Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn áp dụng phần mềm “ em tập tô màu” vào giảng dạy mĩ thuật...

Tài liệu Skkn áp dụng phần mềm “ em tập tô màu” vào giảng dạy mĩ thuật

.DOC
21
145
55

Mô tả:

GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú MỤC LỤC NỘI DUNG ĐỀ MỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. III. Phương pháp nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG Chương1: Cơ sở lí luận Chương 2: Cơ sở thực tiễn. Chương 3: Đề xuất giải pháp. 1) Mục đích yêu cầu. 2) Công tác chuẩn bị 3) Thực hiện nghiên cứu vấn đề. Chương 4: Thực nghiệm. 1) Tiến hành thực nghiệm. 2) So sánh đối chứng. 3) Một số vấn đề còn hạn chế. 4) Những kết luận sau khi tiến hành. 5) Điều kiện áp dụng. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Kiến nghị, đề xuất. 2) Kết luận Trang 2 2 3 3 4 4 5 8 8 8 9 10 10 15 16 17 17 18 18 18 ÁP DỤNG PHẦN MỀM “ EM TẬP TÔ MÀU” VÀO GIẢNG DẠY MĨ THUẬT PHẦN MỞ ĐẦU I- Lí do chọn đề tài: Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại như hiện nay, ngành Giáo dục đòi hỏi phải có một số đổi mới cao độ về phương pháp dạy và học, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đồng thời xây dựng những con người sáng tạo làm chủ khoa học kĩ thuật, đây cũng là đòi hỏi có tính chiến lược của xã hội trong nhiệm vụ Trang 1 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú đào tạo những con người mới, những người vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn. Cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học nói chung, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy, học là nội dung đang được các nhà trường phổ thông áp dụng. Song, việc áp dụng đó đang là vấn đề mới mẻ. Để vấn đề này trở nên có hiệu quả và trở thành vấn đề quen thuộc với tất cả mọi người thi đòi hỏi những người thực hiện phải thực sự tâm huyết với công việc của mình. Song song với việc học sinh được học tập về công nghệ thông tin, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. Công nghệ hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng phổ thông nhất hiện nay là phần mềm PowerPoint và phần mềm Violet. Hai phần mềm này áp dụng được cho việc trình bày bài giảng của rất nhiều các môn học khác nhau. Song, với đặc thù riêng của môn Mĩ thuật, đặc biệt là phân môn vẽ trang trí thì phần mềm “Em tập tô màu” của Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường là phần mềm hỗ trợ và kết hợp với hai phần mềm nói trên là rất tốt. Tôi đã chọn và áp dụng phần mềm này vào phần khởi động và phần củng cố bài học môn Mĩ thuật đạt hiệu quả rất cao. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn trình bày đề tài “Áp dụng phần mềm “Em tập tô màu” vào giảng dạy Mĩ thuật” mà tôi đã áp dụng rất thành công. II- Đối tượng và phạm vị nghiên cứu. 1- Đối tượng: - Học sinh khối lớp 2, lớp 4 trường Tiểu học Minh Phú. - Phần mềm “Em tập tô màu” kết hợp vào trong phần mềm PowerPoint và phần mềm Violet. 2- Phạm vi nghiên cứu: - Trường Tiểu học Minh Phú – Sóc Sơn – Hà Nội. - Phần mở đầu và phần củng cố môn Mĩ thuât ở Tiểu học. Trang 2 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú III- Phương pháp nghiên cứu. - Đọc tài tiệu, trao đổi thông tin. - Kiểm tra học sinh: Trắc nghiệm, vấn đáp, đánh giá kết quả thực hành… - Dự giờ. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại đòi hỏi một số đổi mới cao độ về phương pháp dạy và học, để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, đồng thời xây dựng những con người sáng tạo làm chủ khoa học kĩ thuật, đây cũng là đòi hỏi có tính chiến lược của xã hội trong nhiệm vụ đào tạo những con người mới, những người vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn. Phương pháp dạy học “Truyền thống” chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi nặng nề và cấp bách nói trên. Với những cố gắng cao nhất của nó, phương pháp “Truyền Trang 3 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú thống” chỉ có thể làm được nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức và kiểm tra sự tiếp thu theo con đường tái hiện, học sinh hoàn toàn thụ động. Ngay cả bài giảng chú ý kích thích trí tuệ của học sinh cũng vẫn nằm trong khuôn khổ của lối học cũ. Giáo viên khơi gợi tư duy học sinh cũng chỉ nhằm mục đích truyền thụ được tốt hơn khối lượng kiến thức cần truyền thụ, và việc tìm ra phương pháp dạy học mới phù hợp với lứa tuổi, với tâm sinh lý của học sinh và áp dụng trong bài giảng luôn được những người tôi rất quan tâm. Hiện nay công nghệ khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển khiến cho giáo dục bắt buộc phải đổi mới chính mình và còn phải tiến xa hơn nữa cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, của nhân loại. Vì vậy giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, là nền tảng vững chắc cho sự đi lên của một đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy và học luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng đổi mới sao cho phù hợp với lứa tuổi với điều kiện thì đòi hỏi những người giáo viên chúng ta phải tự đặt ra những câu hỏi và cùng giải quyết sao cho phù hợp với từng trường, từng cơ sở. Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN. Việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phần mềm vào giảng dạy đã được các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu. Song Việt Nam cũng đã áp dụng ở những năm gần đây, nhưng mới chỉ dừng lại ở các trường Đại học, Trung học phổ thông và một số trường cấp Tiểu học - Cấp Trung học cơ sở ở thành phố và bước đầu đã đặt chân về tới nông thôn. Phương pháp sử dụng phần mềm (Em tập tô màu) của Công ty công nghệ Tin học Nhà trường là phương pháp ưu việt, giúp cho học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả nhất, và đặc biệt đối với phân môn (Vẽ trang trí) Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn (Vở Tập vẽ lớp 2 trang 10). Lý giải về vấn đề trên, các chuyên gia của Hiệp hội Nghe nhìn Quốc tế cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do cả giáo viên và học sinh không tận dụng được tối đa hiệu Trang 4 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú quả chức năng thị giác và thính giác. Họ đã nghiên cứu tại nhiều lớp học ở các nước Châu Âu và cho biết: nếu chỉ nghe, học sinh chỉ tiếp nhận và lưu giữ được 10 – 13% nội dung thông tin; từ 20 – 40% nếu chỉ nhìn, nhưng sẽ đạt tới 60 – 80% nếu kết hợp cả hai chức năng trên. Ngoài ra nếu các em biết kết hợp giữa nghe, nhìn và thảo luận, trao đổi với giáo viên thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn rất nhiều. Vậy làm thế nào để giúp cho học sinh có thể hiểu và tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả nhất? Giải pháp tốt nhất hiện nay là phải đưa các thiết bị máy tính, các phần mềm ứng dụng, trình chiếu để áp dụng và hỗ trợ vào bài giảng thực tế, với sự hỗ trợ của các thiết bị phần mềm, máy tính, giáo viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc như ý muốn. Học sinh có thể tiếp thu bài giảng một cách hết sức trực quan, sinh động. Ví dụ trong môn Mĩ thuật ở bài 6, Vở Tập vẽ in lớp 2 bài (Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn) và bài 18 Vở Tập vẽ in lớp2 bài (vẽ màu vào hình vẽ), giáo viên có thể áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) của Công ty công nghệ Tin học Nhà trường vào bài giảng cho phần khởi động và phần củng cố bài học, với sự thiết kế đẹp, màu sắc tươi sáng, hình ảnh rõ nét, nội dung phong phú và những bản nhạc du dương sẽ gây sự chú ý, hứng thú, sáng tạo cho học sinh trong tiết học, sẽ làm cho tiết học có hiệu quả và học sinh tiếp thu bài giảng nhanh. Với bài 6: (Màu sắc và cách vẽ màu vào hình có sẵn) Vở Tập vẽ trang 10, áp dụng vào phần khởi động, thời gian là 1 phút cho mỗi nhóm. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử ra 2 hoặc 3 em đại diện tô màu, sau đó giáo viên có thể đưa lên một bức tranh bằng hình vẽ ngộ nghĩnh trong phần mềm (Em tập tô màu), khi đại diện của nhóm đưa ra màu sắc tô vào hình cũng là lúc giáo viên thực hiện đổ màu trên máy tính, lúc này học sinh rất phấn khởi, chú ý với một phương pháp hoàn toàn mới, học sinh sẽ chăm chú yêu thích tiết học của thầy hơn, sau khi 2 đội đã tô màu cho mỗi tranh của mình xong giáo viên đưa ra lời nhận xét động viên khích lệ học sinh. Qua quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Minh Phú, tôi thấy các em rất yêu Trang 5 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú thích học môn Mĩ thuật và đặc biệt là đối với phân môn: (Vẽ trang trí): Tô màu vào hình có sẵn. Và tôi có đặt một số câu hỏi với các em: Tại sao em thích học Mĩ thuật? Đặc biệt yêu thích phân môn (Vẽ trang trí) với các bài: Vẽ màu vào hình có sẵn. Tôi nhân được câu trả lời rất hồn nhiên và ngây thơ của các em: “Học Mĩ thuật làm cho đầu óc bớt căng thẳng, và học Mĩ thuật chúng em được bay bổng với trí tưởng tượng của mình về cuộc sống xung quanh, về cách nghĩ, cách nhìn của bản thân mình”. Tôi tiếp tục đặt ra một số câu hỏi cho các em như sau: Em còn chưa hài lòng và thoả đáng ở phần nào đối với phân môn Vẽ trang trí và đối với những bài (Tô màu vào hình có sẵn)? Tôi nhận được câu trả lời rất chân tình của các em: “Thầy cô chuẩn bị đồ dùng còn sơ sài, các bảng màu sắc thì không có, tranh ảnh màu sắc chưa đẹp chưa gây được sự chú ý của chúng em”. Và tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm sử dụng phương pháp (Truyền thống) đối với môn Tập vẽ lớp 2 bài 6: Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn. Sau khi kiểm tra bài cũ tôi đã “cố ý“ bỏ qua phần khởi động và tiến hành cho lớp quan sát nhận xét luôn, lúc này tôi quan sát rất kĩ thái độ của các em học sinh, có em thì chăm chú quan sát tranh bảng màu sắc trên bảng của thầy, có em lại chú ý trong Vở Tập vẽ in và có rất nhiều em đã tự tô màu tranh và còn nhiều em nói chuyện chưa hứng thú, chú ý tới bài giảng của giáo viên. Kết quả đã thu được từ giờ dạy thực nghiệm ở các lớp 2a, 2b, 2c như sau: Lớp 2A 2B 2C Hoàn thành: Hoàn thành: Chưa hoàn Loại A+ 29% 30% 32% Loại A 61% 57% 52% thành: Loại B 10% 13% 16% Qua tiết dạy thực nghiệm cho thấy số lượng bài vẽ của học sinh chưa đạt còn rất nhiều và điều này chứng tỏ rằng đối với phương pháp dạy học (Truyền thống) của giáo viên thì kết quả học tập của các em còn chưa cao. Và tôi lại tiến hành dạy thực nghiệm tiếp với khối lớp 4 bài 1: Vẽ trang trí: Màu Trang 6 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú sắc và cách pha màu, SGK trang 4. Ở bài này áp dụng vào phần khởi động tôi đã cho học sinh chơi trò chơi (Vẽ mắt, mũi, miệng vào khuôn mặt có sẵn) trong phần khởi động của bài này các em rất hứng thú với cách khởi động của thầy, tiếp theo đến phần quan sát - nhận xét và phần hướng dẫn cách vẽ vẫn diễn ra nhịp nhàng, cuối bài đến phần củng cố nhận xét, tôi đặt một số câu hỏi về nội dung bài vừa học về bảng màu sắc và cách pha màu thì các em trả lời vẫn tốt. Và để kiểm tra cách củng cố bài học theo phương pháp truyền thống xem học sinh có nhớ bài cũ sâu và kĩ không, sau một tuần đến giờ Mĩ thuật tôi có đặt một số câu hỏi về bảng màu sắc và cách pha màu thì rất nhiều em trả lời chưa đúng. Điều này chứng tỏ phương pháp củng cố bài giảng (Truyền thống) là đưa những câu hỏi hay treo tranh để củng cố bài học vẫn chưa thực sự khắc sâu đến trí nhớ của các em. Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. 1) Mục đích yêu cầu. Phương pháp áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) của Công ty công nghệ Tin học Nhà trường vào bài giảng cho phần khởi động và phần củng cố bài học nhằm tiếp cận cho học sinh những công nghệ mới trong giảng dạy, giúp cho các em có cảm giác “Học mà chơi, chơi mà học”, các em sẽ hứng thú với bài giảng của thầy qua phần khởi động đầy màu sắc, vui tươi và phần củng cố ngộ nghĩnh trẻ thơ của phần mềm, từ đó học sinh rất phấn khởi đầy hào hứng với bài học của thầy qua phần khởi động và sẽ khắc sâu bài học trong trí nhớ của các em qua phần củng cố bài giảng của thầy trên lớp. Như thế học sinh sẽ hiểu bài nhanh, sâu ngay trên lớp học, tạo cho các em yêu thích với giờ giảng của thầy hơn. Việc xem lại bài ở nhà chỉ là để học sinh hệ Trang 7 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú thống lại những gì mình đã được nghe, nhìn trên lớp và tích trữ thành vốn kiến thức của riêng mình. Tuỳ theo điều kiện của từng trường giáo viên có thể áp dụng phần mềm trên máy tính và cho học sinh quan sát trên máy tính, máy chiếu hoặc in ra giấy để sử dụng máy chiếu hắt. 2) Công tác chuẩn bị. Giáo viên Học sinh Để áp dụng phần mềm (Em tập tô Để học bằng phương pháp màu) vào bài giảng cho phần khởi động này đòi hỏi học sinh chủ động và phần củng cố bài học. Giáo viên cần tích cực tham gia nghiên cứu chuẩn bị bộ phần mềm do Công ty công bài, phát huy tính sáng tạo, góp nghệ Tin học Nhà trường cung cấp. phần xây dựng bài một cách có Giáo viên phổ biến nội quy học tập cho học sinh như: Nền nếp ra vào lớp, thao tác sử dụng thiết bị đồ dùng. hiệu quả. Rèn cho học sinh có tính kỉ luật, có tinh thần hỗ trợ giúp Đối với giáo viên cần phải đầu tư đỡ nhau trong học tập, thúc thời gian thích đáng để chuẩn bị nghiên đẩy cho học sinh tiến hành các cứu, tìm tòi phương pháp tạo hứng thú hoạt động học tập và thảo luận cho học sinh trong phần khởi động và theo nhóm một cách tích cực phần củng cố. 3) Thực hiện nghiên cứu vấn đề. Về phía các em học sinh: Để thực hiện và nghiên cứu đề tài này tôi đã làm thực nghiệm nghiên cứu lứa tuổi của các em từ lớp 1 đến lớp 5 tôi thấy các em rất ham học hỏi, muốn khám phá những gì là mới lạ và tôi có làm một số câu hỏi trắc nghiệm với các em: Em có muốn học vi tính không? Em biết gì về máy tính?. Các em có muốn áp dụng máy vi tính cho phần khởi động bài mới vầ phần củng cố bài học không? với câu hỏi đặc biệt Trang 8 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú gây sự chú ý này, 100% cánh tay giơ lên chúng em đồng ý, và còn có một số em ngộ nghĩnh hỏi khởi động giống ở đường lên đỉnh Olympia hả thầy?. Như vậy trong tôi đã nảy ra một ý nghĩ nếu áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) vào bài: Vẽ trang trí, màu sắc và cách vẽ màu vào hình, có thể giúp các em học tập thật tốt môn Mĩ thuật và đặc biệt đối với phân môn này. Cuối cùng tôi hỏi các em: Môn Mĩ thuật có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của các em? Các em trả lời: “Nó đem lại cho chúng em về cách nghĩ, cách nhìn, sự vật xung quanh và đặc biệt chúng em luôn được sống trong một thế giới hoà bình, trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, thầy cô giáo”. Về phía giáo viên Hội đồng Nhà trường. Tôi cũng có tham khảo ý kiến của họ về việc: “Áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) vào phần khởi động và củng cố bài”. Tôi đưa ra phương pháp và cách làm đã được các đồng nghiệp ủng hộ nhịêt tình. Như vậy là tôi hoàn toàn yên tâm với hướng nghiên cứu của mình về phương pháp tôi đã chọn. Một phương pháp phù hợp với điều kiện của trường và phù hợp với điều kiện bản thân. Chương 4: THỰC NGHIỆM. 1) Tiến hành thực nghiệm. Phần tiến hành dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành dạy ở khối lớp 2 và khối lớp 4. Ở khối lớp 2 dạy bài 6: Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn. Vào phần khởi động tôi có sử dụng phần mềm (Em tập tô màu) như giao diện: Trang 9 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Để phần khởi động tạo hứng thú cho học sinh ở phần này tôi cho học sinh chơi trò chơi (Tô màu theo mẫu) phỏng theo truyện tranh cổ tích. Trước khi chơi có hướng dẫn cách chơi và cách tô màu trên máy tính. Sau đó chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên tô màu trực tiếp trên máy tính, trong khoảng thời gian 1 phút cho mỗi đội, nếu đại diện của đội nào tô nhanh, đúng và đẹp thì đội đó chiến thắng, như hình minh hoạ. Trang 10 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Sau khi mỗi đội thực hiện phần thi của mình xong tôi lưu bài tô màu tranh 2 đội lại và có nhận xét, đánh giá cho mỗi bài cùng công bố đội hoàn thành tác phẩm nhanh, đẹp và đúng theo mẫu, đợi đến cuối giờ tôi sẽ in 2 tác phẩm này ra và tặng cho mỗi đội. Đến phần củng cố bài để nhấn mạnh 3 màu cơ bản là “Đỏ, vàng, xanh lam” và 3 màu nhị hợp là “Da cam, xanh lục, tím” tôi vào phần “Thế giới các loài hoa trọn ra 3 màu cơ bản tô vào bình hoa rồi đặt câu hỏi về màu sắc ở mỗi bộ phận của bình hoa, lúc này học sinh sẽ chỉ ra 3 màu cơ bản trên bình hoa. Bình hoa được tô bằng 3 màu cơ bản “Đỏ, vàng, xanh lam” Trang 11 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Để tìm ra 3 màu nhị hợp là “Da cam, xanh lục, tím. Lúc này tôi có đặt câu hỏi với các em? Pha 2 màu đỏ và vàng ta được màu nhị hợp nào? Học sinh sẽ tìm ra 2 màu nhị hợp đó là màu da cam, tôi lấy màu da cam tô vào hình, tiếp tục như vậy tôi hỏi các em thầy lấy màu vàng pha với màu xanh lam thì được màu gi?, học sinh sẽ biết ngay đó là màu xanh lục, tôi lấy màu xanh lục tô lên bức tranh. Vậy để được màu tím ta cần 2 màu nhị hợp nào? Và học sinh trả lời màu đỏ pha với xanh lam. Tiếp tục như vậy tôi dùng màu tím tô vào hình. Cuối cùng tôi phối kết hợp cả 3 màu cơ bản và 3 màu nhị hợp tạo một bức tranh về (Tình bạn) và nhấn mạnh rằng: Màu sắc cũng như tình bạn của chúng ta, nó keo sơn và gắn bó mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ nhau tạo cho bức tranh thêm sinh động và trong tình bạn cũng vậy chúng ta phải biết chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong học tập để chúng ta cùng tiến bộ và tạo thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Trang 12 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Tác phẩm (Tình bạn) Tương tự như vậy đối với khối lớp 4 tôi dạy bài 1. Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu. Ở phần khởi động tôi áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) và kể cho học sinh nghe câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, thời gian là 2 phút. Lúc này học sinh rất chăm chú lên bảng để xem diễn biến câu chuyện, với sự hỗ trợ của phần mềm về âm thanh, hình ảnh các em như được hoà mình vào trong tích chuyện. Lần lượt như vậy câu chuyện sẽ được chuyển cảnh bằng những hình ảnh rõ nét, sinh động và âm thanh du dương cho tới hết câu chuyện. Trang 13 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Để dẫn dắt học sinh vào bài mới tôi có đặt một số câu hỏi với các em. Trong câu chuyện em thấy màu sắc được sử dụng là những màu gi?, để biết được Cô bé quàng khăn đỏ, màu đỏ thuộc gam màu gì hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu. Đến phần củng cố bài tôi gọi 2 học sinh lên bảng tô màu vào bức tranh hoạt hình, mỗi hình sử dụng một gam màu khác nhau, sau khi tô xong học sinh đọc tên màu và gam màu mình vừa tô, lúc này cả lớp rất chăm chú quan sát tranh do 2 bạn thực hiện tô màu, hình minh hoạ. Trang 14 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Với cách củng cố bài giảng bằng hình ảnh, màu sắc sinh động như vậy sẽ gây được sự chú ý cho cả lớp, khắc sâu tới trí nhớ của các em đồng thời các em sẽ rất yêu thích tiết học của thầy. 2) So sánh đối chứng. Để thấy rõ được hiệu quả của phương pháp mới đối với phân môn: Vẽ trang trí, tôi đã tiến hành so sánh đối chứng giữa hai phương pháp dạy: Phương pháp (Truyền thống) là: phần khởi động giáo viên cho học sinh thi hát hoặc thi vẽ hình trên bảng và phần củng cố giáo viên thường đặt câu hỏi rồi học sinh trả lời. Còn phương pháp mới là giáo viên sử dụng phần mềm (Em tập tô màu) cho học sinh khởi động và củng cố. Đã cho thấy kết quả thu đựơc rất tốt đối với phân môn như sau: Trang 15 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Đối với khối lớp 2 Lớp 2A 2B 2C Hoàn thành: Hoàn thành: Chưa hoàn Loại A+ 79% 75% 74% Loại A 21% 25% 26% thành: Loại B 0% 0% 0% Hoàn thành: Hoàn thành: Chưa hoàn Loại A+ 78% 80% 77% Loại A 22% 20% 23% thành: Loại B 0% 0% 0% Đối với khối lớp 4 Lớp 4A 4B 4C Qua bảng số liệu thống kê về kết quả học tập của phương pháp mới cho thấy kết quả của áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) của của Công ty công nghệ Tin học Nhà trường vào bài giảng cho phần khởi động và phần củng cố bài học đã cho kết quả rất cao, phương pháp mới này không những gây được sự chú ý, hứng thú trong học tập mà còn giúp cho các em học rất tốt và giáo viên đỡ vất vả trong khi giảng dạy. 3) Một số vấn đề còn hạn chế. Ngoài những ưu điểm kể trên phương pháp này cũng còn có những hạn chế nhất định. *) Về phía học sinh: Do đây là một phương pháp mới nên trong giờ học ở phần khởi động khi phần khởi động kết thúc có nhiều em vẫn muốn chơi tiếp nên gây tiếng ồn. *) Về phía giáo viên: Đối với phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải biết về tin học ở trình độ nhất định, bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu bài trước khi giảng để áp dung phần khởi động và phần củng cố sao cho hợp lý. Trang 16 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú *) Về quan điểm nhận thức của Hội đồng sư phạm. Do chưa được tiếp xúc nhiều với phương pháp mới này nên sự đóng góp ý kiến hỗ trợ bài giảng còn hạn chế. *) Về cơ sở vật chất của trường: Cơ sở vật chất còn hạn chế, nhà trường chỉ có ít máy tính và máy chiếu nên việc thực hiện còn hạn chế. Nếu in ra giấy rồi cho học sinh quan sát thì hiệu ứng sinh động và âm thanh không còn, và dùng máy tính trực tiếp thì hơi nhỏ so với một lớp học. 4) Những kết luận sau khi tiến hành. Qua qúa trình nghiên cứu đề tài này tôi đã áp dụng thực tế trong giảng dạy, tôi thấy đây là một phương pháp rất tốt giúp học sinh hào hứng chờ đón tiết học của thầy, chăm chú tới bài giảng, học sinh có tinh thần hỗ trợ nhau trong học tập và thảo luận nhóm. Trong quá trình khởi động chơi trò chơi giáo viên có thể chia học sinh theo nhóm rồi thảo luận sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, để kiểm tra câu trả lời của học sinh có đúng và đầy đủ hay không giáo viên chỉ cần một lần nhấn chuột hoặc để xem hoặc chuyển một cảnh, tranh, giáo viên chỉ cần nhấn Enter. Vì vậy đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho giáo viên ở phần khởi động cũng như phần củng cố bài học. Được kết hợp mầu sắc, âm thanh và hình ảnh sống động sẽ giúp cho học sinh chú ý đến bài giảng của thầy và học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả. 5) Điều kiện áp dụng. Để áp dụng phương pháp này một cách có hiệu quả, Nhà trường nên trang bị cho phòng học nghệ thuật riêng, phải chuẩn bị tốt các thiết bị như máy tính, bộ phần mềm (Em tâp tô màu) có bản quyền do Công ty tin học Nhà trường cung cấp, máy chiếu đa chức năng, máy chiếu hắt, màn chiếu, giấy in và nguồn điện ổn định.. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các khối từ khối I đến khối V đối với những bài vẽ trang trí, màu sắc trong trang trí. Trang 17 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1) Kiến nghị, đề xuất: Đối với giáo viên: Tích cực nghiên cứu bài giảng, tìm ra phương pháp mới, đóng góp ý kiến hay để áp dụng trong bài giảng một cách có hiệu quả. Đối với Nhà trường: Nhà trường quan tâm hơn nữa về phòng và lớp học chuyên về môn Nghệ thuật, động viên khen thưởng những ý tưởng sáng kiến mới, thường xuyên phát động phong trào học tập bằng các cuộc thi vẽ tranh. Đối với phòng giáo dục: Quan tâm hơn nữa về thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy và học, đồ dùng giảng dạy, đầu tư hơn nữa về thiết bị nghe, nhìn để áp dụng trong giảng dạy một cách có hiệu quả. 2) Kết luận: Qua hướng nghiên cứu của đề tài này tôi thấy để giáo dục được con người toàn diện nói chung và để học tốt môn Mĩ thuật nói riêng đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa với các em, cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Quan tâm hơn nữa đối với các thiết bị giảng dạy như các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong giảng dạy và học tập, giáo viên không ngừng học hỏi tìm tòi phương pháp mới, đầu tư thời gian nghiên cứu bài giảng, thường xuyên tổ chức cho các em học tập theo phương thức thảo luận nhóm, tổ chức hoạt động ngoại khoá vui chơi lành mạnh bổ ích, như vườn cổ tích, người tốt việc tốt vv, … và trong các trò chơi có những câu hỏi về học tập của các môn học giúp các em củng cố nhớ lại những kiến thức mình đã được học, từ đó giúp các em kích thích sự ham hiểu biết, khám phá những tri thức mới, chân trời mới. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của riêng tôi. Song do đây là một hướng nghiên cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn đồng Trang 18 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến cho bản thân tôi và cùng góp sức chung đưa nền giáo dục ngày một đi lên. Minh Phú, ngày 28 tháng 3 năm 2009 Người viết. HOÀNG VĂN CHƯƠNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ. Trang 19 GV: Hoàng Văn Chương - Trường Tiểu học Minh Phú Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất