Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận hindu giáo với văn hóa đông nam á – những kí ức văn hóa...

Tài liệu Tiểu luận hindu giáo với văn hóa đông nam á – những kí ức văn hóa

.DOC
29
3596
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC TIỂU LUẬN HINDU GIÁO VỚI VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á – NHỮNG KÍ ỨC VĂN HÓA MÔN HỌC: TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA – TRƯỜNG HỢP ĐÔNG NAM Á GVHD: PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNG Học viên: Bùi Đức Thuận Lớp Cao học Văn hóa học K11 Mã số học viên: 0305161025 Thành phố Hồ Chí Minh 3 - 2011 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC TIỂU LUẬN HINDU GIÁO VỚI VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á – NHỮNG KÍ ỨC VĂN HÓA MÔN HỌC: TÔN GIÁO VÀ VĂN HÓA – TRƯỜNG HỢP ĐÔNG NAM Á GVHD: PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNG Học viên: Bùi Đức Thuận Lớp Cao học Văn hóa học K11 Mã số học viên: 0305161025 Thành phố Hồ Chí Minh 3 - 2011 1 NỘI DUNG NỘI DUNG..........................................................................................................................2 Mở đầu.................................................................................................................................3 Về tôn giáo và văn hóa.....................................................................................................3 Về văn hóa Hindu giáo ở Đông Nam Á...........................................................................4 Chương 1..............................................................................................................................7 Giới thiệu Hindu giáo - Ấn Độ giáo.....................................................................................7 1.1 Sự xuất hiện của Hindu giáo................................................................................7 1.2 Một số phân nhánh của Hindu giáo....................................................................10 1.3 Một số lễ nghi và tục thờ cúng...........................................................................13 Chương 2............................................................................................................................18 Hindu giáo và văn hóa Đông Nam Á.................................................................................18 2.1 Quá trình du nhập Hindu giáo vào Đông Nam Á.....................................................18 2.2 Những dấu ấn Hindu giáo trong văn hóa Đông Nam Á...........................................20 Kết......................................................................................................................................26 Tài liệu tham khảo..............................................................................................................28 2 Mở đầu Về tôn giáo và văn hóa Văn hóa là do con người sáng tạo ra. Khái niệm về văn hóa thì nhiều vô kể, có nhiều trường phái, lý thuyết tiếp cận văn hóa, mỗi một trường phái đưa ra một định nghĩa khác nhau về văn hóa. Khái niệm "văn hóa" hiện được dùng với những nghĩa hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa, nhưng suy cho cùng, khái niệm văn hóa có thể quy về hai cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo NGHĨA HẸP, văn hóa được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không gian, thời gian, hoặc chủ thể. Theo NGHĨA RỘNG, văn hóa bao gồm tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra. Cách hiểu này không chỉ giới hạn trong giới khoa học mà được sử dụng khá rộng rãi (vd: Hồ Chí Minh 1940, F. Mayor 1989). Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa của xã hội loài người, nó gắn liền với mọi hoạt động, đời sống chính trị trong xã hội, không là một yếu tố văn hóa đơn thuần hay là một hiện tượng xã hội, ý thức hệ đơn thuần. Nó vừa là một hiện tượng đặc biệt, một yếu tố văn hóa, một ý thức hệ mang tính xuyên không gian và xuyên thời gian – tức chỉ có biến đổi chứ không mất đi. Các nhà bác học cổ Hy Lạp cho tôn giáo là “thâu lượm lại thâu lượm” – “relegere” – thâu lượm những tri thức vô hình. Đó là cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận hữu hình của khoa học. Engels chia tôn giáo ra làm ba giai đoạn, cấp độ: - Giai đoạn 1: tôn giáo tự nhiên: lấy tự nhiên làm đối tượng (do con người hoảng sợ nên cúi rạp người trước tự nhiên) - Giai đoạn 2: tôn giáo đạo đức: dạy về luân lý đạo đức làm người. - Giai đoạn 3: tôn giáo mang tính triết lý: đạo Phật, đạo Kito, đạo Islam… Một sự thật hiển nhiên, tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra và lại bị nó chi phối. “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người”, K. Marx chỉ lặp lại, tổng kết lại ý kiến trên của các học giả thuộc trường phái duy vật trước Marx. Trong khi đó, học giả E. Tylor 3 cho rằng: “Tốt hơn có lẽ nên đặt niềm tin vào các thực thể tinh thần (spirituels), có tác giả gọi là siêu nhiên (surnaturels), như “một định nghĩa tối thiểu (minimum) về tôn giáo”. Ông đã đưa ra học thuyết “vật linh giáo” (vạn vật hữu linh). Vậy nếu dựa vào cách phân chia như Engels thì Ấn Độ giáo được xếp vào tôn giáo cấp độ 3: tôn giáo mang tính triết lý. Vì Hindu giáo có một hệ thống tư tưởng triết lý khá tạp chứ không chỉ là tôn thờ tự nhiên hay giáo dục luân lý, đạo đức cho con người. Con người là chủ thể của văn hóa, nhưng cũng là chủ thể của tôn giáo. Trong khi đó mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa là mối quan hệ hỗ tương, cái này vừa là nhân vừa là quả của cái kia và ngược lại.Văn hóa và tôn giáo vừa bổ sung vừa thúc đẩy, điều chỉnh nhau ở những mức độ và cách thức khác nhau. Tôn giáo luôn nằm trong cơ tầng trọng yếu của văn hóa. Nếu bóc tách tôn giáo ra khỏi văn hóa thì văn hóa sẽ mất đi nội dung rộng lớn. Với mối quan hệ đó, mỗi tôn giáo đều có các giá trị văn hóa riêng của nó. Mục đích của bài tiểu luận là đi theo lịch sử Hindu giáo từ lúc khởi đầu đến khi lan truyền qua các quốc gia Đông Nam Á để tìm hiểu giá trị cũng như một số ảnh hưởng của Hindu giáo tại khu vực này. Về văn hóa Hindu giáo ở Đông Nam Á Hindu giáo (Hinduism) hay Ấn Độ giáo - Ấn giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới trong quá khứ. Khởi nguồn từ Ấn Độ, Hindu giáo đã lan truyền và ảnh hưởng rất nhiều nước ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Ở Đông Nam Á, tôn giáo là một hiện tượng văn hóa xã hội rất phức tạp, là bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, văn hóa Đông Nam Á. Trong đó, Hindu giáo là tôn giáo có rất nhiều ảnh hưởng quan trọng tới đời sống văn hóa và xã hội tại các quốc gia như Indonesia, Mianmar… Hindu giáo không chỉ đem lại nhiều giá trị văn hóa trong lịch sử mà còn để lại nhiều di sản văn hóa tinh thần cho đến tận hôm nay. 4 Hindu giáo cũng như các tôn giáo lớn khác hòa nhập được vào ý thức hệ văn hóa Đông Nam Á từ rất sớm là nhờ các tín ngưỡng bản địa của các cộng đồng dân cư vốn đã phong phú, đa dạng. Với sự phát triển kinh tế còn trì trệ, nghèo đói, tham vọng chính đáng của các tộc người Đông Nam Á muốn vươn lên, nên có tư tưởng cầu an hưởng lạc khiến cho quá trình hòa nhập giữa tôn giáo và văn hóa diễn ra suôn sẻ ngay từ khi mới tiếp xúc. Hai nguyên nhân trên tạo điều kiện cho bốn tôn giáo lớn cắm rễ sâu bền được ở Đông Nam Á. Trong lịch sử các quốc gia và dân tộc ở Đông Nam Á, Hindu giáo còn có mối quan hệ tác động lớn đến thể chế chính trị các quốc gia. Mặc dù ngày nay, số lượng tín đồ Hindu giáo không nhiều nhưng giá trị tinh thần đặc sắc của Hindu giáo vẫn là một kho tàng văn hóa và là một đối tượng nghiên cứu đầy lý thú đối với các nhà nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau. Trên tinh thần tìm hiểu lịch sử của Hindu giáo cũng như những di sản văn hóa mà tôn giáo này để lại ở Đông Nam Á, tôi thực hiện bài tiểu luận này với mục tiêu chỉ là giới thiệu sơ lược các nội dung trên. Như ta đã biết, văn hóa Đông Nam Á, bên cạnh những nét riêng biệt sẵn có đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ cũng như Trung Hoa. Hindu giáo. Theo tài liệu hướng dẫn môn học, tôi xin nhắc lại ở đây các đặc điểm cơ bản của tôn giáo và văn hóa ở Đông Nam Á: - Rất đa dạng, phong phú. - Tính dung hợp, pha trộn. - Tính thế tục, gắn liền với vấn đề dân tộc. - Tính nhân văn sâu sắc. Có thể thấy là các đặc tính của tôn giáo ở Đông Nam Á đa dạng và phức tạp. Trong khi mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận chỉ là giới thiệu. Vì vậy tôi chọn cách tiếp cận lịch sử dân tộc, tôn giáo từ tôn giáo học, văn hóa học và nhân học. Từ đó, có thể thấy phương pháp nghiên cứu, trình bày là lịch sử - logic, chủ yếu thiên về lịch sử. 5 Vì là đề tài mở, đi theo dòng thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối không ổn định. Từ khi hình thành cho tới lúc suy tàn, Ấn Độ giáo đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau, vì vậy chúng tôi không cố định đặt ra phạm vi nghiên cứu cụ thể trong không gian địa lý hoặc không gian văn hóa nào. Dù vậy, tinh thần chung của bài này vẫn là xoay quanh các quốc gia có sự ảnh hưởng ít nhiều bởi Ấn Độ giáo cả trong lịch sử và hiện tại: Thái Lan, Mianmar, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Singpore. 6 Chương 1 Giới thiệu Hindu giáo - Ấn Độ giáo 1.1 Sự xuất hiện của Hindu giáo Ấn Độ là đất nước của thần linh, quê hương của những tôn giáo lớn (Phật giáo, Ấn Độ giáo…), văn minh xứ này tràn đầy không khí tôn giáo. Chẳng phải vô cớ mà nhiều học giả, nhà nghiên cứu xem nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh có tính duy tâm cao nhất. Khởi đầu, Hindu giáo phát triển từ một tôn giáo bình dân, có từ khoảng năm 700 trước công nguyên. Đạo Hindu (hinduism) hay Ấn Độ giáo là một tôn giáo được phát triển cao hơn từ một tôn giáo bình dân. Theo tôn giáo này, thần Krishna, Vishnu, Siva, Rama, thần Brahman và nhiều vị thần thánh cao quý chỉ là hiện thân của một Thượng Đế (Đấng Tối Cao) duy nhất. Đến trước thiên niên kỷ thứ I tr.cn, cùng với quá trình phân tầng xã hội bộ lạc, hình thành nhà nước, tham gia của các dân tộc ngày một mới vào quá trình hình thành nền văn hóa Ấn Độ, thì tính chất cổ, tính hạn chế của bộ lạc, tính bí truyền của hệ thống triết học tôn giáo hình thành trên cơ sở những quan niệm Veda giáo, được các nhà nghiên cứu xác định như là Bà la môn giáo (Brahmanisme) (do vai trò đặc biệt, then chốt trong nghi lễ và thực tiễn xã hội của nhà tư tế Brahman), đã trở thành trở ngại đối với sự phát triển xã hội. Bà la môn giáo cũng không phù hợp với cơ cấu của công xã nông nghiệp láng giềng mà đã trở thành tế bào kinh tế và xã hội cơ bản của xã hội Ấn Độ. Các nhóm mới, chưa tiếp cận được với nghi lễ Veda giáo, đã tham gia vào quan hệ kinh tế - xã hội và lễ nghi trong công xã này. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng sâu sắc, chuyển hóa đáng kể, chống đỡ được sự cạnh tranh với Phật giáo và Giai na giáo (Jainaisme), Bà la môn giáo, mà nói chính xác hơn là Hindu giáo (Hindouisme), đã có thể đáp ứng đầy đủ nhất các nhu cầu xã hội, trước hết là nhờ mối liên hệ hữu cơ của mình, thậm chí là sự hợp 7 nhất với hệ thống đẳng cấp. Sau khi vay mượn và phát triển quan niệm của Veda giáo về sự phân cấp các nhóm người không bình đẳng về mặt nghi lễ, về vai trò của tầng lớp Bà la môn như người môi giới trong giao tiếp giữa con người với các thần, sau khi giữ lại kinh Veda với tư cách là sách kinh (nhưng bổ sung cho nó vô số bình luận), Hindu giáo xây dựng cẩn thận các khái niệm về sự luân hồi của linh hồn trong thế giới theo quy luật nghiệp báo (karma) mà trước hết được quy định bởi việc tuân thủ các chuẩn tắc ứng xử đối với một nhóm cụ thể, một đẳng cấp cụ thể. Hindu giáo bắt đầu lý giải những khác biệt xã hội bằng sự trong sáng về mặt nghi lễ của cá nhân sinh ra trong đẳng cấp tương ứng. Như vậy có thể thấy rằng đạo này chịu ảnh hưởng phần lớn tư tưởng Bà La Môn, coi kinh Veda như sách thánh và rõ ràng là giới tăng lữ Bà La Môn nắm quyền cai trị chính trong đó. Nhìn chung đạo Hindu là tôn giáo bình dân đã mang tính cách nhất thần, thần bí dưới sự ảnh hưởng của đạo Thần bí Bà la môn. Việc nền văn minh Ấn Độ khai thác vùng ngoại diên rộng lớn, đưa các dân tộc mới và rất cổ vào hệ thống phân công lao động xã hội với tư cách các đẳng cấp đã làm cho tính chuẩn tắc của Hindu giáo, vai trò kẻ quy địnđ lối ứng xử của nó càng trở nên có hiệu quả hơn khi nó tiếp nhận một cách hữu cơ hơn những nghi lễ địa phương. Rất nhiều các học giả đã bày tỏ ý kiến với những lý lẽ vững chắc rằng, hình thức sùng tín Bhakti trong đạo Hindu có nguồn gốc ở miền Nam Ấn và lan rộng đến tận miền Bắc Ấn. Sankara – bậc thầy của đạo Hindu – cũng là người miền nam. Ông là người đầu tiên nhận thấy học thuyết Cứu rỗi của hình thức tôn giáo Bhakti có thể tồn tại song song với thuyết thần bí Bà la môn, đến từ miền Nam Ấn. Cũng chính bởi phụ thuộc nhiều vào tư tưởng Bà la môn, đạo Hindu cổ xưa chỉ có thể phát triển thành tôn giáo nhất thần chứ không phải tôn giáo nhất thần phục vụ đạo đức. Đạo này coi Thượng Đế có ý nghĩa cao hơn tất cả những gì thuộc về đạo đức và những gì không thuộc về đạo đức. Như vậy ngoài việc tuân thủ thuyết chối bỏ cuộc sống và thế giới của đạo Bà la môn, đạo Hindu giữ lại cho mình một khía cạnh riêng: thay vì chỉ khoan 8 dung với hành động, nó còn tôn vinh hành động. Nhưng đạo giáo của chúng sinh không thể làm gì hơn ngoài việc lưu tâm tới cảm xúc tự nhiên. Hindu giáo khôgn đòi hỏi hành động nào khác ngoài hành động như đạo Bà la môn đòi hỏi, nhưng thể hiện lại khác. Con người không thể thỏa mãn (như người Bà la môn) ở sự quý trọng (bên cạnh ý tươnggr từ bỏ cõi trần) một sự đánh giá hạn hẹp và chỉ liên quan đến hành động (những hành động của bổn phận do tầng lớp đặc quyền đề ra). Đạo này đòi hỏi con người phải thể hiện lòng tận tụy hoàn toàn với Thượng Đế. Đòi hỏi này cũng gắt gao không kém nỗ lực từ bỏ cõi trần của một cá nhân. Vì đánh giá cao hành động, đạo nhất thần Hindu bắt buộc phải là tôn giáo của giới bình dân. Khởi đầu đạo Hindu không quan tâm tới việc chống lại học thuyết chối bỏ cuộc sống và thế giới ở bất cứ hình thức nào. Nó chỉ muốn hành động được nhìn nhận và được đánh giá đúng mức. Đạo Hindu tưởng rằng có thể kết hợp (ở một mức độ nhất định) học thuyết chối bỏ cuộc sống và thế giới với học thuyết công nhận cuộc sống và thế giới. Trong tư tưởng Hindu cổ đại, quan điểm chối bỏ cuộc sống và thế giới được hỗ trợ bởi cảm xúc tự nhiên của dân tộc Ấn, cũng phải khuất phục quan điểm công nhận cuộc sống và thế giới. Những nguồn tư liệu chính về hệ tư tưởng của đạo Hindu cổ đại này là những tư liệu mang nội dung triết học pha lẫn tôn giáo được giới thiệu trong hai thiên sử thi vĩ đại của Ấn Độ là Mahabharata và Ramayana và kinh Puranass. Purana (tên đầy đủ là Puranams akhyanam) có nghĩa là truyện cổ tích. Thế nên Puranass có nhiều chuyện thần thoại và chuyện tôn giáo kèm theo những dòng suy ngẫm về những câu chuyện này. Xét về mặt lịch sử, Hindu giáo đã hình thành hai khuynh hướng cơ bản – Visơnu giáo (Vishnouisme) và Sivai giáo (Shivaisme), hơn nữa là cả hai tôn giáo này đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những quan niệm tiền Arya, những quan niệm dựa trên những sự thờ cúng tối cổ, trong đó tư tưởng và biểu tượng sinh đẻ, 9 vai trò của người mẹ, sự mê hồn của thực tiễn thờ cúng, ý nghĩa của sự hy sinh máu là rất lớn. Các cơ sở của Hindu giáo bắt nguồn từ kinh Veda, từ các truyền thuyết và các văn bản có liên quan tới kinh ấy, chủ yếu quy định tính chất và các đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ trên các phương diện lịch sử văn hóa, triết học tôn giáo giáo, nghi lễ - sinh hoạt, xã hội – gia đình, v.v… Cái mang quyết định đối với quá trình hình thành các cơ sở tổng hợp của Hindu giáo trong một thời gian dài và rất phức tạp là quá trình khắc phục dần dần tính chất bí truyền của các nguyên tắc Veda – Bà la môn giáo trong văn hóa Ấn Độ cổ. Một điều không đáng ngạc nhiên là sau khi đã được đơn giản hóa và chỉnh lý cho phù hợp với nhu cầu của đông đảo quần chúng, Hindu giáo đã đặt lên hàng đầu các thần mới, chính xác hơn là những bình diện mới của chính các thần cổ được cải biến chút ít, nhưng có được một cuộc sống mới và có được quyền uy cao chính trong khuôn khổ của hệ thống Hindu giáo đang hình thành. Các thần này là gần gũi và dễ hiểu hơn đối với con người. 1.2 Một số phân nhánh của Hindu giáo Giáo phái Vishnu Giáo phái này chủ yếu sùng bái Vishnu (thần giữ gìn vũ trụ) và những hóa thân của thần này như Thiên nữ tốt lành, chim đại bàng cánh vàng, khỉ thần Hanôman, trâu thần Nmcát, v.v… Tín đồ của giáo phái này coi trọng sự trung thành đối với thần, đa số họ đều theo chủ nghĩa khổ hạnh như ăn chay, cấm dục, v.v… Việc thờ cúng được tín đồ Vishnu giáo tiến hành trong chùa, họ phản đối việc dùng động vật làm vật tế lễ. Hiện nay, giáo phái này chủ yếu phổ biến ở miền Bắc Ấn Độ. Vishnu giáo hình thành vào thế kỷ XI. Người sáng lập và đặt cơ sở lý luận cho nó là Ramanuja. Theo ông, sự hợp nhất linh hồn của cá nhân với thần là con đường giải thoát chính. Ngoài ra tín đồ còn phải thụ lễ theo Vishnu giáo, bày tỏ tình yêu tuyệt đối với thần, sống cuộc sống tu hành khổ hạnh và chấp hành nghiêm 10 chỉnh những lễ nghi cúng bái như là điều kiện để nhận được sự ân sủng của thần. Môn đệ của Ramanuja là Ramananda đã tiếp tục phát triển Vishnu giáo. Ông xây dựng nên Giáo phái Rama. Theo Ramananda, con đường giải thoát đối với tín đồ là việc bày tỏ tình yêu đối với thần Rama và luôn nhắc thầm tên của thần này, là việc tắm trong ân huệ của thần. Vào thế kỷ XVI, Jaithanic đã lập ra giáo phái Hắc Thiên để tôn thờ Hắc Thiên (nhân vật anh hùng trong sử thi Ấn Độ) và Rata. Theo Jaithanic, tình yêu của Hắc Thiên với Rata tượng trưng cho tình yêu của linh hồn con người đối với thần. Việc thụ lễ theo đạo không nên tiến hành theo một lễ nghi rườm rà, chỉ cần hát một bài thánh ca dành cho Hắc Thiên và Rata là đủ điều kiện nhận được sự sùng ái của thần. Do vậy, khi hát thánh ca, phái này thường phát cao cờ, hò hét, đánh trống, gõ chiêng. Giáo phái Siva Giáo phái này thờ cúng thần Siva (thần thứ ba được tín đồ Ấn Độ giáo thờ cúng, được coi là người phá hủy và xây dựng lại thế giới). Sankara là người đặt cơ sở lý luận cho giáo phái này. Siva giáo có nhiều phân nhánh khác nhau, trong đó cần phải kể tới một số phân nhánh sau đây. 1) Siva giáo ở Casmia phổ biến vào giữa thế kỷ XI, tuân thủ 64 loại kinh điển. Giáo phái này cho rằng nhờ sức mạnh thần bí mà Siva tạo ra linh hồn cá nhân và những hiện tượng hữu hình đa dạng. Linh hồn cá nhân cần phải nhận thức nhiều lần thế giới hiện thực để hợp nhất với Siva và qua đó được giải thoát. 2) Linga giáo bắt đầu hưng thịnh sau sự suy thoái của Phật giáo và Giana giáo. Người sáng lập ra giáo phái này là Basaoa ở thế kỷ XII. Giáo phái Linga phủ định quyền uy của kinh Vệ đà và thuyết nghiệp báo luân hồi, phản đối việc tôn thờ oranh và tượng thần, phủ nhận chế độ đẳng cấp và những quy tắc hà khắc đối với phụ nữ và sinh hoạt gia đình. 3) Giáo phái Thánh điển xuất phát từ kinh điển của Siva giáo nên có tên như vậy. Thánh điển giáo coi trọng sự nghiên cứu và tìm tòi lý luận, tuyên bố vũ trụ có ba dạng tồn tại cơ bản là thần Siva, linh hồn cá nhân và vật chất. Vật chất thể hiện dưới 36 loại hiện tượng hư ảo, nhưng do dốt nát nên con người bị ràng buộc với vật chất (nghiệp), sa vào 11 kiếp luân hồi. Để được giải thoát thì con người phải loại bỏ được sự dốt nát và nghiệp, giành được tình yêu của thần Siva, hợp nhất với thần Siva cùng với sức sống và tri thức vô hạn. Giáo phái Tính lực Là một giáo phái độc lập, tách ra từ Siva giáo. Giáo phái này chủ yếu tôn thờ vợ của các thần: Donhijia, Nan cận mẫu (vợ của Siva), Cát tường thiên nữ (vợ của Vishnu), Saravati, hay Biện tài thiên nữ (vợ của Brahma), Rata (vợ của Hắc Thiên). Giáo phái này quan niệm rằng tính lực (hoạt tính, tính tích cực) của các nữ thần này là cái biểu hiện của tính tích cực của thần linh tối cao hay của thực tại tối cao (Phạn), là nguyên nhân sáng tạo ra và phát triển vạn vật trong vũ trụ, còn bản thân các thần là thụ động. Tính tích cực có hai hình thức biểu hiện là sự trong sáng, hiền từ ,nhân ái lành mạnh và sự xấu xa, độc ác, hung hãn, bạo tàn. Tính lực giáo có hai phân nhánh là Tả tính lực giáo và Hữu tính lực giáo. Tả tính lực giáo sử dụng lễ nghi bí mật mà chủ yếu gồm có: 1) hy sinh, tức dùng động thực vật, kể cả con người, để tế lễ; 2) luân tọa, tức nam nữ đồng niên thay đổi chỗ giao hợp cho nhau trong đêm tối; 3) Yoga, tức luyện tập theo những pháp đặc biệt; 4) ma pháp. Giáo phái này không tin vào nghiệp báo luân hồi, phản đối phân hóa đẳng cấp và kỳ thị phụ nữ. Hữu Tính lực giáo xuất hiện ở thế kỷ XIII, nó công khai tiến hành những nghi thức cúng tế của Vệ đà giáo, việc cúng tế diễn ra ở chùa, dùng hoa quả và bột gạo làm vật cúng tế. Giáo phái Kabir Là một trong các giáo phái xuất hiện trong phong trào cải cách tôn giáo ở thời trung cổ. Kabir là người sáng lập ra giáo phái này. Theo ông, thực tại hay thần tối cao trong vũ trụ là Brahma, Vishnu và Siva. Sự giải thoát diễn ra nhờ có sự thành kính đối với thần và hợp nhất với thần. Ông phản đối việc thờ tranh và tượng thần, sự phân hóa đẳng cấp và kỳ thị đối với phụ nữ, kêu gọi sự đoàn kết giữa tín đồ Hindu giáo và Hồi giáo. Giáo phái Samai (Phạn xã) 12 Là một giáo phái ra đời trong phong trào cải cách Hindu giáo. Giáo phái này dựa trên nhất thần luận của Upanisah, những nhân tố của Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Tín đồ của giáo phái này thờ Phạn (thực tại tối cao, lý tính tối cao), loại bỏ mọi nghi thức cúng tế nghiêm khắc, rối rắm. Họ kiên quyết phản đối sự phân hóa và sùng bái đẳng cấp, sự kỳ thị đối với phụ nữ, coi dị giáo là kẻ thù, đề xướng nền giáo dục hiện đại và coi trọng khoa học – kỹ thuật phương Tây. Môn đệ của Roy là Taker đã đưa ra một loạt chương trình cải cách tôn giáo triệt để hơn. Vào năm 1866, một môn đồ khác của giáo phái là Keshab đã kết hợp nội dung của Brahma Samaj giáo, của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Nho giáo thành Tân Thiên Giáo với khẩu hiệu “phục vụ thần tức là phục vụ con người”, triển khai cải cách xã hội và văn hóa. Như vậy, giáo phái Brahma Samaj đóng một vai trò quan trọng trong phong trào khai sáng và dân tộc chủ nghĩa của Ấn Độ. 1.3 Một số lễ nghi và tục thờ cúng Ngày nay, Ấn Độ giáo vẫn là tôn giáo mạnh và đầy sức sống ở Ấn Độ, đặc điểm của nó là có rất nhiều niềm tin và cách hành đạo. Những truyền thống của nó khởi nguyên từ khoảng năm 800 trước CN, hoặc thậm chí sớm hơn, và nó nhấn mạnh sự thống nhất của mọi sinh linh, tính tất yếu của việc tái sinh và việc thờ phụng nhiều vị thần khác nhau… Một số là những người vô thần. Hoàn toàn không có giáo lý hay đòi hỏi nghi thức, tính đa dạng của Ấn Độ giáo tự thể hiện trong vô số phong tục, truyền thống và văn chương. Đạo Hindu không nhất quán. Tôn giáo này có nhiều hình thức thờ cúng, không chỉ có hình thức của người Aryan, mà còn hình thức của những người Ấn Độ nguyên thủy. Nó không có thiên hướng thờ một thần, mà gắn bó với thiên hướng đa thần. Một điểm khác biệt nữa giữa đạo thần bí Hindu với đạo Bà la môn (và cả với Cơ Đốc giáo) là: lý tưởng sống ẩn dật xa lạ với đạo này. Nó không thôi thúc con người phải rời bỏ cuộc sống bình thường. Hindu giáo mong đợi con người trải qua mọi thăng trầm trong tư tưởng và việc làm, nhưng vẫn tận tâm thờ Thượng Đế 13 Mặc dù có nhiều thần linh nhưng cũng chính bởi phụ thuộc nhiều vào tư tưởng Bà la môn, đạo Hindu cổ xưa chỉ có thể phát triển thành tôn giáo nhất thần chứ không phải tôn giáo nhất thần phục vụ đạo đức. Đạo này coi Thượng Đế có ý nghĩa cao hơn tất cả những gì thuộc về đạo đức và những gì không thuộc về đạo đức. Như vậy ngoài việc tuân thủ thuyết chối bỏ cuộc sống và thế giới của đạo Bà la môn, đạo Hindu giữ lại cho mình một khía cạnh riêng: thay vì chỉ khoan dung với hành động, nó còn tôn vinh hành động. Nhưng đạo giáo của chúng sinh không thể làm gì hơn ngoài việc lưu tâm tới cảm xúc tự nhiên. Hindu giáo không đòi hỏi hành động nào khác ngoài hành động như đạo Bà la môn đòi hỏi, nhưng thể hiện lại khác. Con người không thể thỏa mãn (như người Bà la môn) ở sự quý trọng (bên cạnh ý tưởng từ bỏ cõi trần) một sự đánh giá hạn hẹp và chỉ liên quan đến hành động (những hành động của bổn phận do tầng lớp đặc quyền đề ra). Đạo này đòi hỏi con người phải thể hiện lòng tận tụy hoàn toàn với Thượng Đế. Đòi hỏi này cũng gắt gao không kém nỗ lực từ bỏ cõi trần của một cá nhân. Bản chất nhất thần nhưng thực tế cho thấy trong Hindu giáo có hệ thống thần linh đồ sộ và phong phú đến mức khó mà ghi nhớ hết. Tuy nhiên, hình ảnh tam thần là nổi bật nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất. Trong Hindu giáo có hình ảnh của Tam thần (Trimutri – thần sáng tạo, thần bảo vệ và thần phá hủy) – bản nguyên tinh thần của vũ trụ, có ba ngôi – Vishnu, Shiva và Brahman tương ứng với ba thần nêu trên. Thần được tôn kính nhất trong Shiva giáo là Shiva mà chức năng cơ bản là sử dụng năng lượng do tinh thần hy sinh tích lũy được vào việc phá hủy và tái tạo thế giới. Phù hợp với hình ảnh khủng khiếp, phá hủy và gây ra nỗi sợ hãi của Shiva là hình ảnh của người vợ của nó (chính xác hơn là ngôi bổ sung năng lượng cho nó) – nữ thần Kalia (hay Đurghi, Parvati). Dĩ nhiên, hệ thống thần linh của Hindu giáo đã khác đi nhiều so với các tôn giáo cổ và không còn giống với nguồn gốc của nó. Đồng thời các thần linh được thờ cúng theo một cách ít nhiều khác biệt. 14 Thứ nhất, lễ hiến sinh bằng máu của Veda giáo (yadjya) đã bị loại bỏ bằng việc thờ cúng thần không bằng máu (pudjya). Mặc dù theo truyền thống người ta vẫn quan niệm rắng sát hại vì thần không phải là sát hại (luận điểm này cho tới nay vẫn chưa bị bác bỏ hoàn toàn: tế lễ bằng máu, kể cả bằng máu người, thường được áp dụng tại các khu vực khác ở Ấn Độ), song nguyên tắc ahimsa (không sát sinh) đã bắt đầu quy định tính chất tế lễ. Thứ hai, cùng với Phật giáo Đại thừa, thực tiễn chế tạo ra các ngẫu tượng – hình ảnh và các đền thờ chúng đã được phổ biến rộng rãi ở Ấn Độ vào đầu công nguyên. Được phản ánh dưới hình thức kiến trúc và nghệ thuật hoàn hảo, thần được thờ cúng đã có được bộ mặt người và bắt đầu trở nên gần gũi hơn, cụ thể hơn, có mọi đặc tính của con người, đi liền với những con vật phù hợp với thần ấy. Được đặt trong đền thờ của mình, thần này là dễ hiểu đối với mỗi người. Bộ mặt, các đặc điểm của thần, các động vật đi liền với thần biểu tượng cho các đặc quyền, các khả năng, các thiên hướng của thần, chúng được mỗi người biết rõ trong các truyền thuyết và các thần thoại. Biết được tiểu sử của thần, con người được định hướng một cách tương ứng và chờ đợi ở thần yêu quý chính những gì mà con người mong muốn. Có thể yêu quý, sợ hãi các thần như vậy, có thể đặt hy vọng vào chúng. Và, cuối cùng, thứ ba, các thần chính của Hindu giáo là khác với các tiền bối cổ của chúng mà chủ yếu mang tính trung lập đối với quần chúng nhân dân, đã có được những môn đệ, tức những người ưa thích thờ cúng vị thần đã lựa chọn của mình và chủ yếu giao tiếp với thần ấy. Hơn nữa, thái độ chung thủy của cá nhân đối với thần đã trở thành đặc điểm quan trọng của Hindu giáo. Hindu giáo rất coi trọng việc cúng tế và các lễ nghi tôn giáo. Có thể chia cúng tế của Hindu giáo ra làm hai loại là cúng tế trong gia đình và cúng tế nơi công cộng. Cúng tế trong gia đình có mục đích là tái sinh giống nòi, khi đó tín đồ năm loại tế là cúng tế Brahma (thực hiện vào tối và sáng, đọc kinh Vệ đà); cúng tế thần (trước bữa ăn, đem thức ăn đổ vào lửa thánh, cúng tế lửa; cúng tế sinh linh (bố thí cho mọi sinh linh, rắc cơm gạo để biểu thị lòng yêu thương; cúng tế tổ linh (dúng nước tưới rửa các vật cấm kỵ đề cầu được phù họ; cúng tế nhân gian (cúng 15 dưỡng các tín đồ Bà la môn giáo hoặc thết đãi khách. Hindu giáo có 12 loại nghi lễ truyền thống, trong đó có kết tóc (đánh dấu sự bắt đầu tuổi nhi đồng), gọt tóc (đánh dấu sự bắt đầu tuổi thành niên), nhập pháp, kết hôn, lễ mai táng v.v… Tế lễ công cộng thường tiến hành ở chùa hoặc nơi làm việc, nó bao gồm những công việc như đốt đèn ban đêm, hầu thần tắm rửa, cúng buổi trưa, đốt hương, dân hoa, đọc kinh buổi tối v.v… Tín đồ Hindu giáo có một số hình thức hoạt động tôn giáo quan trọng như là đọc kinh, bố thí, cúng tế, nhảy múa, niệm chú, ăn chay, giải tội, khổ hành, yoga, tắm gội, du hành vào ngày tết, làm lễ, v.v… Các giáo phái có chung một nghi lễ. Nơi làm lễ là thánh địa gắn liền với thần thoại trong sử thi hoặc là nơi hội tụ của các con sông. Nổi tiếng nhất là thánh địa Varanaxi trên bờ sông Hằng, thánh địa Matơra trên bờ sông Chômuna, thánh địa Allahabad ở nơi hội tụ của sông Hằng và sông Chôluma, v.v… Hindu giáo có một số ngày lễ quan trọng sau đây. Thứ nhất, tết xuân là ngày tết lớn nhất của Hindu giáo, được tiến hành vào ngày trăng tròn trong tháng 2 hoặc 3 dương lịch. Mục đích của lễ này là khác nhau: mừng mùa ngũ cốc bội thu ở Tây Ấn Độ, kỷ niệm những anh hùng hy sinh ở Matơra, sùng bái sự hoạt động của các Hắn thêin ở Bengalia. Vào ngày này, tín đồ ca hát, nhảy múa, té nước hồng vào nhau để chúc mừng nhau. Thứ hai, tết tất niên được tiến hành vào ngày 4 trong tháng 10 dương lịch (đầu tháng Mão theo lịch Ấn Độ). Theo truyền thuyết thì đây là tết dành cho tầng lớp bình dân, nên còn gọi là tết trốn nợ, thương dân. Vào ngày tết, tín đồ mặc áo quần mới, bạn bè thăm hỏi, chúc mừng nhau, tặng quà cho nhau, đốt pháo ăn mừng. Thứ ba, tết Song thập được tiến hành vào tháng 5 và 6 hàng năm. Vào những ngày này, tín đồ tắm gội trên sông Hằng để miễn trừ 10 đại tội là lời nói bẩn thỉu, lời nói bịa đặt, lời nói phỉ báng, lời nói khích bác, lời nói ám hại, sự mù quáng, sự ham mê dâm dục, ý nghĩ ác độc, dục vọng, ngu muội, v.v… Thứ tư, Tết lên xe được tổ chức vào tháng 5 hay 6 dương lịch, tại chùa Tracơnat ở thành phố Pôri. Khi đó tín đồ mang tượng thần Tracơnat ra khỏi chùa, đặt lên cao, dạo quanh mấy vòng, sau đó đặt lại ở Ly Cung 14 ngày để cúng bái và cuối cùng 16 lại đưa về chùa cũ. Tín đồ Vishnu giáo cho rằng việc cúng tế Tracơnat cho phép họ thoát kiếp luân hồi. 17 Chương 2 Hindu giáo và văn hóa Đông Nam Á 2.1 Quá trình du nhập Hindu giáo vào Đông Nam Á Các tôn giáo lớn hòa nhập được vào ý thức hệ văn hóa Đông Nam Á từ rất sớm là nhờ các tín ngưỡng bản địa của các cộng đồng dân cư vốn đã phong phú, đa dạng. Với sự phát triển kinh tế còn trì trệ, nghè đói, tham vọng chính đáng của các tộc người Đông Nam Á muốn vươn lên, nên có tư tưởng cầu an hưởng lạc khiến cho quá trình hòa nhập giữa tôn giáo và văn hóa diễn ra suôn sẻ ngay từ khi mới tiếp xúc. Hai nguyên nhân trên tạo điều kiện cho bốn tôn giáo lớn cắm rễ sâu bền được ở Đông Nam Á. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một số trường hợp du nhập Hindu giáo vào một vài dân tộc, quốc gia cổ Đông Nam Á. Chân Lạp do vua Jayavarman II “trị vì từ thế cuối thế kỷ thứ VIII đến năm 834, đã giải phóng vùng đất này khỏi sự thống trị của “Java” (có lẽ không có ý nói đến đảo Java cùng tên), ông ta đã chinh phục những tiểu quốc, và thống vương quốc. Vào khoảng thời gian này, việc dẫn thủy nhập điền đã phổ biến rộng khắp. Jayavarman II sau cùng đã thiết lập kinh đô của ông ở phí bắc Biển Hồ, đóng đô tại Harharalaya (Roulos hiện nay), gần Angkor. Tên kinh đô băt nguồn từ Harihara, một vị thần hoặc hình tượng kết hợp những thuộc tính của thần Siva và thần Vishnu của Ấn Độ giáo. Năm 802, Jayavarman II được tấn phong là dewaraja, thần vương, chắc chẳn có nghĩa rằng ông đã đồng nhất với thần Siva. Người Môn ở đông nam Myannma và tây bắc Thái Lan là cùng một ngữ hệ… Ở vương quốc Tharavadi khoảng thế kỷ VII-VIII, còn văn bia ghi lại hình ảnh Sari hacsavacman cháu vua Sri Isanecva lúc lên ngôi theo nghi lễ Ấn Độ giáo “bước lên ngai vàng có hình sư tử theo quyền kế vị hợp pháp”… vua Sari hacsavacman còn là một nghệ sĩ múa ca theo nghi lễ Ấn Độ giáo và ông đã làm thơ dâng lên thần Siva. 18 Đầu tu thế kỷ VI, một tu sĩ Ấn Độ giáo tên là Kaundinya đến Phù Nam lấy vợ người bản địa và làm vua; luôn xưng là người bảo vệ kinh Vêda, lấy lịch “Shaka để tính ngày tháng”. Ở Việt Nam có hiện tượng tương tự Campuchia. Phù Nam thời cổ lại là tâm điểm tìm đến của Ấn Độ giáo khi mới du nhập… tượng thần Vishnu và gần hai trăm di vật có liên quan đến Ấn Độ giáo phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long, là điều minh chứng thuyết phục cho sự phát triển rộng khắp của đạo ở khu vực thế kỷ I đến thế kỷ XI. Sở hữu nền văn hóa đậm chất Ấn Độ giáo, trải dài từ miền trung đến miền Nam là người Chăm và một số người Khơme…” vua Chăm biến đổi chút ít từ ngữ trong cách viết Phạn ngữ, để gắn với tên mình. Văn bia Hòn Cụt ở QUảng Nam, có đoạn viết là thần Bhadravacman “đã thần hóa vua thành Ấn Độ giáo của người Chăm từ thế kỷ IV”. Bi ký Chăm khẳng định vai trò của vua chúa quan chức Chăm, trong đời sống xã hội, thực chất là những trang sử ghi lại hình thức tổ chức nhà nước sơ khai. Ấn Độ giáo không truyền vào được bắc Việt Nam, đông bắc Lào, đông bắc Thái Lan và Myanma. Những dấu tích nhỏ, lẻ tẻ ở đông bắc Myanma và Thái Lan không gợi được dấu ấn lịch sử đáng kể. Còn các nước hải đảo ở phía đông nam Đông Nam Á cũng có quá trình tiếp nhận Ấn Độ giáo từ thế kỷ I đến thế kỷ XV, nhưng mức độ đậm nhạt khác nhau do địa thế. Những bi ký được xem là xưa nhất của một vương quốc Java là những bi ký của vị vua xứ Taruma thế kỷ XV, Purnavarman, người đã đóng đô không xa Jakarta hiện nay. Ông đã để lại một bi ký gắn liền ông ta với Vishnu, cho tạc vào đá và trang trí thêm bằng những dấu chân của công và con voi của ông. Giống như những vị vua Angkor, những nhà vau Java trong lúc sống đã được đồng nhất với các thần Ấn Độ giáo như Siva hoặc Vishnu, và trong lúc chết họ được cho là đã tái hợp nhất với các vị thần đó trong một bức tượng thần đặt trong đền thờ, đó vừa là ngôi mộ vừa là đài tưởng niệm. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng