Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh t...

Tài liệu Tự sự về nông thôn trong mảnh đất lắm người ma của nguyễn khắc trường và “đinh trang mộng” của diêm liên khoa

.PDF
120
1
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐỖ THỊ HẠNH TỰ SỰ VỀ NÔNG THÔN TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ ĐINH TRANG MỘNG CỦA DIÊM LIÊN KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐỖ THỊ HẠNH TỰ SỰ VỀ NÔNG THÔN TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ ĐINH TRANG MỘNG CỦA DIÊM LIÊN KHOA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thương Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Tự sự về nông thôn trong “Mảnh đất lắm người ma” của Nguyễn Khắc Trường và “Đinh Trang mộng” của Diêm Liên Khoa là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Những tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã đƣợc công bố trƣớc đó. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Phú Thọ, tháng 07 năm 2021 Học viên Đỗ Thị Hạnh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể thầy cô Khoa Khoa học xã hội & Văn hóa du lịch; các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học K4 - Lý luận văn học, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng; Ban giám hiệu Trƣờng THPT Ngô Gia Tự - Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thiện công trình này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình cùng các đồng nghiệp, đồng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Phú Thọ, tháng 07 năm 2021 Học viên Đỗ Thị Hạnh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 9 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9 1.5. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 9 1.6. Đóng góp của luận văn............................................................................. 10 1.7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ TỰ SỰ HỌC ............................................... 12 VÀ VẤN ĐỀ NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC ........................................ 12 1.2. Khái lƣợc về vấn đề nông thôn trong văn học ......................................... 19 CHƢƠNG 2: BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG ................................... 29 MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƢỜNG VÀ ĐINH TRANG MỘNG CỦA DIÊM LIÊN KHOA .................................. 29 2.1. Nông thôn trong các bi kịch tồn sinh khắc nghiệt ................................... 29 2.2. Nông thôn với vấn đề tha hoá đạo đức .................................................... 48 2.3. Nông thôn với vấn đề môi trƣờng sinh thái ............................................. 64 2.4. Nông thôn với những hủ tục lạc hậu ........................................................ 72 3.1. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 82 3.2. Không gian nghệ thuật ............................................................................. 87 3.3. Bút pháp kì ảo .......................................................................................... 92 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 108 THƢ MỤC THAM KHẢO ........................................................................... 111 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1. Nông thôn có thể xem là một thực thể văn hóa yếu thế/bị tổn thƣơng trong thời kì đô thị hóa, toàn cầu hóa. Đứng trƣớc “cơn địa chấn” đất đai, tiền bạc, quyền lực, nông thôn “oằn mình” chống đỡ để thích nghi và giữ gìn các giá trị bền vững. Bên cạnh đề tài chiến tranh hay thành thị thì đề tài nông thôn đƣợc coi là một mảnh đất trù phú, có sức hút to lớn đối với nhiều văn nghệ sĩ. Trên con đƣờng hiện đại hóa, nông thôn đã có những khởi sắc và cả sự bất ổn. Ngƣời nông dân không còn thuần túy làm nông nghiệp và sống ở nông thôn nhƣ giai đoạn trƣớc. Nhiều ngƣời thất nghiệp ngay chính trên mảnh đất mà mình đã đƣợc sinh ra. Nhiều ngƣời rơi vào bi kịch thƣơng tâm do vô tình hoặc do nhận thức,… cùng bao hệ lụy khác. Đó cũng chính là những trăn trở, băn khoăn của các nhà văn về một vùng đất tƣởng nhƣ chỉ có sự tĩnh lặng và yên bình, trong đó có Nguyễn Khắc Trƣờng với Mảnh đất ắm người nhiều ma và Diêm Liên Khoa với Đinh Trang mộng. Hai tác phẩm đã gieo vào lòng ngƣời đọc những băn khoăn, trăn trở về số phận ngƣời nông dân trƣớc sự biến chuyển đầy phức tạp của thực tiễn đời sống. 1.1.2. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Nguyễn Khắc Trƣờng đƣợc biết đến là nhà văn quân đội của quân chủng Phòng không - Không quân từ năm 1965. Một trong những tác phẩm để lại dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp viết văn của Nguyễn Khắc Trƣờng chính là Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác phẩm chứa đựng vốn kiến thức sâu sắc về nông thôn Việt Nam này đã vinh dự đƣợc nhận giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam. Bằng tấm lòng trân quý ngƣời nông dân, Nguyễn Khắc Trƣờng miêu tả tình cảnh của nông thôn và số phận của ngƣời nông dân một cách chân thực. Ở đó, cái ác, cái xấu có mặt khắp nơi, thả sức hoành hoành và nhiều ngƣời hành động nhƣ những kẻ cuồng tín. Sự ấu trĩ trong nhận thức, sự hạn hẹp về tầm nhìn của một số cán bộ có chức có quyền đã khiến biết bao 2 gia đình tan nát, bao số phận dang dở. Nhìn chung, Nguyễn Khắc Trƣờng đã dựng lại bi kịch của một thời, nhƣng thông qua đó, chúng ta luôn hi vọng sẽ hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp, giàu tính nhân bản hơn. Diêm Liên Khoa là một trong những nhà văn đƣơng đại tiêu biểu Trung Quốc với những tác phẩm xuất sắc nhƣ Nhật quang ưu niên, Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn, Đinh Trang mộng, Tứ thư, … Tác phẩm của Diêm Liên Khoa không chỉ có tầm giá trị đối với riêng đất nƣớc Trung Quốc, con ngƣời Trung Quốc mà còn đối với nhân loại nói chung. Tiểu thuyết chính là mảng thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Khi nghiên cứu về tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa, đề tài nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu nhƣ đối với Diêm Liên Khoa, nó là kim chỉ nam trong sáng tác, là đặc điểm để khu biệt, sáng tạo và nỗ lực của Diêm Liên Khoa thì đối với ngƣời đọc, khai thác chủ đề nông thôn sẽ là bản đồ để giải mã, khám phá những bí ẩn trong địa hạt sáng tạo của ông. Đó cũng chính là lí do mà Diêm Liên Khoa cùng với những tác phẩm của mình đã chinh phục đƣợc nhiều giải thƣởng văn học danh giá của cả Trung Quốc và thế giới. Diêm Liên Khoa thực sự trở thành cây bút nổi bật trên văn đàn với các tác phẩm miêu tả sự đau khổ của ngƣời nông dân, sự can đảm và dũng khí của họ khi chiến đấu với hoàn cảnh sống. 1.1.3. Roland Barthes từng nói: “Đã có bản thân ịch sử oài người, thì đã có tự sự” (“History is astory / L’Hi storie est unrécit”). Cùng với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài ngƣời thì không thể không nhắc đến tự sự học. Lĩnh vực học thuật này đƣợc quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu rõ rệt nhất là vào khoảng thế kỷ XX. Đối với Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã sớm tiếp nhận và phát huy rất hiệu quả khi vận dụng lý thuyết tự sự để làm cơ sở khám phá các tác phẩm văn học. Hơn nữa, tự sự học có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu. Nó không đơn thuần là nghiên cứu các thể loại tự sự văn học mà còn nghiên cứu những lĩnh vực phi văn học nhƣ điện ảnh, nghệ thuật thị giác… Miieke Bal cho rằng, tất cả các khách thể văn hoá (bộ luật, tranh ảnh, 3 tƣ liệu lịch sử…) đều ít nhiều có liên quan đến tự sự. Với tất cả ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài mang tên Tự sự về nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa với mong muốn góp phần lý giải đƣợc thành công của hai tác phẩm. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu về “Mảnh đất ắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường Cho đến nay, xoay quanh Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng đã có nhiều bài viết nghiên cứu, phê bình, nhiều ý kiến thảo luận. Tiêu biểu là cuộc thảo luận do báo Văn Nghệ tổ chức ngày 25 - 01 1991, sau đó đƣợc tập trung in trên tờ báo Văn Nghệ số 11, ngày 16-03-1991, đã có rất nhiều ý kiến đáng chú ý: Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, nông thôn đƣợc Nguyễn Khắc Trƣờng nói đến là “nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động”, với “nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực”. Theo cách nhìn nhận của tác giả thì nông thôn “không cuộn ên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi ên từ những nguyên nhân bên trong, những chuyện àng xóm”. Giáo sƣ Phong Lê bằng kinh nghiệm quan sát khá tỉ mỉ và tinh tƣờng đã phát hiện ra cái gây đƣợc ấn tƣợng ở đây “ à các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó. Không chỉ à chất thơ, mà còn à bi kịch, và à những bi kịch gọi nhau. Không chỉ à những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn à đủ những dạng “dị dạng” bị đẩy ra hoặc bị vào những cuộc giao tranh quyết liệt đó”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã thể hiện sự trân trọng đối với tài năng của Nguyễn Khắc Trƣờng “ à tạo được một không khí riêng cho tác 4 phẩm, một không khí âm dương ẫn lộn, có nhân vật thật khó tách bạch đâu à phần quỷ, đâu à phần người”. Riêng Giáo sƣ Trần Đình Sử thì ông đã tỏ rõ sự thích thú, đam mê của mình khi đọc tiểu thuyết này, bởi ở đấy có sức lôi cuốn đặc biệt từ đầu đến cuối. Qua tác phẩm, Giáo sƣ đã nhận ra “một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay à ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”. Ông còn phát hiện ra tác giả khắc hoạ rất xuất sắc về ý thức dòng họ “như một hiện tượng chìm sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn”. Ngoài ra, tác phẩm còn nhận đƣợc sự quan tâm, đánh giá, nhận xét của các tác giả nhƣ Nguyễn Phan Hách, Ngô Thảo, Hồ Phƣơng, Thiếu Mai… Hầu hết các bài viết đều gặp gỡ nhau trong việc nhìn nhận về hiện thực biệt đặc là ý thức dòng họ. Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh vô hình, chi phối đến tất cả các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Và cũng vì nó mà con ngƣời khó có thể đƣợc sống theo những gì mà mình mong muốn. Tại cuộc hội thảo này, tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trƣờng đã có ý kiến giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quá trình ra đời của tác phẩm. Đó là “nhằm truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, sự tha hoá về đạo đức của nông thôn chúng ta… Tôi thấy, một trong những nguyên nhân sâu xa ấy à vấn đề dòng họ… Đây à cái nhân của mỗi một àng từ ngày khai thiên ập địa, từ thời mở đất, thường à mỗi dòng họ lập nên một àng”. Tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma còn nhận đƣợc ý kiến của một số cây bút trên một số bài báo, chuyên luận khác, tiêu biểu nhƣ: Trong “Đọc mảnh đất lắm người nhiều ma” (Tác phẩm mới, Hà Nội, số 8, tháng 8, 1991). Lê Thành Nghị đã nhận ra vấn đề bao quát của tác phẩm là “Vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn”. Theo ý kiến của tác giả, điều làm nên bộ mặt nông thôn hôm nay, cũng nhƣ từ ngàn xƣa là sự chi phối “khá triệt để về ý thức của các dòng họ”. Phải chăng chính điều này đã chi 5 phối hết thảy ý nghĩ, hành động của con ngƣời, ngay cả với ngƣời có vị trí cao nhất - Bí thƣ đảng uỷ Trịnh Bá Thủ thì mọi hành động của hắn đều bị xô lệch đi qua từ “trƣờng” ý thức dòng họ? Tác giả Hồng Diệu với Mảnh đất lắm người nhiều ma (Văn nghệ Quân đội, Hà Nội số 8, tháng 8, 1991) đã khẳng định rõ đây là một tác phẩm “nổi bật ên một dáng vẻ rất riêng trong những quyển sách viết về nông thôn ta dưới chế độ đổi mới”. Tác giả khẳng định, trong tiểu thuyết này không chỉ mang giọng điệu hài hƣớc mà còn có một giọng điệu khác “chìm ở tầng dưới, đó à giọng bi thảm”. Tác giả Ngọc Anh trong báo Giáo dục và thời đại, 27 – 5 - 1991 đã khẳng định rõ những thành công về mặt nghệ thuật của Nguyễn Khắc Trƣờng, đó là việc tác giả đã tỏ rõ sự vững vàng từ “việc dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ”. Tác giả Ngọc Anh đã phát hiện và nhấn mạnh tính chỉnh thể và kết cấu của tác phẩm “sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác”. Nhiều sự việc diễn ra mâu thuẫn, phức tạp nhƣng tác giả đã nhìn sâu vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ nhƣ “sự việc nó đúng phải xảy ra như thế”. Lê Nguyên Cẩn với Thế giới kỳ ảo trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường từ cái nhìn văn hoá (Tạp chí khoa học số 5, 2005, Trƣờng ĐHSP Hà Nội) thể hiện sự chuyên sâu trong tìm hiểu các vấn đề trong tác phẩm có gắn với cái nhìn văn hoá. Tác giả chỉ rõ, cái tạo ra giá trị của tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kỳ khó khăn mà đất nƣớc ta phải trải qua còn là “Thế giới kỳ ảo mà tác giả đã dụng công xây dựng với các yếu tố kỳ ảo rất đặc trưng, đó à môtíp cái chết đi iền với môtíp ma hiện hồn”. Ta nhận thấy văn hoá tâm linh đƣợc các thế lực trong làng triệt để lợi dụng. Hơn thế, tác giả bài viết cũng đã chỉ ra các biểu hiện khác nhau của văn hóa cũng lần lƣợt xuất hiện. Đó là “Văn hóa ịch sử”; “Văn hoá ẩm 6 thực”; “Văn hoá cưới xin, tang lễ”. Bài viết đã tiếp cận tác phẩm theo hƣớng văn hoá học đƣa đến những kiến giải độc đáo. 1.2.2. Các nghiên cứu về “Đinh Trang mộng” của Diêm Liên Khoa Diêm Liên Khoa là một trong những nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cũng là một vùng đất màu mỡ cho giới học thuật và nghiên cứu văn học. Xoay quanh các sáng tác của Diêm Liên Khoa, có thể kể đến một số nghiên cứu của những học giả Trung Quốc nhƣ Hùng Tu Vũ với “Diêm Liên Khoa và văn học đương đại Trung Quốc”; Trƣơng Thụy Kiệt với “Phong Nhã Tụng”- Sự o ắng về thân phận của phần tử trí thức nông thôn”; Thiệu Yên Quân với “Hoang đản hay à hoang đường, ộng ngôn hay à khinh nhờn?”; Trần Phúc Chí với “Sự hoang đường chân thực”... Năm 2014, Diêm Liên Khoa đƣợc nhận giải thƣởng văn học Kafka và cũng bắt đầu từ đây, ông đƣợc truyền thông và độc giả Trung Quốc đặc biệt chú ý. Nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn đã xuất hiện: 141 bài năm 2012; 189 bài năm 2013; riêng năm 2014 có tới 235 bài. Diêm Liên Khoa nổi lên với những đề tài sáng tác phong phú, nhiều thể loại, đặc biệt hơn cả là truyện và tiểu thuyết. Trong các nghiên cứu của giới học thuật Trung Quốc về Diêm Liên Khoa, phải kể đến bài nghiên cứu của nhà phê bình văn học Vƣơng Nghiêu: “Văn học sử của một cá nhân hay là xuất phát từ điểm mờ của lịch sử văn học”. Trong bài tiểu luận, nhà phê bình khẳng định tác phẩm của Diêm Liên Khoa “nhƣ là mắt xích quan trọng trong sự thay đổi trật tự văn học giữa thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây”, tập trung vào các vấn đề: “Xung đột giữa hiện thực và nội tâm”, “quan hệ giữa chính trị và mĩ học”, “siêu thể loại và siêu chủ nghĩa” trong sáng tác của Diêm Liên Khoa. Ở Việt Nam, Diêm Liên Khoa tuy vẫn còn là một tác giả tƣơng đối mới nhƣng đã nhanh chóng thu hút giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Hiện nay, số tác phẩm của Diêm Liên Khoa đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và xuất bản chƣa 7 nhiều, chủ yếu có thể kể đến những sáng tác đƣợc coi là nổi tiếng và xuất sắc nhất của ông nhƣ Người tình của phu nhân sư trưởng, Kiên ngạnh như thủy, Phong nhã tụng, Nàng Kim Liên ở trấn Tây Môn, Đinh Trang mộng và Tứ thư. Dù với số lƣợng tác phẩm đã đƣợc dịch chƣa đầy đủ so với sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông, nhƣng điều đó cũng không quá gây cản trở đối với những học giả có niềm yêu thích với văn học Trung Quốc nói chung và sáng tác của Diêm Liên Khoa nói riêng. Trong bài viết “Diêm Liên Khoa thắp ánh sáng từ bóng tối”, Nguyễn Thị Minh Thƣơng đã khẳng định rằng “tác phẩm của Diêm Liên Khoa thƣờng viết về mặt tối của xã hội, nhƣng lại hƣớng con ngƣời đến ánh sáng và nhân tính. Có thể nói, ông là ngƣời thắp lên ánh sáng từ bóng tối” (29/12/2018). Trong buổi tạo đàm “Khám phá tiểu thuyết với diễn giả là nhà văn – giáo sƣ Diêm Liên Khoa (Đại học nhân dân Trung Quốc) và giáo sƣ Vƣơng Nghiêu” (Đại học Tô Châu, Trung Quốc) diễn ra vào ngày 05/04/2019 tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, và buổi giao lƣu “Văn học Trung Quốc trong một thôn trang” tổ chức tại khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh ngày 8/4/2019. Độc giả Việt Nam đã có buổi giao lƣu và chia sẻ trực tiếp với nhà văn Diêm Liên Khoa, từ đó hiểu hơn về tƣ tƣởng và nghệ thuật sáng tác của ông. Diêm Liên Khoa đã giúp độc giả Việt Nam gợi lại hình ảnh thôn trang không chỉ tồn tại trong ông nhƣ một hoài niệm đẹp, một động lực lớn cho con đƣờng viết lách, mà còn là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho sáng tác, một kho tàng của những câu chuyện và kí ức sống động, nhức nhối và có khả năng khai mở những vấn đề tầm cỡ của đất nƣớc, dân tộc, thậm chí của nhân loại. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã bày tỏ quan điểm khi nghiên cứu Diêm Liên Khoa: “Diêm Liên Khoa: Từ quan niệm đến sự thực hành chủ nghĩa thần thực” đăng trên tạp chí nghiên cứu Văn học số 11 năm 2019. Ở đó, tác giả đã chỉ ra quá trình chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật của nhà 8 văn từ “hiện thực” đến “thần thực”; tiếp đến là “Kết cấu tự sự trong một số tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa” đăng trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên của Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên. Tác giả đã giới thiệu khái quát kết cấu tự sự trong sáng tác của Diêm Liên Khoa tạo nên “phong cách tự sự” mang đến sự độc đáo riêng của nhà văn. Ngoài ra, trong năm 2019, khi nghiên cứu Luận án Tiến sĩ văn học nƣớc ngoài “Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa”, Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã giới thiệu, nhận diện đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa so với những nhà văn trƣớc và đƣơng thời, qua đó chỉ ra những đóng góp của ông đối với văn học Trung Quốc hiện đại. Năm 2019, khi Đinh Trang mộng ra mắt độc giả trong nƣớc, tác phẩm cũng đƣợc đón nhận với nhiều bài viết khác nhau, xoay quanh chủ đề, đề tài hay hiện thực sáng tác của tác phẩm. Có thể kể đến các bài viết “Mộng mị và tình thế của sự làm ngƣời - Đọc Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa” của Nguyễn Đình Minh Khuê. Tiếp đến phải kể đến bài viết “Đinh Trang mộng nghẹt thở với vực thẳm nhân tính” đăng trên trên báo Thanh niên của Nguyễn Thị Trịnh Thy. Ở đó, bài viết cũng đã đề cập đến nội dung phản ánh đậm chất hiện thực bằng việc khai thác đề tài xã hội của nhà văn Diêm Liên Khoa… Ngoài ra, một số vấn đề trọng tâm trong sáng tác của Diêm Liên Khoa nhƣ vấn đề ngƣời trí thức, vấn đề tính dục, vấn đề hiện thực, nghịch dị,… cũng đƣợc khám phá. Có thể kể đến các công trình: “Vấn đề tính dục trong tiểu thuyết Kiên ngạnh nhƣ thủy của Diêm Liên Khoa” (Luận văn thạc sĩ của Lƣơng Thị Bích), “Nghịch dị trong tiểu thuyết Phong nhã tụng của Diêm Liên Khoa” (Nguyễn Thị Tịnh Thy); “Bi kịch của ngƣời tri thức trong tiểu thuyết Phong nhã tụng của Diêm Liên Khoa” của Trần Thị Việt Hà; “Bức tranh hiện thực trong Phong Nhã tụng của Diêm Liên Khoa” (2017),… Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề tự sự về nông thôn trong Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa, cũng chƣa có nghiên cứu nào đặt vấn đề so sánh tự sự về nông thôn trong Mảnh đất ắm người nhiều ma 9 của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. Nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc đã gợi ý cho chúng tôi khai thác sâu hơn đề tài này. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tự sự về nông thôn trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. Làm sáng tỏ lí thuyết tự sự học thông qua hai hiện tƣợng văn học tiêu biểu nói trên, qua đó chỉ ra những đóng góp của các nhà văn đối với đề tài nông thôn trong văn học. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tự sự về nông thôn trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát tự sự về nông thôn trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. 1.5. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên lí thuyết về thi pháp học, tự sự học, văn học so sánh đề tài sẽ làm rõ vấn đề nông thôn trong hai tác phẩm của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình tìm hiểu, phân tích và chứng minh, đề tài sẽ làm rõ sự độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa trong mảng đề tài này. Cùng với việc tham khảo nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau, đề tài sẽ thể hiện quan điểm riêng, mới mẻ dựa trên việc khảo sát, đối sánh hai tác phẩm. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 10 Phƣơng pháp nghiên cứu tự sự học: Để tìm hiểu vấn đề tự sự về nông thôn trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của tự sự học, tập trung vào các phạm trù cơ bản mà tự sự học chú trọng nghiên cứu nhƣ: Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật…. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề tự sự về nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa đƣợc thể hiện qua hai tác phẩm, phƣơng pháp này giúp chúng tôi nhìn sáng tác của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa nhƣ một hệ thống, từ đó thấy đƣợc những nét chính trong tự sự về nông thôn của các tác giả. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt để làm nổi bật các luận điểm và nhận định trong quá trình tìm hiểu vấn đề nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa. Phƣơng pháp so sánh: Để có cái nhìn sâu hơn, chúng tôi so sánh sáng tác của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa và các nhà văn khác cùng quan tâm đến vấn đề này, từ đó chỉ ra sự giống nhau và khác nhau khi tiếp cận và thể hiện vấn đề nông thôn. 1.6. Đóng góp của luận văn Hệ thống một số phạm trù lý thuyết tự sự học; làm rõ khả năng của lý thuyết này trong nghiên cứu hiện tƣợng cụ thể. Làm sáng tỏ đặc điểm của tự sự về nông thôn trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trƣờng và Diêm Liên Khoa. Bƣớc đầu thực hiện và phát triển hƣớng nghiên cứu tự sự học hậu kinh điển gắn với các hệ chủ đề nổi bật trong văn học. 1.7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính luận văn chúng tôi triển khai thành ba chƣơng: 11 Chƣơng 1: Khái lƣợc về tự sự học và vấn đề nông thôn trong văn học Chƣơng 2: Bức tranh nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. Chƣơng 3: Nghệ thuật tự sự về nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trƣờng và Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa. 12 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ TỰ SỰ HỌC VÀ VẤN ĐỀ NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC 1.1. Khái lƣợc về tự sự học 1.1.1. Khái niệm tự sự học Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) trong “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “tự sự à phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác à trữ tình và kịch, được dùng àm cơ sở để phân oại tác phẩm văn học” [19; 385]. Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học”, nhà nghiên cứu thuật ngữ văn học cho rằng: “Nét đặc thù của tự sự à vai trò tổ chức của trần thuật: nó thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã xảy ra và được nhớ ại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và dáng nét các nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những ời bàn uận” [1; 2]. Trong mỗi tác phẩm tự sự thì ngôn từ trần thuật và đối thoại, độc thoại (độc thoại nội tâm) của các nhân vật luôn tƣơng tác tự nhiên với nhau. Theo GS. Trần Đình Sử, tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan, hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc” [39; 11]. Đây là một vấn đề rộng và có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu văn học. Với tƣ cách là bộ môn khoa học, nó ra đời vào khoảng năm 1966 với bài viết “Phân tích cấu trúc của truyện kể in trên tờ báo Communications của Pháp”. Nhƣng phải đến năm 1969, thuật ngữ tự sự học mới đƣợc nói đến trong công trình “Ngữ pháp câu chuyện mƣời ngày của T.Todorov”. Từ đây, nó trở thành tên chính thức của ngành nghiên cứu tự sự từ trƣớc tới nay và trở thành ngành khoa học nghiên cứu có tính độc lập. Lí thuyết tự sự học đã đem 13 đến bộ công cụ hữu hiệu, ƣu việt giúp cho giới nghiên cứu có thể giải mã văn bản văn học. 1.1.2. Các thành tố của tự sự Theo “Lí luận văn học tập 2, Tác phẩm và thể loại văn học” (Trần Đình Sử chủ biên), Nxb ĐHSP, 2011, tự sự bao gồm nhiều thành tố, cụ thể: Thành tố đầu tiên không thể thiếu của tự sự chính là ngƣời kể chuyện hay còn gọi là ngƣời trần thuật. Nhà văn tạo ra ngƣời kể chuyện để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Ngƣời kể chuyện trong văn bản ẩn mình trong các dòng chữ; có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ ba hoặc thứ hai. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất xƣng tôi chứng kiến các sự kiện đứng ra kể, kể các nội dung không nằm ngoài phạm vi hiểu biết của một ngƣời và thƣờng gắn bó với quan điểm đánh giá riêng của cá nhân. So với ngôi kể thứ nhất, đây là ngôi kể tự do nhất. Ngôi kể thứ hai tƣơng đối ít gặp trong văn học, nó thƣờng đƣợc nhắc tới trong các tiểu thuyết nhƣ “Đổi thay” của Michel Butor, “Linh Sơn” của Cao Hành Kiện,… Ngôi kể thứ hai tạo ra một không gian gián cách, một cái tôi khác, một cái tôi đƣợc kể ra, chứ không phải là tự kể nhƣ ngôi thứ nhất. Ngƣời kể chỉ có thể kể đƣợc thông qua các điểm nhìn. Thể hiện vị trí ngƣời kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện đó chính là điểm nhìn. Tác phẩm tự sự có nhiều loại điểm nhìn, thƣờng đƣợc phân chia thành điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật. Nhân vật cũng là một thành tố quan trọng của tự sự. Đó là “hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”. Có nhiều kiểu loại hình nhân vật khác nhau nhƣ nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; nhân vật chính diện, nhân vật phản diện… Có thể kể đến 14 một số kiểu cấu trúc nhân vật trọng tâm là nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật ngụ ngôn. Trong các thành tố của tự sự, không thể thiếu sự kiện, cốt truyện. Sự kiện nói chung là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật, có thể làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó đối với mục đích ngƣời kể. Cốt truyện đƣợc tạo nên từ hệ thống sự kiện cụ thể, đƣợc tổ chức theo yêu cầu tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn, đây là bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Thành tố cốt truyện gắn liền với kết cấu. Vậy có thể hiểu kết cấu là “toàn bộ tổ chức sinh động và phức tạp của tác phẩm, phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra”. Ngôn ngữ, giọng điệu cũng là những thành tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Ngôn từ nghệ thuật dùng để sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật. Giọng điệu trong văn bản thể hiện thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Trong tác phẩm tự sự có hai loại giọng chủ yếu, đó là giọng nhân vật đối với thế giới và giọng của ngƣời kể chuyện đối với nhân vật, tùy theo đặc điểm tính cách, số phận nhân vật, ngƣời kể và các mối quan hệ đa dạng của chúng mà ta có giọng điệu đa dạng. Tác phẩm tự sự cũng bao gồm thành tố không – thời gian nghệ thuật. Thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Tác phẩm cần một lƣợng thời gian để mở ra trƣớc mắt ngƣời đọc. Tuy nhiên, thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật chất thực tại. Có nhiều loại thời gian: thời gian vũ trụ, bốn mùa, có thời gian lịch sử, có thời gian xã hội, thời gian tâm lý, đậm tính chủ quan; có thời gian thần thoại, thời gian vĩnh hằng, bất biến trong tâm tƣởng. 15 1.1.3. Tự sự học kinh điển và tự sự học hậu kinh điển Theo nghiên cứu mới nhất về tự sự học của GS. Trần Đình Sử trong cuốn sách “Tự sự học í thuyết và ứng dụng” [38, 28], tự sự học đã trải qua hai giai đoạn cơ bản là tự sự học kinh điển và tự sự học hậu kinh điển. Tự sự học kinh điển (đại diện tiêu biểu nhƣ R.Barthes,Tz.Todorov, G.Genette, F.Stanzel,... với các công trình chính: Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể, Ngữ pháp Câu chuyện mười ngày, Diễn ngôn truyện kể, Diễn ngôn mới về truyện kể,...) thƣờng đƣợc hiểu là tự sự học giai đoạn những năm 60 kéo dài đến khoảng những năm 80 của thế kỉ trƣớc. Tự sự học kinh điển tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện ở bƣớc phát triển thứ nhất. Trƣớc tiên phải kể đến vai trò to lớn của các nhà tự sự học từ chủ nghĩa hình thức Nga nhƣ: Shklovski đã tiến hành phân biệt tích truyện (fabula) với truyện kể (siuzhet); B.Tomashevski nghiên cứu đơn vị môtip và phân loại các loại môtip; đặc biệt là V.Propp nghiên cứu các chức năng và chuỗi các chức năng của hành động trong việc tạo thành tiến trình của truyện. Sau các nhà hình thức Nga là các nhà tự sự học của chủ nghĩa cấu trúc luận Pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc bề sâu và cấu trúc bề mặt của truyện kể. Mặc dù lấy truyện kể làm đối tƣợng nghiên cứu, song, các nhà tự sự học giai đoạn đầu chỉ quan tâm tới hành động, sự kiện mà bỏ qua việc nghiên cứu cách kể, nhân vật và ý nghĩa của truyện, đồng thời có phần lạm dụng thuật ngữ ngữ học. Vậy nên, có một số ý kiến cho rằng tự sự học cấu trúc đã rơi vào khủng hoảng, lỗi thời. Trong khi đó, hƣớng phát triển thứ hai của tự sự học kinh điển lại tập trung nghiên cứu diễn ngôn tự sự, tức là lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó: ngƣời kể, hành động kể, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu. Các nhà nghiên cứu chú ý đến trật tự thời gian, khoảng cách thời gian, tần suất kể với các thời thái, thể thức khác nhau. Năm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng