên sự thật của những điều phi lí đó.“Số đỏ làm cho người đọc cười theo nhiều kiểu. Cười vì cái sự hài hước trong văn của Vũ Trọng Phụng, cười cái sự tình nhố nhăng lộn xộn của gia đình cụ cố Hồng, hay cũng là cười mỉa, cười thẳng mặt cái chế độ phong kiến thối tha, chạy theo cái danh và đồng tiền”. Trong Số đỏ,Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên những tính cách khác ngƣời và chơi trội của một đại gia đình văn minh, có học thức qua tình huống gia đình có ngƣời chết. Nhà có tang, ai cũng buồn dầu, đau khổ, tất cả đều mang những gƣơng mặt ủ rũ nhƣng kì thực họ không hề đau khổ vì ngƣời thân đã mất mà mỗi ngƣời đều đang có những suy nghĩ, tính toán riêng. Điều đặc biệt là không chỉ những ngƣời đã có tuổi mà cả những thanh niên trẻ tuổi, những nhân vật nam mà thậm chí những nhân vật nữ nhƣ bà Phó Đoan, cô Tuyết hay cô Hoàng Hôn đều sở hữu tính nết hƣ hỏng, không nên có ở một ngƣời phụ nữ. Họ là những con ngƣời suy đồi đạo đức và thiếu mất nét đẹp thuần túy thƣờng thấy của ngƣời con gái Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, Số đỏ còn xây dựng những hình tƣợng nhân vật phụ cũng hết sức lố bịch. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng với trên áo khoe mẽ thật nhiều huy chƣơng đến những cô cậu Âu hóa đang cƣời tình với nhau, ghen tuông nhau, bình phẩm nhau. Có lẽ, đây chính là hình tƣợng chung đƣợc lấy cảm hứng từ hiện thực của xã hội thời ấy, những nguyên bản thối nát ở đời thực. Gia đình cụ cố Hồng chính là bức tranh 14 thu nhỏ về đô thị Việt Nam thời kì 1930-1945, giai đoạn giao thời đầy lố lăng và ô uế. Nhƣ vậy, mỗi một quốc gia, mỗi một đô thị qua lắng kính văn học lại hiện ra với những đƣờng nét, biểu hiện riêng. Qua đó, độc giả có thể khám phá, chiêm ngƣỡng, mộ ái thêm rất nhiều những vùng đô thị trên thế giới dù chƣa một lần đặt chân đến. 1.1.2 Phương thức tự sự về đô thị Viết về đô thị, các nhà văn vẫn sử vẫn dụng các phƣơng thức tự sự phổ biến nhƣ ngƣời kể chuyện, tổ chức không gian, thời gian, giọng điệu, nhịp điệu trần thuật…Thông qua các phƣơng thức tự sự này, đô thị trong văn học không đơn giản là sự phản ánh đô thị có thực ngoài đời, mà là một đô thị đƣợc kiến tạo. Cũng chính vì thế mà cùng là Thƣợng Hải, nhƣng Thƣợng Hải trong tiểu thuyết của Vƣơng An Ức khác với Thƣợng Hải trong tiểu thuyết của Kim Vũ Trừng. 1.1.2.1. Người kể chuyện Ngƣời kể chuyện là một phƣơng diện quan trọng của lí thuyết tự sự, là phƣơng thức tự sự quan trọng trong tác phẩm tự sự. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngƣời kể chuyện là “hình tƣợng ƣớc lệ về ngƣời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [7; 191]. Nhƣ vậy, ngƣời kể chuyện là hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt và tất yếu trong một tác phẩm tự sự. Ngƣời kể chuyện có mối quan hệ đặc biệt với tác giả nhƣng không đồng nhất với tác giả. Tác giả là chủ thể sáng tạo, ở bên ngoài tác phẩm, là ngƣời thật có tên, tuổi, tiểu sử còn ngƣời kể chuyện tồn tại trong thế giới hƣ cấu và tƣởng tƣợng, là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt ngƣời đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn bày tỏ quan điểm về con ngƣời, cuộc đời. Nhƣ vậy, tác giả có trách nhiệm về tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo ra, còn ngƣời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng