Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thươ...

Tài liệu Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
219
390
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- DƯƠNG NGỌC HÀO GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- DƯƠNG NGỌC HÀO GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015 LỜI CAM ĐOAN ............................. ­ Tôi tên: Dương Ngọc Hào ­ Ngày sinh: 16 tháng 8 năm 1976. ­ Quê quán: Bình Định ­ Hiện đang công tác tại: Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Là nghiên cứu sinh khoá 17 của Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. ­ Mã số NCS: 010117120006 ­ Tên đề tài: "GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM" ­ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng ­ Mã số: 62.34.02.01 ­ Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH ­ Luận án này được thực hiện tại Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận án tiến sỹ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong nội dung luận án là trung thực, độc lập, không sao chép và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Các số liệu và nguồn trích dẫn được ghi chú nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan của tôi. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 6 năm 2015 Tác giả Dương Ngọc Hào MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. i CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................................................................................................... 1 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......... 1 1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại ........................................................1 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng .........................................................................................................2 1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng ........................................................................................................3 1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ..............................................................................................5 1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan .............................................................................5 1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan .................................................................................7 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................... 8 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................................8 1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ....................................9 1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ............................................. 10 1.2.3.1. Nguyên tắc cơ bản ................................................................................................................. 10 1.2.3.2. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng..................................................................... 11 1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ........................................................................................... 16 1.2.4.1. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng .................................................................... 17 1.2.4.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng .............................................................................. 17 1.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp........................................................... 17 1.2.4.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ................................................................................. 19 1.2.4.5. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng.............................................................................. 19 1.2.4.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện ............................................................................... 20 1.2.4.7. Điều chỉnh sau giám sát......................................................................................................... 21 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại .................. 21 1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô................................................................................. 21 1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng .......................................................................................... 23 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ............................. 25 1.2.6.1. Tiêu chí định lượng .............................................................................................................. 25 1.2.6.2. Tiêu chí định tính ................................................................................................................. 27 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................ 29 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại nước ngoài.......... 29 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc ........................................................ 30 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan ............................................................. 32 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Mỹ ....................................................................... 34 1.3.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản ................................................................................................... 37 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................................... 40 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 41 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.................................................................................................................... 41 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.................................................................................................................... 41 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam............................ 41 2.1.2 Về quy mô của Ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................... 42 2.1.2.1 Mạng lưới hoạt động ............................................................................................................... 42 2.1.2.2 Vốn điều lệ .............................................................................................................................. 43 2.1.2.3 Tổng tài sản ............................................................................................................................ 43 2.1.2.4 Nhân sự ................................................................................................................................... 45 2.1.3 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013)............................................. 46 2.1.4 Hoạt động tín dụng các NHTM Việt Nam (2009 -2013) .......................................................... 49 2.1.5 Về nợ quá hạn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013) ............................................................. 52 2.1.5.1 Nợ quá hạn.............................................................................................................................. 52 2.1.5.2 Phân loại nợ ........................................................................................................................... 54 2.1.5.3 Xử lý nợ xấu ........................................................................................................................... 55 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 56 2.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1 ....................................... 56 2.2.1.1. Hoạch định ............................................................................................................................. 58 2.2.1.2. Tổ chức thực hiện ..................................................................................................................... 58 2.2.1.3. Giám sát .................................................................................................................................. 58 2.2.1.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................ 60 2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2 ....................................... 60 2.2.2.1. Hoạch định ............................................................................................................................. 62 2.2.2.2. Tổ chức thực hiện ..................................................................................................................... 62 2.2.2.3. Giám sát .................................................................................................................................. 64 2.2.2.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................ 67 2.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 3 ...................................... 67 2.2.3.1. Hoạch định ............................................................................................................................. 68 2.2.3.2. Tổ chức thực hiện ..................................................................................................................... 69 2.2.3.3. Giám sát .................................................................................................................................. 70 2.2.3.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................ 72 2.2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại............................ 73 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................................................... 76 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng .......................................................... 76 2.3.1.1. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng chiến lược, chính sách định hướng cho công tác quản lý rủi ro tín dụng thống nhất trong từng hệ thống ngân hàng ............................................................... 77 2.3.1.2. Mô hình tổ chức theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro bước đầu đã được hình thành tại một số ngân hàng thương mại. ............................................................................................................ 78 2.3.1.3. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng được quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, tạo điều kiện để kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khi mới xuất hiện. ............................................................................ 80 2.3.1.4. Một số ngân hàng đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đo lường rủi ro giao dịch tín dụng. .......................................................................................................... 81 2.3.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ............................. 82 2.3.2.1. Môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế..................................................................................................................... 82 2.3.2.2. Một số ngân hàng thương mại vẫn duy trì mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quản trị rủi ro tín dụng................................ 83 2.3.2.3. Việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng quá mức cho phép. ...................................................................... 83 2.3.2.4. Các ngân hàng chưa có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế... 86 2.3.2.5. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại ngân hàng chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................................................................ 87 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. ....................................................................................................................................... 88 2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan .................................................................................................. 88 2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan .............................................................................................. 91 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................... 97 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................. 97 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................................... 97 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vững chắc để hội nhập quốc tế ................................................................................................. 97 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới ............................................................... 99 3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 100 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................................ 102 3.2.1. Nhóm giải pháp có tính chiến lược........................................................................................ 103 3.2.1.1. Thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng............ 103 3.2.1.2. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng ............................................................................. 104 3.2.1.3. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng .......................................... 106 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng .............................................. 111 3.2.2.1. Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng an toàn, khoa học, dễ vận hành, dễ kiểm tra ........ 111 3.2.2.2. Hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng ............................................................... 112 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng............................................. 116 3.2.2.4. Hoàn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín dụng ........................................................... 123 3.2.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay.............................................. 126 3.2.2.6 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác phản ánh đúng tình trạng nợ của mỗi ngân hàng thương mại .................................................................................... 128 3.2.3. Nhóm giải pháp phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất tín dụng.. 128 3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng thương mại ................................................................. 132 3.2.5. Nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng ...................... 135 3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác.................................................................................................. 137 3.2.6.1 Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp ............................ 137 3.2.6.2 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại ................................................................ 138 3.2.6.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin................................................................................................ 139 3.2.6.4 Có kế hoạch tăng vốn điều lệ hợp lý, kịp thời ......................................................................... 140 3.2.6.5 Thực hiện chính sách sáp nhập, hợp nhất các TCTD để nâng cao năng lực tài chính ............. 141 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .......................................................................................................................... 143 3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước ........................................................................................................ 143 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................... 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 149 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AGRIBANK: BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam CAR-(Capital Adequacy Ratio): Hệ số an toàn vốn CBTD : Cán bộ tín dụng CSTT : Chính sách tiền tệ DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DPRR : Dự phòng rủi ro HĐQT : Hội đồng quản trị NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNg : Ngân hàng mước ngoài NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội NQH : Nợ quá hạn TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TECHCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TSBĐ : Tài sản bảo đảm TMCP : Thương mại cổ phần TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh SXKD : Sản xuất kinh doanh SACOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín QTRR : Quản trị rủi ro RRTD : Rủi ro tín dụng VIETCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VIETINBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VPBank : Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VNĐ : Đồng Việt Nam VAMC : Công ty mua bán nợ Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ ALCO : Asset Liability CIC : Credit Information Center EL : Expected Loss EAD : Exposure At Default GDP : Gross Domestic Product LGD : Loss Given at Default PD : Possibility Default UL : Unexpected Loss TIẾNG ANH DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Huy động vốn của các ngân hàng thương mại (2009-2013) 47 Bảng 2.2 Thị phần tiền gửi của các nhóm NHTM (2009-2012) 47 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với GDP và Lạm phát 20092013 Thị phần tín dụng của các nhóm NHTM (2009-2012) Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 -2013 Phân nhóm quy mô các NHTM Việt Nam Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 1, giai đoạn 2009-2013 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 2, giai đoạn 2009-2013 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 3, giai đoạn 2009-2013 50 50 53 56 57 61 68 Hình 1.1 Khung quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 16 Hình 2.1 Số lượng ngân hàng tại Việt Nam đến 2013 41 Hình 2.2 Số lượng CN/ PGD của các ngân hàng Việt Nam đến 2013 42 Hình 2.3 Vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 43 Hình 2.4 Tổng tài sản các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 44 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 Hình 2.8 Tăng trưởng tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng năm 2013 Tỉ trọng tổng tài sản của nhóm các tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12/2013 Nhân sự các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 Thị phần huy động vốn các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 44 45 46 48 Hình 2.9 Hình 2.10 Hình 2.11 Tỉ lệ (%) cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TT1) của các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 Thị phần tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 Diễn biến thị phần dư nợ tín dụng của các nhóm ngân hàng 2007-2013 49 51 51 Hình 2.12 Diễn biến dư nợ tín dụng và lãi vay bình quân của ngân hàng 52 Hình 2.13 Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 2009 -2013 53 Hình 2.14 Tỉ trọng nợ xấu của nhóm các NHTM 54 Hình 2.15 Tỉ lệ nợ xấu của nhóm các lĩnh vực kinh tế 54 Hình 2.16 Hình 2.17 Giá trị nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến cuối năm 2013 Hệ thống 3 tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro 55 79 i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam từ khi bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới cho đến nay đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực trong đó ngân hàng cũng là doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đây được xem là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và xương sống đối với việc điều tiết nền kinh tế trong nước nên được xem là mũi nhọn trong hội nhập kinh tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra rất nhiều nhưng thách thức cũng không ít, nhân tố hội nhập được xem là tác nhân, động lực mới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời kèm theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, những rủi ro tác động đến nền kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng và là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động rất nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và có hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững. Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng mặc dù đã được các ngân hàng thương mại quan tâm, tuy nhiên về quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra ii là cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng. Việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các NHTM đứng trước những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động tín dụng có hiệu quả, các chuyên gia và các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ báo cáo đến nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như: Năm 2012, TS. Bùi Diệu Anh, Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh Năm 2013, NCS. Hà Văn Dương bảo vệ thành công Đề tài: ''Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM đến năm 2020'' Năm 2013, NCS Bùi Văn Khoa bảo vệ thành công đề tài: ''Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên'' Có thể nói, hàng trăm luận văn thạc sỹ, hàng chục luận án tiến sỹ nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nói riêng và tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung đã được bảo vệ. Nhìn chung các đề iii tài nghiên cứu bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại và hạn chế về phạm vi, quy mô nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, việc đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cập nhật trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như hiện nay là rất cần thiết cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó luận án này là một công trình được bổ sung. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm góp phần làm rõ các nội dung cơ bản về lý luận quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại + Phân tích rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 -2013 + Xác định những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và nhóm các ngân hàng thương mại lớn, điển hình, có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề rất rộng, có nhiều công trình nghiên cứu, do đó nội dung nghiên cứu của luận án này nghiên cứu sinh lựa iv chọn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2009-2013 của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo 3 nhóm NHTM dựa trên qui mô. + Về thời gian, tập trung trong giai đoạn từ 2009 – 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận án nghiên cứu là xây dựng các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án là sử dụng số liệu qua các báo cáo, thông kê của ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước để phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án này làm rõ những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó: Luận án cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được bắt đầu từ khâu thẩm định khách hàng cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ của khách hàng vay. Luận án đã khẳng định tính cấp thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đó là "các khoản nợ tại các NHTM Việt Nam tất yếu và nhanh chóng phải được đo lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong quản trị ngân hàng" Thứ hai, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án phân tích những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. v Thứ ba, Luận án đề xuất cần khẩn trương và thận trọng trong chiến lược hợp nhất, sáp nhập các TCTD để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại lớn, điển hình và có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và theo nhóm qui mô ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Qua việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu và đề xuất kiến nghị sẽ giúp ích cho việc góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. 8. Những hạn chế trong nghiên cứu Nội dung nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện, thời gian, khả năng nghiên cứu của một nghiên cứu sinh là chủ yếu và ngân sách có hạn, trong khi lĩnh vực nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là rất rộng lớn, phức tạp và liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan. Do đó, để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều thời gian dài với lực lượng nghiên cứu lớn hơn. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của luận án này dựa trên việc chia các ngân hàng thương mại Việt Nam thành ba nhóm dựa trên qui mô truyền thống (loại hình ngân hàng thương mại, quy mô vốn điều lệ, vi tỉ trọng sở hữu vốn của nhà nước và các cổ đông khác) do đó khó có thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong quản trị rủi ro tín dụng của từng ngân hàng thương mại. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro phức tạp. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến, làm giảm thu nhập hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại có thể được phân theo các tiêu chí sau đây [Bùi Diệu Anh (2013) giáo trình Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông]:  Phân loại theo tính chất rủi ro bao gồm: + Rủi ro tài chính là những rủi ro gây ra tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng, ngân hàng có thể đo lường được giá trị mất mát từ những tổn thất này, chẳng hạn rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất… + Rủi ro phi tài chính là những rủi ro gây ra thiệt hại cho ngân hàng nhưng khó đo lường được tổn thất từ đó, chẳng hạn rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý  Phân loại theo nguồn gốc xuất hiện của rủi ro có các loại rủi ro sau đây: + Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xuất hiện trong các giao dịch giữa ngân hàng và đối tác của ngân hàng, trong đó chủ yếu là giao dịch tín dụng giữa ngân hàng và người vay. + Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của lãi suất thị trường tác động lên cấu trúc giữa tài sản nợ và tài sản có tại ngân hàng. Rủi ro lãi suất xuất hiện ở tất cả những hoạt động có liên quan đến thu nhập từ lãi và chi phí lãi của ngân hàng. 2 + Rủi ro tỷ giá hối đoái là lọai rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái giữa đồng bản tệ và ngọai tệ tác động lên trạng thái ngọai hối của ngân hàng. Rủi ro ngọai hối xuất hiện trong tất cả các hoạt động làm phát sinh việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng. + Rủi ro thanh khoản là lọai rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nhu cầu rút tiền, vay tiền của khách hàng hoặc đáp ứng được nhưng với một chi phí bỏ ra tốn kém từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro thanh khỏan có thể là hậu quả của các lọai rủi ro tín dụng, lãi suất, hối đoái nêu trên  Phân loại theo quan điểm của ủy ban Basel gồm có các loại: + Rủi ro thị trường, bao gồm các loại cụ thể như rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk), rủi ro ngọai hối (Foreign Currency Risk), rủi ro vốn (Equity Risk), rủi ro quyền chọn (Option Risk), rủi ro hàng hóa (Commodity Risk). Rủi ro thị trường được hiểu là khả năng tổn thất xảy ra trong và ngoài bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) của ngân hàng phát sinh từ các biến động giá trên thị trường. Rủi ro thị trường là cộng gộp của các lọai rủi ro bộ phận đã nêu trên. + Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là khả năng xảy ra tổn thất khi có sự vi phạm từ phía đối tác của ngân hàng. Theo quan điểm của Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng có thể hiểu là rủi ro đối tác (Counterparty Risk) xuất hiện khi có sự vi phạm các thỏa thuận giữa ngân hàng và đối tác trong giao dịch của họ + Rủi ro hoạt động / tác nghiệp (Operational Risk) được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất do các nguyên nhân nội bộ (quy trình, hệ thống, vận hành…) và nguyên nhân khách quan bên ngoài (như gian lận chẳng hạn) Ngoài các tiêu chí phân lọai như kể trên, tùy từng điều kịện cụ thể, ngân hàng có thể áp dụng các cách phân lọai rủi ro khác nhau ra phục vụ cho công tác quản trị hoạt động của ngân hàng. 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng mà còn trong toàn nền kinh tế. Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, gồm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan