Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Thảo luận môn học kinh tế quốc tế...

Tài liệu Thảo luận môn học kinh tế quốc tế

.PDF
38
1
85

Mô tả:

lOMoARcPSD|12114775 Nội-dung-ktqt-tổng-hợp Kinh doanh (Trường Đại học Thương mại) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN THẢO LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ Nhóm thảo luận: Nhóm 6 Nguyễn Phương Linh – 11213307 Hoàng Phương Thảo – 11218927 Đào Thị Thu Uyên – 11218932 Đinh Thị Hải Yến – 11216363 Phạm Thị Hồng Minh – 11218922 Phạm Đức Hiếu – 11218916 Nguyễn Thị Việt Hà – 11211928 Đỗ Tùng Dương – 11211545 Trương Minh Vương – 11217487 Hà Nội, năm 2022 Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Câu hỏi thảo luận a) Phân tích những xu thế vận động lớn của nền KTTG và tác động của chúng đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam? b) Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam, giải pháp? c) Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện là thành viên của CPTPP, EVFTA và cho ví dụ minh họa? d) Ảnh hưởng của Covid-19? Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 NỘI DUNG KINH TẾ QUỐC TẾ Ý 1: Phân tích những xu thế vận động lớn của nền KTTG và tác động của chúng đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của VN. 1. Những xu thế vận động lớn của nền KTTG. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, sự phát triển của nền KTTG đã chịu sự tác động của một loạt những xu thế mới, trong đó nổi bật lên 3 xu thế là: - Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của KH-CN (Động lực phát triển) - Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống KTTG (Trạng thái phát triển) - Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập, tách biệt sang hòa bình, hợp tác để tạo ra sự ổn định cho sự phát triển với sự ưu tiên các nguồn lực cho phát triển kinh tế (Phương thức phát triển) Trong bối cảnh tác động của nền KTTG có xu hướng tăng chậm và không đều nhau giữa các nước khu vực thì đến thế kỉ XXI xuất hiện thêm xu thế thứ 4 là: - Xu thế kinh tế châu Á – Thái Bình Dương a) Xu thế phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ.  Đặc điểm: - Là những phát minh khoa học trực tiếp dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ mới, làm thay đổi cách thức sản xuất. - Khối lượng thông tin và số lượng các phát minh tăng lên nhanh chóng. - Khoảng thời gian từ nghiên cứu phát minh đến ứng dụng được rút ngắn  chu kì sống của các vòng đời sản phẩm được rút ngắn. - Phạm vi hoạt động của các cuộc cách mạng KH – CN ngày càng được mở rộng Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775  Tác động:  Tích cực: - Thúc đẩy tăng trưởng, gây ra những đột biến trong tăng trưởng. + Chủ nghĩa tư bản ra đời cách đây khoảng 300 năm, chỉ là 1 quá trình nhỏ trong sự phát triển lịch sử của loài người nhưng các nhà khoa học đã ước tính khối lượng sản phẩm do thời kì tư bản chủ nghĩa sản xuất ra là một khối lượng khổng lồ. Nó tương đương với tất cả các giai đoạn lịch sử loài người trước đó cộng lại.  Đó chính là sự đột biến trong tăng trưởng. - Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia theo hướng tối ưu hơn, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực + Điều này được thể hiện trong việc một quốc gia xuất phát điểm từ nông nghiệp sau khi áp dụng khoa học – công nghệ đã dần dần chuyển đổi cơ cấu sang tỷ trọng công nghiệp nhiều và dịch vụ tăng lên, nông nghiệp thì giảm đi. + Dưới tác động của phát minh khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự hỗ trợ của các thiết bị được cơ giới hóa, hiện đại hóa thì cách thức tiến hành sản xuất được điều chỉnh linh hoạt hơn so với cách thức sản xuất cũ, từ đó tiết kiệm được thời gian tăng năng suất hơn tiết kiệm được các nguồn lực. + Cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều ngành nghề mới, những ngành nghề với sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học – công nghệ. - Thay đổi quan niệm về nguồn lực phát triển, trong đó con người có trình độ khoa học và công nghệ giữ vai trò quyết định. + Trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế thì con người nắm giữ KH – CN giữ vai trò quyết định. Do đó cần chú trọng phát triển và thu hút nguồn nhân lực này. - Thay đổi chính sách ngoại giao, chính sách phát triển của các quốc gia theo xu hướng mở cửa, hội nhập. - Thay đổi tương quan lực lượng giữa các nền kinh tế và hình thành các trung tâm KTTG như NAFTA, EU,… Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775  Nếu các quốc gia muốn phát triển nhanh đòi hỏi phải lựa chọn chiến lược và chính sách phát triển cho phù hợp. b) Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống KTTG.  Đặc điểm: - Quá trình quốc tế hóa đời sống KTTG diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, dịch vụ…thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. - Vai trò ngày càng lớn của các hoạt động tài chính – tiền tệ, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia và các tổ chức quốc tế - WTO với 156 thành viên nhưng đã điều chỉnh từ 95-98% thương mại của thế giới.  Đây chính là sự biểu hiện của sự tự do hóa thương mại toàn cầu và thúc đẩy quá trình quốc tế hóa nền KTTG. - Cùng với xu thế toàn cầu hóa thì xu thế khu vực hóa với sự phát triển của các liên kết kinh tế thương mại khu vực như EU, ASEAN, NAFTA,… Bên cạnh những cái liên kết kinh tế thương mại mang tính khu vực như trên thì còn các hoạt động trao đổi thương mại tự do song phương (FTA).  Làm sâu sắc thêm xu thế toàn cầu hóa với các cấp độ là khu vực hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa.  Tác động:  Tích cực: - Khi quá trình quốc tế hóa đời sống KTTG tăng lên thì làm tăng tính liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia. Điều này được thể hiện trong việc các quốc gia tham gia vào các hiệp định, tạo ra liên hệ phụ thuộc về mặt kinh tế giữa các quốc gia. - Tăng tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trên quy mô toàn cầu. Nhờ vào đặc điểm này thì thành tựu của KH – CN được chuyển giao từ nơi có phát minh đến nơi không có phát minh. Vì thế những nơi hạn chế về phát minh nay có cơ hội để ứng dụng các thành tựu KH – CN vào hoạt động sản xuất kinh Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 doanh của mình, năng suất cao lên, tiết kiệm được nguồn lực hơn.  Tăng sự chuyển dịch các yếu tố phục vụ sản xuất, vốn và kỹ thuật trên thế giới. - Kích thích sự gia tăng mạnh mẽ của nền TMQT, ĐTQT. - Làm cho hoạt động mua bán và sáp nhập tăng lên. - Tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh quốc tế. + Các quốc gia tham gia vào hiệp định thì có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển (khả năng hợp tác). + Khi thực hiện xu thế toàn cầu hóa nền KTTG, tham gia vào các hiệp định thì phải giảm, loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa dịch vụ được di chuyển tự do giữa các quốc gia. Lúc này cạnh tranh không chỉ đến từ các đối thủ trong nước mà còn đến từ các đối thủ ở các nước, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn (khả năng cạnh tranh).  Hạn chế: - Gia tăng các rủi ro kinh tế như khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, việc hình thành các “bong bóng” tài chính – tiền tệ,… Việc hợp tác giữa các quốc gia sẽ tạo thành 1 hệ thống nên việc 1 khâu gặp trục trặc thì sẽ kéo theo cả hệ thống đó bị ảnh hưởng. - Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra dẫn đến tình trạng thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo gia tăng giữa các quốc gia. - Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra nhiều và dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài có mức ưu đãi tốt hơn, mức lương cao đối với những lao động có trình độ cao nên những lao động này thường lựa chọn môi trường làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hơn là lựa chọn làm việc trong nước. - Gây nên sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế lớn, các quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn,… c) Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập, tách biệt, sang hòa bình, hợp tác. - Khi các quốc gia tham gia vào hiệp định thương mại là cùng đàm phán, đối thoại để tìm ra phương hướng cũng như chiến lược để phát triển kinh tế. Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 - Các quốc gia mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với nước ngoài là cách để hội nhập với thế giới cũng như hợp tác và phát triển kinh tế. - Xu thế còn tạo ra sự ổn định cho sự phát triển với sự ưu tiên các nguồn lực cho phát triển kinh tế. d) Kinh tế khu vực châu Á – TBD đang trở thành trung tâm của nền KTTG. Trong bối cảnh nền KTTG có xu hướng tăng chậm và không đều nhau giữa các quốc gia, các khu vực. Châu Á phát triển năng động nhất cùng với dải Thái Bình Dương tạo nên kinh tế khu vực châu Á – TBD đang trở thành trung tâm của nền KTTG.  Đặc điểm: - Vòng cung châu Á – TBD có khoảng 2 tỷ dân, chiếm gần 40% GNP của toàn thế giới với những tài nguyên thiên nhiên phong phú. - Là khu vực có những quốc gia có trình độ phát triển cao dẫn đầu về phát minh, sáng chế cũng như áp dụng có hiệu quả các phát minh, sáng chế trong đó có 4 con rồng châu Á có những thành công, nhiều kinh nghiệm trong phát triển.  Tác động: - Vòng cung châu Á – TBD tạo ra những cơ hội cho mỗi quốc gia hình thành các quan hệ quốc tế mới, tạo nên khả năng mới cho sự phát triển, dẫn đến sự hợp tác cùng phát triển. - Đặt ra những thách thức cho các quốc gia bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Sự phát triển của vòng cung châu Á – TBD đòi hỏi mỗi quốc gia phải tính đến trong chiến lược phát triển của mình. Vì xu thế trên tạo ra những quan hệ kinh tế mới nên mỗi quốc gia phải nắm bắt, tận dụng để phát triển nền kinh tế. 2. Những tác động của xu thế vận động lớn của nền KTTG đến chính sách kinh tế đối ngoại của VN.  Tích cực: - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, các quốc gia không ngừng thay đổi, đầu tư đổi mới công nghệ, nhất là những công Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước. + Ban hành nhiều văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, chú trọng lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước.  Ứng dụng được các tiến bộ KH&CN trong sản xuất và đời sống từng bước góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực trong toàn nền kinh tế. - Năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện do ứng dụng công nghệ cao đã được đẩy mạnh trong sản xuất. Từ khâu giống, quy trình canh tác đến chế biến, bảo quản... đều có dấu ấn của KH&CN. - Sau cuộc chiến chống Khmer Đỏ cuối thế kỉ XX của lực lượng vũ trang cách mạng VN và Campuchia. ASEAN cho rằng đây là hành động xâm lược nên đã cô lập VN. Bước sang thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước ASEAN đang có nhu cầu xây dựng một Đông Nam Á hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, do đó họ muốn tìm giải pháp chung cho vấn đề Campuchia. Sự hóa giải này đã giúp cho mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam chuyển từ “đối đầu, tách biệt” sang “đối thoại”. - VN nằm trong vòng cung kinh tế châu Á – TBD nên được hưởng những lợi ích từ sự phát triển, năng động của nền kinh tế như có cơ hội để đẩy mạnh hợp tác và phát triển, từ đó ứng dụng vào phát triển kinh tế đất nước.  Tiêu cực: - Các quốc gia liên tục phát triển đòi hỏi lao động phức tạp nhưng ở VN lại phổ biến lao động giản đơn, giá rẻ nên gặp phải những thách thức từ sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa trên thế giới. - VN là một quốc gia đang phát triển, nên sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia khác trong cùng một hiệp hội tạo ra áp lực Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 cạnh tranh đối với VN, đòi hỏi VN phải lựa chọn phương hướng, chiến lược phát triển để không bị tụt hậu so với các nước khác. - VN là nước đi nhận chuyển giao công nghệ nên phải chịu khoản chi phí lớn để sở hữu thành tựu đó. Đây bị coi thách thức đối với VN trong quá trình phát minh thành tựu KH-CN. - Việc mở cửa hội nhập để các doanh nghiệp FDI vào VN cũng gây ra sự thay đổi thuế suất. Điều này lại tạo điều kiện để 1 số MNC thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước và gây áp lực cạnh tranh đối với các công ty trong nước. - Quá trình toàn cầu hóa khiến cho VN bị phụ thuộc vào các trung tâm kinh tế lớn, làm phương hại đến sự phát triển văn hóa dân tộc. Ý 2: Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế đối ngoại của VN, giải pháp. Thuận lợi: 1. Về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, là nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh tạo điều kiện cho tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng. Điều này có tác động sâu sắc đến quy mô, cơ cấu và hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. + Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, trở thành một đầu mối giao thông quan trọng từ Án Độ Dương đến Thái Bình Dương. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km trải dài từ Bắc tới Nam với rất nhiều cảng đặc biệt là cảng Cam Ranh, cảng Cái Lân...và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nước ta trở thành cửa ngõ giao thông quan Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 trọng của khu vực, phát triển vận tải đường biển, kinh tế - thương mại, khoa học — kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động bậc nhất và dần trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới trong đó “Bốn con rồng Châu Á” (Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông) đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam giao lưu với những nền kinh tế sôi động, học hỏi được những kinh nghiệm quý báu, chủ động phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. + Tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn (than, sắt, đầu mỏ, bôxit, aptit trong đó bô xít có trữ lượng khoảng 5 tỷ tắn, đứng thứ 3 thể giới, quặng đất hiếm cũng có trữ lượng đứng thứ hai thế giới). Một số loại khoáng sản, nhất là dầu khí, đang thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới, của ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản và của một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có thể phát triển với quy mô lớn nhằm tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu. Tài nguyên thiên nhiên kết hợp với nguồn nhân lực, kinh tế, kỹ thuật ở trong và ngoài nước là những nguồn lực quan trọng để thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại. 2. Những yếu tố ổn định về chính trị: + Nước ta bắt đầu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hòa Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 bình, chính trị xã hội ổn định. Đây là một nhân tố quan trọng trong giao lưu hội nhập đảm bảo nguyên tắc hòa nhập chứ không hòa tan. Việt Nam không cho phép tồn tại đa nguyên, đa đảng mà chỉ có một Đảng lãnh đạo duy nhất đó chính là Đảng Công sản Việt Nam, do đó mà tình hình chính trị rất ổn định, không xảy ra tranh chấp xung đột. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thể tích cực trên thể giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vồn, công nhệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là cơ hội lớn đễ chúng ta tạo ra bước phát triển mới. + Bên cạnh đó, công tác phát triển kinh tế đối ngoại luôn luôn được Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi. Trong khi triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, Việt Nam luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác của Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống, các nước khác ở Châu Á, Đông Âu, Công đồng các quốc gia độc lập (SNG), Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La-tinh hợp tác phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, du. lịch, lao động… Hiện nay quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã được rộng mở. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ bình thường với tắt cả các nước lớn, các tổ chức quốc tế chủ chốt. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đây là nền tảng, thuận lợi cho việc đặt nền móng cho đường lối đối ngoại của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. 3. Yếu tố thuận lợi về kinh tế: Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 Một yếu tố thuận lợi là nền kinh tế có trình độ và chất lượng phát triển cao hơn. Từ. năm 1986, thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã được thay thế bằng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; tính chất tự cung tự cấp, khép kín trong nền kinh tế được thay thế bằng xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế. Cơ chế thị trường là hạt nhân của quỹ đạo phát triển kinh tế mới theo nghĩa nó định hình một phương thức mới gắn kết nền kinh tế nước ta với nền kin tế thế giới. Nó cũng tạo ra một lớp chủ thể kinh tế mới về chất. Đó là các chủ thể kinh doanh độc lập, có trình đô bản lĩnh cạnh tranh trên thị trường ngày càng được nâng cao. Sự hiện diện của cơ chế thị trường thực sự tạo ra trạng thái xuất phát mới của nền kinh tế nước ta. Điều mấu chốt là cơ chế phân bổ nguồn lực xuất hiện động lực kinh tế trên cơ sở hệ thức đo mới (thước đo giá trị). 4. Yếu tố thuận lợi về nguồn nhân lực: + Người Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh, ham học hỏi, cầu tiến, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường. Chúng ta là một dân tộc phát triển khá về thể lực và trí lực, có tính động cơ cao để tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệ hiện đại. Có thể nói đây là một trong số các lợi thế so sánh của ta trong quá trình hội nhập. Bởi vì ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh chóng đang chuyển dẫn từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn... sang lợi thế trình độ trí tuệ tri thức cao của con người. Chất xám trở thành nguồn vồn lớn và quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia. + Phát triển kinh tế đối ngoại sẽ tạo cơ hôi để nguồn nhân lực của nước ta khai thông giao lưu với thế giới bên ngoài. Ta có thể xuất Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 nhập khẩu lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo điều kiện nhập khẩu lao động có trình độ kỹ thuật cao mà hiện nay chúng ta đang rất cần. Như vậy, với lợi thế nhất định về nguồn nhân lực cho phép lựa chọn định dạng phù hợp để tham gia hội nhập, phát triển kinh tế đối ngoại và chính qua đó, chúng ta có điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Khó khăn: Một vấn đề bao giờ cũng tồn tại tính hai mặt. Nước ta đã có một số thuận lợi nhất định làm nền tảng cơ bản để phát triển nhanh kinh tế đối ngoại, song bên canh đó Việt Nam chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu chúng ta không có biện pháp ứng phó, khắc phục tốt những khó khăn này thì sự thua thiệt về kinh tế, xã hội có thể là rất lớn. Ngược lại nếu chúng ta có những chiến lược thông minh, chính sách khôn khéo thì sẽ hạn chế được thua thiệt và dành được nhiều lợi ích cho đất nước. Những khó khăn mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt đến từ cả hai phía khách quan và chủ quan. * Về phía khách quan: 1. Nước ta đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo và cà phê. Tuy nhiên đồng thời cũng phải chịu những tốn thất do giá của hàng nông sản nói chung và gạo, cà phê nói riêng trên thế giới giảm: Thực tế của thế giới cho thấy, trong vòng vài thập kỷ gần đây, giá cả các hàng hóa và nguyên liệu bị hạ thấp liên tục và không ỗn định, do những thay đổi về công nghệ sản xuất và sử dụng cũng Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 như những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng. Trong những năm tới đây chưa có những dự báo đảm bảo chắc chắn là giá các hàng nông sản và nguyên liệu không giảm nữa. Nếu cung về gạo và cà phê vượt cầu, thì giá liên tục giảm. Đứng trước tình trạng giá gạo và cà phê giảm, những người sản xuất gạo và cà phê không có cách gì chống đỡ, ngoài việc phải thu hẹp sản xuất. Ở đây cung cầu của thị trường đã điều tiết giá cả và sản xuất. Người sản xuất buộc phải thu hẹp sản xuất khi giá cả thị trường đã thấp hơn chỉ phí sản xuất. Từ trường hợp trên đây ta có thế thấy rằng việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định dung lượng các thị trường, các giới hạn của thị trường và khả năng thâm nhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó là một vấn đề rất quan trọng. 2. Phát triển kinh tế đối ngoại trong điều kiện các quốc gia trên thế giới áp dụng một số các biện pháp tinh vi hơn như hàng rào tiêu chuẩn kĩ thuật, thuế chống bán phá giá... đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam: + Bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng Viê ̣t Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ tranh chấp thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các bên liên quan phải có sự am hiểu về luật thương mại, các nguyên tắc thương mại, các án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Thêm vào đó, DN Việt Nam chưa nắm rõ thông tin về các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia nhập khẩu với những quy định khắt khe, tinh vi và luôn được thay đổi, bổ sung; trong khi điều kiện thực hiện đáp ứng các rào cản thương mại của Việt Nam còn rất kém, bảo hộ thương mại thực sự là thách thức lớn với xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 dồi dào nhưng số lượng lao động có tay nghề cao lại rất ít và hiện nay, đang có sự chuyển dịch lao động lớn, do mức tiền lương công nhân quá thấp (chẳng hạn như ngành dệt may, da giày). Về trang thiết bị công nghê ̣, cho dù các DN Việt Nam trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, song nhìn chung so với một số nước khác cùng khu vực, trình độ công nghệ của DN nước ta còn chưa cao. Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liê ̣u đều phải nhâ ̣p khẩu, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh - xuất khẩu của Việt Nam chưa cao. + Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền. Các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đang ngày càng được mở rộng và liên kết nhiều quốc gia với nhau tác động đến các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Vì thế, các vụ kiện về PVTM phát sinh những xu hướng mới như kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện kép,... làm gia tăng số lượng các vụ kiện về PVTM. 3. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Tham gia vào các tỗ chức, liên kết kinh tế thế giới và khu vực, nước ta phải tuân thủ các lộ trình cắt giảm thuế quan và gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, đồng thời với đó là hàng hóa nước ngoài sẽ ào ạt đổ vào nước ta, chèn ép nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống can người lao động. Bởi hàng hóa của nước ta do kỹ thuật, công nghệ và quản lý còn kém nên chất lượng thấp mà giá thành vẫn cao hơn so với hàng nhập. Trong khi đó, nước ngoài với dây chuyền công nghệ hiện đại, tay nghề lao đông vững vàng, vồn lớn, trình độ quản lý cao nên sản phẩm làm ra mẫu Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 mã đẹp, chất lượng tốt lại không bị đánh thuế khi xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nên giá cả rất hợp lý. Sức cạnh tranh bấp bênh của các doanh nghiệp trong nước được thể hiện rõ. 4. Phát triển kinh tế đối ngoại ảnh hưởng đến quyền độc lập, tự chủ của quốc gia: Không ít ý kiến cho rằng: nước ta hiện nay với xuất phát điểm kinh tế quá thấp, nên kinh tế đang trong quá trình chuyễn đổi, thị trường phát triển chưa đồng bộ, một bộ phận đáng kế của nền kinh tế vẫn còn chưa thoát khỏi lối sản xuất hàng hóa nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém. Trong khi đó, các nước đi trước nhất là các nước tư bản phát triển có lợi thế hơn hẳn về nhiều mặt. Do đó nếu chúng ta mở rộng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước đó thì sẽ khó tránh khỏi bị lệ thuộc vào mặt kinh tế và từ chỗ lệ thuộc vào kinh tế sẽ dẫn đến không giữ vững được quyền độc lập tự chủ. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với các quốc gia có tiềm lực mạnh, có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm, thậm chí gây sức ép buộc Việt Nam phải thay đổi những vần đề có tính nguyên tắc như định hướng, mục tiêu, mục đích phát triển. Ví dụ, mục đích chính của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận còn đối với Việt Nam thì vần đề có lợi nhuận vẫn chưa đủ, mà mục đích chính phải là vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong rất nhiều trường hợp quan hệ kinh tế đã giúp tạo ra lợi nhuận, nhưng không công bằng, một số tằng lớp dân cư được hưởng lợi nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội nói chung. Như vậy, nếu chúng ta không nhanh nhạy, khôn khéo trong việc xử lý các mồi quan hệ kinh tế và có từng chính sách điều Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 chỉnh quan hệ phù hợp với từng đối tác thì rất có thể sẽ rơi vào tình trạng bị phụ thuộc, mất quyền độc lập tự chủ. * Về phía chủ quan: 1. Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam: Ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế. Nước ta phát triển với điểm xuất phát tỉ lệ chiến tranh tàn phá nặng nề hơn nữa lại là nước có nền nông nghiệp là chủ yếu. Thêm vào đó công nghiệp lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Do đó sự phát triển công nghiệp ở vùng sâu vùng xa lại càng khó khăn hơn. Mặc dù chúng ta đã có ý thức rõ rệt và những hành động tích cực nhằm thu hẹp khoảng cách này. Song, trên thực tế những nguy cơ này vẫn còn trong quá trình cải thiện rất chậm. 2. Cơ sở hạ tầng nước ta còn kém phát triển: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1 m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm khá lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực. Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 3. Chỉ phí sản xuất của ta nói chung còn cao hơn một số nước trong khu vực, do đó sức cạnh tranh bị giảm nhiều: Chỉ phí sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố: thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, VAT, các phụ phí, tiền lương, giá các dịch vụ, công nghệ được sử dụng. Thuế nhập khẩu, kế cả hàng rào phi thuế quan, của nước ta hiện nay có lẽ ở vào hàng cao nhất khu vực, cao hơn cả Trung Quốc, trong khi mức thuế quan của nhiều quốc gia Đông Á hiện chỉ còn vào khoảng 4 - 6%. Thuế doanh thu của ta ở mức 20-30%, cũng vào hàng cao nhất khu vực. Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu đều ở mức cao. Chi phí lao động của nước ta hiện nay tương tự với Indonexia, và thấp hơn so với các nước ASEAN, nhưng mức thấp này đã giảm dần. Công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu so với các quốc gia khác trong khu vực. Dẫn đến việc đội chi phí sản xuất là điều không thể tránh khỏi, làm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam bị giảm thiểu cả ở thị trường trong lẫn ngoài nước. 4. Vấn đề về hàng xuất khẩu: Nước ta chủ yếu vẫn xuất khẫu các mặt hàng thô, ít hàm lượng khoa học kỹ thuật như: nông sản, dệt may, da giày... Tỷ lê cao này cho thấy trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, của ngành kinh tế còn thắp kém. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẫu chủ yếu của các mặt hàng công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp cho nước ngoài... Hàm lượng hàng nội địa còn thắp, chưa tạo được sự liên kế từ khâu cung cấp nguyên liệu cho đến khâu sản xuất ra thành phẩm và xuất khẩu. Downloaded by Vu Vu ([email protected]) lOMoARcPSD|12114775 5. Trình độ chuyên môn của lao động còn thấp và đang mắt dẫn lợi thề về lao động giá rẻ: Trong nghiên cứu "Thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam" do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022 đã nêu: Do ảnh hưởng của già hóa và chi phí lao động tăng, Việt Nam sẽ sớm mất lợi thế so sánh hiện tại về lao động giá rẻ, thông qua phỏng vấn và khảo sát diện rộng hơn 1.000 tổ chức khu vực công và tư. Năm 2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam là 74,4%, cao đáng kể so với 60,5% (thế giới), 67,2% (Đông Nam Á và Thái Bình Dương). Nghiên cứu cho rằng, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn cung lao động của Việt Nam sẽ vẫn ổn định trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, thách thức sẽ là nguồn dự trữ lao động hạn chế để thúc đẩy tổng cung. Năm 2015, Việt Nam ở trong "thời kỳ dân số vàng", với 70% dân số ở độ tuổi từ 15 đến 64 (độ tuổi lao động hợp pháp). Dân số Việt Nam sẽ già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số sẽ trên 60 tuổi. Trừ khi tăng trưởng năng suất và tỷ lệ tham gia thị trường lao động được cải thiện, già hóa dân số dự kiến dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm hơn đáng kể và làm tăng khả năng thiếu lao động. 6. Ngoài ra còn một số hạn chế đáng quan tâm khác như:  Các ngành dịch vụ chưa thực sự phát triển Downloaded by Vu Vu ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan