Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia [ls]cac cau trong de thi minh hoa_lich_su (1)...

Tài liệu [ls]cac cau trong de thi minh hoa_lich_su (1)

.DOC
20
1223
59

Mô tả:

Phương pháp ôn thi đại học quốc gia môn lịch sử Methology in studying history for the VNU’s Entrance Examination Các câu trong đề thi minh họa (History questions in the sample test). 1) Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ít đổ máu? A: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam đã thua trận, đầu hàng Đồng minh B: Cách mạng diễn ra bằng phương pháp hòa bình C: Lực lượng cách mạng Việt Nam chưa mạnh D: Được quốc tế ủng hộ 2) Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX? A: Ấn Độ B: Thái Lan C: Trung Quốc D: Nhật Bản 3) Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam. Quốc gia nào dưới đây KHÔNG có quân đội đóng ở Việt Nam vào năm 1946? A: Trung Quốc B: Anh C: Hoa Kỳ D: Pháp 4)UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây? A: Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông B: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông C: Hiến chương Liên hiệp quốc D: Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 5) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào: A: Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po B: Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur C: Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc D: Tháng 8 năm 1976, tại Manila 5)Chiến thắng Biên giới năm 1950 của Nhân dân Việt Nam chứng tỏ rằng: A: Quân đội nhân dân Việt Nam đã đông hơn quân Pháp B: Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản C: Lực lượng kháng chiến đã mạnh hơn đội quân viễn chinh của thực dân Pháp D: Sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 6)Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) diễn ra khắp ba miền Trung - Nam - Bắc Việt Nam. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào này? A: Sĩ phu yêu nước B: Công nhân C: Nông dân D: Tư sản 7)Kháng chiến lâu dài là đặc điểm chung của hai cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Tuy nhiên, có những chiến dịch quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh địch với khí thế thần tốc, táo bạo. Chiến dịch đó thuộc sự kiện nào dưới đây? A: Chiến dịch Biên giới năm 1950 B: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 8)Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy C: Chiến dịch tiến công năm 1968 nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản D: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 nhờ: phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là A: Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ B: Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc C: Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa D: Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác–san” 9)Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? A: Năm 1979 1 B: Năm 1986 C: Năm 1995 D: Năm 1975 10)Liên hợp quốc được thành lập sau phiên họp của đại biểu 50 nước từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại: A: Luân Đôn (Anh) B: Niu-Ooc (Hoa Kỳ) C: Xan Phranxico (Hoa Kỳ) D: Paris (Pháp) 11)Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 1946? A: Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ B: Việt Nam được các nước xã hội chủ nghĩa chi viện C: Việt Nam không thể nhân nhượng được nữa D: Lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã mạnh hơn thực dân Pháp 12)Năm 1979, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuộc chiến tranh đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? A: Quốc phòng Trung Quốc đã phát triển hùng mạnh B: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ C: Sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Dương trước đó đã thất bại D: Chiến tranh lạnh đã kết thúc 13)Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, hai chính sách: Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Hoa Kỳ có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện trong yếu tố nào dưới đây? A: Quân đội Sài Gòn sang xâm chiếm Campuchia B: Quân đội Sài Gòn là xương sống của Đông Dương hóa chiến tranh C: Quân đội Sài Gòn chiến đấu ở Lào D: Hoa Kỳ quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương 14)Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc? A: Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc B: Được quốc tế ủng hộ C: Có quân đội bách chiến bách thắng D: Có các nhà quân sự thiên tài Chuyên đề Lịch sử Việt Nam ( Vietnam History) - Giai đoạn 1919 - 1933 1)Giai cấp công nhân Việt Nam chịu 3 tầng áp bức bóc lột của A. Đế quốc, tư sản dân tộc và tư sản mại bản. B. Phong kiến, tư sản Việt Nam, tiểu tư sản. C. Địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản mại bản. D. Đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản. 2 )Đâu là chủ trương hành động của Tân Việt Cách mạng đảng? A. Phối hợp hành động với các dân tộc thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ La tinh chống chủ nghĩa thục dân, đế quốc. B. Đoàn kết giai cấp vô sản và công nhân quốc tế cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. C. Lãnh đạo quần chúng trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái. D. Liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc. 3)Tác dụng lớn nhất của chủ trương "vô sản hóa" do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thực hiện đối với phong trào cách mạng trong nước là gì? A. Thúc đẩy sự tan rã của các khuynh hướng quốc gia tư sản trong phong trào cách mạng. B. Đưa đến sự phân hóa trong nội bộ các tổ chức yêu nước ở trong nước. C. Giác ngộ và giáo dục cho tầng lớp nông dân, địa chủ, tư sản Việt Nam đi theo khuynh 2 hướng vô sản và chủ nghĩa Mác Lê-nin. D. Làm thức tỉnh giai cấp công nhân, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước. 4)Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A. Tất cả các đáp án kia đều đúng. B. Cột chặt sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp. C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Việt Nam. D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. 5)Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, về văn hóa - giáo dục, Pháp thi hành chính sách gì? A. Pháp -Việt đề huề. B. Phát triển văn hóa truyền thống. C. Văn hóa nô dịch. D. Khai hóa dân tộc Việt Nam. 6)Đông Dương cộng sản đảng được thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 9-1929. B. Tháng 8-1929. C. Tháng 6-1929. D. Tháng 7-1929. 7)Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến như thế nào? A. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp. C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi. D. Sẵn sàng phối hợp với nông dân để chống Pháp. 8)Mục tiêu chính của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trong giai đoạn 1919-1926 là gì? A. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. B. Đòi quyền lợi về chính trị. C. Đòi cả quyền lợi về kinh tế và chính trị. D. Đòi quyền lợi về kinh tế. 9)Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được biểu hiện ở những điểm nào A. Thành phần đảng viên của đảng phức tạp. B. Tất cả các lí do trên. C. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo. D. Cơ sở quần chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì. 10)Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương vào thời gian nào? A. Tháng 10 - 1930. B. Tháng 5 - 1930. C. Tháng 3 - 1930. D. Tháng 12 - 1930. 11)Chủ trương của các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng trước khi tiến hành khởi nghĩa Yên Bái là gì? A. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. B. Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu quỳ gối làm nô lệ. C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái. D. Không thành công thì cũng thành nhân. 12)Căn cứ vào đâu để nói kinh tế Việt Nam bị mất cân đối dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp? A. Kinh tế thương nghiệp phát triển, công nghiệp và nông nghiệp kém phát triển. B. Nền kinh tế thuần túy là nông nghiệp, không có công nghiệp và thương nghiệp. C. Phần lớn các vùng đều kém phát triển, chỉ có một số thành phố có điều kiện và phát triển 3 hơn. D. Chỉ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến và thương nghiệp kém phát triển. 13)Kẻ thù của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là: A. tư sản phản cách mạng và phong kiến. B. đế quốc Pháp. C. đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. D. đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng. 14)Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Không cho nông dân sản xuất. B. Tăng cao thuế các mặt hàng nông sản. C. Tăng cường phu phen, tạp dịch đối với nông dân. D. Tước đoạt ruộng đất của nông dân. 15)Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930)? A. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ. B. Thực hiện mục tiêu của đảng: Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền. C. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp. D. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết tên trùm mộ phu Badanh (9-2-1929). 16)Chính phủ Pháp đã thực hiện chính sách gì để khắc phục hậu quả nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra? A. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước. B. Tất cả các ý kia đều đúng. C. Vay nợ để phục hồi và phát triển kinh tế. D. Tăng cường bóc lột thuộc địa. 17)Những sự kiện nào thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam? A. Chủ trương "Vô sản hóa" của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Tác phẩm "Đường cách mệnh" và "Bản án chế độ thực dân Pháp" được đưa vào Việt Nam. C. Báo "Người cùng khổ", báo "Thanh niên" được phổ biến ở Việt Nam. D. Tất cả đều đúng. 18)Thái độ chính trị của số đông trong tầng lớp trung, tiểu địa chủ Việt Nam trong giai đoạn này là gì? A. Sẵn sàng làm tay sai cho thực dân Pháp. B. Có tinh thần yêu nước và tham gia chống Pháp cùng tay sai. C. Thái độ chính trị trung lập. D. Một mặt bóc lột tàn tệ nông dân, một mặt lại phản đối chính sách cai trị của thực dân Pháp đòi quyền lợi. 19)Đâu là điểm chung của các tổ chức cộng sản xuất hiện ở Việt Nam cuối năm 1929? A. Đều đi theo khuynh hướng vô sản. B. Đều do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. C. Đều tách ra từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Đều được thành lập ở Bắc Kì. 20)Đâu là diện mạo phát triển của nền thương nghiệp nước ta trong giai đoạn này? A. Chỉ có buôn bán nội địa, không có ngoại thương. B. Mất cân đối, què quặt. C. Chỉ phát triển ngoại thương, buôn bán nội địa không phát triển. D. Ngoại thương có bước phát triển, nội thương được đẩy mạnh. 21)Trong giai đoạn 1919 - 1929, nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương là A. Ngân hàng Pháp. B. Ngân hàng An Nam. C. Ngân hàng Bắc kì. D. Ngân hàng Đông Dương. 22)Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp bắt đầu vào thời điểm nào? A. Năm 1919. B. Năm 1920. 4 C. Năm 1924. D. Năm 1918. 23)Vì sao tầng lớp tiểu tư sản lại trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta? A. Bị thực dân Pháp chèn ép, khinh rẻ.(1) B. Cả (1), (2) đều đúng. C. Đời sống bấp bênh, dễ bị đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp.(2) D. Cả (1), (2) đều sai. 24)Điểm chung của phong trào yêu nước do tư sản và tiểu tư sản Việt Nam thực hiện từ 1919 - 1925 là gì? A. Đều giành thắng lợi vang dội. B. Đều chưa đi đến thắng lợi. C. Đều nổ ra ở Bắc kì và Trung kì. D. Đều nổ ra ở miền Bắc. 25)Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng A. Báo Búa liềm. B. Báo Thanh niên. C. Báo Nhân dân. D. Báo Nhành lúa. 26)Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930)?: A. Thông qua Chính cương, sách lược vắn tắt, Điều lệ của Đảng và chỉ định Ban chấp hành Trung ương lâm thời. B. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Thông qua luận cương chính trị. D. Bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư đầu tiên của Đảng. 27)Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản khởi xướng sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam là phong trào nào? A. Thành lập Đảng lập hiến. B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn. C. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì. D. Phong trào "Chấn hưng nội hóa", "Bài trừ ngoại hóa". 28)Lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là giai cấp (tầng lớp) nào? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc. 29Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của các giai cấp mới nào? A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. B. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, thương nhân. C. Tư sản, công nhân, tiểu tư sản. D. Trí thức, công nhân, tư sản mại bản. 30)Mục tiêu chính của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trong giai đoạn 1919-1926 là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Đòi quyền lợi về kinh tế. B. Đòi quyền lợi về chính trị. C. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. D. Đòi cả quyền lợi về kinh tế và chính trị. 31)Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1925 có sự tham gia của các giai cấp, tầng lớp nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Những người Việt Nam yêu nước tại nước ngoài, tư sản dân tộc, công nhân, nông dân, địa chủ. B. Tư sản mại bản, địa chủ vừa và nhỏ, nông dân, tiểu tư sản. C. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân và những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài. D. Tư sản dân tộc, nông dân, công nhân, địa chủ vừa và nhỏ. 5 Giai đoạn 1930-1945 1)Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? A. Tháng 3-1935 ở Cao Bằng - Việt Nam. B. Tháng 3-1935 ở Xiêm - Thái Lan. C. Tháng 3-1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc. D. Tháng 3-1935 ở Ma Cao - Trung Quốc. 2)Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời gian nào? A. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930. B. Từ tháng 9 đến tháng 10 - 1930. C. Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930. D. Từ tháng 1 đến tháng 5 - 1931. 3)Sự áp bức bóc lột của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả gì? A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Đông Dương với Pháp - Nhật sâu sắc. B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc. C. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Đông Dương với phát xít Nhật sâu sắc. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật sâu sắc. 4)Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào gồm các đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào? A. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức trong cả nước. B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân. C. Tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước. D. Ba miền thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. 5)Cách mạng tháng Tám đã để lại những bài học kinh nghiệm nào? A. Tập hợp lực lượng, xây dựng khối liên minh công - nông. B. Kết hợp đấu tranh chính trị - đấu tranh vũ trang, chớp thời cơ và hành động kịp thời cơ. (3) C. Phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin vào thực tiễn cách mạng. (1) D. Tất cả (1), (2) và (3). 6)“…Bị tước đoạt đến hạt gạo mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được,hay mảnh vải mà họ phải thức khuya dậy sớm để dệt thành, họ sống cầm hơi với hớp cháo cám nhạt, và trần mình chịu rét lúc đêm đông.” Đó là nhận định về tình cảnh của người nông dân Việt Nam trong thời kì: A. Thời kì 1930-1931. B. Trước khi thành lập Đảng. C. Sau cách mạng tháng Tám 1945. D. Thời kì 1939-1945. 7)Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng từ Tân Trào về đến Hà Nội vào thời gian nào? A. Ngày 25 - 8 - 1945. B. Ngày 20 - 8 - 1945. C. Ngày 30 - 8 - 1945. D. Ngày 15 - 8 - 1945. 8)Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền vào thời gian nào? A. Tháng 6 - 1936. B. Tháng 4 - 1936. C. Tháng 5 - 1936. D. Tháng 7 - 1936. 9)Hãy chỉ ra các biện pháp mà Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện trên phương diện chính trị. A. Các hội cứu quốc được thành lập khắp nơi, thành lập viện kiểm sát nhân dân, quần chúng nhân dân được quyền tham gia bầu cử. B. Thành lập các tổ chức công đoàn của công nhân và nông dân, quần chúng được quyền tham gia các tổ chức chính trị, các đảng phái khác nhau. C. Quần chúng được quyền tham gia mọi tổ chức chính trị, thành lập công đoàn, lực lượng công an nhân dân và tòa án nhân dân. 6 D. Quần chúng được tham gia các đoàn thể cách mạng, được tự do hội họp, thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân. 10)Quốc dân Đại hội Tân Trào đã thông qua những quyết định nào? A. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. B. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh. C. Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1 và phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. D. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, ra quân lệnh số 1 và phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. 11)Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, số phận người nông dân Việt Nam như thế nào? A. Phải bỏ ra thành phố làm công nhân hoặc làm thuê. B. Phải bán hết ruộng đất, rời làng đi phiêu tán hoặc làm thuê trong các hầm mỏ. C. Phải chuyển sang trồng các cây công nghiệp, chịu nghĩa vụ nộp tô thuế ngày càng cao. D. Chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, bị địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, ngày càng bị bần cùng hóa. 12)Từ tháng 5 đến tháng 8/1930, trung tâm của cao trào cách mạng 1930 - 1931 chủ yếu diễn ra ở đâu? Chọn câu trả lời đúng: A. Ở Miền Bắc. B. Trong cả nước. C. Ở Miền Trung. D. Ở Miền Nam. 13)Vì sao cao trào dân chủ 1936 - 1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945? A. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp chung quanh Đảng. B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi. C. Tất cả đều đúng. D. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao. 14)Chính quyền Pháp phải thực hiện những nghĩa vụ gì khi quân Nhật nhảy vào chiếm đóng Đông Dương? A. Hàng năm phải nộp cho Nhật một khoản tiền lớn. (3) B. Tất cả (1), (2) và (3). C. Phải xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật như than, sắt, cao su, xi măng. (2) D. Cho Nhật được quyền sử dụng các sân bay và phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt và tàu biển. (1) 15)Đến tháng 3-1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương được đổi thành A. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Minh. C. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương. D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. 16)Lực lượng cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này được phục hồi và gia tăng nhờ chính sách nào A. Đảng cộng sản Đông Dương kêu gọi mọi người đứng lên cứu dân, cứu nước. B. Mặt trận Nhân dân Pháp tiến hành ân xá cho một số tù chính trị. C. Nông dân bất bình với chính sách cướp ruộng nên bỏ ra thành phố trở thành công nhân và tham gia cách mạng. D. Chính sách kêu gọi của Quốc tế cộng sản. 17)Về văn hóa - xã hội, thực dân Pháp đã thi hành biện pháp gì để dụ dỗ và mua chuộc một số tầng lớp ở Việt Nam những năm sau cao trào cách mạng 1930 - 1931? A. Tăng số đại diện người Việt vào các cơ quan lập pháp. B. Cho tiền đưa một số người bản xứ được sang Pháp học tập. C. Tổ chức lại một số trường đảng, lợi dụng tôn giáo để gây mất đoàn kết. D. Cho người bản xứ được tham gia đấu thầu các công trình công cộng. 7 18)Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến thẳng tay thi hành một chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn: Chọn câu trả lời đúng: A. 1930 - 1931. B. 1934 - 1935. C. 1933 - 1934. D. 1931 - 1932. 19)Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939 như thế nào? A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. C. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù. D. Sử dụng bạo lực cách mạng. 20)Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? A. Vào ngày 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo (Hà Nội). B. Vào ngày 1-8-1936, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). C. Vào ngày 1-5-1939 tại Hà Nội. D. Vào ngày 1-5-1938 tại Bến Thủy (Vinh). 21Hãy kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1936 - 1939. Chọn câu trả lời đúng: A. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ và phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. B. Phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí C. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh nghị trường; phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. D. Phong trào đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ. 22)Mục đích của Đảng khi phát động phong trào đấu tranh nghị trường là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ. (1) B. Tất cả (1), (2) và (3). C. Bênh vực quyền lợi cho nhân dân lao động. (3) D. Vạch trần chính sách phản động động của bọn thực dân và tay sai. (2) 23)Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có chủ trương gì đối với các nước thuôc địa và nửa thuộc địa? Chọn câu trả lời đúng: A. Xây dựng lực lượng vũ trang để nổi dậy giành chính quyền. B. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước. C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước. D. Xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu làm vũ khí tấn công chủ nghĩa đế quốc. 24)Sau khi hất cẳng Pháp, Nhật đã dựng lên chính phủ bù nhìn do ai làm Quốc trưởng? Chọn câu trả lời đúng: A. Đồng Khánh. B. Trần Trọng Kim. C. Khải Định. D. Bảo Đại. 25)Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. ''Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày''. B. ''Độc lập dân tộc'', '' Người cày có ruộng''. C. ''Đánh đổ đế quốc Pháp - Đông Dương hoàn toàn độc lập''. D. ''Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình''. Giai đoạn 1545- 1975 8 1, - Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. - Khai thông Biên giới Việt Trung. - Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Đó là 3 mục tiêu trong chiến dịch nào của ta? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. C. Chiến dịch Hòa Bình- Tây Bắc-Thượng Lào. D. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950. 2, Đâu là kết quả của toàn bộ cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?: A. Loại khỏi vòng chiến đấu 182200 địch, thu 29000 súng các loại, bắn cháy và phá huỷ 162 máy bay, 18 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước. B. Loại khỏi vòng chiến đấu 188200 địch, thu 39000 súng các loại, bắn cháy và phá huỷ 62 máy bay, 28 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước. C. Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, thu 19000 súng các loại, bắn cháy và phá huyer 62 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước. D. Loại khỏi vòng chiến đấu 128200 địch, thu 19000 súng các loại, bắn cháy và phá huỷ 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước. 3)Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh một chân lý của thời đại là : "Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc ... ... ... . người không đông nếu quyết tâm chiến đấu vì ... ... ... ..., có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự ủng hộ của quốc tế thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo." Hãy chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống trong câu trên A. nhỏ bé - dân tộc dân chủ. B. anh hùng - cuộc sống ấm no của nhân dân. C. đất không rộng - độc lập tự do. D. có truyền thống yêu nước - chủ nghĩa xã hội. 4, Từ thu đông năm 1953, thực dân Pháp đã tiến hành những hoạt động quân sự nào? A. Mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng núi biên giới phía Bắc. (2) B. Tất cả (1), (2) và (3). C. Càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng. (1) D. Mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa. (3) 5)Sách lược ngoại giao xuyên suốtcủa Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh khi có sự bao vây và de dọa của ngoại xâm và nội phản là gì? A. Dùng thắng lợi quân sự để tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh ngoại giao. B. Nhân nhượng mọi yêu sách của kẻ thù để tránh cuộc xung đột có thể. C. Kiên quyết chống trả ngay khi kẻ thù vừa đặt chân lên nước ta. D. Tránh tình trạng cùng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi thế và lực còn yếu. 6)Sách lược ngoại giao của chính phủ Việt Nam đối với bọn Việt quốc, Việt cách trong giai đoạn này là gì? A. Nhượng bộ có nguyên tắc. B. Nhân nhượng vì lúc này ta chưa có thế và lực. C. Kiên quyết trấn áp và trừng trị theo pháp luật. D. Chỉ nhân nhượng ở giai đoạn đầu. 7)Sau cách mạng tháng Tám, Việt nam Giải phóng quân được đổi thành A. Hồng quân. B. Vệ quốc quân. C. Vệ quốc đoàn. D. Giải phóng quân. 8)Tại sao trong giai đoạn này Đảng phải tuyên bố "tự giải tán" và rút vào hoạt động bí mật? A. Tránh hiểu lầm trong và ngoài nước. (2) B. Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. (3) C. Giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù. (1) D. Tất cả (1), (2) và (3). 9 9)Chính sách cơ bản của quân và dân Bắc Bộ trước khi rút lên Việt Bắc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Chăm lo bồi dưỡng sức dân. B. Tiêu thổ để kháng chiến. C. Tăng gia sản xuất. D. Thi đua thực hành tiết kiệm. 10)Chiến dịch Thượng Lào diễn ra trong khoảng thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Từ ngày 18 - 4 đến ngày 18 - 5 - 1953. B. Từ ngày 4 - 4 đến ngày 18 - 4 - 1953. C. Từ ngày 8 - 4 đến ngày 18 - 8 - 1953. D. Từ ngày 8 - 4 đến ngày 18 - 5 - 1953. 11)Chính sách nào được Chính phủ Việt Nam thông qua và thực hiện ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày. B. Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ. C. Thực hiện thông tư giảm tô. D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác. 12)Mục tiêu căn bản nhất của Pháp - Mĩ khi đề ra kế hoạch Nava là gì? A. Cứu nguy cho sự sa lầy của Pháp ở Hòa Bình. B. Giúp đỡ các thế lực thân Pháp chống phá chính quyền cách mạng. C. Giành thắng lợi quyết định để "kết thúc chiến tranh trong danh dự". D. Lấy lại danh dự cho Pháp trên trường quốc tế. 13)Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Đêm 20-12-1946. B. Đêm 19-12-1946. C. Ngày 18-12-1946. D. Ngày 22-12-1946. 14)Đảng và chính phủ chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất vì nhiều nguyên nhân, nguyên nhân nào sau đây không đúng? A. Vì giai cấp địa chủ là trở lực chính cho cuộc kháng chiến. B. Xoá bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân. C. Nông dân phấn khởi, ủng hộ cuộc kháng chiến. D. Thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng". 15)Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. B. Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. C. Ngày 2/9/1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mit-tinh chòa mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết và nhiều người bị thương. D. Ngày 11/7/1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng. 16)Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào? A. Tối 19-12-1946. B. Sáng 19-12-1946. C. Chiều 19-12-1946. D. Trưa 19-12-1946. 17)Yếu tố nào sau đây là mối lo sợ nhất mà Pháp - Mĩ phải thực hiện âm mưu "khoá cửa biên giới Việt - Trung", thiết lập "hành lang Đông - Tây" chuẩn bị kế hoạch tấn công Việt Bắc lần thứ hai? A. Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao. 10 C. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào, Campuchia phát triển mạnh. D. Uy tín và ảnh huởng của Liên Xô ngày càng cao trên trường quốc tế. 18)Đảng ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp vì lí do gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Điện Biên Phủ là cố gắng cao nhất của Pháp với hi vọng nhanh chóng kết thúc chiến tranh.(3) B. Câu (1), (2) và (3). C. Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải, tiếp tế.(2) D. Điện Biên Phủ là trung tâm điểm của kế hoạch Na-va.(1) 19)Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. B. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. C. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. D. Chiến dịch Hoà Bình. 20)Âm mưu của Pháp khi mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc là gì? A. Tất cả đều đúng. B. Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. C. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khóa chặt biên giới Việt Trung. D. Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế. Chương 3 1)Đâu là thành công về mặt quan hệ ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay sau khi thành lập? A. Được 104 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. B. Được 114 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. C. Được 94 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. D. Được 124 nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. 2)Người được bầu làm Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Hồ Chí Minh. B. Tôn Đức Thắng. C. Trường Chinh. D. Phạm Văn Đồng. 3)Hai nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam trong thời sau đổi mới là A. bảo vệ và gìn giữ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. B. phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. D. ruộng đất và xây dựng chủ nghĩa chủ nghĩa. 4)Theo quan điểm của Đảng về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế A. hàng hóa nhiều thành phần tự do phát triển. B. công nông nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. C. công nghiệp và dịch vụ hiện đại có khả năng tự quản lí và tự đứng vững. D. hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 5)Miền Bắc căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế vào thời gian nào A. Cuối năm 1976. B. Cuối năm 1975. C. Giữa năm 1976. D. Đầu năm 1976. 6)Hai chính quyền nhà nước tồn tại ở hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau giải phóng mùa xuân 1975 là A. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. 11 B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam. D. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam. 7)Nhiệm vụ cơ bản nhất của kế hoạch 5 năm (1976-1980) là gì? A. Xây dựng nền văn hóa mới. B. Vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo XHCN. C. Khôi phục và phát triển kinh tế. D. Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. 8)Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975? A. Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). B. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24/6 đến 2/7/1976). C. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Nam - Bắc tại Sài Gòn (11-1975). D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 9)Sau khi hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, giai cấp nào ở miền Nam đã bị xóa bỏ? A. Tư sản mại bản. B. Địa chủ phong kiến. C. Tư sản công thương. D. Đại địa chủ. 1) Công cuộc Đổi mới nền kinh tế được bắt đầu từ A) Đại hội IV (1968) B) Đại hội VI (1986) C) Đại hội VI ( 1989) D) Đại hội VI ( 1989) Phần lịch sử thế giới: ( World’s history) Lịch sử thế giới cận đại ( Submoderm human history) 1) Khi các nước tư bản phương Tây đến xâm chiếm, nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đồng thời phải tiến hành những nhiệm vụ cách mạng nào A. Chống thực dân, đế quốc và đấu tranh bài trừ văn hóa nô dịch của tư sản. B. Chống phong kiến và đấu tranh xác lập quyền thống trị của giai cấp vô sản. C. Chống thực dân, đế quốc và chống phong kiến tay sai. D. Chống phong kiến và chống chiến tranh đế quốc. 2, Yếu tố nào thể hiện sự phát triển hơn hẳn của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến? A. Hình thức nhà nước. B. Khối lượng hàng hóa và của cải vật chất. C. Các giá trị văn hóa. D. Vấn đề quyền con người và tự do dân chủ. 3, Thời kì lịch sử thế giới cận đại bao gồm những nội dung chủ yếu nào? A. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập của chủ nghĩa tư bản. B. Tất cả các phương án trên. C. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế. D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và mâu thuẫn giữa các nước tư bản dân tới chiến tranh thế giới. 4, Các cuộc cách mạng tư sản tuy chung mục tiêu nhưng có những điểm khác nhau nào? A. Kết quả và động lực cách mạng. B. Hình thức diễn ra, diễn biến và kết quả đạt được. C. Hình thức và kết quả đạt được. D. Hình thức diễn ra và giai cấp lãnh đạo. 5, Theo các nhà sử học, lịch sử thế giới cận đại bắt đầu được xác lập vào thời gian nào và mốc kết thúc của nó là gì? A. 1640 - 1918. 12 B. 1640 - 1871. C. 1600 - 1900. D. 1600 - 1918. 6, Sự xác lập phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến các hệ quả nào? A. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân quốc tế. B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. C. Tất cả các phương án trên. D. Sự ra đời của giai cấp vô sản. 7, Trong tiến trình lịch sử thế giới cận đại, quốc gia nào phải hai lần tiến hành cách mạng tư sản mới xác lập được hoàn toàn phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản? A. Hoa Kì. B. Anh. C. Pháp. D. Nga. 8, Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm chung là gì? A. Xác lập được các nhà nước theo mô hình tư sản. B. Đều giành được thắng lợi. C. Đều thất bại. D. Đưa đến các hiệp ước tay đôi và nền hòa bình trong khuôn khổ. 9, Theo các tác giả Sách giáo khoa, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Các cuộc chiến tranh cục bộ đầu thế kỉ XX. B. Các nước đế quốc mâu thuẫn nhau về vấn đề thuộc địa và thị trường trên toàn thế giới. C. Sự kiện thái tử Áo - Hung bị ám sát. D. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và các Đảng cộng sản ở các nước đế quốc. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến 1945) ( Review) 1, Nội dung nào sau đây không nằm trong tiến trình phát triển của Lịch sử thế giới giai đoạn này? A. Khủng hoảng kinh tế. B. Quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc của các nước tư bản. C. Sự phát triển của phong trào cách mạng dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. D. Sự hình thành của chủ nghĩa phát xít. 2, Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước tư bản đã tìm lối thoát bằng cách nào? A. Đều thực hiện các cải cách kinh tế - xã hội. B. Phát xít hóa bộ máy chính quyền. C. Hợp tác với nhau để cùng thoát qua khủng hoảng. D. Một số nước thực hiện cải cách kinh tế - xã hội, một số nước tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước. 3, Việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là thành quả của A. nhân dân Liên Xô. B. các nước tư bản dân chủ. C. Mĩ và Liên Xô. D. các lực lượng yêu chuộng hòa bình mà điển hình là khối Đồng minh. 4, Quốc gia nào trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới trong giai đoạn này? A. Pháp. B. Đức. C. Mĩ. D. Liên Xô. 5, Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít là hệ quả trực tiếp của sự kiện nào? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. B. Sự phân chia thành quả chiến tranh sau thế chiến thứ nhất. C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở các nước Âu Mĩ. D. Sự tranh giành quyền lực của các nước đế quốc. 6, Nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít. 13 B. Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản. C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. D. Hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 7, Điểm nổi bật của phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1918 - 1923 là gì? A. Sự thành lập và chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. B. Các nước thuộc địa làm cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống chiến tranh. C. Các nước thuộc địa và phụ thuộc lần lượt đấu tranh và giành thắng lợi. D. Sự thành lập các Mặt trận nhân dân ở các nước. 8, Phần thứ nhất của Lịch sử thế giới hiện đại được kéo dài trong khoảng thời gian nào? A. 1917 - 1945. B. 1900 - 1945. C. 1918 - 1939. D. 1914 - 1939. 9, Quốc tế cộng sản tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. 1919 - 1945. B. 1919 - 1943. C. 1918 - 1939. D. 1919 - 1941. 10)Chiến thắng nào vào 02/1943 đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến thắng Xta-lin-grát (Liên Xô). B. Chiến thắng vòng Cung Cuốc-xcơ (Liên Xô). C. Chiến thắng trên đảo Xi-xi-lia. D. Chiến thắng En A-la-men (Ai Cập). 11)Cuộc cách mạng nào đã ghi nhận sự xác lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?: A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam. C. Cách mạng Đức tháng 11 - 1918. D. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc. 12)Mục tiêu của các nước Anh, Pháp, Mĩ khi thực hiện chính sách trung lập trước nguy cơ chiến tranh là gì? A. Kéo dài thời gian xảy ra chiến tranh. B. Lôi kéo các nước phát xít về phe mình trong cuộc tấn công tiêu diệt Liên Xô. C. Hi vọng có thể ngăn cản cuộc chiến tranh bằng một cuộc thương lượng. D. Đẩy Liên Xô và phe phát xít tuyên chiến và tự tiêu diệt nhau. 13)Điểm nổi bật của phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1918 - 1923 là gì? A. Các nước thuộc địa làm cả hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống chiến tranh. B. Sự thành lập các Mặt trận nhân dân ở các nước. C. Sự thành lập và chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. D. Các nước thuộc địa và phụ thuộc lần lượt đấu tranh và giành thắng lợi. 14)Sự thành công của cuộc cách mạng nào đã khiến chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới? A. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. C. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc. D. Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở Nga. 15)Thế chiến thứ hai được bắt đầu bằng sự kiện nào A. Đức tấn công vào Liên Xô (6/1941). B. Ý tấn công vào vùng Bắc Phi của Pháp (08/1939). C. Đức thôn tính Tiệp Khắc (03/1939). D. Đức tấn công bất ngờ vào Ba Lan (01/09/1939). 16)Liên Xô tham chiến với mục đích nào? A. Vệ quốc. B. Cảnh cáo Đức đã vi phạm hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. C. Trả thù Đức. D. Đứng về phe các nước Anh, Mĩ để thiết lập mối quan hệ sau khi chiến tranh kết thúc. 14 17, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào thời gian nào? A. Ngày 6 và 9 - 8 - 1945. B. Ngày 8 và 9- 8 - 1945. C. Ngày 6 và 8 - 8 - 1945. D. Ngày 6 và 7 - 8 - 1945. 18)Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh? A. Buộc Nhật phải kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. B. Đẩy nhanh quá trình đầu hàng của phát xít Nhật. C. Kết thúc chiến tranh ở châu Á. D. Mở ra thời kì tổng phản công của Mĩ và Đồng minh ở chiến trường châu Á - Thái Bình Dương. 19)Ngày 30/04/1945, sự kiện đánh dấu sự thất bại của quân Đức là: A. Hồng quân tiến vào nhà Quốc hội Đức, Hit-le tự sát. B. Liên quân Anh - Mĩ tiến vào nhà quốc hội Đức. C. Đức đầu hàng vô điều kiện. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 20)Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc khi nào? A. Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh. B. Phát xít Ý bị tiêu diệt. C. Liên Xô tiêu diệt 70 vạn quân Quan Đông của Nhật. D. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 21)Việc Liên Xô tham chiến đã có ảnh hưởng như thế nào đến cục diện chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cổ vũ nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng đứng lên đấu tranh. B. Làm thay đổi thái độ và phản ứng của các nước Anh, Mĩ. C. Thay đổi tính chất chiến tranh từ cuộc chiến tranh đế quốc sang cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít. D. Tất cả các phương án trên. 22)Phần thứ nhất của Lịch sử thế giới hiện đại được kéo dài trong khoảng thời gian nào? A. 1918 - 1939. B. 1914 - 1939. C. 1900 - 1945. D. 1917 - 1945. Liên xô và các nước đông âu ( The USSR and Eastern Europe) 1, Tổ chức phòng thủ Vác-xa-va giải thể năm nào? A. 1990. B. 1993. C. 1991. D. 1992. 2, Phương án nào ghi nhận điểm giống nhau trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô và các nước Đông Âu? A. Đều thực hiện thông qua các kế hoạch 5 năm. B. Đều ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng. C. Đều hoàn thành trước thời hạn. D. Đều ưu tiên phát triển nông nghiệp. 3)Hiểu các nước Đông Âu theo nghĩa lịch sử thế nào cho đúng? A. Các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở phía Đông châu Âu. B. Các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xô. C. Vị trí địa lí phía Đông châu Âu. D. Các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. 4)Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào? A. Liên Xô sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn trên toàn thế giới. B. Phá thế độc quyền của Mĩ về vũ khí nguyên tử. C. Liên Xô là nước thứ 3 trên thế giới có vũ khí nguyên tử. D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc đầu tiên trên thế giới có vũ khí nguyên tử. 15 5)Năm 1961 đã diễn ra sự kiện gì trong việc thực hiện chinh phục vũ trụ của nhân dân Liên Xô? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. B. Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ. C. Đưa con người lên mặt trăng. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Các nước đông bắc á (North-East Asia countries) 1)Hãy chỉ ra sự kiện đánh dấu Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và trở thành hệ thống thế giới ? A. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. B. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. C. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Sự ra đời nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. 2)Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng Công và Ma Cao vẫn là thuộc địa của nước nào? A. Anh và Bồ Đào Nha. B. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. C. Ạnh và Mĩ. D. Hà Lan và Anh. 3)Tại sao nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc những năm sau nội chiến lại là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, phát triển kinh tế, văn hóa? A. Có thoát khỏi nghèo nàn mới có thể tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Trung Quốc là nước nghèo nàn và không có tài nguyên thiên nhiên. C. Có phát triển kinh tế mới tạo được niềm tin cho nhân dân vào chế độ mới. D. Chịu hệ quả nặng nề của ách đô hộ và thống trị của chủ nghĩa thực dân và tàn dư phong kiến. 4)Trong mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội mới (1949-1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào? A. Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác. B. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. C. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. D. Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa. Đông nam á và ấn độ (Southeast Asia countries and India) 1)Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của nước nào? A. Campuchia. B. Cu Ba. C. Việt Nam. D. Liên Xô. 2)Hãy chỉ ra các thành tựu về phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN trong giai đoạn đầu? A. Phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. (3) B. Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. (2) C. Tất cả (1), (2) và (3). D. Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nhân dân trong nước. (1) 3)Hội nghị cấp cao ASEAN VI được tổ chức vào tháng 12/1998 tại đâu? A. Bali (In-đô-nê-xi-a). B. Băng Cốc (Thái Lan). C. Manila (Philippin). D. Hà Nội (Việt Nam). 16 E. Bali (In-đô-nê-xi-a). 4)Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại và hòa dịu từ sau sự kiện nào : A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết.. B. Kết thúc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam. C. Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết năm 1973. D. Hiệp ước Bali. 9,Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, nhân dân Campuchia phải tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ gì ? A. Tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng. B. Liên kết, hợp tác với lực lượng Pôn-pốt. C. Bước đầu tiến lên xây dựng chế độ mới. D. Tiếp tục đấu tranh chống lực lượng Pôn-pốt. 10, Năm 1974, sự kiện nào đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật ở Ấn A. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. B. Thử thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. C. Thử thành công bom nguyên tử. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Nước Mĩ ( The united states of America) 1, Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. B. Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai và nhanh chóng áp dụng nó vào sản xuất. C. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh. 2, Hãy chỉ ra những biểu hiện suy thoái của nền kinh tế Mĩ trong thời gian khủng hoảng? A. Dự trữ vàng chỉ còn hơn 11 tỉ USD. (3) B. Hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng bị rối loạn. (2) C. Tất cả (1), (2) và (3). D. Năng suất lao động giảm mạnh. (1) 3, Phương án nào sau đây nằm trong hoạt động đối nội của chính quyền Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?: A. Hạn chế tới mức tối đa sự lan tràn của tệ nạn xã hội và tham nhũng. B. Ngăn chặn và đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ. C. Thực thi chính sách bình đẳng về sắc tộc giữa người da trắng và da màu. D. Quan tâm tới phúc lợi xã hội và cân bằng phân hóa giàu nghèo. 4)Chuyến viếng thăm của Níchxơn tới Liên Xô diễn ra vào thời gian nào? A. Tháng 5 - 1972. B. Tháng 12 - 1972. C. Tháng 9 - 1972. D. Tháng 7 - 1972. 5)Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái. B. Vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. C. Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. D. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. 6)"Chính sách thực lực" và "chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu? A. Lào. B. Triều Tiên. C. Cu Ba. 17 D. Việt Nam. Nhật Bản ( Japan) 1)Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào? A. Cộng hòa. B. Cộng hòa nghị viện. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ đại nghị. 2)Hãy chỉ ra những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản. A. Sự cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu, các nước Công nghiệp mới... (3) B. Cơ cấu vùng và cơ cấu ngành kinh tế còn mất cân đối. (2) C. Tất cả (1), (2) và (3). D. Nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên. (1) 3)Trong các nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? A. Tầm nhìn xa và năng lực của các công ti Nhật Bản. B. Vai trò lãnh đạo của Nhà nước. C. Tận dụng có hiệu quả vốn vay của nước ngoài. D. Coi trọng yếu tố con người, chú trọng phát triển giáo dục. 4)Theo các tác giả sách giáo khoa thì giai đoạn 1991- 2000, tình hình chính trị và xã hội Nhật Bản như thế nào? A. Tiếp tục ổn định. B. Không ổn định. C. Thường xuyên khủng hoảng. D. Suy thoái nghiêm trọng. 5)Theo quy định của các nước Đồng minh, nước nào sẽ thực hiện việc cai quản Nhật Bản những năm sau chiến tranh? A. Anh. B. Liên Xô. C. Pháp. D. Mĩ. Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh ( International relations during and after The cold war) 1)Với Kế hoạch Mácsan, Mĩ đã chi bao nhiêu tiền để viện trợ cho các nước Tây Âu? A. Khoảng 17 tỉ USD. B. Khoảng 7 tỉ USD. C. Khoảng 71 tỉ USD. D. Khoảng 70 tỉ USD. 2)Căn cứ vào những yếu tố nào mà Mĩ đã tự cho mình đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới những năm sau chiến tranh? A. Có hệ thống quân sự hùng hậu nhất, vũ khí được trang bị tối tân nhất. B. Là một cường quốc tư bản giàu mạnh nhất. C. Cường quốc tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. D. Là lực lượng chủ lực trong việc đánh bại phát xít Đức, Nhật, là nước khởi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai. 3)Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh được kí kết bởi hai nguyên thủ nào? tại đâu?: A. M. Goócbachốp và Bill Clintơn. Manta (Liên Xô) B. M. Goócbachốp và R.Rigân. Niu Oóc (Mĩ). 18 C. M. Goócbachốp và G.Busơ (cha). Manta (Liên Xô). D. M. Goócbachốp và Níchxơn. Niu Oóc (Mĩ). 4)Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai? A. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó. B. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc. C. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh. D. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự. 5)Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết vào thời gian nào? A. Ngày 9 - 9 - 1972. B. Ngày 11 - 9 - 1972. C. Ngày 9 - 11 - 1972. D. Ngày 11 - 11 - 1972. 6)Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào A. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX. B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX. C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX. D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX. 7)Xung đột Đông - Tây trong những năm sau chiến tranh có nguồn gốc từ sự đối lập trên lĩnh vực gì? A. Màu da và chủng tộc. B. Mục tiêu và chiến lược phát triển. C. Lịch sử và truyền thống văn hóa. D. Kinh tế và văn hóa. 8)Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mà cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" đã mang lại cho thế giới là gì? A. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới luôn thường trực. B. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt. C. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên khắp toàn cầu. D. Các nước ráo riết tăng cường chạy đua vũ trang. 9)Mục đích chung nhất của "Chiến tranh lạnh"do Mĩ phát động là gì? A. Bắt các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ B. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới. D. Bắt các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ. E. Phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000...(Summary of the moderm human history from 1945 to 2000…) 1,Thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác và phát triển bắt đầu từ A. sau chiến tranh lạnh. B. sau sự ra đời của Phong trào không liên kết. C. sau khủng hoảng năng lượng. D. sau khi Liên hợp Quốc ra đời. 2,Trong những năm sau Chiến tranh, thế giới đã hình thành những trung tâm kinh tế - tài chính nào? A. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. B. Mĩ - Tây Âu - Đông Âu. C. Mĩ - Trung Quốc - Tây Âu. D. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản. 19 3,Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn tiến của Lịch sử thế giới những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự xác lập trật tự thế giới hai cực Ianta. B. Sự phát triển rầm rộ của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh. C. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ hai của nhân loại. D. Sự hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. 4,Sự chạy đua giữa các cường quốc thời kì sau Chiến tranh lạnh xoay quanh vấn đề nào? A. Sức mạnh kinh tế. B. Sức mạnh văn hóa. C. Sức mạnh chính trị. D. Sức mạnh quân sự. 5,Nội dung chủ yếu của Lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc đấu tranh nào? A. Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc. B. Đấu tranh giữa các nước đế quốc. C. Đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. D. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. 6,Trong Lịch sử thế giới hiện đại đã hình thành chủ nghĩa phát xít. Vậy quê hương của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ nước nào? A. Pháp. B. Đức. C. Nhật. D. I - ta -li - a. 7,Apácthai là tên viết tắt của A. Chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chế độ phân biệt màu da. C. Chế độ phân biệt đẳng cấp. D. Chế độ phân biệt giàu nghèo. 8,Sự kiện nào là một minh chứng cho những tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế? A. Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. B. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. C. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. Sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ. 9,Hãy chỉ ra tính chất của mối quan hệ giữa các nước lớn trong thời điểm hậu chiến tranh lạnh? A. Cạnh tranh gay gắt về vấn đề thị trường và thuộc địa. B. Hoàn toàn không có cạnh tranh chỉ có hòa dịu, hòa bình cùng phát triển. C. Tính hai mặt vừa cạnh tranh vừa hợp tác, vừa mâu thuẫn vừa hài hòa... D. Cạnh tranh khốc liệt về sức mạnh quân sự. 10,Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở: A. Châu Á và châu Phi. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Khu vực Mĩ La-tinh Bản quyền thuộc về Hội những người thi ĐHQG lớp 12a3 Tài liệu chỉ lưu hành nội bộ Cấm PR và marketing dưới mọi hình thức. Giá : Vô giá ^^. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan