Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Chuong iii đường lối kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mĩ ( 1945 1975...

Tài liệu Chuong iii đường lối kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mĩ ( 1945 1975 )

.PDF
78
367
71

Mô tả:

CHƯƠNG III 1 ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC ( 1945 - 1975 ) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CHƯƠNG III : 2   Nghiên cứu chương III cần nắm vững : Đường lối được Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra để lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ giành độc lập, tự do cho dân tộc . Quá trình tổ chức thực hiện đường lối, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam . B. BỐ CỤC CHƯƠNG III : 3 Chương III được bố trí theo 2 nội dung lớn : I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 1946) a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám b. Chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng . c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm . 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 -1954) a. Hoàn cảnh lịch sử b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến . c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm . B. BỐ CỤC CHƯƠNG III : 4 II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954-1975) 1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964 a. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954 b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa đường lối . 2. Đường lối trong giai đoạn 1965-1975 a. Bối cảnh lịch sử b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa đường lối . 3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm . C. NỘI DUNG CƠ BẢN CHƯƠNG III : 5 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Lịch sử lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1945-1954 chia ra 2 giai đoạn :  Giai đoạn 1945-1946 : Lãnh đạo đấu tranh xây dựng, bảo vệ chính quyền  Giai đoạn 1946-1954 : Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945-1946 : a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám : Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước đứng trước những thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp nhiều khó khăn to lớn hiểm nghèo . I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : 6 a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám : Thuận lợi :  Trên thế giới :  Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu hình thành và đang lớn mạnh .  Phong trào giải phóng dân tộc phát triển đã trở thành một dòng thác cách mạng .  Phong trào dân chủ cũng phát triển mạnh mẽ .  Trong nước :  Chính quyền dân chủ của nhân dân được xây dựng và củng cố từ trung ương đến cơ sở .  Lực lượng vũ trang cũng từng bước được xây dựng và tăng cường  Niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân với Việt Minh, với Chính phủ và Hồ Chủ Tịch . 7 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám :    Khó khăn nghiêm trọng : Những hậu quả do chế độ cũ để lại :  Nạn đói  Nạn dốt  Tài chính kiệt quệ, ngân quỹ quốc gia trống rỗng . Chính quyền mới còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm quản lý đất nước, quản lý xã hội . Chính quyền mới chưa được quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao . 8 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám : Vòng vây của thù trong, giặc ngoài từ bốn phía :  Kẻ thù mang danh nghĩa Đồng minh ở phía Bắc, ở phía Nam  Kẻ thù đang có mặt tại chỗ  Bọn Việt gian, phản động tay sai đế quốc .  Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm là những hiểm họa của chế độ mới . Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.  9 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : b. Chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng :  Trước tình hình mới Đảng và Hồ Chủ tịch đã sáng suốt phân tích tình hình, dự đoán chiều hướng phát triển của cách mạng để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám . Chủ trương của Đảng được ghi trong chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945 . Nội dung chủ trương kháng chiến kiến quốc : Mục đích của cách mạng vẫn là dân tộc giải phóng,“dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” nhưng giai đoạn này không phải giành độc lập mà là giữ vững độc lập, bảo vệ chính quyền . 10 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : b. Chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng :   Kẻ thù chính của cách mạng là thực dân Pháp. Để tập trung ngọn lửa vào kẻ thù chính phải thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp .  Mở rộng mặt trận Việt Minh  Thống nhất mặt trận Việt, Miên, Lào . Nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu trước mắt :  Củng cố chính quyền  Chống thực dân Pháp xâm lược  Bài trừ nội phản  Cải thiện đời sống cho nhân dân . 11 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : b. Chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng :     Về đối ngoại Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn, bớt thù :  Thực hiện khẩu hiệu “Hoa, Việt thân thiện” với quân Tưởng  Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế với Pháp . Ý nghĩa của của chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” : Đảng đã xác định đúng kẻ thù trực tiếp Chỉ ra kịp thời vấn đề cơ bản của cách mạng là xây dựng đi đôi với bảo vệ chính quyền Nêu lên các biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại . Chủ trương của Đảng được chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 . 12 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm :    Về chính trị xã hội : Đã xây dựng được nền móng của chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành : Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức qua phổ thông bầu cử Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được xây dựng và củng cố Các công cụ chuyên chính của chính quyền như quân đội, công an được thiết lập và tăng cường . 13 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm :  Các đoàn thể nhân dân được xây dựng mở rộng  Mặt trận Việt Minh mở rộng thành Mặt trận Liên Việt  Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam  Tổng công đoàn Việt Nam  Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam  Mở rộng Đảng dân chủ Việt Nam, Đảng xã hội Việt Nam được thành lập . 14 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm :  Về kinh tế :  Phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói  Xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ  Xây dựng ngân quỹ quốc gia, giảm tô 25% cho nông dân .  Cơ bản đẩy lùi nạn đói vào cuối năm 1945, năm 1946 đời sống nhân dân cơ bản được ổn định .  Mở các trường học, khai giảng năm học mới, xóa mù, diệt giặc dốt . Cuối năm 1946 có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết . 15 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm :     Về bảo vệ chính quyền : Phát động và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (từ ngày 23/ 9/1945), phát động cả nước chi viện cho Nam Bộ . Thực hiện sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng và tay sai để giữ vững chính quyền và tập trung vào kháng chiến ở miền Nam (từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946) Thực hiện dàn xếp, hòa hoãn với Pháp để buộc quân Tưởng rút về nước :  Hiệp định sơ bộ 6/3/1946  Hội nghị trù bị ở Đà Lạt  Hội nghị Phông ten nơ bờ lô (Pháp)  Tạm ước 14/9/1946 . 16       I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm : Ý nghĩa của những thành quả trên : Bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững được chính quyền Xây dựng được nền móng cho chế độ mới Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến sau này . Nguyên nhân thắng lợi : Đảng và Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình, đề ra chủ trương kháng chiến kiến quốc kịp thời, đúng đắn . Huy động được sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc Lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù . 17 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng 1945 1946 : c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm :    Bài học kinh nghiệm : ba bài học quan trọng Bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng, bảo vệ chính quyền . Bài học triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, nhân nhượng có nguyên tắc . Bài học tranh thủ khả năng hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng, đề cao cảnh giác đối phó với âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù . 18 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : a. Hoàn cảnh lịch sử :  Tháng 11/1946 thực dân Pháp liên tục tấn công và gây hấn ở nhiều nơi :  Đánh zHải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng  Gây ra các vụ khiêu khích, thảm sát đồng bào ta ở Hà Nội  Gửi tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi kiểm soát an ninh ở Hà Nội và tuyên bố sẽ tấn công ta vào ngày 20/12/1946 .  Ngày 19/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) do Hồ Chủ Tịch chủ trì vạch kế hoạch, chủ trương đối phó :  Phân tích hành động của Pháp, Trung ương Đảng cho rằng Pháp cố ý cướp nước ta một lần nữa, khả năng hòa hoãn không còn . 19 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : a. Hoàn cảnh lịch sử :  Đảng hạ quyết tâm phát động cả nước kháng chiến chống Pháp, chủ động tấn công trước khi Pháp tấn công ta 20h đêm ngày 19/12/1946 mệnh lệnh kháng chiến được phát đi  “Nửa đêm vang tiếng lệnh truyền Phố giăng chiến lũy, đường xuyên chiến hào” Ngày 20/12/1946 Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống Pháp . 20 I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : a. Hoàn cảnh lịch sử : Thuận lợi và khó khăn khi ta bước vào cuộc kháng chiến :  Thuận lợi :  Ta có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”  Ta đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài .  Khó khăn :  Tương quan lực lượng về quân sự ta yếu hơn Pháp  Ta chưa có nước nào công nhận, giúp đỡ  Pháp có vũ khí tối tân, lại chiếm đóng ở cả 2 nước Lào, Căm pu chia .  Những đặc điểm trên là cơ sở để Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng chiến .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan