Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết nguyễn ngọc thuần...

Tài liệu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết nguyễn ngọc thuần

.PDF
100
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHÙNG THỊ NHUNG YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC THUẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Phú Thọ, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHÙNG THỊ NHUNG YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC THUẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 8220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Phú Thọ, năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và đƣợc đúc rút trong quá trình tôi nghiên cứu các tài liệu khoa học và tác phẩm của nhà văn. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Luận văn hoàn toàn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Phú Thọ, tháng năm 2021 Học viên Phùng Thị Nhung ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn: Khoa Khoa học Xã hội và Văn hóa du lịch Trường Đại học Hùng Vương cùng các Thầy, Cô giáo tham gia giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, người đã cung cấp kiến thức và trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn trường THPT Ngô Quyền – Ba Vì – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cùng gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Phú Thọ, tháng năm 2021 Tác giả luận văn Phùng Thị Nhung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 4 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 11 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 12 CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ YẾU TỐ HUYỀN ẢO VÀ NGUYỄN NGỌC THUẦN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ........................ 13 1.1. Yếu tố huyền ảo ...................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.1.2. Phân biệt yếu tố huyền ảo và kì ảo trong văn học ................................ 15 1.2. Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại ...... 19 1.2.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần .............................................. 19 1.2.2. Đặc điểm chung trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần ................... 23 1.2.3. Vị trí của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại ......................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2. CỐT TRUYỆN HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC THUẦN ...........................................................................................................35 2.1. Huyền ảo hóa những câu chuyện đời thƣờng .......................................... 35 2.1.1. Dấu ấn cổ tích trong câu chuyện về những ngƣời lạ, khách lạ ............. 36 2.1.2. Chuyện về những chuyến đi kì thú ....................................................... 42 2.1.3. Chuyện con ngƣời khiếm khuyết kì lạ .................................................. 45 2.2. Chuyện kì lạ trong tâm thức con ngƣời ................................................... 49 iv 2.2.1. Chuyện con ma ...................................................................................... 50 2.2.2. Chuyện con vật, đồ vật kì lạ .................................................................. 56 2.2.3. Những giấc mơ về thiên nhiên và con ngƣời ........................................ 59 CHƢƠNG 3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC THUẦN ........................................................... 66 3.1. Không gian huyền ảo ............................................................................... 66 3.1.1. Mô típ không gian thiên nhiên .............................................................. 67 3.1.2. Mô típ không gian giấc mơ ................................................................... 73 3.2. Thời gian huyền ảo ................................................................................... 78 3.2.1. Thời gian hƣ ảo, phi tuyến tính ............................................................. 78 3.2.2. Thời gian trong cõi vô thức con ngƣời ................................................. 82 KẾT LUẬN……………………………………………………………… .84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Yếu tố kỳ ảo ra đời từ lâu trong nền văn học nhân loại và không hề xa lạ với độc giả Việt Nam. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học dân tộc, yếu tố huyền ảo xuất hiện liên tục trong lịch sử của văn học nƣớc nhà và mang những đặc điểm riêng biệt trong từng giai đoạn nhất định. Trong văn học dân gian, yếu tố huyền ảo gắn liền với các tác phẩm tự sự dân gian. Truyện cổ tích thần kì phản ánh ƣớc mơ, khát vọng của con ngƣời về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Với thần thoại, nhân dân xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật kì vĩ bằng trí tƣởng tƣợng nguyên sơ và tƣ duy hồn nhiên của con ngƣời thời cổ đại. Truyền thuyết phản ánh những sự kiện lịch sử, những con ngƣời có thật qua sự lí tƣởng hóa và thể hiện lòng trân trọng, ngợi ca của nhân dân về những vị anh hùng đã làm nên lịch sử. Tác giả dân gian đã phủ lên màn sƣơng huyền thoại, tấm voan huyền ảo lên những nhân vậtnhững ngƣời anh hùng, các vị thần có công với đất nƣớc. Với trí tƣởng tƣợng phong phú, với niềm tin ngây thơ, đầy thành kính vào thế lực siêu nhiên ngƣời xƣa đã mơ ƣớc về một thế giới công bằng, đáng sống bằng tƣ duy huyền ảo. Sang thời kì trung đại, xã hội phong kiến xuất hiện thay cho thị tộc, bộ lạc, đời sống nhân dân có nhiều sự thay đổi. Trình độ tƣ duy của con ngƣời phát triển, xã hội có sự phân chia giai cấp. Ở thời kì này con ngƣời phải chịu nhiều sự áp bức bóc lột, chịu sự bất công do thế lực phong kiến hà khắc đè nén. Bởi vậy con ngƣời tìm đến sự giải thoát bằng niềm mơ ƣớc về quyền sống, về công lí, về hạnh phúc. Các tác giả mƣợn yếu tố kì ảo để thay đổi trật tự xã hội, thể hiện quan niệm sống, niềm tin vào thế giới mới khác hẳn với cuộc đời trần tục. Yếu tố kỳ ảo tiếp tục tồn tại, biểu hiện đậm nét qua thể loại truyền kì của các văn nhân nho sĩ nhƣ Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ, Lĩnh 2 Nam chích quái do Trần Thế Pháp biên soạn, Truyền kì tân phả- tương truyền Đoàn Thị Điểm…. Sáng tác của họ là chủ yếu vạch trần, phê phán hiện thực xã hội phong kiến đƣơng thời đầy rẫy những tệ trạng xấu xa hƣớng con ngƣời đến những giá trị tốt đẹp. Đồng thời các nhà văn bộc lộ quan điểm lánh đục về trong của tầng lớp trí thức ẩn dật đƣơng thời phục vụ cho quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Sang thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 – 1945, yếu tố kỳ ảo đã phát triển mạnh mẽ ở các tác phẩm văn xuôi lãng mạn và đạt đƣợc thành tựu đáng kể. Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 thể hiện sự giao thoa giữa nền văn học truyền thống và văn học phƣơng Tây. Điều này là do sự thúc bách của thời đại, sự đổi mới văn học theo hình thức văn học phƣơng Tây, hội nhập với nền văn học thế giới. Đến giai đoạn 1945 - 1975, văn học phản ánh bƣớc đi của lịch sử vì vậy đề tài lớn của văn học thời kì này là đề tài chiến tranh cách mạng. Văn học hƣớng đến cái đẹp, cái cao cả bởi vậy khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm nội dung chủ đạo của thời kì này. Văn học 1945-1975 là văn học vệ quốc, hƣớng đến phục vụ cách mạng, hƣớng đến phản ánh cuộc sống chiến đấu của nhân dân, hiện thực đƣợc điển hình hóa qua những hình tƣợng nhân vật. Tiếng nói cổ động, khích lệ, ngợi ca chiến tranh cách mạng bao trùm cả nền văn học. Vì vậy những yếu tố khác nhƣ con ngƣời cá nhân, yếu tố huyền ảo, phi hiện thực ít có cơ hội xuất hiện. Bƣớc sang chặng đƣờng văn học giai đoạn sau 1975, văn học phát triển trong cái nhìn mới hơn, đề cao tƣ duy sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nhà văn bắt đầu quan tâm tới những phƣơng thức sáng tạo mới, xóa bỏ lối mòn phiến diện, tìm tòi lối đi riêng. Theo đó, yếu tố huyền ảo xuất hiện khá phổ biến thể hiện quan niệm của nhà văn về con ngƣời và hiện thực đời sống. Chất liệu huyền ảo tạo ra sự đột phá trong tƣ duy nghệ thuật, đặc điểm nghệ thuật góp phần làm cho văn học thời kì đổi mới diễn ra sôi nổi, đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. 3 1.2. Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 nằm trong quĩ đạo chuyển mình của văn học nói chung, có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Văn học phát triển đa dạng, phong phú về đề tài, chủ đề, mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật tạo ra một sự bùng nổ của một đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp. Với cái nhìn dân chủ, các nhà văn có điều kiện phát huy cá tính sáng tạo, có cách nhìn mới về con ngƣời. Hiện thực bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống kể cả đời sống tâm linh đƣợc tái hiện rõ nét trong các tác phẩm văn xuôi. Các sáng tác chặng đƣờng này tập trung ở nhiều cây bút tên tuổi nhƣ Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trƣờng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phƣơng… họ trở thành hiện tƣợng văn học nổi bật. Phong cách nhà văn hình thành với những sự tìm tòi,thể nghiệm mới. Điều đó đã góp phần đƣa nền văn học chặng đƣờng sau 1975 có những bƣớc tiến mới, diện mạo mới và đạt đƣợc chất lƣợng nghệ thuật nhất định. 1.3. Để đáp ứng thị hiếu của độc giả, nhu cầu đổi mới toàn diện nhiều cây bút văn xuôi chặng đƣờng sau 1975 với sự nỗ lực, sự trải nghiệm sâu sắc các nhà văn đã đƣa yếu tố huyền ảo vào văn học tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho ngƣời đọc. Có thể đây là cách để họ đƣa con ngƣời thoát khỏi những guồng quay chật chội, tù túng của cuộc sống hiện đại. Văn học hƣớng con ngƣời vào một thế giới hoàn toàn mới lạ, một thế giới huyễn hoặc, khám phá sự bí ẩn của con ngƣời và cuộc sống. Có thể kể đến những nhà văn tiểu biểu nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phƣơng, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh… Nguyễn Ngọc Thuần là một nhà văn trong số đó. Anh đã đem lại cho ngƣời đọc hành trình khám phá về bản thân, về thế giới xung quanh, dẫn lối con ngƣời vào một thế giới trong vắt, trong trẻo với những câu chuyện vụn vặt, không đầu không cuối, tản mạn nhƣng lại chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Dƣờng nhƣ chất bình dị, trong veo trong những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần. 4 Anh đã nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời, hƣớng đến giá trị tốt đẹp của con ngƣời giữa cái xô bồ của cuộc sống hiện đại. Yếu tố huyền ảo thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần từ những truyện viết về thiếu nhi đến những truyện viết cho ngƣời lớn kể về cuộc sống thƣờng nhật nhƣ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Sinh ra là thế, Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ… Nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi mong muốn đi sâu khám phá tƣ duy nghệ thuật, cách thức tiếp cận cuộc sống và con ngƣời của nhà văn. Đó cũng là một cánh cửa giúp ngƣời viết nghiên cứu gƣơng mặt mới của văn xuôi sau năm 1975 trong tiến trình đổi mới và phát triển. Vì những lí do trên, đề tài: Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần đƣợc lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Khái lược những nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo trong văn học Việt Nam sau 1975 Ở Việt Nam có nhiều hƣớng nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Bài viết Cái kỳ ảo và văn học huyễn ảo của Lê Huy Bắc đã xác định đặc điểm phát triển của “văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo” bằng các tên gọi và bản chất của yếu tố đó trong tiến trình phát triển của lịch sử. Ông đề xuất dùng khái niệm “văn học huyễn ảo. Tác giả đã đƣa ra quan niệm: văn học huyễn ảo là văn học bàn đến những cái hoang đƣờng, thần diệu. Thế giới của những điều khó tin đó khiến cho con ngƣời rơi vào những trạng thái mơ hồ, hoài nghi về hiện thực, có lúc khiến họ hoang mang, lo sợ trƣớc mỗi sự kiện kỳ ảo. Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “văn học huyễn ảo” để thay cho khái niệm “văn học kỳ ảo”. Bài viết này đã bàn đến khái niệm văn học huyễn ảo và những biểu hiện của con ngƣời khi rơi vào trạng thái vô thức. 5 Bài viết Về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn học của Lê Nguyên Long tìm hiểu về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo từ việc lĩnh hội những quan niệm về thuật ngữ kỳ ảo của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trong bài viết này, Lê Nguyên Long đã nêu ra sự không đồng nhất trong quan niệm về cái kỳ ảo trên một số phƣơng diện nhƣ: tính lịch sử của cái kỳ ảo, sự khác biệt trong tên gọi về cái kỳ ảo từ đó làm nảy sinh những cách hiểu về cái kỳ ảo. Tác giả đã đƣa ra minh chứng để làm rõ quan niệm về cái kỳ ảo gắn với hiện thực trên cơ sở sự tiến bộ khoa học kĩ thuật của loài ngƣời. Từ việc nghiên cứu về mặt từ nguyên Lê Nguyên Long đã nêu cách hiểu: cái kỳ ảo là cái không thể cắt nghĩa đƣợc bằng lý tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại. Tác giả đã liên hệ với các tác phẩm truyền kì, chích quái phƣơng Đông cụ thể là Liêu trai chí dị- Bồ Tùng Linh, cho rằng các truyện truyền kì cần đƣợc gọi là fantasy dựa trên đặc trƣng thể loại. Ngoài ra, bài viết chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic realism) của Đỗ Văn Hiểu. Tác giả đã nêu lên quan điểm về phƣơng thức cơ bản của yếu tố huyền ảo thể hiện trong văn học. Trong đề tài luận văn yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn gárcia Márquez của Nguyễn Thành Trung, ngƣời viết đã nghiên cứu về khái niệm kỳ ảo trong sự đối sánh với các thuật ngữ: magic, fantasy, myth, phân biệt cái kỳ ảo với huyền thoại. Các bài nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mĩ Latinh (khảo sát qua hai tác giả Jorge Luis Borge và Gabriel Gárcia Máquez), Những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Nhật đương đại của tác giả Lê Ngọc Phƣơng đã nêu những biểu hiện cụ thể của yếu tố huyền ảo trong văn học Mỹ latinh. Ở Việt Nam, luận văn Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Thu Huyền nghiên cứu về bút pháp hiện thực huyền ảo trong tổ chức tác phầm và xây dựng nhân vật. Bài viết Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính của Đỗ Quyên đi sâu phát hiện huyền ảo Việt tính thể hiện 6 ở đề tài, nhân vật và cấu trúc truyện, khẳng định tính ảo nằm trong cái thực. Các bài nghiên cứu trên cho thấy trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại thì yếu tố huyền ảo đóng một vai trò nhất định, tạo nên bƣớc đi mới cho nền văn học nƣớc nhà. Yếu tố huyền ảo giúp các nhà văn chuyển tải nội dung phong phú của đời sống, những điều bí ẩn mà con ngƣời chƣa hề chạm tới và những thông điệp cuộc sống có ý nghĩa. Tƣ duy văn học hiện đại sẽ kế thừa trên cơ sở tinh hoa của văn học truyền thống đồng thời tạo ra bƣớc ngoặt mới, những luồng sinh khí mới. 2.2. Khái lược những nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần 2.2.1. Những nghiên cứu chung về sáng tác Nguyễn Ngọc Thuần Nguyễn Ngọc Thuần là một nhà văn trẻ đầy hứa hẹn, có trong tay rất nhiều giải thƣởng cao. Qua đó có thể thấy đƣợc sự trải nghiệm dày dặn trong nghề cầm bút, sự nỗ lực sáng tạo của anh để tìm cho mình một hƣớng đi riêng. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần nhẹ nhàng, thanh thoát mà gợi những cảm xúc thẩm mĩ, tinh thần nhân văn sâu sắc về cuộc sống hiện đại. Không có nhiều bàn cãi, tranh luận xung quanh sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần nhƣ một số nhà văn cùng thời nhƣng không vì thế mà tên tuổi của anh bị mờ nhạt hoặc lãng quên. Các bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu đi sâu vào thế giới nghệ thuật với cách kể chuyện dí dỏm, hình tƣợng nhân vật đặc sắc, bút pháp cổ tích… trong những sáng tác viết về thiếu nhi của anh. Nguyễn Thị Minh Thái rất ấn tƣợng với tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và nhận định Nguyễn Ngọc Thuần là Người kể chuyện cổ tích hiện đại. Chị đã nhận xét về chất văn của Nguyễn Ngọc Thuần “Văn chƣơng thật chẳng giống ngƣời. Văn xuôi của Thuần đúng là… trong vắt trong veo, hồn nhiên thơ trẻ.” [45]. Tác giả đã nhận xét khá tinh tế về nội dung tác phẩm cũng nhƣ cách kể và giọng điệu của nhà văn. Cách kể chuyện của Nguyễn Ngọc Thuần hấp dẫn 7 mang hơi hƣớng cổ tích, giọng điệu kể chuyện thân thƣơng, ấm áp đặc biệt văn học viết cho thiếu nhi. Trong bài Vài khơi gợi từ thế giới Nguyễn Ngọc Thuần, tác giả Nhã Thuyên bộc lộ cảm xúc bất ngờ khi đọc văn Nguyễn Ngọc Thuần. Tác giả nhƣ lạc vào một khu vƣờn quyến rũ tuổi thơ đầy hồn hậu, mang sắc màu cổ tích. Theo Nhã Thuyên, thế giới nghệ thuật trong trang văn của anh là thế giới trò chơi giữa các nhân vật, ở đó các nhân vật đóng vai trò xâu chuỗi những mảnh ghép của cuộc sống. Thế giới trò chơi đó có sự phiêu lƣu kì bí, có không gian khu vƣờn cổ tích tuổi thơ. Chính tác giả bài viết đã nhận định “cũng chẳng có bà tiên, ông Bụt nào ở đây. Một thế giới thuần lành, không có cái ác, cái xấu. Chỉ có hƣơng hoa” [54]. Ngƣời đọc sẽ tìm thấy khu vƣờn kí ức của mình trong đó, thấy đƣợc khoảng trời rộng rãi của những tháng năm tuổi thơ tƣơi đẹp, êm đềm. Bài viết Nguyễn Ngọc Thuần nhà văn thân quý của trẻ em của Trần Viết Nhi là bài viết khá tỉ mỉ và sâu sắc về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Đó là bài viết tổng hợp từ nhiều bài báo và những bài phỏng vấn nho nhỏ khác. Bài báo giới thiệu về ngoại hình và tính cách đặc biệt và những giải thƣởng có giá trị của nhà văn. Bài báo cũng đã thể hiện quan điểm nghệ thuật xuyên suốt các sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần. Anh quan niệm văn chƣơng phải hƣớng đến những giá trị đích thực, hƣớng đến vẻ đẹp nhân văn của con ngƣời. Đó là cốt lõi, là nét đẹp văn hóa của dân tộc thấm đƣợm trong trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần. Luận văn thạc sĩ Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần của tác giả Tạ Thị Liên (ĐH quốc gia Hà Nội, năm 2014) nghiên cứu về đặc điểm cốt truyện, nhân vật, thế giới hình ảnh và nghệ thuật trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần. Với luận văn này, tác giả so sánh Nguyễn Ngọc Thuần với các nhà văn khác viết về thiếu nhi. “Nếu nhƣ nhân 8 vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu là những trẻ em ở thành thị với cơ thể lành lặn, đầy đủ, no ấm về vật chất thì Nguyễn Ngọc Thuần lại chọn viết về những trẻ em nông thôn, nghèo khó về vật chất hay khiếm khuyết về thân thể. Một điều vô cùng đẹp và nhân văn trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật của anh tuy nghèo về vật chất nhƣng lại giàu có về tinh thần” [3; 29]. Tác giả Lê Thị Diệp trong Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa đã tập trung làm rõ những giá trị văn hóa trong sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, chủ yếu thể hiện cách nhìn nhận về con ngƣời ở phƣơng diện văn hóa, con ngƣời là đối tƣợng thẩm mĩ mang dấu ấn văn hóa, cách ứng xử của con ngƣời với thiên nhiên, trong mối quan hệ xã hội, trong mối quan hệ với những ngƣời thân trong gia đình, từ đó để thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn phong phú, nhân văn trong các nhân vật của Nguyễn Ngọc Thuần Đề tài Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần của tác giả Lê Thị Hằng (Đại học Vinh, năm 2012) làm rõ đặc điểm con ngƣời và thế giới thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần. Tác giả làm rõ những đặc sắc về nghệ thuật nhƣ ngôn ngữ, cốt truyện, cách tổ chức văn bản và từ đó làm rõ đặc trƣng khu biệt về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần với các nhà văn cùng thời. Nhìn chung những bài viết, luận văn nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Thuần chủ yếu khai thác thế giới nghệ thuật trong những truyện viết cho thiếu nhi. Các tác giả đều thấy đƣợc nét độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần là xây dựng nhân vật, cốt truyện, thế giới hình ảnh và giọng điệu kể chuyện. Thông qua đó nhà văn thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử của con ngƣời trong xã hội hiện đại, gợi con ngƣời trở về với miền cổ tích xa xƣa. 9 2.2.2. Những bài viết nghiên cứu về yếu tố huyền ảo trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần Ở bài báo Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần: Ngọt ngào và huyễn hoặc... cùng quả tim sắt, tác giả Vũ Thành Lê đã liệt kê hàng loạt những giải thƣởng lớn của Nguyễn Ngọc Thuần và điểm những cây bút nổi bật của thế hệ 7X ở Sài thành xuất thân từ dân mĩ thuật. Họ viết văn để thể hiện hành trình con ngƣời đi tìm lại chính mình trong thế giới hỗn mang, vô định, bất an. Ngƣời viết làm sáng tỏ nét riêng biệt của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần khi viết về đề tài thiếu nhi đó thế giới trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên, vô trùng. Tác giả đánh giá cao truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ cùng một số tác phẩm viết về sự phi lí nhƣng lại chứa đựng những điều hợp lí trong cuộc sống đƣơng đại. “Mỗi cá thể sống đều nhƣ đang bơi trong mơ hồ, mơ màng, mơ tƣởng, bấp bênh trong việc định vị mình. Tác giả kéo ngƣời đọc đi theo trƣờng phi logic ấy, và rồi thở phào với lối ra bất ngờ, nhẹ nhàng đến khó tƣởng. Họa sĩ, biên tập viên Trần Ngọc Sinh gọi đấy là sự hài hƣớc điên khùng huyễn hoặc và sâu lắng. Chất ấy chính là dấu hiệu nhận biết văn chƣơng Nguyễn Ngọc Thuần” [32]. Trong bài báo Nguyễn Ngọc Thuần: điên khùng, hồn nhiên đăng trên báo văn hóa, thể thao, tác giả Việt Quỳnh có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần và ghi lại những cảm nhận với anh. Bên cạnh cảm nhận đƣợc trọn vẹn ánh mắt trìu mến, nụ cƣời hiền hậu và cái chất chân chất ở con ngƣời Nguyễn Ngọc Thuần, tác giả nhấn mạnh về yếu tố huyền ảo, li kì từ câu chuyện có con ma trong chiếc máy giặt mới mua và cách xử lí những khúc mắc từ sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả nhận định: “Cái hay trong tập Sinh ra là thế, là ở chỗ nhà văn đã có những thắc mắc và chỉ điểm hồn nhiên trong cách vận hành suy nghĩ của con ngƣời.”[44]. Tác giả Hiền Đỗ trong bài viết Sinh ra là thế- hư mà thực, hài hước mà 10 sâu lắng đã tóm lƣợc nội dung câu chuyện Trong máy giặt và Sinh ra là thế với sự hài hƣớc mà sâu lắng, vừa hƣ vừa thực. Tác giả bài viết đã nhận định “nhƣng rồi, những cái kết bất ngờ, nhẹ nhàng lại chính là sự giải thoát, là cách mà con ngƣời sống, vƣợt qua cuộc sống hiện tại vốn chật chội, ngột ngạt này”[17]. Có những chi tiết vụn vặt, nhỏ nhặt nhà văn đƣa vào tác phẩm thật hài hƣớc, châm biếm nhƣng lại chứa đựng những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc. Bài viết cũng khẳng định chính sự hài hƣớc, hƣ mà thực lại đem lại cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản của con ngƣời trong cái guồng quay của cuộc sống bề bộn, chật chội này. Đó cũng là lí do ngƣời đọc tìm đến những trang viết của Nguyễn Ngọc Thuần. Có thể nói từ khi xuất hiện trên văn đàn, Nguyễn Ngọc Thuần đã tạo đƣợc sự quan tâm chú ý đối với độc giả cũng nhƣ những nhà phê bình văn học. Tuy nhiên những bài viết ấy mới chỉ dừng lại ở những bài báo tản mạn, những công trình nghiên cứu về đề tài thiếu nhi chứ chƣa có công trình nghiên cứu khoa học một cách tổng hợp về sự nghiệp sáng tác cũng nhƣ yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết của anh. Chúng tôi trân trọng những ý kiến đánh giá, những bài nghiên cứu của các tác giả trƣớc, chúng tôi coi đó là những gợi ý quan trọng và trực tiếp làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần. 3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sự thể hiện của yếu tố huyền ảo trong tiểu một số tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần. Từ đó, khám phá tƣ tƣởng của nhà văn về cuộc sống, con ngƣời. Đây cũng là con đƣờng giúp ngƣời nghiên cứu nhận thức rõ một trong những đặc trƣng tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam sau 1975. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần 11 3.3 . Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu ba tác phẩm đặc sắc tập trung khá rõ yếu tố huyền ảo của Nguyễn Ngọc Thuần: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2018), NXB trẻ Một thiên nằm mộng (2018), NXB Kim Đồng Sinh ra là thế (2013), NXB trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mở rộng tới các tác phẩm khác của nhà văn khi cần làm rõ đối tƣợng nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: 4.1. Phương pháp thống kê Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu, chỉ ra các dạng biểu hiện của yếu tố huyền ảo xuất hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần nhằm tăng tính chính xác, thuyết phục cho những vấn đề lí luận mà chúng tôi đƣa ra. 4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Phƣơng pháp phân tích giúp chúng tôi tìm hiểu, phân tích tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần để làm rõ những yếu tố huyền ảo ở cả hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên chúng tôi tập trung phân tích ở một số tác phẩm cụ thể sử dụng thành công yếu tố huyền ảo tạo nên dấu ấn đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Thuần. 4.3. Phương pháp tiếp cận hệ thống Nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần cần có cái nhìn hệ thống, toàn diện. Bởi cái nhìn hệ thống sẽ giúp chúng tôi phân tích, lí giải các biểu hiện của yếu tố huyền ảo một cách sâu sắc. 12 4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Tiếp cận thi pháp học qua việc nghiên cứu thi pháp tác giả, tác phẩm, lịch sử văn học...là nền tảng giúp chúng tôi tìm hiểu yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần. 4.5. Phương pháp so sánh Để tìm hiểu những nét độc đáo, mới mẻ khi sử dụng yếu tố kì ảo trong sáng tác Nguyễn Ngọc Thuần, luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh đồng đại và lịch đại. So sánh đồng đại để thấy đƣợc điểm giống và khác nhau của Nguyễn Ngọc Thuần và các tác giả cùng thời từ đó thấy đƣợc dấu ấn cá nhân của Nguyễn Ngọc Thuần khi tạo ra thế giới nghệ thuật huyền ảo trong tiểu thuyết. So sánh lịch đại giúp cho việc nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thuần đƣợc đặt trong cái nhìn bao quát, toàn diện của văn học Việt Nam đƣơng đại. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái lƣợc về yếu tố huyền ảo và Nguyễn Ngọc Thuần trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại. Chƣơng 2: Cốt truyện huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần. Chƣơng 3: Không gian và thời gian huyền ảo thể hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần. 13 CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ YẾU TỐ HUYỀN ẢO VÀ NGUYỄN NGỌC THUẦN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI Yếu tố huyền ảo hồi sinh trở lại trong văn học đƣơng đại góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền văn xuôi đƣơng đại. Các nhà văn dùng yếu tố huyền ảo để kể về những câu chuyện đời thƣờng gần gũi và thể hiện những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại. Đó là vấn đề đạo đức, nhân cách và lối sống của con ngƣời trong thời kì đổi mới. Trong đó Nguyễn Ngọc Thuần cũng đã kể chuyện bằng yếu tố huyền ảo. Bằng cách tiếp thu mạch ngầm của văn học dân gian cùng với cái nhìn của một nhà văn đƣơng đại, Nguyễn Ngọc Thuần đã viết nên những câu chuyện hiện đại mang dấu ấn của những sắc màu cổ tích xa xƣa. Do đó, đọc tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Thuần, độc giả vừa có cảm giác đƣợc sống trong thế giới cổ tích thần bí, li kì vừa nhƣ đƣợc tiếp xúc với hiện thực cuộc sống đời thƣờng muôn màu. Bởi vậy nên tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Thuần luôn khơi gợi khả năng liên tƣởng, sự đồng sáng tạo của ngƣời đọc. 1.1. Yếu tố huyền ảo Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng, hƣ cấu của con ngƣời. Thế giới khách quan vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ mà con ngƣời không bao giờ có thể khám phá hết đƣợc. Nhà văn sử dụng yếu tố huyền ảo nhƣ một phƣơng thức sáng tạo nhằm tạo ra những hình tƣợng nghệ thuật độc đáo. Yếu tố huyền ảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra phƣơng thức kể chuyện mới cũng nhƣ cái nhìn đa diện về con ngƣời và cuộc sống hiện đại. 1.1.1. Khái niệm Yếu tố huyền ảo là khái niệm đƣợc biết đến từ lâu, ra đời sớm ở văn học 14 phƣơng Tây. Tuy nhiên định nghĩa về yếu tố huyền ảo còn rất nhiều vấn đề bàn cãi và không ngừng biến đổi theo thời gian. Trong văn chƣơng nghệ thuật, yếu tố huyền ảo đƣợc biết đến nhƣ một kiểu tƣ duy và về sau đƣợc thể hiện nhƣ một phƣơng thức nghệ thuật độc đáo. Theo từ điển Hán Việt, Thiều Chửu định nghĩa huyền là màu đen, sắc đen, là huyền diệu, huyền bí. Trong cuốn Tự điển Hán Việt- Hán ngữ cổ đại và hiện đại tác giả Trần Văn Chánh định nghĩa chữ “huyền” nhƣ sau: “Huyền diệu, huyền bí, cao xa khó hiểu, huyền diệu, huyền bí, huyền ảo” [9]. Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê định nghĩa huyền ảo có nghĩa là vừa hƣ vừa thực, tạo ra vẻ đẹp kì lạ, bí ẩn. Còn Đào Ngọc Chƣơng trong cuốn Phê bình huyền thoại cho rằng huyền là cái khó tiếp cận, mênh mông có thể dịch chuyền, dịch biến. Khái niệm huyền thể hiện sự kì diệu của hiện tƣợng mà con ngƣời khó chạm tới trong mối tƣơng quan với các thực. Còn ảo là cái phi hiện thực, cái không có thật. Trong luận văn Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gárcia Márquez, tác giả Nguyễn Thành Trung đã dẫn ra thuật ngữ huyền ảo. Trong tiếng Anh, huyền ảo là magic, có nghĩa là ma thuật, am lực. Đó là những điều không thật, gắn với thế lực siêu nhiên, thần bí nào đó. Huyền ảo có một sức mạnh, lực hút để biến những điều không thể thành những điều có thể. Biểu hiện của huyền ảo là trạng thái mơ hồ của con ngƣời, thƣờng có tính chất kì lạ, siêu phàm, khó nắm bắt. Nhƣ vậy, khái niệm huyền ảo đƣợc hiểu theo nhiều cách. Tựu trung có thể thấy huyền ảo là hiện tƣợng phi thực tế, phi logic, nửa hƣ nửa thực. Đó là những gì khác lạ với những cái thông thƣờng, thực tế, là những điều ẩn kín mà con ngƣời khó có thể giải mã đƣợc. Yếu tố huyền ảo có tính chất huyền diệu, sâu kín, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Vì vậy huyền ảo đem đến cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng