Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội...

Tài liệu Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết ngô ngọc bội

.PDF
108
1
102

Mô tả:

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÀ VĂN THẮNG XUNG ĐỘT NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT NGÔ NGỌC BỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận Văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HÀ VĂN THẮNG XUNG ĐỘT NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT NGÔ NGỌC BỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Ngọc Kiên Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết Ngô Ngọc Bội” đƣợc tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo PGS. TS Phùng Ngọc Kiên. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi. Kết quả thu đƣợc trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Phú Thọ, ngày tháng Học viên Hà Văn Thắng năm 2021 ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa KHXH và Văn hóa du lịch Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, những ngƣời thầy đáng kính đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS. TS Phùng Ngọc Kiên, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, dù đã cố gắng nhƣng do thời gian và năng lực có hạn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày tháng năm 2021 Học viên Hà Văn Thắng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 10 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 10 7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 11 Chƣơng 1: “XUNG ĐỘT NÔNG THÔN” TRONG VĂN XUÔI THỜI ĐỔI MỚI .................................................................................................................. 13 1.1. Về thuật ngữ “xung đột” ........................................................................... 13 1.1.1. Thuật ngữ “xung đột”............................................................................. 13 1.1.2. “Xung đột” và ý nghĩa của nó trong tác phẩm văn học ......................... 15 1.2. Văn xuôi về nông thôn thời đổi mới ......................................................... 17 1.2.1. Từ sự đổi mới tƣ duy tiểu thuyết............................................................ 17 1.2.2. …đến nhìn nhận thẳng thật về nông thôn .............................................. 19 1.3. Tiểu thuyết Ngô Ngọc Bội và nhận thức về nông thôn Trung du phía Bắc.25 1.3.1. Con ngƣời và sự nghiệp ......................................................................... 25 1.3.2. Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết ......................................................... 27 Chƣơng 2: VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI .................................................... 45 2.1. Xung đột giai cấp ...................................................................................... 45 2.1.1. Nhận thức lại về công cuộc Cải cách ruộng đất..................................... 45 2.1.2. “Bắt rễ” và “đả đảo” ............................................................................... 47 2.2. Xung đột nhận thức về sản xuất tập thể .................................................... 58 2.2.1. Nhận thức lại mô hình hợp tác hóa ........................................................ 58 2.2.2. Hợp tác và cá thể .................................................................................... 66 iv 2.2.3. Cuộc chiến giữa phƣơng thức sản xuất cũ – mới ................................... 68 CHƢƠNG 3: XUNG ĐỘT GIA ĐÌNH, DÒNG TỘC ..................................... 74 3.1. Xung đột gia đình ...................................................................................... 74 3.1.1. “Cải cách gia đình” thời kỳ Cải cách ruộng đất..................................... 77 3.1.2. Bảo thủ và đổi mới trong xây dựng hợp tác xã ...................................... 81 3.2. Xung đột nội bộ dòng tộc .......................................................................... 87 3.2.1. Quan hệ họ hàng trong văn hóa Việt...................................................... 87 3.2.2. Xung đột quyền lực, lợi ích tộc họ ......................................................... 88 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 97 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam từ xƣa đến nay, đề tài nông thôn- nông dân không phải là vấn đề mới lạ, độc đáo. Trong văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại đề tài nông thôn- nông dân luôn chiếm một số lƣợng lớn. Điều này cũng dễ hiểu bởi đất nƣớc ta vốn là nƣớc nông nghiệp, tầng lớp nông dân chiếm số đông trong xã hội, bản sắc văn hóa, tƣ tƣởng và quan hệ sản xuất mang đậm dấu ấn nông nghiệp. Đề tài này vì vậy luôn là mảnh đất màu mỡ cho văn học Trƣớc năm 1945, gắn với trào lƣu hiện thực, văn học nở rộ đề tài nông thôn và thôn dân. Các tác giả - đƣợc coi là cây đa cây đề giai đoạn này cần đƣợc kể đến là Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Nam Cao… Ba mƣơi năm vệ quốc, văn học viết về nông thôn (trong chiến đấu, trong lao động sản xuất) vẫn đƣợc coi là một mảng tiêu biểu không thể thiếu. Hòa bình lập lại, với tinh thần dân chủ, nhân văn sâu sắc, văn học nông thôn vì thế lại tiếp tục khơi dòng trong một nguồn mạch vô cùng mạnh mẽ theo hƣớng “ nhìn thẳng vào sự thật” “ phản ánh đúng sự thật”. Sự đổi mới trong cái nhìn và quan niệm về con ngƣời trong những mối quan hệ đa chiều, phức tạp đã tạo ra hàng loạt những tác phẩm đáng ghi nhận cả về nội dung lẫn cách tân nghệ thuật. Những cái tên Lê Lựu, Dƣơng Hƣớng, Nguyễn Khắc Trƣờng, Hoàng Minh Tƣờng, Đào Thắng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Trịnh Thanh Phong… đƣợc ghi danh nhƣ những gƣơng mặt tiêu biểu cho văn xuôi giai đoạn này. Trong dòng chảy của văn xuôi đƣơng đại, văn xuôi Phú Thọ - một tỉnh trung du miền núi phía Bắc cũng có những vận động không ngừng trên đà đổi mới. Văn xuôi Phú Thọ đƣợc nhắc đến với những cái tên: Nguyễn Hữu Nhàn, Sao Mai, Nguyễn Tham Thiện Kế… Trong đó, Ngô Ngọc Bội đƣợc coi là một cây bút tiêu biểu viết về đề tài Nông nghiệp- nông thôn- nông dân. Là 2 nhà văn xuất thân từ nông thôn, quá nửa cuộc cuộc đời gắn liền với làng quê, vùng quê bán sơn địa trung du Phú Thọ. Sáng tác khá đa dạng về mặt thể loại nhƣ: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết…, song dù với thể loại nào Ngô Ngọc Bội đa số hƣớng về vùng đất nơi ông sinh ra và lớn lên – Huyện Cẩm Khê –Tỉnh Phú Thọ để phản ánh. Cũng đề tài ấy nhƣng sáng tác của Ngô Ngọc Bội vẫn luôn đƣợc đánh giá là có dấu ấn của phong cách khác biệt với những nhà văn cùng thời. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh những chính sách trong cải cách ruộng đất, trong thời kỳ đổi mới phƣơng thức sản xuất nông nghiệp, vấn đề ra vào hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã hiện đại, làm ăn lớn của ngƣời nông dân. Số phận của của ngƣời nông dân Phú Thọ cũng đƣợc phản ánh với cái nhìn thẳng thắn, chân thật. Và lịch sử đất nƣớc đƣợc hiện ra qua lịch sử cuộc đời nhân vật trong cuộc mƣu sinh, trong sự duy trì cuộc sống và những đóng góp để hoàn thành nghĩa vụ cho tổ quốc. Những sáng tác chính của Ngô Ngọc Bội gồm có: - Tiểu thuyết: Ao làng(1975); Lá non (1987); Ác mộng(1990); Mênh mang cổng trời (1992); Gió đưa cành trúc(1994); Tơ vương(2000); Đường trường(2001); Đường trường khuất khúc(2003). - Các tập truyện ngắn: Nợ đồi (1954); Chị cả Phây ( 1963); Những mảnh vụn (1996); Ẩm ương đi lấy chồng (2005) Qua nghiên cứu về nhà văn Ngô Ngọc Bội, chúng tôi thấy rằng, mặc dù ông chƣa thực sự có những tác phẩm mang tính đột phá, chƣa phải là một hiện tƣợng đặc biệt văn học đƣơng đại, nhƣng sáng tác của Ngô Ngọc Bội, đặc biệt là với đề tài nông nghiệp- nông dân- nông thôn cũng đã thu hút đƣợc sự chú ý của không ít của ngƣời đọc chuyên nghiệp có uy tín nói riêng và bạn đọc trong tỉnh Phú Thọ nói chung. Hƣớng về mảnh đất cội nguồn, khám phá vẻ đẹp của văn hóa, văn học nghệ thuật địa phƣơng vốn là một yêu cầu hiện nay dành cho các cấp học phổ 3 thông. Là ngƣời trong ngành giáo dục, tôi thiết nghĩ, nghiên cứu sáng tác của các nhà văn địa phƣơng là một việc làm cần thiết, cả về lí luận và thực tiễn, góp phần làm giàu thêm thành tựu nghiên cứu phê bình của văn học nghệ thuật tỉnh nhà, một phần nữa cũng là để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong chƣơng trình văn học địa phƣơng hiện hành. Vì lẽ đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài Xung đột nông thôn trong tiểu thuyết Ngô Ngọc Bội. Sở dĩ chúng tôi lựa chon những tiểu thuyết của ông làm đề tài nghiên cứu, bởi qua tìm hiểu chúng tôi thấy ở các tiểu thuyết có những điểm chung là hầu hết các tiểu thuyết đều đƣợc tác giả khai thác đề tài nông thôn vùng Trung du Bắc bộ, ở cùng thời điểm miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với những chủ trƣơng nhƣ: tiến hành cải cách ruông đất, hợp tác hóa nông nghiệp và đổi mới phƣơng thức sản xuất ( từ tƣ hữu sang tập thể hóa sản xuất). Trong quá trình triển khai đã gặp phải những khó khăn trong chủ trƣơng cũng nhƣ quản lí và làm nảy sinh những xung đột và những xung đột này mang đậm sắc thái nông thôn. Chúng tôi nhận thấy đây là một đề tài gần gũi, phù hợp với nội dung cải cách giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Đề tài nông thôn trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới Đề tài viết về nông thôn đƣợc khá nhiều nhà phê bình, nhà nghiên cứu quan tâm. Theo khảo sát sơ bộ, chúng tôi thấy các sáng tác về đề tài nông thôn đƣợc quan tâm trên nhiều phƣơng diện: chủ đề, nội dung, các phƣơng tiện nghệ thuật. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau đây: Phùng Thị Hồng Thắm trong luận văn Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới ( Qua một số tác phẩm đạt giải) (2009) đã đặt tiểu thuyết nông thôn trong toàn cảnh bức tranh của tiểu thuyết thời kì đổi mới (trên cơ sở nhìn nhận những đổi mới tƣ duy của tiểu thuyết). Tác giả quan tâm tới hai 4 phƣơng diện nội dung và nghệ thuật thể hiện trong các tiểu thuyết viết về nông thôn đƣơng đại. Đặc biệt, với phƣơng diện thứ nhất, tác giả chú ý tới bức tranh hiện thực “nghèo khó”, “đất lề quê thói”, “những khoảnh khắc cuối của đêm dài trƣớc bình minh” của thôn dân Việt Nam. Thế giới nhân vật với những hệ tƣ tƣởng đối lập trong mối quan hệ nhiều chiều đƣợc luận văn chỉ ra khá sáng rõ. Đặc biệt, Phùng Thị Hồng Thắm nhấn mạnh: các nhà văn thời kì đổi mới đã nhìn thấy “những mâu thuẫn không kém phần phức tạp và căng thẳng. Ý thức hệ phong kiến cũ vẫn còn dấu vết khá sâu đậm trong thời đại mới với sự xung đột tranh giành quyền lực giữa các dòng họ trong khuôn khổ nhỏ hẹp của làng xã”, “xung đột giữa các thế hệ về mặt tƣ tƣởng, về cách nhận thức tình hình thực tế và trong quản lí xã hội” […; 41]. Bùi Quang Trƣờng trong luận án tiến sĩ Văn xuôi viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau 1975 (1912) đã đặt văn xuôi viết về nông thôn trong một cái nhìn hệ thống, so sánh đối chiếu với văn học viết về nông thôn trƣớc 1975 để thấy đƣợc những đổi thay về chất của văn xuôi thời điểm sau hòa bình. Từ đó, tác giả chỉ ra những hƣớng tiếp cận hiện thực nông thôn và cảm hứng nghệ thuật trong văn xuôi viết về đề tài này. Mặc dù khung khổ bao quát khá lớn, tuy nhiên tác giả luận án đã thể hiện đƣợc khả năng khảo cứu ngữ liệu, chỉ ra những thành tựu lớn về các hƣớng tiếp cận hiện thực của văn xuôi: nông thôn trong biến thiên lịch sử, xã hội nhìn từ vận mệnh của ngƣời nông dân; nông thôn nhìn từ phƣơng diện văn hóa, phong tục. Với phần cảm hứng nghệ thuật, tác giả đã xác định những cảm hứng chính: cảm hứng nhân văn, bi kịch, phê phán và triết luận. Và luận án đã tạo ra cái nhìn khá toàn diện khi khảo cứu những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của văn xuôi viết về nông thôn sau 1975 (kết cấu, đa dạng hóa các thủ pháp xây dựng nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ văn xuôi). Đây là một công trình lớn mang tính tổng quan mà chúng tôi kế thừa đƣợc nhiều ý tƣởng trong quá trình thực hiện đề tài. 5 Lê Thị Liên với đề tài Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn học Việt Nam sau năm 1986 (Qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường; Ma làng của Trịnh Thanh Phong và Dòng sông mía của Đào Thắng) (2013) cũng quan tâm đối sánh nông thôn Việt Nam trong văn xuôi Việt Nam trƣớc và sau đổi mới. Trong phần nội dung chính, tác giả khám phá hiện thực nông thôn và các kiểu nhân vật. Đóng góp của luận văn đƣợc ghi nhận ở những trang viết khá chỉn chu về bức tranh nông thôn tiền đổi mới với những tàn dƣ của cải cách ruộng đất, với hiện thực đời sống tâm linh và tính dục. Tác giả khẳng định: “qua các trang tiểu thuyết ấy chúng ta có thể hình dung ra một nông thôn ngột ngạt bức bối không chỉ vì khó khăn, nghèo đói mà còn vì những hủ tục lạc hậu, những định kiến cứng nhắc hẹp hòi” [; 39]; “do những sai lầm của chủ trƣơng, chính sách, cộng với sự ấu trĩ, cực đoan trong nhận thức của những ngƣời thực thi công cuộc cải cách ở nông thôn nên nông thôn miền Bắc lại rơi vào một thảm cảnh rối bời của thời kì cải cách ruộng đất” […; 40]. Đây cũng là những gợi dẫn quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với những nội dung chính sẽ đƣợc triển khai của đề tài. Nguyễn Đức Hiền, Luận văn “Đề tài nông thôn trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn” (2012) Nguyễn Thị Hƣơng Lan, Luận văn “Tiểu thuyết viết về nông thôn trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới” (1999) Bùi Thị Chuyên, Tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng) (2013), ĐH KHXH và NV: tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết nông thôn của hai nhà văn trên, từ đó chỉ ra khả năng phản ánh hiện thực nông thôn sau đổi mới cũng nhƣ những đóng góp về mặt nghệ thuật thể hiện nội dung tƣ tƣởng của hai tác giả. Trên phƣơng diện nội dung, tác giả rất quan tâm đến vấn đề cải cách ruộng đất, 6 hiện thực đời sống tâm linh, những đổi mới bất ngờ trong quan niệm và khát vọng về tính dục. 2.2. Nghiên cứu về sáng tác của Ngô Ngọc Bội Viết về Ngô Ngọc Bội chƣa phải là quá nhiều. Tuy nhiên, xét ở góc độ là một tác giả văn học địa phƣơng, Ngô Ngọc Bội cũng đƣợc quan tâm trên một số phƣơng diện: đề tài nông thôn, những đặc trƣng đề tài nông thôn trong sáng tác của ông. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến: - Vũ Thị Toan, Luận văn “ Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội” (2012), - Đinh Hồng Văn, Luận văn “ Nông thôn và nông dân trong sáng tác của Ngô Ngọc Bội” (2013). Tại buổi trao giải thƣởng cho các tác phẩm văn học, ca khúc sáng tác về đề tài Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Hội nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 03/6/2011, nhà văn Văn Chinh phát biểu về nhà văn Ngô Ngọc Bội: “Trong các lão nông văn học giờ chỉ có Ngô Ngọc Bội còn son sắc với nông thôn. Nhà văn hơn 80 tuổi này có niềm tự hào lạ lùng. Từ Phú Thọ về Hà Nội nhƣng chỉ viết về một đề tài tam nông, chỉ in một báo Văn nghệ và chỉ đi một xe đạp”. Nhà văn Văn Chinh cũng dành nhiều bài viết của mình về nhà văn Ngô Ngọc Bội. Trong bài viết “Ngô Ngọc Bội- Nhà văn của chiếc áo mới mặc buổi đêm” trên mục Chân dung nghệ sĩ văn học nghệ thuật Phú Thọ có đoạn: “Ngô Ngọc Bội ngoài cái thiên bẩm mạnh mẽ, ông còn một phông văn hóa vững vàng học hỏi và tích tụ từ trí truệ dân gian.Ông là ngƣời tiên khởi về vấn đề dòng họ, tinh thần bè phái, phe giáp trong nội bộ ở tiểu thuyết Lá non…” “Ngƣời sinh ra chỉ chuyên viết về nông dân, nông thôn, học hành không nhiều nhƣng nhƣ một ông Phêrô gác cửa thiên đàng văn học, ông đã mở cửa để làm nên vệt sáng của sao chổi văn xuôi gần hai thâp kỷ trên báo 7 Văn nghệ. Ấy là thiên lƣơng vậy.” Ngô Kim Đỉnh trong bài “Phong cách Ngô Ngọc Bội” [10] có đoạn nhận xét về nhà văn: “chỉ viết về nông thôn về ngƣời nông dân và cũng chỉ dành ngòi bút của mình cho vùng quê đồi Trung du”. Nhà văn Xuân Cang cho rằng: "Ngô Ngọc Bội là một kiểu Võ Huy Tâm trong văn học đề tài nông thôn, không có cách mạng, không có văn học cách mạng thì không khám phá, phát hiện và đào tạo ra anh". Bạn bè thân thiết vừa cảm mến, vừa thấu hiểu gọi anh là "ngƣời chỉ đi một chân": chỉ làm văn chƣơng; chỉ viết một thể loại (văn xuôi), chỉ viết về nông thôn, về ngƣời nông dân và cũng chỉ dành ngòi bút mình cho một vùng quê đồi trung du...". Và ông, "Khác với nhiều cây bút viết về nông thôn, Ngô Ngọc Bội không chú tâm về nông nghiệp. Đối tƣợng của ngòi bút của ông là ngƣời nông dân. Anh không sa đà trong việc minh hoạ chính sách nông nghiệp...". (Trích bài viết về chân dung nhà văn NNB của tiến sĩ văn học Mai Hƣơng, rút trong cuốn Nhà văn hiện đại Vĩnh Phú- xuất bản năm 1995). Dƣơng Huy Thiện trên trang “Trang đời trang sách” đã nhận xét về tác phẩm “Mênh mang cổng trời” của Ngô Ngọc Bội nhƣ sau: “Mênh mang cổng trời” mang tính tổng hợp với độ chín về bút pháp, thể hiện rõ style Ngô Ngọc Bội. Con ngƣời trong tác phẩm là con ngƣời có xƣơng, có thịt hệt nhƣ ngƣời ngoài đời”. Nói về “Tính Đảng trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội” [40], tác giả bài viết đã chỉ ra giá trị, sức lôi cuốn trong các tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội chính là tính Đảng: “tính Đảng thể hiện ở nhà văn Ngô Ngọc Bội là ý thức hƣớng về phục vụ hàng triệu nông dân lao động sản xuất nông nghiệp với tinh thần khoa học sâu sắc nhất, tinh thần cách mạng triệt để nhất nên nó không thể hiện động cơ cá nhân nào, không có tƣ lợi về tiền tài, địa vị. Tính chiến đấu ấy nhằm vào tất cả những cái lạc hậu, bảo thủ, lƣời biếng của nông 8 dân cá thể, nhằm vào cái sai lầm ấu trĩ, nôn nóng, bồng bột, tùy tiện, phe cánh, quan liêu, bảo thủ, tham ô, hủ hóa, lũng đoạn, vô trách nhiệm, thiếu tính khoa học, xa rời nhân dân của cán bộ ở các cấp thôn, xã, huyện, tỉnh. Nó cũng không né tránh cả việc phản ánh phê phán những sai lầm do chính đƣờng lối của Đảng trong chính sách cải cách ruộng đất, chính sách tập thể hóa sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng hợp tác xã cấp thấp và cấp cao.”. Tính Đảng thể hiện rõ trong quan điểm, trong cái nhìn của Ngô Ngọc Bội với chính sách, với nhân dân lao động và cũng từ đó nhà văn chỉ ra cái gốc rễ sự thất bại của các chủ trƣơng sản suất lớn trong nông nghiệp, dự báo cho sự ra đời của cơ chế khoán mƣời sau này. Trong Hội thảo khoa học nhà văn Ngô Ngọc Bội- Nguyễn Hữu Nhàn với đề tài Nông nghiêp- Nông thôn- Nông dân do Hội nhà văn Việt Nam và Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ phối hợp tổ chức ngày 28/11/2009. Cuộc hội thảo đã đánh giá cao vị trí của nhà văn qua những sáng tác viết về đề tài Nông nghiệp- Nông thôn- Nông dân. Các tác phẩm nhƣ Chị Cả phây, Ao Làng, Ác mộng, Lá non.. đã phác họa những bức tranh nông thôn và những ngƣời nông dân khi chƣa có đƣờng lối đổi mới của Đảng, quẩn quanh, tù túng cùng với những “ Nỗi niềm khép mở”. Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vĩnh Phú do nhóm tác giả biên soạn của Viện văn học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội TW, gồm 30 tác giả quê Vĩnh Phú do PGS.TS Mai Hƣơng biên soạn, có đánh giá về nhà văn Ngô Ngọc Bội: “Phải nói ít ngƣời có ƣu điểm mọi bề nhƣ Ngô Ngọc Bội, sinh ra ở nông thôn, đã từng lặn lội trong cải cách ruộng đất, đã qua mƣời năm liên tục ở cơ sở, cùng vật lộn với ngƣời nông dân trong mọi việc: chống úng, chống lụt, chống hạn, chống đói, chống rét, tổ chức hợp tác xã vòng I, vòng II. Và dẫu cho rằng xa rời Trung du về sống giữa Thủ đô anh vẫn là ngƣời trong cuộc. Vẫn da diết, trăn trở, chia từng niềm vui, nỗi buồn cùng ngƣời nông dân, cùng xót xa 9 với những thất bại, nổi chìm của quê nghèo” [18,tr183]. Về nghệ thuật tác phẩm Ngô Ngọc Bội, PGS.TS. Mai Hƣơng cũng rất công bằng khi đƣa ra lời nhận xét, đánh giá về nhà văn nhƣ sau: “Đọc văn anh có ngƣời nhận xét: Kết cấu tác phẩm cổ điển, chất phóng sự khá rõ, nhiều chỗ dàn trải, dài dòng.Những nhận xét có thể ít nhiều có lí, nhƣng đọc anh, điều ai cũng phải khẳng định: anh đã lao động công phu biết bao trong từng trang sách. Không kể đến những ƣu điểm nổi trội anh tiếp nhận đƣợc từ quần chúng”[18,tr.188] Trên đây là một số bài viết, một số ý kiến chúng tôi sƣu tầm đƣợc làm minh chứng cho sự quan tâm, yêu thích và cả sự ngƣỡng mộ, sự trân trọng tài năng nhà văn Ngô Ngọc Bội của độc giả. Có thể nhận thấy các bài viết, các ý kiến mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, cảm nhận, phân tích, phê bình, lí giải một cách khái quát về đề tài tam nông trong sáng tác của nhà văn chứ chƣa có những nghiên cứu cụ thể vào một tác phẩm nào để thấy đƣợc vị trí cũng nhƣ giá trị văn chƣơng của Ngô Ngọc Bội trong văn học nƣớc nhà. Song những bài viết, những ý kiến trên cũng đều có giá trị tham khảo,là nguồn tƣ liệu quý cho sự quan tâm hay đi sâu nghiên cứu về văn chƣơng của Ngô Ngọc Bội. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Khai thác, làm rõ những xung đột nông thôn thể hiện trong tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội. Từ đó chỉ ra những đặc trƣng riêng trong sáng tác của Ngô Ngọc Bội, những đóng góp của nhà văn đối với văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ (nói riêng) và văn học Việt Nam (nói chung). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xung đột nông thôn thể hiện trong tiểu thuyết của tác giả Ngô Ngọc Bội 10 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung khảo sát, khai thác xung đột nông thôn trong 3 tiểu thuyết: “Ao làng” (1975), Nxb Văn học, Hà Nội. “Lá non” (1987), Nxb Thanh niên, Hà Nội. “Ác mộng” (1990), Nxb Lao động, Hà Nội. Sở dĩ chúng tôi chọn 3 tiểu thuyết này vì: thứ nhất: phù hợp khung khổ nghiên cứu của một đề tài luận văn thạc sĩ. Thứ hai: đây là ba tiểu thuyết phản ánh tập trung những mâu thuẫn, xung đột nông thôn đúng nhƣ định hƣớng nghiên cứu của đề tài. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, luận văn tập trung khai thác ngữ liệu, phân xuất ngữ liệu phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Thứ hai, luận văn tập trung khai thác những xung đột nông thôn thể hiện trong 3 tiểu thuyết Ác mộng, Lá non và Ao làng. Cụ thể là những xung đột nảy sinh trong quá trình tổ chức cải cách ruộng đất, tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, đổi mới sản xuất mang tính làng xã, dòng họ và gia đình. Thứ ba: so sánh khi cần thiết để thấy đƣợc cái riêng của Ngô Ngọc Bội trong cái chung của văn xuôi viết về nông thôn giai đoạn cải cách ruộng đất và tổ chức hợp tác xã nông nghiệp – một thời kì lịch sử của dân tộc. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Với những yêu cầu và mục đích hƣớng tới của đề tài luận văn, chúng tôi đã vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: 11 6.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Luận văn sử dụng “công cụ” của thi pháp học để tiếp cận đối tƣợng trong quá trình thực hiện đề tài. Cụ thể là từ việc tìm hiểu cách thức xây dựng xung đột, cách tạo tình huống, sự kiện…, chúng tôi tìm cách lí giải tƣ tƣởng của tác giả về nguyên nhân nhân xung đột, hệ quả của xung đột cũng nhƣ những dự báo về con đƣờng phát triển của nông thôn trong một giai thời mang tính lịch sử của dân tộc. 6.2. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này giúp chúng tôi tổng hợp, thống kê ngữ liệu đƣợc khảo sát. Đây cũng chính là cơ sở phân loại ngữ liệu, công đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu. 6.3 .Phương pháp so sánh, đối chiếu Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết liên hệ, tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa các loại hình xung đột, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các nhà văn trong thể hiện xung đột nông thôn, giúp xem xét sự thể hiện xung đột nông thôn trong đối sánh với văn học trƣớc hoặc sau đó. 6.4. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Phạm vi khảo sát của luận văn là tiểu thuyết Ngô Ngọc Bội. Do đó, khi nghiên cứu xung đột nông thôn thể hiện trong các sáng tác, phƣơng pháp này giúp ngƣời viết phân tích bám sát những đặc trƣng của loại hình tự sự để nghiên cứu đối tƣợng tốt hơn. Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số thao tác, kĩ thuật cần thiết nhƣ: phân tích, tổng hợp… để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Xung đột và sự thể hiện xung đột trong văn xuôi viết về 12 nông thôn thời đổi mới Chƣơng 2: Xung đột xã hội trong tiểu thuyết Ác mộng, Lá non, Ao làng Chƣơng 3: Xung đột gia đình, dòng tộc trong Ác mộng, Lá non, Ao làng 13 Chƣơng 1: “XUNG ĐỘT NÔNG THÔN” TRONG VĂN XUÔI THỜI ĐỔI MỚI 1.1. Về thuật ngữ “xung đột” 1.1.1. Thuật ngữ “xung đột” Xung đột theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “đánh nhau giữa các lực lƣợng đối địch”; “va chạm, chống đối nhau do có những mâu thuẫn gay gắt” [Từ điển TV; 1161]. Các xung đột thƣờng xuất hiện dƣới dạng những đụng độ, va chạm, chống đối giữa các thế lực, các đối tƣợng đối đầu về quyền lợi, tính cách hoặc giữa những tính cách với hành động, giữa tính cách với tính cách, giữa những phƣơng diện khác nhau của tính cách. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới định nghĩa: “Xung đột là hệ quả của những căng thẳng đối lập ở bên trong cũng nhƣ bên ngoài, có thể đạt tới độ nguy kịch, xung đột biểu trƣng khả năng chuyển từ cực đối lập này sang cực đối lập khác, đảo lộn khuynh hƣớng về phía tốt hay xấu… Xung đột là hình ảnh của hiện thực, đồng thời là sự bất ổn định tinh thần do hoàn cảnh hoặc cá nhân gây nên, cũng nhƣ của sự giải cố kết cá nhân hay tập thể” [; 1027]. Xét ở góc độ xã hội, xung đột đƣợc hiểu là “tình huống hoặc quá trình xã hội, trong đó tồn tại mâu thuẫn về lợi ích của cá nhân với một nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội với xã hội nói chung, thể hiện bằng sự bất đồng, tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, nhu cầu, giá trị…” [Từ điển xh học; 890] . Nhƣ vậy, một điều kiện cần thiết cho sự phát triển của xã hội chính là cuộc đối đầu xã hội giữa các lực lƣợng khác nhau (nhƣ ta đã nói là “lực lƣợng đối đầu”). Cuộc đối đầu đó có thể gây khó khăn, tạo ra tình trạng hỗn loạn, nhƣng cũng có thể, cuộc đối đầu tạo ra một cơ hội phát triển mới cho một tổ chức xã hội. Cái nhìn này khá tƣơng đồng cách nhìn trong Mĩ học, khi khoa học này nhìn nhận xung đột sẽ thúc đẩy sự cải tiến sáng tạo. Xung đột có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. 14 Nguyên nhân khách quan bao gồm các điều kiện tƣơng tác xã hội của các cá nhân gây ra: xung đột về ý kiến, sở thích, niềm tin… Trong quá trình tổ chức đời sống, con ngƣời đã xung đột do sự phân kì tự nhiên của các giá trị tinh thần và nguyện vọng vật chất (sở hữu vật chất); khuôn mẫu của các nhóm, cách sống của cá nhân, quan hệ giữa nhóm với nhóm, cá nhân với nhóm đã kích thích tạo ra sự va chạm. Yếu tố tâm lí chủ quan của xung đột thƣờng diễn ra trƣớc. Từ đó, các cá nhân có cơ hội để lựa chọn và giải quyết việc xây dựng hoặc phá hoại, xung đột hoặc không xung đột. Một trong số những điều kiện chính của xung đột xã hội chính là sự xuất hiện của yếu tố bất bình đẳng (ngƣời giàu với ngƣời nghèo, tầng lớp trên với tầng lớp dƣới); sự thiếu đồng nhất về văn hóa, sự tồn tại của hàng loạt các lợi ích có giá trị cao và giá trị thấp. Trong đó, yếu tố kinh tế xã hội gắn liền với phân chia quyền lực và sự giàu nghèo đƣợc coi là nguyên nhân phổ biến nhất trong đối đầu xã hội, nhất là khi, một trong hai lực lƣợng cho rằng mình bị đối tƣợng trục lợi, lừa bịp (nguyên nhân này thậm chí dẫn đến những xung đột đối đầu mang quy mô quốc gia dân tộc, khi những bất mãn xã hội đƣợc xác lập; khi lợi ích kinh doanh vƣợt ra ngoài biên giới; những ƣu thế kinh tế, những tranh đoạt về tài nguyên hoặc những mâu thuẫn mang tính lịch sử…). Yếu tố thiếu đồng nhất về văn hóa, hiểu biết, vốn sống cũng là nguyên nhân tạo mâu thuẫn ngay trong nhóm nhỏ của cộng đồng. Nguyên nhân chính tạo ra xung đột trong tổ chức là do khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển tổ chức; do quan hệ phân phối lợi ích; những xung đột nảy sinh trong quá trình công tác, sự phân kì lợi ích cá nhân, điều kiện làm việc không đáp ứng đƣợc yêu cầu hoặc niềm tin…), nhƣng bên cạnh đó còn có các xung đột do quan niệm về văn hóa đƣợc xác định gắn với từng tổ chức, trong đó có cả yếu tố tiên tiến và cũng không loại trừ yếu tố bảo thủ. Kinh nghiệm cá nhân, đặc điểm tâm lí cá nhân của thành viên trong tổ chức cũng tạo ra xung đột.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng