Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường thpt phước thiền - năm học ...

Tài liệu Skkn quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường thpt phước thiền - năm học 2012 – 2013

.PDF
29
129
104

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN - NĂM HỌC 2012-2013 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang thiết bị dạy học và quản lý thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên ở trường THPT Phước Thiền hiện nay là một nhu cầu cấp thiết, đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngày nay, thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phương thức đổi mới mà toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia. Thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường là một tiêu chí hàng đầu trong việc truyền đạt kiến thức cho người giáo viên, đồng thời cũng rất cần thiết trong việc lĩnh hội tri thức cho học sinh. Thiết bị dạy học đã được nhiều ngành, nhiều người, nhiều cấp lãnh đạo quan tâm và thu được nhiều kết quả đáng kể trong việc ứng dụng dạy học ở trường TPHP Phước Thiền . Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay đó là trang bị phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, Tuy nhiên, sự đồng bộ cũng như trang bị thiết bị dạy học hiện nay thì “ cầu vượt cung “ còn là một khoảng cách khá lớn. Căn cứ chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường phổ thông. Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học (TBDH) trong trường Trung học phổ thông (THPT) là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Do đó một số vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay là việc cung cấp trang bị thiết bị đầy đủ cho tất cả các bộ môn, phòng bộ môn, cách thức sử dụng, hệ thống điện ở các phòng học. Từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường THPT Phước Thiền. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Sự nghiệp giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì vậy Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục - đào tạo, coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mặt khác, Đảng và Nhà nước cũng đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Luật Giáo dục (2010) đã nêu “Mục tiêu giáo dục trung học là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi nhà trường phải “đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ đạo. Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ “ Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và rèn luyện thân thể…bảo đảm thực hiện phương pháp giáo dục và đào tạo mới”. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học trong trường trung học phổ thông, người hiệu trưởng cần phải quản lý tốt việc sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học. Ở trường trung học phổ thông, thiết bị dạy học bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao và các thiết bị khác trong nhà trường nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả dạy và học, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát huy tính tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, ... muốn thực hiện được điều đó thì không thể thiếu việc sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng trong quá trình dạy học nó vừa là nội dung, vừa là phương tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo; thiết bị dạy học trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học. 2. Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học ở trường THPT Phước Thiền - Năm học 2012 - 2013. 2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường: 2.1.1. Sơ lược về trường THPT Phước Thiền: Trường THPT Phước Thiền, tọa lạc tại ấp Bến Sắn, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Trường được thành lập vào năm 1999 theo quyết định thành lập số 2705/QDCT/UBT, là một trong ba trường THPT của địa bàn huyện Nhơn Trạch. Qua 14 năm hoạt động và phát triển, với những đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh, hiện nay trường THPT Phước Thiền đã trở thành một trong những ngôi trường công lập có uy tín của tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng. 2.1.2 Tình hình đội ngũ và qui mô phát triển: Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường: 65 người (40 nữ) Trong đó: + Cán bộ quản lý :03 + Nhà giáo : 53 biên chế - cơ hữu, + Nhân viên : 9 (biên chế: 4 ; hợp đồng 5). Chia thành 8 tổ bộ môn ( tổ Toán – Tin; tổ Lý- Công nghệ; tổ Văn – Giáo dục công dân; tổ Hóa- Sinh; tổ Sử- Địa; tổ tiếng Anh; tổ Thể dục- Giáo dục Quốc phòng; tổ Văn phòng.) Bảng 1: Tình hình đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhà trường Hiệu Phó hiệu Giáo Kế Văn Thư, Bảo trưởng trưởng viên toán Thủ quỹ vệ Biên chế 01 02 53 01 01 01 Hợp đồng TC 01 02 53 01 01 01 01 02 01 02 01 03 01 MÔN SỐ GIÁO VIÊN Văn 06 Sử 02 Địa 03 GDCD 02 Toán 09 Lý 03 Hoá 04 Sinh 03 Tin 03 Anh 06 Thể dục 03 Quốc phòng 02 Kỹ thuật X Công nghệ 03 Tổng số cán bộ-Gv có trình độ thạc sĩ : 05 Tạp Y tế vụ 01 Bảng 2: Số lượng giáo viên thuộc các bộ môn Tổng số đảng viên của trường :23 Quản sinh Học sinh: Bảng 3: Tổng số học sinh và số lớp năm học 2012-2013 Khối Số lớp Số học sinh 10 08 358 11 08 359 12 08 338 TC 24 1045 Đa số học sinh ham học, ngoan hiền được thể hiện qua kết quả hai mặt giáo dục từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 dưới đây: Bảng 4: Kết quả xếp loại học lực từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 Xếp loại Năm 2009 - 2010 Năm 2010 – 2011 Năm 2011 – 2012 Năm 2012 – 2013 Giỏi 89 HS 6,9 % 104 HS 8,8 % 70 HS 60.5% 86 HS 8,29 % Khá 402 HS 31,4% 401 HS 34,1 % 391 HS 32.6% 441 HS 42,5 % Trung bình 587 HS 45,8 % 531 HS 45,1 % 555 HS 51.3% 467 HS 45 % Yếu 197 HS 15,4 % 141 HS 12% 64 HS 5.9% 43 HS 4,14 % Kém 06 HS 0,5 % 01 HS 0,1 % 01 HS 0.1% 1 HS 0,1 % Bảng 5: Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 Xếp loại Năm 2009 - 2010 Năm 2010 – 2011 Năm 2011 – 2012 Năm 2012 – 2013 Tốt 972 HS 75,9% 956 HS 81,2 % 914 HS 84.6% 913 HS 88 % Khá 265 HS 20,7 % 174 HS 14,8 % 150 HS 13.9% 112 HS 10,8% 42 HS 3,3 % 47 HS 0,4 % 17 HS 1.6% 13 HS 1,25 % 02 HS 0,2 % 00 HS 0,0 % 00 HS 00,% 00 HS 00 % Trung bình Yếu Đa số học sinh là học sinh sống vùng nông thôn, gia đình chủ yếu làm công nhân, làm nông . Một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề học tập của con em còn khoán trắng cho nhà trường dẫn đến việc học yếu kém và một vài học sinh bỏ học. 2.1.3. Cơ sở vật chất của nhà trường Về cơ sở vật chất không ngừng được xây dựng và phát triển. Diện tích khuôn viên trường: 7.300 m2 ; Bình quân: 6,7 m2/1hs, có cổng và tường rào bao quanh. Khung viên trường thoáng mát, sạch sẽ, có cây xanh và bồn hoa xung quanh sân trường. Vệ sinh trong và trước lớp học cũng như các dãy hành lang , sân trường có tạp vụ quyét dọn, trước mỗi lớp học đều có thùng rác . Hiện nay trường có 20 phòng học kiên cố đủ để học 2 buổi trên ngày và 11 phòng chức năng cũng đã hoạt động phục vụ cho giảng dạy, học tập và làm việc khá hiệu quả: Phòng thực hành thí nghiệm: có 04 phòng: phòng thí nghiệm Hóa, phòng thực hành môn Sinh- Công nghệ, phòng thực hành môn Lý và phòng thực hành môn Điện Về CSVC phòng bộ môn LÝ: 01 phòng: diện tích là 42 m 2 (trong đó có diện tích phòng chuẩn bị: 21 m2); 02 tủ,05 kệ; bàn, ghế (đúng quy cách) : 24 bàn TN cho HS, 02 bàn cho GV,50 ghế HS, 02 ghế GV; 01 bảng nội qui phòng thí nghiệm; có treo ảnh một số nhà bác học; 01 ti vi LCD. Về CSVC phòng bộ môn HÓA: 01 phòng: diện tích phòng TNTH: 63m2 (trong đó diện tích phòng chuẩn bị: 21 m2 ); 04 tủ đựng hóa chất dụng cụ, 06 kệ; bàn, ghế (đúng quy cách): 20 bàn thực hành cho HS, 02 bàn thao tác cho GV, 04 bàn chuẩn bị, 50 ghế ngồi HS, 01 ghế GV; 01 bảng nội qui phòng thí nghiệm; treo một số ảnh các nhà bác học. Thư viện với diện tích: 70 m2, diện tích phòng đọc: 50 m2 sức chứa: 30 người cùng đọc một lúc. Số đầu sách tham khảo của TV: 4.308 cuốn. Bình quân: 3,9 sách tham khảo / 1 người. Phục vụ tốt cho dạy và học ở trường. Phòng tin học: 02 phòng với Tổng số máy vi tính: 58; Số máy nối mạng: 57 phục vụ tốt cho viện học, thực hành môn tin học Việc kết nối mạng Internet: Tuy nhà trường đã kết nối gần như toàn bộ máy vi tính (của cả học sinh và máy văn phòng ) nhưng chỉ có 02 modum : 01 modum dành cho hiệu trưởng; 01 modum gắn ở phòng phó hiệu trưởng và kết nối cho tất cả các máy trong trường. Nên việc sử dụng mạng còn gặp khó khăn vì tùy thuộc vào hoạt động của môdum chủ. Tổ chức Website: trong ba năm trở lại đây website của trường không hoạt động do không có giáo viên phụ trách, Nhà trường chỉ sử dụng mail của trường để đảm bảo thông tin hai chiều giữa Sở GD và nhà trường. Phòng học chuyên dùng dạy học có ứng dụng CNTT: 02 phòng với diện tích 57.6 m2/ 1 phòng phục vụ tốt cho việc giảng dạy bằng giáo án điện tử. Phòng để đồ dùng dạy học: Nhà trườngđã cải tạo 01 phòng học thành 01 phòng để đồ dùng dạy học nên diện tích chưa đạt 57.6 m2 Phòng Lab: Nhà trường cải tạo một phòng học làm phòng Lab do sở giáo dục đang cung cấp trang thiết bị và đưa vào sử dụng đầu tháng 4 học kì II với 45 cabin, đảm bảo cho học sinh học tốt môn luyện nghe tiếng anh với diện tích 57.6 m2. Một số phương tiện khác như hệ thống âm thanh, loa thông báo đến từng lớp học, trang bị quạt phòng đủ ánh sáng tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt. Có các phương tiện khác phục vụ tốt cho giảng dạy như tivi , đầu video, casstte, Sân bãi tập TD, GDQP- AN: Do diện tích bãi tập của trường không đáp ứng yêu cầu tập luyện, nhà trường đã kiến nghị chính quyền xã Phước Thiền cho phép học sinh của trường được quyền sử dụng diện tích đất trống của Trung tâm Văn hóa xã để làm bãi tập. Do đó, sân bãi tập TD, GDQP - AN có thể đáp ứng việc tập luyện theo yêu cầu diện tích đất. Trang thiết bị, dụng cụ TDTT- Quốc phòng: Trang thiết bị, dụng cụ tương đối đáp ứng yều cầu tập luyện. Đầu năm nhà trường đã cân đối ngân sách mua sắm được một số dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc tập luyện môn TD , Sở Giáo Dục cung cấp một số trang thiết bị và bộ bắn tập kèm theo máy tính xách tay. Phòng Y tế: Nhà trường có phòng y tế từ phòng học cải tạo thành với diện tích 30m2, nhân viên y tế đúng chuẩn, trang thiết bị, thuốc men trong phòng y tế chỉ đáp ứng khám và trị bệnh cho những bệnh đơn giản. Khu vực để xe: Nhà trường có hai nhà xe riêng biệt 01 nhà xe của giáo viên-nhân viên, 01 nhà xe của học sinh đủ rộng và ngăn nắp có thể giữ xe an toàn cho học sinh Khu vực vệ sinh: Nhà trường có 4 nhà vệ sinh phục vụ cho giáo viênnhân viên và 02 nhà vệ sinh phục vụ cho học sinh. Những nhà vệ sinh tương đối còn tốt, sạch đáp ứng yêu cầu sinh hoạt. Khu vực căn tin: Nhà trường có 01 căn tin để phục vụ việc ăn uống chung của giáo viên và học sinh, tuy căn tin hơi nhỏ nhưng việc đảm bảo an toàn thực phẩm được nhà trường quan tâm trong nhiều năm qua. Việc cấp thoát nước: Nhìn chung việc cấp thoát nước trong nhà trường là tương đối tốt, trong các năm qua không có xảy ra lũ lụt, ứ nước dài ngày gây ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt. Tuy nhiên trong trường còn một vài nơi còn động vũng sau những cơn mưa lớn do những nơi này bị trũng thấp. Việc phòng cháy nổ: Việc phòng chống cháy nỗ được nhà trường đặc biệt quan tâm, nhà trường đã có kế hoạch phòng chống cháy nổ hàng năm và có những đợt tập huấn. Nhà trường đã trang bị một máy phun nước và nhiều bình chữa lửa đặt những nơi thuận tiện, quan trọng để phòng chống cháy nổ kịp thời khi có trường hợp cháy nổ xảy ra. Phương án bảo vệ CSVC : Phương án bảo vệ được nhà trường đưa ra hàng năm như: gia cố các cửa ra vào, cửa sắt ngang, trực bảo vệ 24/24, có kế hoạch kiểm tra những người ra vào không để xảy ra các trường hợp mất cắp CSVC. Sân trường, tường rào, cây xanh, vườn hoa cây cảnh : Sân trường tuy hẹp nhưng sạch, có nhiều cây bóng mát, có một số cây cảnh. Nhà trường có tường rào bao quanh tách biệt với khu vực nhà dân, tuy nhiên do xây dựng đã hơn 13 năm nên hiện nay tường rào đang xuống cấp, không đảm bảo độ kiên cố, nhưng nhà trường chưa thể xây lại do kinh phí xây dựng hơi cao. Cảnh quan và môi trường sư phạm: Cảnh quan và môi trường sư phạm nhà trường tốt, an toàn bảo đảm cho việc xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong các năm qua môi trường sư phạm nhà trường được đảm bảo tạo sư ổn định an ninh trật tự trong nhà trường và tạo niềm tin và sự an tâm cho CMHS và nhân dân trong huyện. 3. Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện dạy học: 3.1. Việc qui định giáo viên sử dụng thiết bị dạy học: Hiệu trưởng chỉ đạo việc thiết lập hệ thống sổ sách cụ thể rõ ràng, hiện nay trường đang sử dụng các loại sổ sách thiết bị day học sau đây: Sổ giao nhận thiết bị dạy học: Sổ giao nhận thiết bị dạy học: Nhằm theo dõi việc giao nhận giữa các đơn vị cung ứng với nhà trường, theo dõi việc quản lí cơ sở vật chất nhà trường với các phòng thí nghiệm thực hành. Sổ theo dõi tài sản nhà trường: Nhằm theo dõi số lượng, chủng loại, tình trạng của các thiết bị có tại Trường, phục vụ cho công tác kiểm kê tài sản cố định hàng năm. Sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học: Khi giáo viên có nhu cầu cần sử dụng đồ dùng dạy học, các giáo cụ trực quan, hóa chất thí nghiệm, giáo viên ghi phiếu mượn đồ dùng dạy học ở nhân viên các phòng thí nghiệm hoặc nhân viên quản lý thiết bị dạy học. Sổ báo giảng tiết thực hành: Nhằm theo dõi việc thực hiện các tiết thực hành tại các phòng thí nghiệm của giáo viên bộ môn. Sổ đăng kí sử dụng phòng dạy học đa phương tiện: Nhằm theo dõi việc thực hiện các tiết dạy giáo án điện tử có sử dụng đa phương tiện. Các loại hệ thống hồ sơ sổ sách này được Phó hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra định kỳ (2 lần/ năm ở mỗi học kì) và kiểm tra đột xuất như kiểm tra hồ sơ sổ sách của các tổ chuyên môn. Hiệu trưởng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên phát huy vai trò của thiết bị dạy học trong công tác giảng dạy và giáo dục. Nhắc nhở trong cuộc họp liên tịch, trong họp hội động, họp tổ chuyên môn. 3.2. Hiệu trưởng quy định cụ thể việc sử dụng thiết bị dạy học: Giáo viên lên lịch báo giảng tiết thực hành hoặc tiết có thí nghiệm biểu diễn, minh họa tại lớp ( theo phân phối chương trình). Nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm chuẩn bị thiết bị dạy học. Giáo viên bộ môn ký vào sổ mượn thiết bị dạy học, ghi rõ ngày mượn, tên thiết bị dạy học cần mượn, phục vụ cho tiết dạy ở lớp. Thực trạng thiết bị dạy học trước khi mượn. Giáo viên ký trả thiết bị dạy học, ghi rõ ngày, tháng năm trả và thực trạng thiết bị dạy học khi trả. Hiệu trưởng quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lí thiết bị dạy học và quản lí các bộ phận chuyên môn trong vấn đề thực hiện chương trình của giáo viên cũng như việc phát huy vai trò của thiết bị dạy học trong giảng dạy. Hiệu trưởng rất chú ý giáo dục học sinh thực hiện nội quy nhà trường, trong đó có giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Những học sinh vi phạm có biện phám xử lí nghiêm khắc. Nhìn chung cách tổ chức, chỉ đạo như trên của Hiệu trưởng, đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến việc phát huy vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học. 3.3. Kiểm tra đánh giá việc sử dụng: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thông qua họp tổ, họp hôi đồng để đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Ban giám hiệu nhà trường dự giờ đột xuất, dựa vào lịch giáo viên đã đăng kí mượn đồ dùng dạy học ở nhân viên quản lí thiết bị. Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm kê tài sản cố định mỗi năm 1 lần vào cuối tháng 12, Hiệu trưởng thành lập tổ kiểm tra theo quyết định của Hiệu trưởng gồm các thành viên như sau: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ hành chính, nhân viên thiết bị, bảo vệ, kế toán, văn thư để kiểm tra cơ sở vật chất- kỹ thuật của trường trong năm. Khi tiến hành kiểm tra yêu cầu các tổ phải kiểm kê ghi nhận số lượng hiện còn, hỏng, mất, tình trạng chất lượng thiết bị so với ban đầu tăng giảm, từ đó đề xuất với nhà trường để bảo trì, bảo dưỡng hoặc thanh lý. Cuối mỗi tháng vào ngày 30, Hiệu trưởng yêu cầu nhân viên thiết bị báo cáo thống kê cho hiệu trưởng sơ lượt sử dụng thiết bị của mỗi giáo viên, để từ đó hiệu trưởng có kế hoạch nhắc nhở, chỉ đạo kịp thời. Sau khi mua sắm các trang thiết bị, hiệu trưởng thành lập tổ nghiệm thu, phân công các tổ kiểm tra, lắp đặt và sủ dụng, rút kinh nghiệm. Hằng năm, tổ chức chuyên đề về làm đồ dùng dạy học có đánh giá khen thưởng và rút kinh nghiệm về chất lượng đồ dùng dạy học cũng như cách sử dụng và bảo quản. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Được sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Giáo dục- Đào tạo, sự triển khai chi tiết, cụ thể của Sở Giáo dục- Đào tạo Đồng Nai, thông qua hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ năm học, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề đổi mới giáo dục, phát huy vai trò chủ thể của học sinh. Chú trọng phương châm” học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn”. Hệ thống văn bản lập kế hoạch mua sắm, quản lí, sử dụng phát huy thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học khá đồng bộ và cụ thể. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai về việc hướng dẫn cụ thể kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học: Tổ chức đấu thầu công khai, tổ chức tập huấn sử dụng và đồng thời Sở giáo dục đào tạo cũng phối hợp công ty cổ phần sách thiết bị trường học tổ chức giới thiệu các thiết bị dạy học mới và hiện đại. Vì vậy, quy trình mua sắm thiết bị dạy học khá rõ ràng thuận lợi cho trường. Được sự quan tâm, hỗ trợ của các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh về việc đóng góp để xây dựng một phần cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nói riêng, lãnh đạo nhà trường nói chung, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường. Hiệu trưởng đã trang bị thiết bị dạy học đều khắp các bộ môn tương đối hiện đại, đủ về số lượng, đa dạng về chủng loại. Giáo viên bộ môn xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong việc phát huy tác dụng của thiết bịdạy học. Học sinh rất hào hứng, thích học những tiết dạy có thiết bị dạy học. Tiết dạy giáo viên khai thác được hiệu quả thiết bị dạy học thì hiệu quả giờ dạy cũng tăng lên rõ rệt. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức các chuyên đề hội thảo chuyên môn nhằm khai thác và sử dụng thiết bị dạy học sao cho hiệu quả nhất. Quan tâm, chỉ đạo giáo viên khai thác tối đa công năng của thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học với công nghệ dạy học hiện đại. 1. Việc sử dụng, khai thác TBDH của giáo viên. Giáo viên là đối tượng trực tiếp sử dụng và khai thác và bảo quản thiết bị dạy học với thời gian và số lượng lớn nhất, là những người am hiểu nhất về số lượng, chất lượng của từng chi tiết thiết bị dạy học của môn học. Vì vậy, giáo viên giữ vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý thiết bị của nhà trường. Đối với phòng máy vi tính nhà trường và các giáo viên sử dụng triệt để công suất hiện có, tuy nhiên việc kịp thời sữa chữa các máy vi tính bị hư hỏng vẫn còn hạn chế, máy quá cũ, xuống cấp nặng được cấp từ năm 2006 đến nay chưa được cấp mới. Trong quá trình khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện nay còn phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có biện pháp tích cực để toàn bộ giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học trên giờ lên lớp. Quy trình quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chỉ dựa vào sổ đăng ký mượn thiết bị dạy học do nhân viên thiết bị quản lý. Do trình độ của nhân viên thiết bị hạn chế, năng lực thực hành, kỹ năng sử dụng và thói quen sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn lúng túng nên có những hạn chế đáng kể trong quá trình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học. Trường THPT Phước thiền chưa có phòng học bộ môn chuẩn chỉ cải tạo lại từ phòng học nên chưa đúng chuẩn, giáo viên chưa phát huy được hiệu quả của thiết bị dạy học. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thiết bị dạy học đặc biệt là thí nghiệm thực hành. * Ưu điểm. Giáo viên bộ môn được tập huấn sử dụng thiết bị dạy học, tập huấn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, thay sách giáo khoa và sau khi tiếp nhận thiết bị dạy học, nhiều giáo viên tự học tự trao dồi kiến thức về thiết bị dạy học nên sử dụng rất thành thạo thiết bị dạy học phục vụ cho bài giảng, tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học được giáo viên triển khai thực hiện, đảm bảo nội dung giảng dạy. Một số giáo viên có ý thức nghiên cứu để cải tiến, chế tạo đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện nhà trường. Các giáo viên giảng dạy các bộ môn: Tin Học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Địa lý, Toán học, Anh Văn, thể dục tích cực khai thác, sử dụng TBDH. Đa phần giáo viên rất tích cực trong công tác dạy và học những bài thí nghiệm. Có thể nói giáo viên đã khai thác tối đa giá trị của các thiết bị đó. Một số giáo viên còn tự tạo ra những đồ dùng dạy học rất sáng tạo hoặc vẽ những bức tranh mà trong danh mục thiết bị dạy học không có. * Hạn chế. Ý thức sử dụng, khai thác thiết bị dạy học của số đông giáo viên vẫn chưa đồng đều; để có một tiết dạy tốt giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ. Nhưng không phải giáo viên nào cũng đồng tình hưởng ứng. Với các loại thiết bị sử dụng công nghệ cao, cách sử dụng mới lạ, giáo viên ngại sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo các chức năng của thiết bị do kiến thức và trình độ còn hạn chế. Trình độ chuyên môn của Giáo viên có sự chênh lệch. Vì trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, giáo viên ít có điều kiện thực hành các thiết bị dạy học. Một số giáo viên chưa có kỹ năng sử dụng tốt thiết bị dạy học. Vẫn còn một số giáo viên ngần ngại sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy, không chủ động thời gian lên kế hoạch thí nghiệm thực hành, sợ tốn nhiều thời gian, quen với lối dạy thuyết trình, không chủ động đổi mới phương pháp dạy học, chưa kết hợp hài hòa giữa nội dung sách giáo khoa và thí nghiệm thực hành, chưa phát huy tính tích cực, tư duy độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong nhận thức ở học sinh, tạo điều kiện hình thành kỹ năng thực hành của học sinh, giáo viên trong quá trình dạy học chưa thực sự lấy học sinh làm trung tâm. Ngần ngại tiết thực hành hoặc mượn thiết bị với một số lý do sau: Dụng cụ thiết bị thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu. Ví dụ ở bộ môn sinh học: khi cho các em làm sữa chua: không có bếp, son nồi để nấu nước; làm rượu hay muối dưa: không có bình để đựng cho từng nhóm, từng lớp; Quan sát các kỳ của nguyên phân: kính hiển vi thấy không rõ thậm chí là không nhìn thấy. Giáo viên không chuẩn bị kịp dụng cụ thí nghiệm thực hành, chỉ làm thí nghiệm khi 2 tiết dạy cách xa nhau hoặc chỉ thực hiện khi có dự giờ thăm lớp, vì không có thời gian giao tiết của các tiết học trong 1 buổi học. Ngòai ra việc sắp xếp thời khóa biểu các lớp cùng phân môn khó có thể xen kẻ hết được nhiều khi trùng tiết thực hành với nhau. Bảng 1 : Tổng hợp giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học hoặc thí nghiệm biểu diễn của các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Phước Thiền. (Tổng số GV: 53) Tỉ lệ số tiết sử dụng ( %) Môn học Không sử dụng Ít sử dụng Thường sử dụng Việc sử dụng ( %) Rất Đúng Đúng mục Đúng quy thường phương đích trình xuyên pháp Đảm bảo an toàn SL % SL SL % SL Toán 00 00 27 50.9 26 49.1 00 00 45 84.9 36 67.9 40 75.5 51 96.2 Vật lý 05 9.4 12 22.6 3.0 56.6 06 11.3 39 Hóa học % SL % % 74 SL % SL % SL % 35 66.0 22 41.5 42 79.3 07 13.2 08 15.1 29 54.7 09 17 44 83.0 33 62.3 34 64.2 39 73.6 Sinh học 06 11.3 07 13.2 40 75.5 00 00 38 71.7 33 62.3 39 73.6 37 69.8 Ngữ văn 05 Lịch sử 08 15.1 13 24.5 32 60.4 00 00 39 73.6 33 62.3 39 73.6 52 98.1 Địa lý 05 9.4 07 13.2 38 71.7 3 5.7 44 83.0 37 69.8 41 77.4 52 98.1 Tiếng Anh 05 9.4 06 11.3 42 79.3 00 00 41 77.4 44 83.0 42 79.3 51 96.2 Công nghệ 06 11.3 10 18.9 37 69.8 00 00 42 79.3 33 62.3 29 54.7 50 94.3 GDCD 00 00 44 83.0 09 17 00 00 37 69.8 17 32.1 45 84.9 39 73.6 Thể dục 00 00 00 00 04 7.5 49 92.3 46 86.8 39 73.6 42 79.3 48 90.6 GDQP 00 00 04 7.5 23 43.4 26 49.1 46 86.8 47 88.7 40 75.5 40 75.5 9.4 16 30.2 17 32.1 15 28.3 35 66.0 46 86.8 44 83.0 52 98.1 Qua bảng tổng hợp việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, ta thấy có một số giáo viên bộ môn chưa sử dụng thiết bị dạy học đầy đủ của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học, không tổ chức, hướng dẫn học sinh làm đủ các bài thí nghiệm thực hành tại phòng thí nghiệm, không thực hiện thí nghiệm biểu diễn tại lớp học cho học sinh. Chỉ có bộ môn Toán thực hiện tương đối đảm bảo do đồ dùng dạy học bộ môn này chủ yếu là thước kẻ, compa và một số dụng cụ trực quan dạy môn hình học không gian. Bộ môn Thể dục và Giáo dục quốc phòng do điều kiện ngoài sân trường cần có dụng cụ, thiết bị dạy học mới tiến hành dạy học vì thế bộ môn này thực hiện rất nghiêm túc và triệt để . Ngoài việc sử dụng thiết bị dạy học của các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong tiết học, có một số giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra. Chính vì giáo viên còn ít sử dụng, không sử dụng thiết bị dạy học cộng thêm sử dụng thiết bị dạy học chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra, dẫn đến thiết bị dạy học dễ bị hư hỏng, chất lượng các tiết dạy hiệu quả không cao, dẫn đến giáo viên bình thường ngại sử dụng, chỉ sử dụng khi có sự kiểm tra. 2. Việc sử dụng, khai thác thiết bị dạy học của học sinh. Ý thức, khả năng nhận thức, năng lực sử dụng thiết bị, thực hành thí nghiệm rất đa dạng, mức độ sử dụng thiết bị dạy học là khác nhau. Mặc dù khi sử dụng thiết bị, giáo viên đã trình bày rõ quy trình các bước thực hành, sử dụng. Nhưng vẫn còn một số học sinh có ý thức chấp hành nội quy phòng thực hành chưa tốt, dẫn đến làm hư hỏng thiết bị. Học sinh chưa có ý thức, kỹ năng, thói quen về việc học thực hành. Mỗi lần tới tiết học thí nghiệm thực hành là học sinh di chuyển từ phòng học đến phòng thí nghiệm thực hành, chia nhóm mất nhiều thời gian, đặc biệt vào những tiết cuối của buổi học. Chính vì vậy mà ảnh hưởng trực tiếp dung lượng cũng như chất lượng dạy và học trong tiết học đó. 3. Cơ sở vật chất Phòng học bộ môn, phòng chức năng Trường THPT Phước Thiền mặc dù có khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đã chủ động đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, trang bị bổ sung thiết bị dạy học; phân công giáo viên có năng lực phụ trách thiết bị dạy học. Trường THPT Phước Thiền có 3 phòng học bộ môn, một phòng thí nghiêm Lý, hai phòng thí nghiệm thực hành Hóa - Sinh. Việc bố trí phòng thí nghiệm, kho chứa thiết thiết bị dạy học của nhiều bộ môn, phần lớn là mang tính chất tạm vì các phòng chứa TBDH điều cải tạo từ phòng học, chưa đúng chuẩn.(do thiếu phòng, lấy phòng học của học sinh làm phòng thí nghiệm, phòng thực hành), không đúng quy cách, không gian chật hẹp, thiếu an toàn, chưa khoa học, dễ hư hỏng, dễ vỡ, … gây tâm lý ngại ngùng khi sử dụng thiết bị dạy học. Cho nên việc chuẩn bị kế hoạch dụng cụ, thiết bị cho giáo viên bộ môn gặp nhiều trở ngại, thậm chí giáo viên không mang thiết bị khi lên lớp làm thí nghiệm hoặc làm thí nghiệm mang tính chất chiếu lệ, hình thức, không hiệu quả, tiết dạy không đạt yêu cầu, sử dụng TBDH không hết công suất. 4. Thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới nói chung, cho việc đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt tích cực, chủ động của học sinh nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu này, phương tiện kỹ thuật dạy học (còn gọi là phương tiện thiết bị dạy học) phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác. Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở hiện tại và những năm qua, trường THPT Phước Thiền được Sở giáo dục và đào tạo trang bị, cung cấp một số thiết bị dạy học các bộ môn, trong đó nhiều nhất ở bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, GDQP- AN và môn Tiếng Anh theo từng năm phù hợp với việc thay sách giáo khoa. Điều này đã tạo ra một bộ mặt mới về thiết bị dạy học mà trước đây chưa từng có. * Ưu điểm. Thiết bị dạy học phục vụ chương trình, sách giáo khoa mới, đảm bảo sự đồng bộ theo bộ môn, mỗi môn học đều có 6 bộ thí nghiệm cho 6 nhóm học sinh thực hiện các thí nghiệm thực hành. Một bộ thí nghiệm thực hành biểu diễn cho giáo viên, bộ này có kích thước lớn hơn và chất lượng tốt hơn. Việc trang bị đồng bộ giúp cho công tác quản lý theo phân môn thuận lợi. Tính năng và chất lượng có hiệu quả hơn so với bộ thiết bị dạy học cũ. Việc trang bị thiết bị dạy học theo khối lớp, hình thức, mẫu mã tương đối đa dạng, phong phú, dễ lắp rắp sử dụng. Một số thiết bị đã thể hiện tính hiện đại, áp dụng công nghệ mới trong chế tạo như thiết bị dạy học của môn Vật lý và môn Sinh học. * Hạn chế. Chất lượng thiết bị dạy học không đồng đều, một số chất lượng thấp ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm của giáo viên và học sinh. Độ tinh xảo của thiết bị còn hạn chế, âm thanh máy cassete được cấp công suất nhỏ,việc bổ sung thiết bị dạy học mới chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến số lượng thiết bị dạy học cần thiết cho một số tiết thí nghiệm thực hành. Đây là một hạn chế cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của việc sử dụng, khai thác và bảo quản TBDH. 5.Về phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Hiện nay thiết bị dạy học đã được Sở giáo dục và đào tạo cung cấp rất nhiều, đa dạng, phong phú, nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ giảng dạy cho giáo viên phù hợp theo từng tiết dạy. Với sự phát động của nhà trường, một số giáo viên tự làm đồ dùng dạy học riêng cho bản thân dựa vào vật liệu, thiết bị làm đồ dùng thường có sẵn trong đời sống, dễ tìm, rẽ tiền phục vụ cho việc dạy tốt hơn. Để bổ sung thêm thết bị dạy học, nâng cao khả năng tìm tòi, đầu tư khai thác, sử dụng thiết bị ngày càng có hiệu quả hơn cho công tác quản lý thiết bị. Trong năm vừa qua trường đã phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai. * Ưu điểm. Các tổ bộ môn, giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học có tăng thêm. Phần lớn đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính kinh tế và có thể phục vụ cho nhiều bài học. Đảm bảo mục tiêu truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh; tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh. Bản thân giáo viên tìm được những ví dụ cụ thể trong đời sống, trong thực tiễn thông qua những đồ dùng dạy học tự làm. Đồ dùng dạy học tự làm khắc phục được một số hạn chế của các thiết bị dạy học được trang bị đại trà như: phù hợp với tầm quan sát của học sinh, trực quan, gọn nhẹ dễ di chuyển. Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên cùng bộ môn, khác bộ môn với nhau. * Hạn chế. Đồ dùng dạy học còn trên mặt lý luận, còn việc ứng dụng vào thực tế thì chưa được quan tâm khai thác hằng ngày của nhà trường. Có một số đồ dùng dạy học thiếu tính cân đối về màu sắc, kích cỡ, chưa đảm bảo tính khoa học và tính chính xác khi thí nghiệm. Có một số giáo viên làm đồ dùng dạy học mang tính chiếu lệ, không quan tâm đến tính sư phạm, tính khoa học, dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, không tạo được sự hứng thú trong việc khai thác kiến thức. Thiếu sự hợp tác của nhóm, tổ bộ môn, của đồng nghiệp trong việc làm đồ dùng dạy học. 6. Về công tác bảo quản thiết bị dạy học. Trong quá trình bảo quản sử dụng thiết bị dạy học sẽ có những hư hỏng, giảm sút về chất lượng do tác động của con người và môi trường xung quanh. Để thiết bị dạy học được sử dụng lâu dài, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ cho quá trình dạy học cần có chế độ bảo quản, sữa chữa thường xuyên, kịp thời. * Ưu điểm. Phần lớn GV trong trường có quan tâm đến công tác bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học. Khi tiếp nhận thiết bị cử các tổ trưởng bộ môn kiểm tra, lưu hồ sơ sổ sách, phân loại thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mượn. Phân công cán bộ thiết bị, bố trí phòng kho thiết bị, bảo quản thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Hàng năm có thống kê, kiểm kê, kiểm tra thiết bị dạy học đang quản lý; bổ sung, mua sắm thêm trang thiết bị . Nhân viên thiết bị thường xuyên sắp xếp ngăn nắp khoa học như: các hóa chất dạng lỏng để nơi tránh bụi và tránh ánh sáng mặt trời; sắp xếp các tranh ảnh theo khối; bảo quản các tranh ảnh, treo các ảnh đúng nơi qui định ở các phòng thực hành, thí nghiệm. Nhân viên thiết bị có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị, đảm bảo hồ sơ quản lý thiết bị dạy học như: sổ thiết bị dạy học, sổ sử dụng thiết bị dạy học, sổ mượn trả thí nghiệm biểu diễn, đồ dùng, sổ ghi ký hiệu tranh ảnh, sổ thống kê các tiết thí nghiệm thực hành, sổ thống kê các tiết có sử dụng thiết bị dạy học. Hàng tháng báo cáo tình hình thiết bị dạy học về nhà trường để từ đó có hướng khắc phục sữa chữa, bảo trì.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất