Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Văn hóa thái trong truyện ngắn của sa phong ba...

Tài liệu Văn hóa thái trong truyện ngắn của sa phong ba

.PDF
98
1
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG NGUYỄN THỊ LỆ VĂN HÓA THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SA PHONG BA LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG NGUYỄN THỊ LỆ VĂN HÓA THÁI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SA PHONG BA LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Phú Thọ, tháng 5 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Lệ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng – cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Lãnh đạo trƣờng, Phòng Đào tạo, Khoa KHXH và VHDL, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các trí thức, nhà văn ngƣời Thái đã mang đến cho ngƣời đọc những nội dung đặc sắc về văn hóa Thái và cho tôi có những tƣ liệu về vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, tháng 5 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Lệ iii DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ - BCH: ban chấp hành - HNGĐ: hôn nhân gia đình - XHCN: xã hội chủ nghĩa - NXB: Nhà xuất bản iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ............................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .............................................................................1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................3 2.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa Tây Bắc và văn hóa Thái ........... 3 2.2. Các công trình nghiên cứu yếu tố văn hóa Tây Bắc, văn hóa Thái trong thể loại văn xuôi. ................................................................................... 5 2.3. Các công trình nghiên cứu về yếu tố văn hóa Thái trong truyện ngắn của Sa Phong Ba. ............................................................................................ 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................................7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................................9 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................9 Chƣơng 1 ............................................................................................................. 10 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA THÁI TÂY BẮC – SƠN LA............................................................................................................... 10 1.1. Khái quát chung về văn hóa ..........................................................................................10 1.2. Văn hóa Thái và văn xuôi Sơn La hiện đại .............................................................12 1.3. Về tác giả Sa Phong Ba...................................................................................................35 Chƣơng 2 ............................................................................................................. 40 VĂN HÓA VẬT THỂ TRONG TRUYỆN NGẮN SA PHONG BA ................ 40 2.1. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc ......................................................................................40 2.2. Con ngƣời Tây Bắc ...........................................................................................................53 Chƣơng 3 ............................................................................................................. 64 VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRONG TRUYỆN NGẮN SA PHONG BA......... 64 v 3.1. Đời sống gia đình ..............................................................................................................64 3.2. Đời sống cộng đồng..........................................................................................................75 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84 CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA NGƢỜI VIẾT LUẬN VĂN.......................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 88 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Là một dân tộc cƣ trú đông đảo tại các tỉnh miền núi phía Bắc, riêng tại Sơn La, ngƣời Thái là dân tộc đông nhất trong số các dân tộc cùng địa bàn cƣ trú. Trong lịch sử phát triển các dân tộc thiểu số tại Sơn La, ngƣời Thái có ảnh hƣởng và vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên nền văn hóa đặc trƣng cho cả vùng miền. Tây Bắc là vùng đất nên thơ và hùng vĩ, ngƣời Thái có tâm hồn trong sáng, mộc mạc, giàu lòng nhân ái, họ đã sớm tạo lập cho dân tộc mình một nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu chất thơ. Dân tộc Thái là dân tộc chiếm đại đa số ở Tây Bắc, văn hóa dân tộc Thái có ảnh hƣởng lớn tới văn hóa của các dân tộc trong vùng và góp phần quan trọng trong việc hình thành, tạo lập nên bản sắc văn hóa riêng của Tây Bắc. Dân tộc Thái là một trong hai dân tộc thiểu số duy nhất cƣ trú tại Sơn La có chữ viết từ rất sớm, vì vậy cùng với tiến trình vận động của lịch sử vùng miền, văn học dân tộc Thái cũng đã hình thành từ rất sớm và đạt đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ về văn hóa, văn học. Văn học Thái đƣợc nhiều ngƣời biết đến với các tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ (Sống chụ xon xao, Khun Lú nàng Ủa,…) đến các tác phẩm sử thi (Tay Pu xấc, Chương Han, …), và ca dao, dân ca tục ngữ Thái. Sự phát triển, sáng tạo của các thể loại văn học từ xa xƣa đến hiện nay đều chứa đựng những nét đặc trƣng về đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của chính dân tộc mình. Kế thừa và phát huy những di sản văn học từ xa xƣa, văn học hiện đại dân tộc Thái cũng đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu và góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 1.2. Văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc, trong đó có văn xuôi hiện đại Sơn La là một bộ phận quan trọng của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Đối với miền núi Tây Bắc, Sơn La – đƣợc mệnh danh là thủ phủ của các tỉnh 2 miền núi Tây Bắc, nơi đây là địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số (Thái, H’Mông, Dao, Mƣờng, …) với những nét văn hóa đặc sắc và đi vào trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Vì vậy, Đề tài miền núi Tây Bắc nói chung, về văn hóa của các dân tộc sinh sống tại vùng đất Sơn La nói riêng luôn đƣợc các nhà văn đặc biệt quan tâm quan tâm khai thác, đã có nhiều nhà văn đã thành công khi viết về đề tài này, mỗi nhà văn đều mang đến cho văn xuôi miền núi sự khám phá mới về vùng đất, về con ngƣời, về văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc cƣ trú tại nơi đây. 1.3. Sa Phong Ba là cây bút văn xuôi tiêu biểu cho văn học dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn xuôi hiện đại tỉnh Sơn La. Trong số các nhà văn, nhà thơ của Sơn La, Sa Phong Ba là cây bút thành công với thể loại truyện ngắn. Đƣợc mệnh danh là “bông ban tím khuất ở mé đồi” (một trong hai sắc hoa tiêu biểu đặc trƣng cho đất trời, con ngƣời Tây Bắc), Sa Phong Ba đƣợc độc giả biết đến từ đầu thập niên 70 với tác phẩm đầu tay Lòng rừng (1971) – tác phẩm đã đạt giải thƣởng của tổng cục Lâm Nghiệp. Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, cho đến nay, nhà văn đã cho ra đời khoảng 50 truyện ngắn, mỗi truyện ngắn của nhà văn đều là những hình ảnh về đất, về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số cƣ trú tại Sơn La, đặc biệt là với văn hóa ngƣời Thái ở Sơn La. Là nhà văn ngƣời dân tộc Thái (thuộc ngành Thái trắng) bằng sự am hiểu về nguồn cội ngƣời Thái trắng, với lòng yêu mến với văn hóa với sự say mê với nghề viết văn và ƣu thế ở thể loại truyện ngắn, Sa Phong Ba đã đƣa các yếu tố về văn hóa, sinh hoạt phong tục tập quán của chính dân tộc mình vào sáng tác. Đọc mỗi truyện ngắn của Sa Phong Ba, ngƣời đọc sẽ nhận thấy nhà văn đã rất khéo léo khi kết hợp trong những câu chuyện kể là những yếu tố văn hóa đặc trƣng của ngƣời Thái trắng ở Sơn La. 1.4. Là ngƣời con của dân tộc Thái, sống tại vùng đất Sơn La, lại là giáo viên thuộc chuyên ngành Ngữ văn, bản thân tôi rất trân trọng và tự hào về văn 3 hóa dân tộc và văn học của dân tộc mình. Với niềm tự hào đó, tôi muốn giới thiệu với độc giả nét đẹp, cái khu biệt của văn xuôi hiện đại Sơn La, hiểu sâu hơn về văn hóa Thái, nét riêng khu biệt của văn hóa ngành Thái trắng. Đồng thời, trong bối cảnh của nhịp sống hiện đại, sự phát triển của kinh tế xã hội đã kéo theo sự mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn góp một phần trong việc giới thiệu quảng bá về văn học Sơn La, tôn vinh, khẳng định giá trị văn hóa Thái Sơn La, đồng thời góp phần phát triển dịch vụ du lịch văn hóa cộng đồng của tỉnh Sơn La. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài Văn hóa Thái trong truyện ngắn của Sa Phong Ba làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa Tây Bắc và văn hóa Thái Văn hóa Tây Bắc, văn hóa Thái lâu nay rất đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong phạm vi khảo sát, chúng tôi đã tập hợp đƣợc một số công trình tiêu biểu: Tác giả Cầm Trọng trong cuốn Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (1978) đã khái quát tổng hợp lịch sử hình thành dân tộc Thái, các loại hình kinh tế đặc trƣng, ruộng đất xã hội, bản mƣờng và khái quát về tôn giáo, nghệ thuật, văn học của ngƣời Thái ở Tây Bắc [3]. Nguyên Khôi trong Cuốn Sơn La Ký sự (2004) cũng đã giới thiệu khái quát về lịch sử, các địa danh, các tác phẩm văn học, các món ăn, các tập tục, các nhạc cụ, các nét sinh hoạt tiêu biểu của ngƣời Thái ở Sơn La [22]. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2006) của nhóm các tác giả do Trần Quốc Vƣợng (chủ biên) đã phân chia văn hóa Việt Nam thành sáu vùng, trong đó có vùng văn hóa Tây Bắc. Khi viết về vùng văn hóa Tây Bắc các tác giả đã nhận định: với đặc điểm tự nhiên và xã hội, lịch sử phát triển của các dân tộc cƣ trú tại đây đã tạo nên sắc thái vùng văn hóa Tây Bắc thông qua văn hóa Thái là chủ thể, để khẳng định điều đó tác giả đã đƣa ra những minh chứng 4 cho thấy: Văn hóa Thái với vai trò chủ thể trong lịch sử phát triển của vùng nổi lên nhƣ một sắc thái đại diện cho văn hóa Tây Bắc với các biểu hiện cụ thể: trong đời thƣờng (ngƣời Thái ở nhà sàn, thƣờng chọn chân núi, ven suối, chân đồi để làm nhà và lập thành bản mƣờng, tập quán canh tác lúa nƣớc và làm nƣơng rẫy) đến các tín ngƣỡng, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật, trang phục,…[45] Tác giả Lê Văn Chƣởng trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999) khi viết về vùng văn hóa Việt Nam cũng đã đƣa ra hai nhận định về vùng Tây Bắc gồm đặc điểm tự nhiên và xã hội, đặc điểm văn hóa, trong đặc điểm xã hội tác giả khẳng định ngƣời Thái chiếm đa số, đặc điểm văn hóa: văn hóa Thái đại diện cho vùng Tây Bắc (tập quán canh tác, nhà ở, tín ngƣỡng đa thần, văn hóa dân gian đa dạng về thể loại, đặc biệt có những điệu múa xòe vòng, xòa điệu trong những ngày lễ hội [20]. Tác giả Đặng Thị Oanh trong cuốn sách Văn hóa Thái những tri thức dân gian (2014) đã cung cấp cho độc giả một số tri thức về ngƣời Thái ở Tây Bắc, trong đó có địa bàn Sơn La bao gồm: địa bàn cƣ trú, truyền thống văn hóa, về vai trò của cây hoa ban trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của ngƣời Thái, vai trò, ý nghĩa của cầu thang nhà sàn trong kiến trúc nhà sàn của ngƣời Thái [30]. Tác giả Trần Bình trong cuốn Tây Bắc vùng văn hóa giàu bản sắc (2017) đã khái quát các tri thức mƣu sinh, các giá trị thuộc về văn hóa vật thể và phi vật thể. Đặc biệt ở chƣơng IV (phần cuối) cuốn sách tác giả có đề cập đến vai trò của văn hóa Thái ở Tây Bắc với những cơ sở và minh chứng cho thấy sự vƣợt trội hơn hẳn và ảnh hƣởng của văn hóa Thái tới văn hóa dân tộc khác cùng địa bàn cƣ trú trong suốt tiến trình lịch sử phát triển các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam [16]. Trong tác phẩm Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc (2018) của nhóm các tác giả do Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên đã tổng quan cho ngƣời đọc về các 5 vấn đề: đất và ngƣời, di tích và danh thắng, văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà ở, nghề thủ công, phong tục tập quán, lễ hội và nghệ thuật dân gian của các dân tộc thiểu số cƣ trú tại Tây Bắc. Tác giả giới thiệu khá kĩ về ẩm thực Thái: món Pa pỉnh tộp, chẳm chéo, nập pịa, nộm rau dớn, măng đắng đồ, thịt trâu gác bếp; về trang phục; về nhà ở (nhà sàn), nghề dệt thủ công; về các nghi lễ, phong tục (tục cƣới xin, tục hỏa thiêu, Lễ hội hoa ban, Lễ hội xên bản, Lễ hội cầu mùa, múa xòe và múa sạp của ngƣời Thái) [32]. 2.2. Các công trình nghiên cứu yếu tố văn hóa Tây Bắc, văn hóa Thái trong thể loại văn xuôi. Văn xuôi hiện đại dân tộc miện núi Tây Bắc và văn xuôi hiện đại dân tộc Thái hình thành từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Đã có một số bài viết về thể loại này. Nguyễn Minh Trƣờng trong bài viết Không gian văn hóa truyền thống và cuộc sống vùng núi phía Bắc trong truyện ngắn Việt Nam đương đại Trên tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và nhân văn (Tập 29, số 1, 2013) đã chỉ ra những minh chứng rõ ràng về sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và cuộc sống hiện đại đã góp phần nhận diện không gian văn hóa và bức tranh phong phú đa dạng về trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại [41]. Tác giả Nguyễn Thị Hải Anh trong bài viết Văn xuôi hiện đại dân tộc Thái đăng trên trang website của báo Văn hiến (ngày 25/9/2013) đã nhấn mạnh đến vai trò đóng góp của văn xuôi hiện đại dân tộc Thái đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong bài viết tác giả cũng khẳng định Những bông ban tím (1981) của Sa Phong Ba là tập truyện ngắn đầu tiên của dân tộc Thái và cũng là tập truyện ngắn đánh dấu sự phát triển của văn học của dân tộc Thái. Bài viết cũng nêu những đóng góp về phƣơng diện nội dung và giá trị nghệ thuật của văn xuôi hiện đại dân tộc Thái; về nội dung: một mặt phản ánh sự thay đổi lớn lao về văn hóa đời sống và văn hóa tinh thần của dân tộc Thái, 6 mặt khác các truyện ngắn cũng đi sâu khai thác và phản ánh các phong tục tập quán truyền thống, những nét văn hóa đặc sắc nhƣ phong tục cƣới xin, tục ma chay, các lễ hội, cách bày tỏ tình yêu,… Tác giả cũng khẳng định: sự sáng tạo trong các trang văn đã đem đến cho ngƣời đọc một bức tranh tƣơng đối hoàn chỉnh với các phƣơng diện tích cực và tiêu cực về cuộc sống các dân tộc miền núi nói chung và dân tộc Thái nói riêng; về nghệ thuật: tác giả cũng đánh giá văn xuôi hiện đại dân tộc Thái có ảnh hƣởng rõ nét của văn học dân gian trên các phƣơng diện: cảm hứng, đề tài, cốt truyện, nhân vật…[1] Đào Thủy Nguyên trong bài viết Văn xuôi các dân tộc thiểu số hiện đạiDòng riêng giữa nguồn chung của trên báo Văn hiến (ngày 13/12/2015), đã khẳng định văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận cấu thành của văn xuôi hiện đại Việt Nam, vừa có những nét riêng của một bộ phận văn học mà chủ thể sáng tạo là ngƣời dân tộc thiểu số và đối tƣợng phản ánh là con ngƣời và cuộc sống của các dân tộc ít ngƣời [26]. Tác giả Lê Trà My trong bài viết Văn học Sơn La thời kì đổi mới đăng trên báo Văn hiến (ngày 09/10/2016) đã đánh giá khái quát về văn học Sơn La từ 1986 đến nay, với sự đông đảo của ngƣời sáng tác, thành tựu của các thể loại, chủ đề văn học đã góp phần cho văn xuôi Sơn La từng bƣớc phát triển theo dòng chảy của văn học thời kì đổi mới. Để góp phần cho sự thành công của văn học Sơn La thời kì đổi mới có sự đóng góp của nhiều nhà văn trong số đó tiêu biểu nhất Sa Phong Ba [25]. 2.3. Các công trình nghiên cứu về yếu tố văn hóa Thái trong truyện ngắn của Sa Phong Ba. Sa Phong Ba là nhà văn ngƣời dân tộc Thái đầu tiên và là nhà văn tiêu biểu của Sơn La, nghiên cứu về nhà văn có các bài viết: Tác giả Nguyễn Văn Lụa trong bài viết Sa Phong Ba: Bông Ban tím khuất ở mé đồi trên trang báo Công an nhân dân (ngày 01/10/2006) cho rằng: Sa Phong Ba là nhà văn của những vùng đồi, là bông ban tím khuất ở mé đồi 7 (loài hoa nở vào tháng mƣời âm lịch hằng năm trên vùng đồi núi miền Tây Bắc), các sáng tác của nhà văn (chủ yếu là các tập truyện: Những bông ban tím, Vùng đồi gió quẩn, Một chuyện ở chân núi Hồng Ngài và một số truyện ngắn khác của nhà văn) đã tập trung phản ánh những nét đặc sắc của sắc thái văn hóa dân tộc, sự quyết tâm đổi đời, về tinh thần đoàn kết và những thói hƣ tật xấu của thời kì kinh tế thị trƣờng của đồng bào các dân tộc Sơn La, bài viết cũng cung cấp những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp và con đƣờng đến với văn chƣơng của Sa Phong Ba. Tuy nhiên, bài viết cũng chƣa đề cập tới những biểu hiện cụ thể những yếu tố thuộc về văn hóa dân tộc (đặc biệt là bản sắc văn hóa Thái) trong từng sáng tác của nhà văn Sa Phong Ba [23]. Tác giả Kiều Duy Khánh trong bài viết Vài nét về văn chương Sơn La năm 2017 trên tạp chí Suối Reo (ngày 28/02/20218) ngay ở phần mở đầu bài viết về đánh giá về thành công văn chƣơng Sơn La năm 2017 ở thể loại truyện ngắn, tác giả đã nhận định: Sa Phong Ba là nhà văn lão làng của văn chƣơng Sơn La, có sức sáng tạo bền bỉ khi cho ra đời tập truyện ngắn Người rừng ở Pá Lống một tập truyện dày dặn và ấn tƣợng [21]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các bài viết và công trình nghiên cứu về Sa Phong Ba chƣa nhiều, một số bài viết về Sa Phong Ba mới chỉ đánh giá khái quát sơ bộ những nét chung về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong một số tập truyện ngắn tiêu biểu, chƣa có các công trình nghiên cứu về yếu tố văn hóa hoặc tiếp cận văn hóa trong tác phẩm của Sa Phong Ba, mà chỉ có một vài gợi dẫn nhƣ đã nêu ở trên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn khảo sát nhận diện, phân tích yếu tố văn hóa Thái trong truyện ngắn của Sa Phong Ba, đồng thời chỉ ra sự đóng góp của Sa Phong Ba đối với văn chƣơng Sơn La cũng nhƣ văn xuôi viết về đề tài miền núi. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 Qua nghiên cứu, luận văn mong muốn chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn hóa Thái với văn học dân tộc thiểu số nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Để thực hiện luận văn Văn hóa Thái trong truyện ngắn của Sa Phong Ba, luận văn tìm hiểu các truyện ngắn của Sa Phong Ba trong các tập truyện Những bông ban tím (1971); Vùng đồi gió quẩn (1995) và tập Truyện- ký Huyền thoại về một chiếc máy cày (2014). 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu Các tác phẩm thuộc truyện ngắn viết về văn hóa Thái của Sa Phong Ba bao gồm các tập truyện và truyện – ký đã xuất bản của nhà văn Sa Phong Ba và các tài liệu. 4.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, văn hóa Thái Tây Bắc và Sơn La, văn hóa dân tộc trong văn xuôi hiện đại miền núi vùng Tây Bắc (nói chung) và văn hóa Thái trong văn xuôi hiện đại Sơn La (nói riêng), yếu tố văn hóa Thái trong truyện Sa Phong Ba qua hai phƣơng diện: văn hóa vật thể và phi vật thể. Để làm sáng tỏ các nội dung trên, Luận văn khảo sát các truyện ngắn cụ thể sau đây của Sa Phong Ba : Những bông ban tím ; Bố con ông Pấng ; Nỗi bực của y sĩ Pằn ; Sao lạ Phiềng Xa; Vùng đồi gió quẩn ; Chuyện ông Póm tếu ở Nà Cút ; Lão Mềnh ; Một chuyện ở chân núi Hồng Ngài; Người rừng ở Pá Lống ; Bí mật của ông Pọm ; Gói lương hưu. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5. 1. Phƣơng pháp văn hóa học Từ phƣơng pháp văn hóa học với cái nhìn văn hóa, để tìm thấy những mối quan hệ tƣơng hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học. Văn học là một trong những yếu tố tạo nên chỉnh thể văn hóa, bản sắc riêng của mỗi dân tộc. 5.2 . Phƣơng pháp thống kê phân loại Liệt kê các tác phẩm có yếu tố văn hóa Thái và phân loại các biểu hiện cụ thể của văn hóa Thái trong từng truyện ngắn của Sa Phong Ba. 5.3. Phƣơng pháp so sánh Đƣợc sử dụng để khảo sát mối liên hệ giữa các tác phẩm cùng viết về cuộc sống, con ngƣời dân tộc Thái của Sa Phong Ba, so sánh các biểu hiện của văn hóa Thái trong các tác phẩm cùng chủ đề. 5.4. Phƣơng pháp phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thể loại Tiến hành phân tích cụ thể các tác phẩm theo đặc trƣng riêng của thể loại để thấy rõ đƣợc bản sắc dân tộc vùng cao trong từng truyện. 5.5. Phƣơng pháp điền dã và phỏng vấn nhà văn, chuyên gia Đƣợc tiến hành khi thu thập tƣ liệu, gặp gỡ trao đổi chuyên gia về văn hóa Thái. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài ba phần chính là Mở đầu, Nội dung và Kết luận, luận văn còn có các phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phần Nội dung của luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Khái quát chung về văn hóa và văn hóa Thái Tây Bắc – Sơn La Chƣơng 2. Văn hóa vật thể trong truyện ngắn Sa Phong Ba Chƣơng 3. Văn hóa phi vật thể trong truyện ngắn Sa Phong Ba 10 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA THÁI TÂY BẮC – SƠN LA 1.1. Khái quát chung về văn hóa 1.1.1. Thuật ngữ “văn hóa" Văn hóa xuất hiện cùng với lịch sử loài ngƣời, nhƣng mãi đến thế kỷ XX-thế kỷ của văn hóa, việc nghiên cứu văn hóa mới đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc. Thuật ngữ "văn hóa" mới đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đi sâu nghiên cứu và đƣa ra vô số định nghĩa. Trong bài viết: "Văn hóa, nhìn lại các quan niệm và định nghĩa" (năm 1952), tác giả Kroeber và Kluekhonln đã thống kê đƣợc 164 định nghĩa. Có lẽ trong khoa học xã hội và nhân văn chƣa có một khái niệm nào nhiều quan điểm nhìn nhận và khó thống nhất nhƣ khái niệm văn hóa. Ở nƣớc ta, thuật ngữ “văn hóa” đƣợc nêu trong Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, Hà Nội 2000), theo đó thì thuật ngữ "văn hóa" có 5 định nghĩa. Từ các tài liệu nêu trên, định nhĩa “văn hóa” đƣợc hiểu nhƣ sau: (1) Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, (Ví dụ: Di sản văn hóa Việt Nam); (2) Là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần - nói một cách tổng quát, (Ví dụ: Phát triển văn hóa); (3) là tri thức, kiến thức khoa học"(Ví dụ: Học văn hóa); (4) là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh, (Ví dụ: Sống có văn hóa); (5) là nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy đƣợc có những đặc điểm giống nhau (Ví dụ: Văn hóa Sa Huỳnh). Có thể thấy, văn hóa liên quan đến mọi mặt đời sống của con ngƣời từ xƣa đến nay, cho nên nội hàm khái niệm về văn hóa rất rộng lớn nhƣng cũng rất cụ thể. Bất cứ cái gì (một cá thể) đều chứa đựng thuộc tính văn hóa, từ ánh 11 mắt nụ cƣời của một ai đó đến những ngôi đình chùa, những áng văn thơ, những bức họa, những câu chuyện cổ tích v.v... Nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã nêu: văn hóa bao gồm ngôn ngữ, ý niệm, tín ngƣỡng, phong tục tập quán (ăn, mặc, ở, đi lại, làm ăn, vui chơi), luật lệ, thể chế, các công cụ kỹ thuật, nghi lễ, nghi thức, tôn giáo v.v... 1.1.2. Phân loại Trên thế giới và ở Việt Nam khi đề cập đến khái niệm văn hóa là gì, giới nghiên cứu cũng đồng thời quan tâm nhận diện rõ đặc trƣng bản chất giá trị của các bộ phận các thành tố yếu tố trong văn hóa và chia nó ra thành hai loại, đó là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. - Văn hóa vật thể: sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Văn hóa phi vật thể theo Công ƣớc của UNESCO là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm ngƣời-trong một số trƣờng hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Đƣợc chuyển trao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa phi vật thể đƣợc các cộng đồng và nhóm ngƣời không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trƣờng và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ1. Đồng thời hình thành trong cộng đồng một ý thức về sự kế thừa, qua đó khích lệ sự tôn trọng về khả năng sáng tạo và sự đa dạng về văn hóa của con ngƣời. 1.1.3. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa. 1 UNESCO (2003), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, họp phiên thứ 32 tại Paris. 12 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, với sự hội tụ, giao lƣu và tiếp biến văn hóa của 54 dân tộc anh em đã tạo nên một kho tàng di sản văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú và độc đáo. Trong đó có di sản văn hóa của cộng đồng 14 dân tộc ở vùng văn hóa Tây Bắc, với sự nổi trội của văn hóa dân tộc Thái. Văn hóa các dân tộc nói chung và văn hóa Thái nói riêng là mảnh đất màu mỡ, là môi trƣờng sinh thái văn hóa, là kho tàng chất liệu/tƣ liệu vô cùng đa dạng, đặc sắc và độc đáo cho các ý tƣởng sáng tác văn họcnghệ thuật đƣơng đại. Nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số đƣơng đại từ góc nhìn văn hóa là hƣớng nghiên cứu hay và thú vị để giải mã các giá trị của các tác phẩm văn học. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc một số nhà nghiên cứu vận dụng, tuy nhiên chƣa đƣợc giới nghiên cứu và các học giả quan tâm, nhất là với văn học và văn hóa của các dân tộc thiểu số. 1.2. Văn hóa Thái và văn xuôi Sơn La hiện đại 1.2.1. Địa bàn cƣ trú và lịch sử hình thành của dân tộc Thái vùng Tây Bắc Sơn La 1.2.1.1. Địa bàn cƣ trú và lịch sử hình thành của dân tộc Thái vùng Tây Bắc Vùng phía Tây Bắc Bộ với tổng diện tích 5,645 triệu ha với tổng số dân 4.713.048 ngƣời đƣợc hợp thành bởi các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình. Phía Bắc giáp với Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp với Phong Xa Lỳ - Sầm Nƣa (Lào), phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa (thuộc vùng Bắc Trung Bộ), phía đông tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ (thuộc vùng trung du) và Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình (thuộc vùng đồng bằng sông Hồng). Với vị trí đặc biệt nhƣ trên khiến cho Tây Bắc trở thành vùng đa dạng về các tộc ngƣời và sắc màu văn hóa. Vùng núi Tây Bắc là nơi cƣ trú lâu đời của các tộc ngƣời: Thái, H’mông, Mƣờng, Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày, Xinh Mun, Hà Nhì, Mảng, Giáy,… trong đó đông đảo nhất là ngƣời Thái (chiếm 33,43 % dân số toàn vùng). Ở Tây Bắc, ngƣời Thái có khoảng hơn một triệu ngƣời. Ngƣời Thái cƣ trú thành các bản các mƣờng (mỗi mƣờng 13 thƣờng có nhiều bản) với nhiều dòng họ khác nhau, họ có truyền thống định cƣ ở các thung lũng ven sông và ven suối, nơi có những cánh đồng màu mỡ thuận lợi cho canh tác và sinh hoạt. Trong các tƣ liệu viết về sự hình thành của mình, ngƣời Thái khẳng định miền Tây Bắc chính là quê hƣơng của họ. Trong hai cuốn sử thi Tay pu xấc và Quăm tô mương (Lịch sử bản mƣờng) đã ghi lại ngƣời Thái có mặt ở Tây Bắc Việt Nam từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XIII ngƣời Thái đã cƣ trú ổn định ở vùng Tây Bắc Việt Nam (thế kỉ XI ngƣời Thái đã từ sông Hồng đến Mƣờng Lò thuộc Nghĩa Lộ - Yên Bái. Sau đó, hậu duệ của ngƣời Thái đã khai phá mƣờng và tạo nên vùng đất Tây Bắc rộng lớn nhƣ ngày nay). Đến thế kỉ trung đại, vào thời nhà Lý (đời vua Lý Thái Tổ) miền Tây Bắc đƣợc đặt tên là Châu Đăng và châu Lâm Tây, sang thời Trần đƣợc gọi là lộ Quy Hóa và lộ Đà Giang, sau đƣợc đổi tên thành Trấn Thiên Hƣng do các tù trƣởng ngƣời Thái cai quản; từ thời hậu Lê trở về sau đƣợc gọi là Hƣng Hóa .... Nhƣ vậy, có thể thấy Ngƣời Thái xuất hiện ở Tây Bắc Việt Nam khoảng 1000 năm nay, trong quá trình di cƣ khắp các tỉnh Tây Bắc “Ngƣời Thái trở thành tộc chiếm chủ thể của Tây Bắc” [18 ; tr.418], đa số các tộc ngƣời khác khi cùng chung sống đều chịu ảnh hƣởng rất lớn từ văn hóa Thái. Với những ảnh hƣởng nhất định của văn hóa Thái diễn ra trong nhiều thế kỉ đã tạo nên bức tranh đặc sắc của văn hóa Thái Tây Bắc và đã khẳng định ƣu thế vƣợt trội của mình đồng thời mang sứ mệnh đại diện cho vùng văn hóa Tây Bắc, trong đó có thể kể đến những đặc trƣng dễ nhận ra. Đó là cấu trúc nhà sàn, lối ăn mặc của phụ nữ Thái với chiếc váy dài, áo ngắn xẻ ngực đính cúc bạc bó sát ngƣời làm rõ đƣờng nét thân hình đầy đặn, cân đối, là nét văn hóa ẩm thực (cơm lam, nặm pịa), những điệu ca vũ (múa sạp, múa xòe khắp Thái), các lễ hội dân gian (Lễ hội Hoa Ban, Lễ Xên Bản, Xên Mƣờng, ...)…. “Ngƣời Thái ở Tây Bắc (hay còn gọi là Táy, Phủ Táy, Tháy, ..) thuộc nhóm loại hình Nam Á, tiểu chủng Mônggôn, nằm trong đại chủng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng