Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Ý hệ văn minh trong trường văn học việt nam trước 1945, trường hợp đoạn tuyệt và...

Tài liệu Ý hệ văn minh trong trường văn học việt nam trước 1945, trường hợp đoạn tuyệt và cô giáo minh

.PDF
93
1
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ HẠNH Ý HỆ VĂN MINH TRONG TRƯỜNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1945, TRƯỜNG HỢP ĐOẠN TUYỆT VÀ CÔ GIÁO MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ HẠNH Ý HỆ VĂN MINH TRONG TRƯỜNG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1945, TRƯỜNG HỢP ĐOẠN TUYỆT VÀ CÔ GIÁO MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Ngọc Kiên Phú Thọ, Năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả trước tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có bất cứ sự không trung thực trong các kết quả nghiên cứu. Nếu có gì không trung thực, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Phú Thọ, ngày 8 tháng 7 năm 2021 Học viên Nguyễn Thị Hạnh ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Phùng Ngọc Kiên. Người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn này. Sự hướng dẫn, chỉ bảo, sát sao của thầy đã giúp cho tôi có được các phương pháp nghiên cứu; các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thiện đề tài có hiệu quả. Bên cạnh đó, tôi xin được cảm ơn chân thành Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo ở phòng Đào Tạo; các thầy cô giáo bộ môn lý luận văn học, khoa văn học trường Đại học Hùng Vương; những người trong suốt quá trình dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi tiếp tục trưởng thành. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình, những người đã luôn động viện, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể tham gia học tập, đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, ngày 8 tháng 7 năm 2021 Học viên Nguyễn Thị Hạnh iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 8 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh. ..8 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan ................................................................................... 9 1.2.3. Các bài viết về “Vụ án văn” giữa Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh. . 11 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................... 14 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 15 1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 15 1.5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ................................................. 15 1.5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu ................................................... 15 1.6. Về cấu trúc của luận văn. ..................................................................... 17 Chương 1: Vai trò của giáo dục. ................................................................. 18 1.1. Các vấn đề cơ bản về giáo dục: ........................................................ 18 1.2. Vai trò của giáo dục trong sự kiến tạo ý hệ “văn minh”. ................. 22 Chương 2: GIA ĐÌNH VÀ LUÂN LÝ ....................................................... 38 2.1. Biểu hiện của tư tưởng cũ về vấn đề luân lý trong Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh. ............................................................................................... 40 2.2. Biểu hiện của tư tưởng mới về vấn đề luân lý trong Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh........................................................................................... 49 2.3. Xung đột cũ, mới về vấn đề luân lý. ................................................ 56 Chương 3: VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH ................................................................ 69 3.1. Giới tính nam trong Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh ............................... 69 3.1.1 Giới tính nam trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt ....................................... 69 3.3. Nhân vật đại diện cho tư tưởng, quan điểm của nhà văn. ............... 79 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đánh dấu bước trưởng thành của quá trình hiện đại hóa. Có thể nhận định đây là một giai đoạn phát triển phong phú, đa dạng ở nhiều khuynh hướng, nhiều nhóm sáng tác, với những nhiều tư tưởng, quan điểm sáng tác khác nhau. Từ đó đã tạo nên sự ảnh hưởng qua lại; có khi bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau phát triển; có khi lại đối lập nhau được thể hiện cả trong lý luận và sáng tác. Trong các khuynh hướng, các trào lưu văn học ấy phải kể đến nhóm Tự lực văn đoàn. Các thành viên của nhóm là những tác giả trẻ, tiêu biểu cho tầng lớp mới, thế hệ mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Các nhà văn của nhóm Tự lực văn đoàn đều đại diện cho một tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam. Tầng lớp được tiếp thu một cách đầy đủ văn hóa và học vấn phương Tây thông qua nhà trường Pháp Việt. Trong bối cảnh sự giao thoa với văn hóa truyền thống vẫn còn những mối liên hệ. Nhóm Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong việc hình thành và phát triển văn học lãng mạn Việt Nam, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, truyện ngắn. Trong đó tiểu thuyết đóng một vai trò quan trọng góp phần làm nên tên tuổi của nhóm. Từ việc đặt ra những vấn đề được quan tâm trong xã hội đương thời; trong mỗi tác phẩm tạo nên môi trường, tạo nên không khí, tạo ra những thái độ, cách nhìn, cách đánh giá, phán xét của nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Người đọc sẽ được nhà văn dẫn dắt đến với cuộc sống của đại gia đình phong kiến. Để từ đó họ được chứng kiến xung đột về phong tục, đạo đức giữa những tư tưởng, nếp nghĩ khác nhau. Trong số những tác phẩm đó không thể không nhắc đến Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Nửa chừng xuân của Khái Hưng; đó là hai cuốn tiểu thuyết vừa là mở đầu, vừa là có giá trị nhất. Góp thêm tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người. Nói đến sự tiến bộ trong tiểu thuyết của Nhất Linh, Vũ Ngọc Phan đã viết trong cuốn Nhà văn hiện 2 đại: “Ông là một tiểu thuyết gia có khuynh hướng về cải cách. Những tiểu thuyết có giá trị của ông xuất bản trong khoảng 1935-1942 đều phô bày cho người ta thấy những tình trạng xấu xa hoặc của gia đình hoặc của xã hội Việt Nam và trong các truyện của ông bao giờ cũng có những nhân vật kiên tâm, gắng sức để đổi mới cho cuộc đời của mình” (31, tr.101) Ông nhận xét về Khái Hưng: “Một nhà tiểu thuyết có chừng mực và ông có một đặc điểm là truyện ngắn của ông, ông thường ngụ một ý thật cao. Như vậy mới nghe tưởng như trái ngược cả về người và việc trong các truyện. Khái Hưng tả rất bình dị, nhưng ở đoạn kết bao giờ tác giả cũng để cho người đọc có một cảm tưởng xa xăm, man mát.” (31, tr.33). Hai nhà văn đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người phụ nữ trong chế độ đại gia đình phong kiến. Trong tác phẩm của mình, hai ông đã xây dựng khá thành công hình tượng những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đứng lên đấu tranh chống lại nền giáo lý lạc hậu. Nữ giới được chọn là nhân vật chính trong hai tác phẩm kể trên. Đó là những cô gái tân thời có học hành, được tiếp xúc với văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công trong xã hội, mà bản thân họ lại chính là những nạn nhân phải gánh chịu. Vì bản thân họ sinh ra họ đã được ban tặng những vẻ đẹp, những giá trị vốn của của mỗi con người. Hơn ai hết, họ hiểu mình xứng đáng được hưởng những quyền lợi chính đáng. Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh mẽ hơn ai hết. Và hành động chống đối lại xã hội ấy, là điều hoàn toàn hợp với quy luật khách quan của tiến bộ xã hội. Đòi lại quyền sống, quyền tự do, quyền được hạnh phúc cho mình. Bên cạnh những sáng tác văn học mang tư tưởng lãng mạn như nhóm Tự lực văn đoàn, khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa đã bắt đầu xuất hiện một cách trực tiếp trong văn học Việt Nam. Và văn học với đề tài lấy đời sống xã hội đương đại làm đối tượng phản ánh bắt đầu trở thành một khuynh hướng lớn. Chính vì vậy, mọi mặt của hiện thực đời sống, sự thay đổi của một xã hội trong buổi giao thời Âu - Á, sự tha hóa của các tầng lớp người đều có thể trở thành mối quan tâm trong nhiều 3 sáng tác. Khuynh hướng văn học hiện thực nổi lên các tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, trong đó không thể không nhắc tới Nguyễn Công Hoan với những tác phẩm tả thực của ông. Nổi bật là hiện thực về đời sống, phong tục của Việt Nam; về cuộc sống của những gia đình, con người thuộc hạng trung lưu và hạng nghèo. Tiêu biểu là tiểu thuyết Cô giáo Minh (1936), đã tập trung miêu tả cuộc sống trong gia đình một quan lại phong kiến với những hủ tục cổ hủ, lạc hậu. Trong bối cảnh ấy, những tập tục cổ hủ được làm nhấn mạnh; được làm nổi bật lên nhờ cách đặt vào đấy một nhân vật nữ tân tiến, mạnh mẽ, cá tính, hết sức sáng tạo của Nguyễn Công Hoan. 1.1.2. Khi tác phẩm Cô giáo Minh ra đời (1936) đã diễn ra cuộc tranh luận giữa Tự lực văn đoàn và Nguyễn công Hoan về đề tài này, và “Vụ án văn” cho rằng khi sáng tác Cô giáo Minh, Nguyễn Công Hoan đã dựa theo Đoạn tuyệt. Cuộc tranh luận được thể hiện cả trong sáng tác lẫn luận chiến: Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh….. Và ý hệ về “văn minh” là một trong những khu vực diễn ra cuộc tranh luận đó. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không đi sâu phân tích cuộc tranh luận Tự lực văn đoàn và Nguyễn công Hoan. Không nhằm mục đích lý giải, hay đi tìm kết quả cuộc tranh luận; Nguyễn Công Hoan có đúng là dựa theo cốt truyện Đoạn tuyệt của Nhất Linh để viết tiểu thuyết Cô giáo Minh hay không? Vấn đề ở đây chúng tôi đi tìm hiểu, xem xét hai tác phẩm trên của Nhất Linh và Nguyễn Công Hoan với cách đặt ra một vấn đề văn học; trong cùng một không gian, trong cùng một thời điểm của giai đoạn 1930 - 1945 của xã hội Việt Nam để tìm ra mối liên hệ của trường văn học. Vậy thế nào là trường văn học? Theo Phạm Văn Quang (2019), lý thuyết trường hay trường lực văn học ra đời góp phần canh tân những tiếp cận văn chương vượt ra khỏi những cách tiếp cận của hệ tư tưởng Marxisme và của thực chứng luận, để hướng đến việc giải thích thế giới văn chương như một vũ trụ đặc thù có những quy tắc riêng của nó. Khái niệm trường được Bourdieu định nghĩa như là: “Không gian xã hội mà 4 trong đó các tác nhân tham gia sản sinh ra các tác phẩm văn hóa được xác định vị trí” và trường văn học cũng như những trường khác “là một trường lực tác đông đến tất cả những ai dấn thân vào đó và theo cách thức khác biệt nhau tùy thuộc vào vị trí họ nắm giữ, đồng thời cũng là một trường tranh đấu nhằm duy trì hoặc chuyển hóa chính trường lực ấy” (32, tr.7) Vượt ra khỏi sự đối lập giữa một loại mỹ học nội tại, được đặt ra để phân tích tác phẩm như một hệ thống tự than mang nguyên lý tồn tại, tự xác định trong sự cố kết của nó những nguyên lý và những chuẩn mực để giải mã tác phẩm, với một loại mỹ học ngoại tại thường xuyên có một giá trị biến cách quy giản, nó cố gắng đặt tác phẩm trong tương quan với những hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa của sáng tạo, nghệ thuật. Bourdieu nhấn mạnh đến đối tượng của xã hội học tri thức và nghệ thuật như sau: Để tạo cho xã hội về sáng tạo tri thức và nghệ thuật đối tượng riêng của nó, nhưng đồng thời cũng cho thấy những giới hạn của nó, ta cần phải quan sát và ghi nhận rằng mối quan hệ của người sáng tạo với tác phẩm của mình, và qua đó là chính tác phẩm, chịu tác động bởi những mối quan hệ xã hội mà trong đó sự sáng tạo có thể đạt đến hoàn thiện như một hành động giao tiếp, hay một cách cụ thể hơn, chịu tác động bởi vị thế của người sáng tạo trong cấu trúc của trường tri thức. Đặc biệt ông đặt lại trường hợp khảo cứu tiểu sử các nhà văn, những phân tích nội tại tác phẩm và những nghiên cứu về mối quan hệ tác phẩm và bối cảnh xã hội. Thông qua các công trình của mình ông cho rằng các nhà văn chỉ tồn tại quan mối tương quan với tổng thể của trường. Các nhà văn chỉ được biểu hiện qua những đặc tính sở hữu vị trí và uy lực chức năng của mình. Trong viễn cảnh đó, những đặc trưng chủ đề và hình thức thể loại của mỗi tác phẩm được diễn giải như là một kiểu tạo lập quan điểm của tác giả ở giữa không gian văn học. Như vậy để hiểu được một tác phẩm, ta cần phải quan sát và xem xét những mối quan hệ qua lại giữa tác giả, nhà xuất bản, nhà phê bình và công chúng độc giả. Thiết lập một lịch sử hình thành trường tri thức nói chung và trường văn học nói riêng cho phép tiến hành phê bình các huyền thoại về tính phổ quát về tính chất 5 phi thời gian của văn học. Nó cho phép hiểu hơn sự ra đời và các ý nghĩa lịch sử của khái niệm trường, cho phép trở lại các vấn đề liên quan đến các chức năng của nghệ thuật và nghệ sỹ. Hệ thống các mối quan hệ khác biệt trong trường văn học như chúng ta thấy trong mô hình trường văn học, cho phép nói đến sự tự chủ của trường. Khái niệm trường cho phép phê phán mạnh mẽ những biểu hiện mang tính ý hệ và những khái niệm về tính chân thật, trung thực, bằng cách cho thấy những định đoạt gắn liền với các vị trí được nắm giữ trong một tổng thể cố kết. Nhưng nguyên lý độc lập bổ sung của hai cực của trường lại khiến ta hoài nghi về những nguyên lý xếp loại, giá trị và ý nghĩa của tác phẩm. Những nguyên lý, nếu chiếu theo dề nghị của Bourdieu về sự đối lập, tương tác và liên kết, thì chỉ có thể được tạo ra trong hoạt động của những người tham gia vào trường, trong những quan hệ giữa họ và các tư duy hay diễn ngôn của họ, đến nỗi phải làm ngơ để không thấy rằng diễn ngôn về tác phẩm không phải là một sự bổ trợ kèm theo đơn thuần, để tạo điều kiện dễ dàng cho việc hiểu và đánh giá tác phẩm, mà là một thời điểm sản xuất tác phẩm. ý nghĩa và giá trị của nó. Giữa hai cực của trường văn học cũng có những sự đồng nhất. Vì trong hai cực này có những sự kết nối giữa những phạm vi khác nhau của trường văn hóa nói chung, thể hiện qua những tương đồng về mặt cấu trúc. Hai cực của trường văn học cho phép đặt chúng trong mối quan hệ với tổng thể xã hội. Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể nhận thấy từ sự quan sát tự chủ của trường văn học một tiến trình tái định nghĩa các phạm trù liên quan. Nghĩa là xã hội học về trường văn học cho phép xem xét lại những phạm trù về giá trị văn học, hay chính văn học, lối viết của văn học hay thậm chí của cả khái niệm nhà văn. Về giá trị văn học, từ góc độ trường, có thể được hiểu như là uy tín mà các cơ quan định chế đóng vai trò thừa nhận dành cho tác phẩm, trong một tình trạng nhất định của trường. Khái niệm văn học được xem như là một hệ thống nắm giữ các vị trí trong một tình trạng nào đó của trường. Còn lối viết văn học được xác định qua những đặc điểm loại hình, kỹ thuật, phong cách, chủ đề và đạo đức, cũng diễn ra trong một tình trạng nào đó của trường. Những đặc điểm này tuân thủ các 6 chuẩn mực hiện hành, được thừa nhận bởi các cơ quan định chế. Điều đó cũng có nghĩa rằng chính những đặc điểm này có thể tham gia vào việc tạo thành những quan điểm thẩm mỹ và ý hệ nổi bật trong một tình trạng nhất định của trường, nhưng đồng thời cũng có thể dễ dàng bị phủ nhận ở một tình trạng tiếp theo sau đó của trường. Cuối cùng, phạm trù nhà văn được hiểu như là người làm chủ lịch sử văn chương để biết ứng xử với tư cách nhà văn trong một trường văn học. Về khía cạnh phương pháp của xã hội học, Bourdieu cho rằng xã hội học về nghệ thuật và về văn học trong hình thức bình thường của nó đã bỏ quên cái cốt lõi, đó là một thế giới xã hội có những truyền thống riêng, những quy luật vận hành và tuyển mộ riêng, nghĩa là có lịch sử riêng, là thế giới sản sinh ra nghệ thuật. Để nhấn mạnh đến phương pháp của xã hội học về trường, Bourdieu đã phát biểu về đối tượng của xã hội học văn học: Đối tượng riêng của xã hội học về tác phẩm văn hóa không phải là nghệ sỹ đặc thù, cũng không phải là mối quan hệ với nhóm xã hội này hay nhóm xã hội khác được nhìn nhận hoặc như là nguyên nhân gây hiệu quả và nguyên lý quyết định những nội dung và hình thức diễn đạt, hoặc như là nguyên lý cuối cùng của sự sản sinh nghệ thuật, nghĩa là như nhu cầu, lịch sử của các nội dung và hình thức gắn kết trực tiếp với lịch sử của nhóm thống trị và của các cuộc tranh đấu của họ để thống trị, xã hội học về tác phẩm phải có đối tượng là tổng thể các mối quan hệ giữa nghệ sỹ và những nghệ sỹ khác, và xa hơn, đó là tổng thể những tác nhân dấn thân vào sự sản sinh tác phẩm hoặc chí ít là sự sản sinh ra giá trị xã hội của tác phẩm. Cách tiếp cận này khác với những cách tiếp cận mô tả của thực chứng luận về các đặc điểm xã hội của những người sản sinh ra nghệ thuật, và cũng khác với loại hình xã hội học tiếp nhận thường diễn tả trực tiếp tác phẩm theo quan niệm cuộc sống của những bộ phận công chúng khác nhau. Có phải ngẫu nhiên không mà trong giai đoạn văn học ấy xuất hiện hai tác giả nhà văn đều quan tâm đến một vấn đề đặt ra trong xã hội đương thời? Từ các yếu tố cấu thành tác phẩm như chọn nhân vật nữ chính; đều là những cô gái với những phẩm chất tốt đẹp. Đặc biệt ý thức về giá trị con người mình; họ đầy bản lĩnh, mạnh mẽ và luôn khát khao thay đổi số phận…và có nhiều điểm tương đồng 7 khác. Việc lấy giới nữ làm nhân vật chính, như một mũi tên bắn trực diện vào những tàn dư của chế độ cũ. Phát ra tín hiệu về tinh thần đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ, làm thay đổi cái nhìn vốn rất quen, rất cũ. Ví như trong các mối quan hệ xã hội, trong gia đình, và trong nhiều sáng tác của nhiều tác giả đưa nam giới vào làm đối tượng trung tâm, đã thấm sâu vào tư tưởng, trở thành nếp cảm, nếp nghĩ hàng ngàn năm qua của người dân Việt Nam. Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh như một tiền đề, một lời dự báo cho sự xuất hiện và nở rộ những trang viết về vấn đề “Nữ quyền” cho giai đoạn văn học sau, khẳng định tư cách làm chủ thể của người phụ nữ trong xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây trong cả hai tác phẩm cả hai nhân vật chính là nữ giới, đều mang đặc điểm chung là cùng được tiếp cận, thụ hưởng sự giáo dục mới - giáo dục văn hóa Phương Tây. Những cái mới, tiến bộ ấy, hoàn toàn tương xứng với xã hội mới là biểu hiện cho cái gọi là ý hệ “văn minh”. Điều thú vị ở đây là hai nhà văn cùng viết về một đề tài, cùng cốt truyện và nhân vật chính cùng giới tính, cùng nghề nghiệp. Một bài toán đặt ra trong hai tác phẩm, nhưng lại có hai cách giải khác nhau. Như việc triển khai các chi tiết, sự việc trong cốt truyện; diễn biến số phận của nhân vật chính. Cách đặt ra và giải quyết các mối quan hệ của nhân vật chính lại đi theo các hướng không tương đồng. Việc gửi gắm quan điểm, tư tưởng, cách nhìn nhận, đánh giá của người viết trong những đứa con tinh thần của mình. Từ đó đặt ra những vấn đề xã hội đang được quan tâm. Cho thấy suy nghĩ, nhận thức, cá tính của mỗi nhà văn với những nét phong cách riêng; và tất nhiên những nét riêng ấy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho mỗi giai đoạn văn học nói riêng, nền văn học của dân tộc nói chung. Thể hiện rõ mối liên hệ của các tác phẩm văn học trong trường văn học. Như vậy có thể thấy được vai trò, ý nghĩa, khả năng thu hút sự quan tâm của ý hệ “Văn minh” không chỉ riêng với Nguyễn Công Hoan, Nhất Linh mà còn với nhiều tác giả khác. Đưa người đọc đến với những sự quan sát, hướng tiếp cận, phân tích, cách giải quyết riêng của mỗi người viết. Khẳng định việc đặt ra ý hệ “văn minh” trong sáng tác của Nhất Linh cũng như trong tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan thực sự có vai trò đóng góp thêm cho văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Những sáng tác văn học về vấn đề nữ quyền đã góp thêm những quan điểm tiến bộ về tinh thần đấu 8 tranh với những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp của xã hội cũ, lên tiếng nói đòi quyền tự do cho con người; nhất là đối với người phụ nữ. 1.1.3. Điều cần quan tâm và chú ý ở đây, đó là: Ý hệ “Văn minh” đã được hiểu và thể hiện như thế nào trong sáng tác của các nhà văn đương thời? Do phạm vi nghiên cứu, đề tài chúng tôi lựa chọn trong khuôn khổ trường văn học Việt Nam trước 1945. Cách nghiên cứu để thấy được điểm tương đồng và khác biệt, giữa hai tác phẩm là đặt chúng trong cùng một bình diện để phân tích và so sánh. Xem xét từ trào lưu văn học, cách đặt ra vấn đề tìm hiểu, hoàn cảnh thời gian, không gian. Từ đó nghiên cứu, xem xét; để thấy được nét riêng trong quan điểm, cách nhìn, cách giải quyết các vấn đề xã hội của mỗi nhà văn. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Ý hệ văn minh trong trường văn học Việt Nam trước 1945, trường hợp Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh”. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh. Trịnh Tố Loan nghiên cứu về nghệ thuật so sánh của tác phẩm Đoạn tuyệt trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại trường ĐH sư phạm Hà Nội 2015. Đề tài khảo sát các cấu trúc so sánh làm rõ thêm một khía cạnh nghệ thuật; cung cấp thêm một cách tiếp cận, lý giải tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ mà cụ thể là nghệ thuật so sánh. Qua đó góp phần nhận diện sự vận động của văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nguyễn Thị Quỳnh nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết luận đề của nhóm Tự lực văn đoàn qua Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm trắng trong Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận văn học trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn 2017. Trong đó chủ yếu nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết luận đề trên cơ sở thực tế các tác phẩm để làm rõ các đặc trưng thể loại và thấy được sự đổi mới trong sáng tác của Tự lực văn đoàn. 9 Bài phê bình của Trần Văn Toàn: Nam tính hóa nữ tính - Đọc Đoạn tuyệt của Nhất Linh từ góc nhìn giới tính năm 2013. Bài viết lý giải lí do giải thích cho hiện tượng nam tính hóa nữ tính trong Đoạn tuyệt. Bài viết: 80 năm Đoạn tuyệt của tác giả Mai Anh Tuấn năm 2016. Từ khi bản in lần đầu năm 1936 của Đời nay, đến năm 2016 đã tròn 80 năm. Đoạn Tuyệt, vượt khỏi cái tên sách văn chương thuần túy, gợi cho người đọc hôm nay sự cần thiết của tinh thần dứt bỏ cái cũ, lỗi thời; sự khó khăn nhưng tuyệt đẹp của việc tạo dựng cách sống tự do, tự lập và tự trọng. Bất kỳ ở đâu và lúc nào, “đoạn tuyệt” cũng phải được nuôi dưỡng như một ý chí, mệnh lệnh. Phạm Thị Thắm nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh trong luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Văn học Việt Nam trường ĐH sư phạm Hà Nội 2 năm 2013. Tìm hiểu các khía cạnh của nghệ thuật xây dựng nhân vật để góp phần tìm hiểu toàn bộ tác phẩm cũng như thấy được tâm huyết, tài nghệ nghệ thuật của tác giả trong việc làm nên giá trị của Đoạn tuyệt. Nói chung, khi nghiên cứu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh; Các bài viết, các đề tài nghiên cứu chủ yếu đi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nhất Linh qua nhân vật Loan. Lý giải tại sao lại chọn một nhân vật nữ chính để gửi gắm tư tưởng, quan điểm của mình. Từ đó góp thêm một tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người. Quan điểm, thái độ, tinh thần đấu tranh với những quan điểm cổ hủ của xã hội phong kiến, khẳng định những tư tưởng mới tiến bộ phù hợp với xu thế chung của xã hội. Đó là cơ sở, là định hướng quan trọng mà tôi được kế thừa khi nghiên cứu đề tài này. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan Cho đến thời điểm hiện tại không có một bài viết, một công trình nghiên cứu, phê bình, giới thiệu về tiểu thuyết Cô Giáo Minh. Hầu hết các bài viết chỉ đề cập đến vấn đề liên quan đến tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan. Các bài viết có dung 10 lượng ngắn, xoay quanh một vấn đề nào đó hoặc trình bày chính kiến về một tác phẩm cụ thể của ông. Viết về Nguyễn Công Hoan, Trúc Hà với bài viết: Một ngòi bút mới: Ông Nguyễn Công Hoan (Nam Phong số 18-1932) đã tỏ ra khá tinh tế khi nhận ra giọng văn mới mẻ pha chất hài hước của Nguyễn Công Hoan: “Văn ông Nguyễn Công Hoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị” (12, tr.9) Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, quyển tư (tập 3) nhận xét: “Tất cả tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, dù là truyện ngắn hay truyện dài, đều là tiểu thuyết tả thực, tiểu thuyết tả về phong tục Việt Nam, về hạng trung lưu và hạng nghèo” (29, tr.49). Nguyễn Hoành Khung khi nghiên cứu về truyện dài Nguyễn Công Hoan cũng có nhận xét: “Là người khơi nguồn cho dòng văn học “tả chân” “vị nhân sinh” tiến bộ chảy xiết và cắm ngọn cờ chiến thắng vẻ vang cho nó trong đời sống văn học khu vực hợp pháp. Nguyễn Công Hoan còn là một trong những người đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại”. (22, tr.242). Tác giả Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều công sức nhất trong việc nghiên cứu Nguyễn Công Hoan khẳng định: “Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan để lại cho đời hàng vạn trang sách đầy tâm huyết, đã để lại những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm trí mọi người. Và cốt cách, tấm lòng, sự nghiệp sáng tác của ông vẫn sáng mãi trên những trang văn học sử Việt Nam” (13, tr.537). Tác giả Lê Quý Hà nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng tám nhìn từ đặc trưng thể loại, luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, chuyên ngành văn học Việt Nam.Trường Đại học Đà Nẵng năm 2012. Nhìn tổng thể, các bài viết, các đề tài trên chủ yếu đi tìm hiểu, nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng tám. Những nhận xét, đánh giá về ngòi bút của ông ở các thể loại này, thể hiện qua một số tác phẩm tiêu 11 biểu của ông, dù rất ít đề tài nghiên cứu đề cập sâu. Không có một đề tài nào nghiên cứu sâu về tiểu thuyết Cô giáo Minh, nhưng những đặc sắc về giá trị, trong sự thể hiện về ngòi bút của Nguyễn Công Hoan trong các đề tài, các bài viết đã cho thấy dấu ấn riêng, quan điểm, cách nhìn riêng của một nhà văn trong xã hội đương thời. Đó là cơ sở, là định hướng quan trọng mà chúng tôi được kế thừa khi nghiên cứu đề tài này. 1.2.3. Các bài viết về “Vụ án văn” giữa Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh. Báo Phong Hóa - Cơ quan ngôn luận chính của nhóm Tự lực văn đoàn (Ngày 27/3//1936, số 180) đưa ra một “vụ án văn” cho rằng Cô giáo Minh đã được Nguyễn Công Hoan viết là phỏng theo Đoạn tuyệt của Nhất Linh . Về phía Nguyễn Công Hoan, lại kết án Nhất Linh là người gian ngoa: "Không biết mình và không biết người". Minh chứng sự gian ác của Phong Hoá trong lối trích văn cốt ý xuyên tạc để hạ uy thế đồng nghiệp. Trước khi đi tóm tắt cuộc tranh luận về “Vụ án văn” này, xin được nói rõ thêm giai đoạn từ 1932 đã xảy ra nhiều vụ án văn học: Trong đó có “Vụ án Cũ Mới”. Giữa 2 nhóm văn học khác nhau: một bên là Nhóm Tự lực văn đoàn do Nhất Linh đứng đầu - Chủ biên của tờ báo Phong Hóa - Ngày nay; một bên là những nhà văn tên tuổi của thế hệ trước không thuộc nhóm Phong Hóa. Nhóm Tự lực văn đoàn: Các thành viên đều thuộc thế hệ trẻ, có tài, bên cạnh đó được chỉ huy do những chương trình đã hoạch định kỹ lưỡng, thành phần của lực lượng khối người mới cấp tiến này gặt được thành công ngay từ buổi đầu. Phải chăng đó là nguyên nhân ngay từ lúc mới thành lập, nhóm Tự lực văn đoàn đã khai chiến quyết liệt với lực lượng khối cựu học, hay ít ra bị coi là cựu học. Đa phần các nhà văn tên tuổi của thế hệ trước đều bị khối Phong Hoá chế giễu; toàn bộ các báo, ngoại trừ báo Phong Hóa, đều bị khối Phong Hóa bêu xấu. Theo nhận định của Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ ba thế hệ của nền văn học mới (1862 - 1945): “Văn phê bình từ 1932 đến cuối 1934 là văn phê bình của hai khối A và B, tức văn phê bình của tất cả các nhà 12 văn không thuộc nhóm Phong Hóa với các nhà văn của khối Phong Hoá, tức nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Thứ nhất: Đặc tính của khối A, tức khối bị coi là cựu học: Thành phần phức tạp hơn. Không phải những cây bút cộng tác với khối này không có những cây bút mới, trẻ, có tư tưởng cấp tiến; con số đông hơn cả bên Phong Hoá, nhưng độc lập, chưa quy tụ thành đoàn thể: Đó là trường hợp các cây bút như Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm, Trương Tửu, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Hải Triều... Đa số các cây bút giữ vai trò lãnh đạo, hay chủ biên của các tờ báo đều là thuộc thành phần cũ; nghĩa là thuộc thế hệ trước, tức thế hệ 1913-1932, cái thế hệ còn đang mơ say việc xây dựng một nền văn hóa dung hợp được cả Đông lẫn Tây….” (23, tr. 646, 647) “…Thứ hai: Đặc tính của khối B, tức khối cấp tiến: Thành phần của khối cấp tiến, tuy ít, nhưng thuần nhất, tự đặt mình vào những kỷ luật chung, có sự kiểm soát chặt chẽ; đàng khác, họ toàn là người mới, trẻ, thường xuất thân từ các trường Đại Học, hay Cao Đẳng ở trong nước hay ngoại quốc. Đó là các ông Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ ... - Cơ quan ngôn luận là tờ báo Phong Hoá và, sau này, là tờ Ngày Nay, đều là những tờ báo, về mặt kỹ thuật, tổ chức tòa Soạn, nghệ thuật trình bày, về nội dung bài vở... nhất thiết đều mới mẻ, nhẹ nhàng, vui tươi, thức thời ... Lập trường không còn phải cái thứ lập trường hoà hoãn nước đôi. Họ muốn tiến với bất cứ giá nào, dầu phải tàn nhẫn, phải đập phá, phải chém giết... Mà thực họ đã tàn nhẫn với tất cả cái gì mà họ coi là cũ, họ đập phá tất cả cái gì mà họ cho là ngáng trở bước đi tới của họ, và lắm khi họ chẳng ngại đổ máu để giật phần thắng lợi. Văn của họ rất độc đáo, họ khởi xuất một lối văn mới mẻ, đơn sơ, bình dân, dễ hiểu, vui tươi. Những thứ khí giới ấy đã tạo nên thế mạnh để họ lập mặt trận và tuyên chiến với tất cả học giới đương thời. Họ gây gổ và tuyên chiến với các nhà văn lão thành. Thứ ba: Đặc tính của khối C chống Phong Hóa - Ngày Nay: Những đồng 13 nghiệp bị báo Phong Hóa công kích, bêu xấu, đông đảo vô cùng và thuộc đủ mọi lứa tuổi, có người thuộc phái cựu học mà rất lắm người còn mới hơn cả anh em bên Phong hóa. Chính vì vậy mà một mặt trận mới như được liên kết lại từ năm 19341935: một bên là Phong Hoá, một bên là hầu hết các tạp chí khác; một trận tuyến được giàn ra, gay go, kéo dài hàng mấy năm liền giữa hai khối. Nếu từ 1932 đến 1934 là trận tuyến Phong Hóa giàn ra để đánh tất cả làng báo mà Phong hóa coi là cổ lỗ, thì từ năm 1934 trở đi, một sự tổng phản công của các báo chí khác vừa mới ra đời từ năm 1934, đã liên hiệp lại để đánh thẳng vào Phong Hoá. Và chiến dịch tấn công Phong Hóa của Mặt trận hay khối thứ ba, tạm gọi là khối C này gồm có những báo như Tiểu Thuyết Thứ Bảy (1934), Loa (1934), Hà Nội báo (1936), Ích hữu (1936). (23, tr. 647, 655) Có lẽ không có tờ báo nào chống đối nhóm Phong Hóa mạnh mẽ cho bằng Hà Nội báo. Chẳng mấy số Hà Nội báo không có bài công kích Phong Hóa. Ở đây chỉ đề cập đến những bài tiêu biểu, mạnh mẽ hơn, nội dung đề cập như: Tố cáo Phong Hóa đã đưa ra “lời vu cáo hèn hạ” đối với Nguyễn Công Hoan; mỉa mai gọi Phong Hóa là bầy ong, bầy ruồi vỡ tổ; kết án Phong Hóa trả lời đồng nghiệp " bằng những câu thô bỉ, bằng một giọng hèn nhát "không đứng trên lập trường tư tưởng hay nghệ thuật để phê phán mà chỉ cố ý bêu xấu cá nhân của đồng nghiệp một cách rất vô lý như việc Phong Hóa chửi Hà Nội báo chỉ vì ông Lê Cường, chủ trương Hà Nội báo là ông chủ một nhà thuốc lớn, một nhà in bề thế. Nguyễn Công Hoan đã cố vạch ra cho độc giả thấy cái gian ý của Tự Lực Văn Đoàn trong khi họ lên tiếng kết án Cô giáo Minh là bắt chước Đoạn Tuyệt. (23, tr.661) Nguyễn Công Hoan viết hai bài: Từ Đoạn Tuyệt đến cô giáo Minh (Ích Hữu số 2) và bài: Cùng ông Khái Hưng (Ích Hữu số 4). Ở cả hai bài, Nguyễn Công Hoan đều trả lời Tự Lực Văn Đoàn về việc công kích tác phẩm cô giáo Minh bằng đường lối mà Nguyễn Công Hoan cho rằng có gian ý, muốn dìm đồng nghiệp. Sau khi Nguyễn Công Hoan lên tiếng, thì Lãng Nhân Phùng Tất Đắc họa lời bênh vực tác giả Cô giáo Minh và cho rằng lối phê bình của nhóm Tự lực văn đoàn 14 là thiên lệch một chiều. Trên đây là tập hợp một số đề tài, bài viết nghiên cứu về tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh các đề tài, bài viết chủ yếu bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh. Còn các đề tài nghiên cứu về Cô giáo Minh lại chủ yếu nghiên cứu về những nét đặc sắc riêng trong ngòi bút của ông qua các tác phẩm tiêu biểu ở các thể loại này. Nhìn chung các bài viết đều tập trung về ngòi bút, cách xây dựng nhân vật riêng của mỗi nhà văn. Có những bài báo đề cập đến cuộc tranh luận về “Vụ án văn”; nhưng lại chưa đề cập, khai thác, hay đặt ra vấn đề so sánh ý hệ “Văn minh” trong Đoạn tuyệt và cô giáo Minh. Dựa qua quá trình tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó, chúng tôi tiếp cận vấn đề ý hệ “văn minh” trong tiểu thuyết lãng mạn và hiện thực trong văn học Việt Nam trước 1945, trường hợp Đoạn tuyệt và cô giáo Minh với mong muốn chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm. Từ đó có thể có những đánh giá, nhận định những sáng tạo riêng về quan điểm, tư tưởng, cách nhìn của Nhất Linh cũng như của Nguyễn Công Hoan trước một vấn đề được quan tâm trong xã hội lúc bấy giờ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đi tìm hiểu, nghiên cứu, tiến hành đối chiếu, so sánh ý hệ “văn minh” trong hai tác phẩm thuộc hai dòng văn học lãng mạn và hiện thực của văn học Việt Nam trước 1945, cụ thể qua trường hợp Đoạn tuyệt và cô giáo Minh. Làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm khi cùng đặt ra, xây dựng và triển khai một vấn đề, trong cùng một thời điểm. Từ đó thấy được những sáng tạo riêng của mỗi tác giả. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu ý hệ “Văn minh” trong hai tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh trên toàn bộ tác phẩm; từ việc chọn lựa các tuyến nhân vật, diễn biễn tính cách, số phận khẳng định được những dấu ấn tư tưởng, quan điểm, cách nhìn riêng của mỗi nhà văn đối với các vấn đề đặt ra trong xã hội đương thời. Đồng thời thấy được những đóng góp của mỗi tác phẩm trong văn học Việt Nam trước 1945. 15 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ý hệ “Văn minh” qua Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh trong khuôn khổ trường văn học Việt Nam trước 1945. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan. Quá trình tìm hiểu, phân tích có thể mở rộng phạm vi, nếu thấy cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 1.5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ việc khảo sát, phân tích nhân vật ở các khía cạnh, vấn đề mà đề tài đặt ra, người viết chú ý đến những đặc sắc trong từng tác phẩm để có thể làm hiện diện ra nét riêng độc đáo của từng nhà văn, Để chỉ ra một số chi tiết, sự kiện từ đó phân tích việc thể hiện xung đột giữa tư tưởng giáo dục cũ, mới trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Cô giáo Minh; các chi tiết liên quan đến nhân vật đại diện tư tưởng cũ, mới, 2 tuyến nhân vật này xung đột như thế nào? Sự kiện nào có sự xung đột mạnh nhất....để từ đó có các minh chứng làm căn cứ rõ ràng, xác đáng cho việc nhận xét, đánh giá.. Từ việc phân tích đó, chúng tôi có cơ sở để đi đến những kết luận có tính chất tổng hợp, khoa học. 1.5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Để chỉ ra và làm rõ những điểm giống, khác nhau về ý hệ văn minh trong Đoạn tuyệt cũng như Cô giáo Minh, cần đặt chúng trong sự so sánh, đối chiếu mới thấy được những biểu hiện riêng của từng tác phẩm. 1.5.3. Phương pháp xã hội học văn học Vận dụng phương pháp này để chỉ ra sự ảnh hưởng của xã hội đến sáng tác văn học, vấn đề đầu tiên là tìm ra mối quan hệ giữa tác phẩm với môi trường xã hội mà trong đó nó được hình thành, triển khai và hoàn thiện thành tác phẩm. Xã hội đương thời chính là căn cứ để đánh giá những diễn biến, biến đổi trong cuộc đời của nhân vật. Nhà nghiên cứu phải phân tích những vấn đề trong đời sống thực tế, lấy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng