Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà isa brown thương phẩm gi...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại thái nguyên.

.PDF
58
140
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- LÔ VĂN CHUNG Tên đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ ISA BROWN GIAI ĐOẠN HẬU BỊ NUÔI CHUỒNG KÍN” TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Lớp: K43 – Chăn nuôi thú y Khoá học: 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- LÔ VĂN CHUNG Tên đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ ISA BROWN GIAI ĐOẠN HẬU BỊ NUÔI CHUỒNG KÍN” TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi thú y Lớp: K43 – Chăn nuôi thú y Khoá học: 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu nay tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, Ban lãnh đạo và cán bộ xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bác Nguyễn Tiến Quang, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của gia đình thầy giáo PGS.TS Trần Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, BSTY Nguyễn Hồng Phong trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 01 năm 2015 Sinh viên Lô Văn Chung ii LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương thức tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước ngày càng đi lên. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của thầy cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của ông Nguyễn Tiến Quang, xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên em đã tiến hành đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên” Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập còn ngắn nên trong bản khóa luận này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thời gian chiếu sáng cho gà ........................................................... 23 Bảng 4.1. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà ............................................ 29 Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31 Bảng 4.3. Theo dõi khí hậu các lô thí nghiệm trong chuồng nuôi ................. 32 Bảng 4.4. Theo dõi khí hậu bên ngoài môi trường ......................................... 32 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi (%)................................. 34 Bảng 4.6. Khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi (g/con/tuần) .............. 37 Bảng 4.7. Tỷ lệ đồng đều (%) và điều chỉnh lượng thức ăn ........................... 38 Bảng 4.8. Lượng thức ăn tiêu thụ và kết quả điều chỉnh của gà thí nghiệm giai đoạn hậu bị (g/con/tuần) ................................................................... 40 Bảng 4.9. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm ............................... 42 Bảng 4.10. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị ................................................. 43 iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Isa brown ........................... 44 Biểu đồ 4.2. Hiệu quả kinh tế trên một gà hậu bị Isa brown .......................... 44 v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................v PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm .............................................................................................................3 2.1.2. Đặc điểm sinh học về gia cầm ..........................................................................5 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm .............................11 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm .......................................14 2.1.5. Đặc điểm của gà Isa brown .............................................................................16 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ...............................................17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................18 2.3. Đặc điểm của phương thức nuôi chuồng kín .....................................................17 2.4. Khí hậu tại thời điểm tiến hành thí nghiệm........................................................20 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...22 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22 3.2. Địa điểm, thời gian .............................................................................................22 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................22 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22 3.4.1. Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi đã đề ra của trại.....................................22 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................23 vi 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ..................................................24 3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................25 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................26 4.1 Kết quả phục vụ sản xuất ....................................................................................26 4.1.1. Công tác giống ................................................................................................26 4.1.2. Công tác chăn nuôi ..........................................................................................26 4.1.3. Công tác thú y .................................................................................................28 4.2. Kết quả chuyên đề khoa học ..............................................................................32 4.2.1. Kết quả theo dõi tiểu khí hậu chuồng nuôi .....................................................32 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................33 4.2.3. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...................................................35 4.2.4. Tỷ lệ đồng đều và kỹ thuật điều chỉnh ............................................................38 4.2.5. Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm .................................................39 4.2.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm ...............................................41 4.2.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị .....................................................................42 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, ngoài trồng trọt, chăn nuôi chiếm vị trí không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân. Chăn nuôi không những góp phần làm tăng thu nhập, tận dụng nguồn lao động thừa, còn là một nguồn lợi không nhỏ cho bất cứ một quốc gia nông nghiệp nào. Ở Việt Nam ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có từ lâu nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nó không những đáp ứng được nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Chăn nuôi gia cầm có ý nghĩa kinh tế lớn vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về các loại sản phẩm như trứng, thịt có giá trị dinh dưỡng cao (có tỷ lệ protein cao và đầy đủ các axit amin thiết yếu). Ngoài ra nó còn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và cung cấp một số sản phẩm phụ như lông cho ngành công nghiệp nhẹ. Trong những năm gần đây với mục tiêu thực hiện công nghiệp - hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo chủ trương của Ðảng và Nhà Nước, ngành chăn nuôi đã có được sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống mới có năng suất, chất lượng hiệu quả cao vào sản xuất góp phần vào thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Với những chính sách thuận lợi và phù hợp của nhà nước, nên ngành chăn nuôi gà đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trại nuôi gà với nhiều quy mô. Giống gà Isa brown được nhập về nước ta từ Pháp, năm 1998, cũng đang được phát triển với nhiều quy mô trang trại lớn. Đây là giống gà cho năng suất trứng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Liệu các quy trình nuôi dưỡng khác nhau trong các nông hộ, các địa phương có ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà Isa brown hay không? Mùa vụ có ảnh hưởng tới sức sản xuất hay không để có thêm số liệu khoa học về gà Isa brown vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên” 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùa vụ tới khả năng sản xuất của gà Isa brown thương phẩm giai đoạn hậu bị. - Từng bước hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để phát huy tiềm năng của con giống, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. - Bản thân được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. - Cung cấp số liệu để làm cơ sở để phát triển chăn nuôi gà sinh sản. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo. - Cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân cách nuôi dưỡng và chăm sóc gà có hiệu quả. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất: Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như: Sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt... phần lớn đều là các tính trạng số lượng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định. Phần lớn sự thay đổi trong quá trình tiến hoá của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lượng được quy định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn. Theo Nguyễn Văn Thiện, (1995) [23] thì giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan tới kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường (Environmental deviation). Như vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ đó được biểu thị như sau: P=G+E Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trường Tuy nhiên khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ 4 rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội và tương tác gen, nên được biểu thị theo công thức sau: G=A+D+I Trong đó: G: Là giá trị kiểu gen A: Là giá trị cộng gộp (Additive value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation) I : Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation) Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống. Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường thực nghiệm. D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự tương tác giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống. Đồng thời tính trạng số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung và môi trường riêng: - Sai lệch môi trường chung (General environmental) (Eg) là sai lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu... Do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau trên một cơ thể. - Sai lệch môi trường riêng (Environmental deviation) (Es) là các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật. Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như các thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý... gây ra. Như vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị như sau: P = A + D + I + Eg + Es Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình (phenotyp Value) A: Là giá trị cộng gộp (Additive Value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance Value) I: Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation) Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromental diviation) 5 Es: Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental diviation) như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng sự thể hiện khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trường sống (như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý…). Đây là cơ sở để tạo lập một điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm. Do đó để đạt được năng suất, chất lượng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình như mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trường thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường (E) đến giá trị kiểu hình, từ đó tìm ra mức độ ảnh hưởng cũng như tạo ra môi trường thích hợp để tiềm năng của giống (G) được thể hiện ra giá trị kiểu hình (P) có lợi cho người chăn nuôi. 2.1.2. Đặc điểm sinh học về gia cầm * Sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước, khối lượng của cùng một loại tế bào, mô, cơ quan giúp cho cơ thể lớn lên. Theo Nguyễn Kim Đường và cộng sự, (1975) [15] sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ cho quá trình đồng hóa và dị hóa, sự tăng về chiều cao, chiều dài bề ngang, khối lượng các bộ phận, toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền từ đời trước. Chambers, (1990) [31] định nghĩa: Sinh trưởng là quá trình tích lũy các bộ phận trên cơ thể như thịt, xương, da những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sinh trưởng gắn liền với phát dục. Đó là quá trình thay đổi về chất lượng, là sự tăng và hoàn chỉnh thêm về chức năng hoạt động các bộ phận, cơ quan. Sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau, là quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể làm cho con vật ngày càng hoàn chỉnh. Sự sinh trưởng, phát dục của gia súc, gia cầm luôn tuân theo quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đều và quy luật tính chu kỳ. Tính toàn bộ giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện dưới hình thức khác nhau. Theo Nguyễn Ân và cộng sự, (1983) [2] thời gian của các giai đoạn dài 6 hay ngắn, số lượng giai đoạn sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống từng cá thể có sự khác nhau. Sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều được thể hiện sự thay đổi rõ rệt về tốc độ sinh trưởng và cường độ tăng trong của cơ thể con vật ở từng lứa tuổi. Sự sinh trưởng không đều còn biểu hiện ở từng cơ quan bộ phận: Mô cơ, xương… có bộ phận ở thời kỳ phát triển này nhanh nhưng ở thời kỳ khác lại phát triển chậm. Đứng về phía cạnh sinh học các nhà khoa học cho rằng sự sinh trưởng được xem như là sự tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng không đồng nghĩa với tăng khối lượng, sự tăng trưởng thực sự là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ (theo Nguyễn Thu Quyên, 2008 [22]). Theo Nguyễn Kim Đường và cộng sự, (1992) [15] phát hiện ra quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của các cơ quan tiêu hóa, tổ chức cơ, tổ chức mỡ, sau khi thừa các chất dinh dưỡng mới cho tích lũy mỡ. Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp kéo dài từ lúc trứng được thụ tinh đến khi con vật trưởng thành. Việc đánh giá chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng là một công việc khó khăn phức tạp. Ngày nay các nhà chọn giống vật nuôi có khuynh hướng sử dụng các phương pháp đơn giản và thực tế. Đó là, xác định khả năng sinh trưởng theo ba hướng: Chiều cao, thể tích và khối lượng. Khối lượng cơ thể : Về mặt sinh học sinh trưởng được coi như là quá trình tổng hợp tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, có thể lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Khối lượng cơ thể gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng. Tính trạng này có hệ số di truyền khá cao và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, loài. Còn theo Brandsch và Bilchel, (1972) [3] thì hệ số di truyền là 40 – 60 %. Ngoài ra, tính trạng khối lượng cơ thể còn liên quan và phụ thuộc vào tính biệt, tuổi, hướng sản xuất, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của ngoại cảnh, môi trường. Khối lượng cơ thể còn tương quan với khối lượng trứng cũng như kích thước tất cả các phần của cơ thể ở 8 tuần tuổi. Giữa khối lượng cơ thể và sức đẻ có mối tương quan âm. - Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng: Theo Nguyễn Kim Đường và cộng sự, (1975) [15] tốc độ sinh trưởng là 7 cường độ tăng của các chiều của cơ thể trong khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi gia cầm người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2 ,39-1977) [28]. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc kháo sát (Tiêu chuẩn Việt Nam 2,401977) [29]. Đường biểu diễn sinh trưởng tương đối có dạng hypebol cao ở giai đoạn sau sơ sinh và giảm dần về giai đoạn trưởng thành. Sinh trưởng tương đối tính bằng đơn vị %. * Khả năng chuyển hóa thức ăn Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng là hệ số chuyển hoá thức ăn, với gà nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá tốt, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp. Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm. Hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao được xác định là (0,5 - 0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là tương quan âm từ (-0,2 đến -0,8). Theo Phan Sỹ Điệt, (1990) [12] khi nuôi gà broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg. Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm. Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay 1 kg trứng. Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến 1 năm đẻ. 8 Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và cộng sự (1999) [27], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 quả trứng trong 43 tuần đẻ. Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cộng sự (1996) [10] cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 12 tháng của gà Goldline 54 thương phẩm đạt 1,65 – 1,84 kg. Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2000) [11] cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà BE43, ISA – MPK, AA lần lượt là: 3,3, 3,45, 3,66 kg. Gà mái Goldline 54 bố mẹ: Thức ăn tiêu thụ cho 1 gà nuôi: 7,8 kg Gà mái Hy-line Brown bố mẹ: 7,65 kg, thương phẩm: 5,7 - 6,0 kg Gà Brown Nick: Hạn chế thức ăn: 6,1 - 6,4 kg, Cho ăn tự do: 6,4 - 6,7 kg Gà Babcock B – 380: Thức ăn tiêu thụ/mái là 6,9 kg (gà mái bố mẹ), 6,6 kg (gà mái thương phẩm). * Khả năng sinh sản của gia cầm Khả năng sinh sản của gia cầm được được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản lượng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở. Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng rất khác nhau. - Sản lượng trứng: Sản lượng trứng là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời, phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Bandsch và Bilchel (1978) [4], sản lượng trứng được tính trong 365 ngày kể từ khi đẻ quả trứng đầu tiên. Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn, có liên quan chặt chẽ với sức đẻ trứng trong cả năm của gia cầm. sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với những mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở thời điểm ấp và thời gian ấp kéo dài. Phần lớn các dòng gà ham ấp đều có sức đẻ trứng kém. Thời gian nghỉ đẻ của gia cầm giữa các chu kỳ đẻ trứng ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng trứng. Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, sự thay đổi thức ăn, di chuyển, ... Thời gian đẻ kéo dài được tính theo thời gian đẻ trứng năm đầu, bắt đầu từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn. Giữa thời gian đẻ trứng kéo dài với sự thành thục có tương quan nghịch rõ rệt, với sức đẻ trứng có tương quan dương rất cao (Brandsch, Biichel, 1978) [4]. 9 - Năng suất trứng: Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào giống, đặc điểm của cá thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng ... Gà hướng trứng thường có năng suất trứng rất cao, Nguyễn Huy Đạt và CS (1996) [9], [10] cho biết gà Moravia và gà Goldline - 54 thương phẩm cho năng suất trứng/ mái/ năm đạt tương ứng 242 và 259 - 265 quả. Giữa các dòng trong một giống, dòng trống có năng suất trứng cao hơn dòng mái, Bùi Quang Tiến và CS (1999) [26], nghiên cứu trên gà Ross - 208 cho biết năng suất trứng/9 tháng đẻ của dòng trống đạt 106,39 quả dòng mái đạt 151,08 quả. - Khối lượng trứng: Khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con. Khối lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi đẻ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, ...Khối lượng trứng có hệ số di truyền cao. Theo Brandsch và Bilchel (1978) [4], = 0,48 - 0,8; theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [23] = 0,6 - 0,74. Khối lượng trứng tăng theo tuổi đẻ của gia cầm và sự thay đổi khối lượng trứng ứng với sự thay đổi khối lượng cơ thể. Bùi Quang Tiến và CS (1995) [25] nghiên cứu về gà Ross - 208 cho biết khối lượng trứng ở các tuần tuổi 27; 32; 38 và 42 lần lượt là: 53,96; 54,85; 56,76; 57,10 g/ quả đối với dòng trống và 52,41; 54,20; 56,38; 56,89 g/quả đối với dòng mái. - Hình dạng trứng: Trứng gia cầm thường có hình ô van và được thể hiện qua tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số này không biến đổi theo mùa (Brandsch và Bilchel,1978) [4]. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng trứng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng ấp. Những quả trứng dài hoặc quá tròn đều có tỷ lệ nở thấp. Nguyễn Quý Khiêm (1996) [18] cho biết, trứng gà Tam Hoàng chỉ số hình dạng trung bình 1,24 - 1,39 cho tỷ lệ nở cao hơn so với nhóm trứng có chỉ số hình dạng nằm ngoài biên độ này. - Chất lượng trứng: Trứng gà gồm 3 phần cơ bản là vỏ, lòng đỏ và lòng trắng. Theo Vương Đống (1968) [14] khi so với tổng khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6 %, lòng trắng chiếm 57 – 60 % và lòng đỏ chiếm 30 – 32 %. 10 Chất lượng trứng được thể hiện ở các chỉ tiêu sau: + Màu sắc vỏ trứng: không có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng trứng, nhưng có giá trị trong chọn giống và thị hiếu tiêu dùng. Màu sắc trứng là tính trạng đa gien, có hệ số di truyền biến động = 0,55 - 0,75 Brandsch và Bilchel (1978) [4], khi cho lai dòng gà trứng vỏ trắng với dòng gà trứng vỏ màu, vỏ trứng gà lai sẽ có màu trung gian. + Độ dày và độ bền của vỏ trứng: Độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng là những chỉ tiêu quan trọng đối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và vận chuyển. Chúng phụ thuộc vào giống, tuổi, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng ... nhiệt độ chuồng nuôi cao, tuổi già hay stress đều làm giảm độ dày và sức bền của vỏ trứng. Hệ số di truyền độ dày của vỏ trứng, theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [23] là 0,3. Nguyễn Quý Khiêm (1996) [18] cho biết, trứng gà Tam Hoàng có độ . dày vỏ trung bình là 0,34 - 0,37mm, độ chịu lực đạt 3,47kg/ + Chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh: Khi xem xét chất lượng của trứng thương phẩm cũng như trứng giống, người ta đặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở càng cao. Chỉ số lòng đỏ: Chỉ số lòng đỏ bằng tỷ số giữa chiều cao và đường kính của nó. Theo Card và Nesheim (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994) [20], chỉ số lòng đỏ của trứng gà khoảng 0,40 - 0,42. + Chỉ số lòng trắng: Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, được tính bằng tỷ số giữa chiều cao lòng trắng đặc và trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó. Chỉ số này càng lớn thì chất lượng lòng trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi dưỡng. + Đơn vị Haugh: đơn vị Haugh được Haugh R (1930) xây dựng, sử dụng để đánh giá chất lượng trứng, phụ thuộc khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gà càng già, trứng có đơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật, nhiệt độ, thay lông (sau thay lông đơn vị Haugh cao hơn trước thay lông) và giống (Uyterwal và cộng sự, 2000) [34]. Theo Peniond Jkevich và cộng sự (dẫn theo Bạch Thanh Dân, 1995) [6], chất lượng trứng nếu rất tốt có chỉ số Haugh 80 - 100, tốt: 79 - 65, trung bình: 64 - 55 và xấu < 55. 11 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài. - Giống, dòng: ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm. Về sản lượng trứng, những dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc kỹ khoảng 15 - 30 % về sản lượng. - Tuổi gia cầm: có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15 - 20 % so với năm thứ nhất, còn ở vịt thì ngược lại, năm thứ hai có sản lượng trứng cao hơn năm thứ nhất 9 - 15 %. - Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó là đặc điểm di truyền cá thể. Sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên tương quan thuận với sản lượng trứng cả năm. - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Gà con ở giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh, cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao. Nó rất nhạy cảm với tác động của điều kiện khí hậu thay đổi. Những ngày đầu tiên thân nhiệt của gà con mới nở không ổn định và phụ thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Vì thế nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn đầu của gà cần phải quan tâm giữ ấm, nếu nhiệt độ quá thấp gà con sẽ tụ đống lại, không ăn, gà sinh trưởng kém hoặc chết do tụ đống dẫm đạp lên nhau. Song ở các giai đoạn sau nếu nhiệt độ môi trường quá cao thì sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nhiều nước, bài tiết phân lỏng, hạn chế khả năng sinh trưởng và gà dễ mắc bệnh các đường tiêu hoá. Gia cầm có thân nhiệt tương đối ổn định, sự ổn định này là do chúng có sự điều hoà nhiệt hoàn chỉnh, trong đó hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng. Nhiệt độ của các cơ quan bên trong và của não luôn thay đổi, nó cao hơn nhiệt độ trung bình của thân, nhiệt độ của da thấp hơn và có thể bị thay đổi, thân nhiệt của gia cầm trung bình 40 - 42 . Nhiệt độ của cơ thể dao động do các yếu tố nuôi dưỡng, tuổi, giống gia cầm, thời gian trong ngày cũng như mức độ hoạt động của gà. Sự ổn định tương đối nhiệt độ của cơ thể gia cầm (đẳng nhiệt) được giữ lại chỉ trong điều kiện cân bằng giữa sự tạo nhiệt và sự mất nhiệt. Điều này đạt được nhờ sự điều hoà hoá học (thông qua quá trình trao đổi chất) và điều hoà lý học (sự thay đổi nào về nhiệt độ của môi trường đều ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết nhiệt ở gia cầm và nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của chúng). 12 Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là những tác động của nó liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn, ngoài ra còn làm tăng hoạt động sinh lý của hệ tuần hoàn, hô hấp gây stress mạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là 15 đến 25 . Những thay đổi nhiệt độ trên và dưới ngưỡng này đều có thể gây stress và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà. Liên quan mật thiết đến sản lượng trứng. Ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là 14 – 22 . Nếu nhiệt độ trên giới hạn cao sẽ thải nhiệt nhiều qua hô hấp và nếu dưới giới hạn thấp sẽ gia cầm phải huy động năng lượng chống rét. - Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Ẩm độ cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Trong mọi điều kiện của thời tiết, nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm, bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cao làm cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn và dẫn đến cảm nóng. Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ, cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu. Vai trò của ẩm độ không khí, cùng với nhiệt độ môi trường luôn luôn là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hàng ngày của cơ thể gia cầm, chúng không những chịu ảnh hưởng khi gia cầm đã lớn mà còn tác động khi chúng ở giai đoạn nhỏ, thậm chí còn ở cả giai đoạn phôi thai. Phisinhin (1985) dẫn theo tài liệu của Larion B.P (trích từ Đào Văn Khanh, 2002) [17] xác nhận, gà con nở vào mùa xuân, thường sinh trưởng kém trong 15 ngày đầu, sau đó tốc độ sinh trưởng kéo dài đến 3 tháng tuổi. Smetner CI (1975) (trích từ Đào Văn Khanh, 2002) [17], đã chứng minh rằng: Gà con nở vào mùa xuân và mùa hè, thời gian đầu sinh trưởng kém, ngược lại nở vào mùa thu thì gà sinh trưởng tốt ngay trong những ngày tuổi đầu. Như vậy trong điều kiện khí hậu tối ưu, ẩm độ thấp, thời tiết mát mẻ sẽ ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của gia cầm. - Ánh sáng: Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ. Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng. Nó được xác định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời gian chiếu sáng 12 - 16 giờ/ngày, có thể sử dụng ánh sáng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng