Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc sgk tiếng việt ở tiểu ...

Tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc sgk tiếng việt ở tiểu học (2014)

.PDF
50
318
125

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ HỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC -------------------------- VŨ THỊ HUYỀN TRANG TÌM HIỂU HIỆU QUẢ CỦA TỪ LÁY TRONG CÁC TÁC PHẨM THƠ THUỘC SGK TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S PHAN THỊ THẠCH HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực của bản thân, đề tài khóa luận đã được hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phòng Đào tạo Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, tới các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài khóa luận của mình. Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Th.S Phan Thị Thạch đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Huyền Trang LỜI CAM ĐOAN Đề tài "Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩn thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học" được nghiên cứu và hoàn thành dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả, cộng với sự cố gắng, phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.S Phan Thị Thạch. Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này chưa có tác giả nào nghiên cứu. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Huyền Trang KÍ HIỆU VIẾT TẮT SGK : Sách giáo khoa Nxb : Nhà xuất bản GS : Giáo sư THCS : Trung học cơ sở MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 8. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận .................................................................................. 6 1.1 Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................................... 6 1.1.1. Từ láy ................................................................................................ 6 1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................. 6 1.1.1.2. Phân loại................................................................................... 7 1.1.1.3. Chức năng của từ láy ............................................................. 10 1.1.2. Phân biệt từ láy với từ đơn đa âm tiết và từ ghép ........................... 11 1.1.2.1. Phân biệt từ láy với từ đơn đa âm tiết .................................... 11 1.1.2.2. Phân biệt từ láy với từ ghép ................................................... 11 1.1.3. Văn bản ........................................................................................... 12 1.1.3.1. Khái niệm ............................................................................... 12 1.1.3.2. Đặc trưng của văn bản ........................................................... 13 1.2. Cơ sở tâm lí học và giáo dục học ............................................................. 14 1.2.1. Cơ sở tâm lí học .............................................................................. 14 1. 2.1.1. Năng lực tư duy của học sinh Tiểu học ................................ 15 1.2.1.2. Tình cảm, cảm xúc của học sinh Tiểu học............................. 16 1.2.1.3. Khả năng ngôn ngữ ................................................................ 16 1.2.2. Cơ sở giáo dục học .......................................................................... 17 1.3. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 18 Chƣơng 2: Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học. .............................................................. 19 2.1. Khái quát kết quả khảo sát thống kê phân loại các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học .................................................................. 19 2.1.1. Tỉ lệ các tác phẩm thơ được phân chia theo thể loại....................... 19 2.1.2. Tỉ lệ các tác phẩm thơ được phân chia theo đề tài .......................... 25 2.2. Kết quả thống kê phân loại từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học ............................................................................ 28 2.2.1. Tiêu chí phân loại từ láy ................................................................. 29 2.2.1.1. Dựa vào số lượng tiếng (âm tiết) tham gia cấu tạo từ ........... 29 2.2.1.2. Dựa vào các thành tố âm thanh của tiếng (âm tiết) cơ sở được sử dụng để tạo ra từ theo phương thức hòa phối ngữ âm .......... 29 2.2.2. Kết quả thống kê phân loại từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học ............................................................ 29 2.2.2.1. Kết quả thống kê phân loại dự vào số lượng tiếng tham gia cấu tạo từ ....................................................................................... 29 2.2.2.2. Kết quả thống kê phân loại từ láy dựa vào thành tố âm thanh của tiếng cơ sở dùng để tạo từ được tổ chức theo phương thức hòa phối âm thanh ....................................................................... 31 2.3. Hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ ở SGK Tiếng Việt ở Tiểu học ........................................................................................................... 36 2.3.1. Từ láy có tác dụng tạo hình, biểu cảm trong thơ ............................ 36 2.3.2. Từ láy có tác dụng tạo tính nhạc tăng giá trị thẩm mĩ cho lời thơ.............................................................................................................. 39 KẾT LUẬN .................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong các đơn vị của ngôn ngữ, từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm. Đơn vị này được các nhà ngôn ngữ học xem như một loại vật liệu đặc biệt mà thiếu nó không thể nói đến sự tồn tại của ngôn ngữ. F.desaussure nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới đầu thế kỉ XX đã từng viết: “Từ là đơn vị ngôn ngữ luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”. Vì có tầm quan trọng đặc biệt như vậy, nên từ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Ngôn ngữ học đại cương, Từ vựng học, Ngữ pháp học, Phong cách học… Chỉ riêng trong từ vựng học Tiếng Việt, việc nghiên cứu về từ là luôn cần thiết và không có hồi kết thúc. Đúng như nhận định của GS: Hoàng Văn Hành “Vấn đề về từ trong ngôn ngữ học đại cương cũng như trong ngành Việt ngữ học là vấn đề đã, đang và sẽ tiếp tục được bàn luận”. Nhận thức rõ được yêu cầu của ngôn ngữ học nói chung và từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt nói riêng, chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học là một việc làm hữu ích, có ý nghĩa khoa học sâu sắc. Với một sinh viên năm cuối của khoa GDTH, tìm hiểu về từ láy trong các văn bản thơ dành cho học sinh Tiểu học còn có ý nghĩa thực tiễn. Trước hết, thực hiện đề tài này tác giả khóa luận có điều kiện củng cố, nâng cao những hiểu biết về từ trong tiếng Việt, những cách dùng từ mang tính nghệ thuật và hiệu quả của những cách dùng từ đó trong việc giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học. Những kết quả nghiên cứu đó giúp cho tác giả khóa luận có điều kiện làm giàu kiến thức và phương pháp dạy học để dạy tốt hơn môn Tiếng Việt trong đợt thực tập sư phạm cuối khóa cũng như cuộc đời giáo viên Tiểu học trong tương lai. 1 Hiểu rõ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của việc tìm hiểu từ láy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học”. 2. Lịch sử vấn đề Vì từ là đơn vị đặc biệt quan trọng nên nó được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu từ láy từ các nguồn tài liệu sau: 2.1 . Một số giáo trình từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Từ và vốn từ hiện đại, Nguyễn Văn Tu, Nxb GD, H.1968 - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu, Nxb GD, H.1981 - Từ trong tiếng Việt, Hoàng Văn Hành, Nxb KHXH, H.1985 - Vấn đề từ trong tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp, Nxb GD, H.2011 Trong các cuấn giáo trình trên, khi nghiên cứu về từ láy, các tác giả đã đưa ra những nhận định về từ láy như sau:” Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Những từ lấp láy gồm những âm tiết tương quan với nhau hay giống nhau về ngữ âm”. (Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, H.1968, Tr 34). Hay nói khác: “Đây là những từ giống nhau bộ phận hoặc chỉ là ở vần cái hoặc chỉ là phụ âm đầu”. (Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, H.1968, Tr 39). Cũng nghiên cứu về từ láy, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ láy là cụm từ cố định được lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu tả gợi cảm”. (Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp, Nxb ĐH và THCN, H.1985, Tr 91). 2 Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức ấm tiết”. (Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu, Nxb GD, H.1981, Tr 138). Tìm hiểu về từ láy mỗi nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm của mình về loại từ này. Tuy mỗi quan niệm diễn đạt không hoàn toàn giống nhau, nhưng đã chỉ ra được những nét đặc trưng của từ láy – một kiểu từ được cấu tạo bằng cách lặp lại ngữ âm của hình vị cơ sở. Tìm hiểu về từ láy là vấn đề được nhiều người quan tâm và tiếp tục nghiên cứu. 2.2 . SGK Tiếng Việt ở Tiểu học và SGK Ngữ Văn THCS Trong chương trình Tiểu học, nội dung dạy học về từ láy được các tác giả đưa vào phân môn Luyện từ và câu thuộc SGK Tiếng Việt, lớp 4, tập một. Ở bài Từ ghép – từ láy. Trong SGK, tác giả chưa nêu ra khái niệm cụ thể về từ láy, học sinh sẽ được nhận biết về từ láy bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau, qua các ví dụ… Các em sẽ được củng cố kiến thức về từ láy thông qua các hoạt động luyện tập, thực hành. Những kiến thức về từ láy lại được các nhà biên soạn SGK lựa chọn và đưa vào thực hiện trong SGK Ngữ Văn lớp 7 ở THCS. Ở bài Từ láy, SGK Ngữ Văn lớp 7, tập một. Ở lớp này các em sẽ được học và tìm hiểu sâu hơn về từ láy, biết khái niệm, cấu tạo, phân loại từ láy. Các em sẽ được củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức về từ láy. 2.3. Các khóa luận của sinh viên khoa giáo dục Tiểu học Trong những năm gần đây một số sinh viên khoa giáo dục Tiểu học đã nghiên cứu về từ tiếng Việt ở góc nhìn của ngữ pháp học, song chưa có ai nghiên cứu, tìm hiểu về hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học như đề tài khóa luận. 3 Tổng thuật nghiên cứu về từ láy, có thể thấy rằng đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới vì đã có nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Nhưng Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học chắc chắn là một vấn đề không cũ vì nó chưa trùng với đề tài khoa học nào. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: "Tìm hiểu hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc SGK Tiếng Việt ở Tiểu học ". 4. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm những mục đích sau 4.1.Củng cố nâng cao hiểu biết của mình về từ láy. 4.2.Làm giàu cho mình những kiến thức đặc thù về từ láy trong một văn bản nghệ thuật ngôn từ. 4.3.Giúp các bạn sinh viên, những giáo viên Tiểu học những người mong muốn làm giàu nội dung kiến thức và phương pháp để dạy tốt tiếng Việt ở Tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận. 5.2. Hệ thống hóa những kiến thức về từ láy trong các tài liệu về từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. 5.3. Khảo sát thống kê việc sử dụng từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học. 5.4. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp để chỉ ra đặc thù của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc đối tượng khảo sát. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu từ láy tiếng Việt và hiệu quả của từ láy trong các tác phẩm thơ thuộc chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học. 4 6.2. Giới hạn các tác phẩm thống kê Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê 63 tác phẩm thơ trong SGK Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5 thuộc phân môn Tập đọc. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau : 7.1. Phương pháp thống kê phân loại Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê số lượng văn bản thơ trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, đồng thời thống kê phân loại việc sử dụng từ láy trong các văn bản thơ. 7.2. Phương pháp phân tích Trong khóa luận chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích các ngữ liệu có sử dụng từ láy và chỉ ra hiệu quả của nó ở các tác phẩm thơ. 7.3. Phương pháp miêu tả Chúng tôi sử dụng phương pháp này tái hiện lại kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về từ láy. 7.4. Phương pháp tổng hợp Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để tổng hợp những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. Chúng tôi đã vận dụng phương pháp này để rút ra những nhận xét, kết luận từ kết quả nghiên cứu về hiệu quả của từ láy. 8. Cấu trúc của đề tài Về cơ bản, khóa luận có cấu trúc 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết thúc 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 . Cơ sở ngôn ngữ học 1.1.1. Từ láy 1.1.1.1. Khái niệm Mỗi nhà khoa học khi nghiên cứu về từ láy đã đưa ra một định nghĩa về kiểu từ này. Chúng tôi dẫn vào đây một vài định nghĩa tiêu biểu: Theo Nguyễn Tài Cẩn: "Từ láy âm là loại từ ghép trong đó theo con mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm". (Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, H.1985, Tr 109). Trong cuấn giáo trình Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (1968). Nguyễn Văn Tu cho rằng: "Những từ lấp láy gồm những âm tiết tương quan với nhau, giống nhau về ngữ âm". (Nguyễn Văn Tu, Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, H.1968, Tr 34). Không đồng nhất với ý kiến của Nguyễn Tài Cẩn, không chung chung như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và sát với đặc thù của từ láy hơn. Đó là: "Từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết". (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, H.1981, Tr 38). Với tư cách một chuyên gia nghiên cứu về từ láy, Hoàng Văn Hành cho rằng: 6 "Từ láy nói chung là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc nhất định sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về ngữ âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa". (Hoàng Văn Hành, Từ láy trong tiếng Việt, Nxb KHXH, H.1985, Tr 27). Thông qua định nghĩa về từ láy của các nhà khoa học, chúng tôi cho rằng để có thể nắm được nội hàm khái niệm của kiểu từ này, chúng ta cần chú ý đến những đặc điểm sau của nó: Từ láy là một kiểu từ phức được cấu tạo theo phương thức hòa hòa phối âm thanh (còn được gọi là phương thức láy). Kết quả của việc vận dụng phương thức lặp lại yếu tố ngữ âm (âm thanh) của tiếng gốc sẽ tạo ra một kiểu từ láy có giá trị gia tăng hoặc giảm nhẹ so với ý nghĩa của tiếng gốc. 1.1.1.2. Phân loại Trong cuấn Từ tiếng Việt do Hoàng Văn Hành làm chủ biên, tác giả Hà Quang Năng đã đưa ra hai tiêu chí phân loại từ láy. Hai tiêu chí đó là: số lượng âm tiết trong từ láy và sự thống nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo các thành tố của từ láy theo quy luật hòa phối ngữ âm. a. Dựa vào số lượng âm tiết trong cấu tạo từ láy Dựa vào tiêu chí này, người ta chia từ láy thành a.1 Từ láy đôi VD1: đất đai, sạch sẽ, tuổi tác, hỏi han, nhỏ nhắn, xinh xắn… a.2 Từ láy ba VD2: dửng dừng dưng, tẻo tèo teo, sát sàn sạt, sạch sành sanh… a.3 Từ láy tư VD3: hớt ha hớt hải, khấp kha khấp khểnh, tẩn ngẩn tần ngần, vội vội vàng vàng… 7 Trong ba kiểu từ láy trên thì từ láy đôi là kiểu từ cơ bản vì kiểu từ này chiếm số lượng lớn nhất trong từ láy tiếng Việt. Đồng thời ở kiểu từ này, tất cả đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ láy đều được thể hiện rõ ràng, đầy đủ (Hà Quang Năng ). b. Dựa vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành tố tham gia cấu tạo từ: Dựa vào tiêu chí này, người ta chia từ láy thành : từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. b.1 Từ láy hoàn toàn Theo giáo sư Hoàng Văn Hành "Từ láy hoàn toàn là từ láy có sự đồng nhất tương ứng hoàn toàn giữa các thành tố cấu tạo âm tiết của từ". Căn cứ vào mức độ đồng nhất về mặt ngữ âm giữa các tiếng trong cấu tạo từ, nhiều nhà khoa học phân loại từ láy hoàn toàn thành hai kiểu như sau : - Láy âm, láy thanh Giáo sư Hoàng Văn Hành cho rằng mặc dù trong kiểu từ láy này hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo (âm, thanh) nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Ở tiếng thứ hai của từ bao giờ cũng cũng có sự nhấn mạnh và có độ dài trong phát âm. VD4 :đỏ đỏ, đẹp đẹp, đùng đùng, đoàng đoàng, nhỏ nhỏ… - Từ láy âm biến đổi thanh Đó là kiểu từ láy giữa hai tiếng giống hệt nhau về âm, khác nhau về thanh điệu, do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở tiếng (âm tiết) đầu nên xảy ra hiện tượng biến thanh theo quy luật chặt chẽ. VD5 :chồm chỗm, mơn mởn, ngay ngáy, ra rả, sừng sững… Sự khác biệt về mặt ngữ âm được phân biệt theo hai sự đối lập sau: - Đối lập bằng trắc: đó là sự đối lập giữa các thanh điệu. - Thuộc nhóm thanh bằng: là thanh không dấu, thanh huyền. 8 - Thuộc nhóm thanh trắc: là thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng. - Đối lập âm vực cao, âm vực thấp chủ yếu theo quy luật cùng âm vực. Sự phối hợp thanh điệu như trên hình thành quy tắc hài thanh đối các thanh điệu bằng – trắc cùng âm vực, tức là trong từ láy hoàn toàn nếu cả hai tiếng đều là thanh trắc thì một tiếng thanh điệu trắc bao giờ cũng chuyển sang thanh bằng cùng âm vực. (Hoàng Văn Hành, Từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, H.1985. Tr 77 ). VD6: đẹp đẹp – đèm đẹp mởn mởn – mơn mởn tím tím – tim tím chậm chậm – chầm chậm Ngoài hai kiểu từ láy hoàn toàn nêu trên tác giả Hà Quang Năng đã thêm một kiểu từ láy hoàn toàn nữa. Đó là kiểu từ láy hoàn toàn khác nhau về phụ âm cuối. VD7: anh ách, chiêm chiếp, san sát… Chúng tôi cho rằng những từ láy nêu trên nên đưa vào từ láy bộ phận sẽ hợp lí hơn. b.2 Từ láy bộ phận Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp giữa ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định. Trong tiếng Việt, kiểu từ láy bộ phận là kiểu chính xét cả về số lượng từ và tính đa dạng, phong phú của quy tắc phối hợp âm thanh. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ là từ láy phụ âm đầu và từ láy vần. 9 b.2.1 Từ láy phụ âm đầu Đó là kiểu từ láy trong đó âm đầu được lặp lại. VD8: bập bềnh, thập thò, tí tách, róc rách, rì rào, xum xuê… b.2.2 Từ láy vần Từ láy vần là từ láy trong đó có phần vần lặp lại ở hai âm tiết, còn phụ âm đầu khác biệt với nhau. VD9: lác đác, lưa thưa, lô nhô,lúc nhúc, luẩn quẩn… 1.1.1.3. Chức năng của từ láy a. Đỗ Hữu Châu cho rằng: Từ láy có chức năng sắc thái hóa ý nghĩa tiếng cơ sở theo chiều hướng gia tăng hoặc giảm nhẹ. VD10: chầm chậm, dìu dịu, đo đỏ, tim tím, nhè nhẹ… Những từ láy thuộc kiểu cấu tạo trên thường mang ý nghĩa giảm nhẹ hơn ý nghĩa của tiếng cơ sở (hình vị gốc). VD11: dợn dợn, đỏ đắn, thuỵch thuỵch… Những kiểu từ láy thuộc kiểu cấu tạo ở ví dụ trên có ý nghĩa gia tăng hơn ý nghĩa của tiếng cơ sở (hình vị gốc). Ngoài chức năng gia tăng hoặc giảm nhẹ ý nghĩa của tiếng gốc (hình vị cơ sở) từ láy còn tiềm tàng khả năng tạo hình biểu cảm. VD12: chán chường, chói chang, đìu hiu,gập ghềnh, hơn hớn,hớt hải, khúc khuỷu… b. Chức năng tạo tính nhạc của từ láy: Từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm, chính phương thức này tạo nhạc tính tiềm tàng trong bản thân mỗi từ. Tính nhạc của từ láy hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm, cấu tạo của từ, nhờ đó hình thành sự đắp đổi về âm vực, tạo âm hưởng, vần điệu cho từ. VD13: lung linh, lao xao, lấp lánh, xanh xanh… 10 1.1.2. Phân biệt từ láy với từ đơn đa âm tiết và từ ghép 1.1.2.1. Phân biệt từ láy với từ đơn đa âm tiết a. Từ đơn đa âm tiết Trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra hai kiểu từ đơn đa âm tiết. Một là: một số ít từ đơn thuần Việt như: bù nhìn, bồ các, chèo bẻo, bồ hóng… Theo tác giả, những từ này xét về nguồn gốc có thể trước đây chúng là những từ phức, nhưng hiện nay cả hai hình vị (hai tiếng) đã mất nghĩa. Hai là: các từ phiên âm của ngôn ngữ Ấn – Âu như: apatit, a xít, cà phê, mô tô… Đỗ Hữu Châu cho rằng việc xếp những từ trên vào từ đơn chẳng những không ảnh hưởng đến nguyên tắc phân loại, mà còn phù hợp với đặc điểm hoạt động hiện nay của chúng. b. Phân biệt từ đơn đa âm tiết với từ láy Trong các từ đơn đa âm tiết, có những từ khi thoáng nhìn rất giống từ láy. VD14: ba ba, chuồn chuồn, châu chấu, thuồng luồng… Đỗ Hữu Châu cho rằng những từ trên không thể coi là từ láy bởi lẽ giữa các tiếng cấu tạo từ không có tiếng nào được coi là tiếng gốc mang nghĩa. Vả lại, số lượng của những từ đơn đa âm tiết kiểu trên chiếm tỉ lệ quá ít không thể đại diện cho một kiểu từ như từ láy. Như vậy từ láy khác với từ đơn đa âm tiết chính là ở chỗ nó là một kiểu từ phức được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm, kiểu từ này có đặc điểm cấu tạo và đặc điểm nghĩa rõ ràng. 1.1.2.2. Phân biệt từ láy với từ ghép a. Khái niệm từ ghép Từ ghép là một kiểu của từ phức. Nó được cấu tạo theo phương thức ghép hai tiếng có nghĩa theo quan hệ đẳng lập hay chính phụ. Kết quả của 11 việc vận dụng phương thức cấu tạo đó sẽ tạo ra một kiểu từ ghép có ý nghĩa khác hẳn với tiếng (hình vị) cơ sở. b.Phân biệt từ láy với từ ghép Từ láy và từ ghép khác nhau chính từ phương thức cấu tạo từ. Từ láy được tạo ra theo phương thức hòa phối ngữ âm tiếng gốc, còn từ ghép được tạo ra theo phương thức ghép hai tiếng (hình vị có nghĩa) theo quan hệ ngữ pháp nhất định. Ý nghĩa của hai kiểu từ được tạo ra từ hai phương thức khác nhau là rất khác nhau. Các từ láy do cấu tạo theo phương thức ngữ âm nên có chức năng “sắc thái hóa ý nghĩa” theo chiều hướng gia tăng hoặc giảm nhẹ ý nghĩa của tiếng cơ sở. Sự kết hợp hai tiếng có nghĩa theo quan hệ đẳng lập sẽ cho ra đời kiểu từ ghép đẳng lập. Những kiểu từ ghép này có ý nghĩa khái quát hơn ý nghĩa của thành tố cấu tạo từ. VD15: ruộng đất, trâu bò, nhà cửa, vợ chồng… Sự kết hợp hai hình vị có nghĩa theo quan hệ chính phụ sẽ tạo ra kiểu từ ghép chính phụ. Những từ ghép kiểu này có ý nghĩa cụ thể, hoặc hẹp hơn ý nghĩa của hình vị đóng vài trò thành tố chính. VD16: hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa vi ô lét… 1.1.3. Văn bản 1.1.3.1. Khái niệm Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn, lời nói, hoặc lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài, có loại như một truyện kể, một bài thơ, một biển chỉ đường. (Bách khoa thư ngôn ngữ học, 1994, R.Easher (chủ biên) – Dẫn theo Diệp Quang Ban. Giao tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn, 2003, Tr 50). 12 1.1.3.2. Đặc trưng của văn bản a. Về mặt nội dung Mỗi một văn bản thường thể hiện một chủ đề. Chủ đề đó được khai triển theo dụng ý của người tạo lập văn bản. Nội dung của văn bản phải có tính mạch lạc, tính lên kết, tính hoàn chỉnh. Tính hoàn chỉnh là việc trình bày văn bản trọn vẹn vấn đề. Trong một văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn văn bản, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc. Trong cuấn Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, 2011 Diệp Quang Ban đã chỉ rõ: “Mạch lạc là cái tầm rộng mà ở đó ngôn ngữ được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn có liên quan với nhau”. Liên kết là một đặc trưng cơ bản của văn bản. Diệp Quang Ban quan niệm: “Liên kết là một bộ phận biểu hiện của mạch lạc, liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai (hơn hai) yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai (hơn hai) câu (hay khúc đoạn lời nói chung) theo kiểu, muốn hiểu nghĩa của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của các yếu tố kia. Trên cơ sở đó, hai câu chứa đựng chúng lên kết được với nhau”. (Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban, Nxb 2011). b. Về hình thức b.1 Mỗi văn bản thuộc một thể loại nhất định Chính đặc trưng về thể loại góp phần tạo ra những sắc thái riêng không thể trộn lẫn giữa các văn bản. Chẳng hạn: Văn bản nghệ thuật có thể được phân chia thành ba thể loại lớn là: văn xuôi, thơ và kịch. Trong văn bản thơ, người ta lại chia thành các thể loại sau: Các thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, hát nói), thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt), các thể thơ hiện đại (thơ năm tiếng, thơ bảy tiếng, thơ tám tiếng, thơ tự do,…). 13 Mỗi thể thơ cụ thể nêu trên có luật định riêng về số câu, số tiếng về quy luật ngắt nhịp, hiệp vần, hài thanh. Trong văn bản thơ lại có những đặc trưng riêng mà ở các văn bản khác không có. Chẳng hạn: Thơ trước hết là nơi để nhân vật trữ tình, nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm, bộc lộ cảm xúc. Trong các tác phẩm thơ, hình ảnh thơ đóng vai trò rất quan trọng trong câu. Nhiều hình ảnh được sử dụng làm biểu tượng nghệ thuật ngôn từ giàu ý nghĩa, thông qua các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… Yếu tố nhạc điệu không thể thiếu trong các tác phẩm thơ. Điều đó được thể hiện ở cách ngắt nhịp, hiệp vần, ở niêm luật, hài thanh… Giọng điệu trữ tình trong thơ cũng khác với giọng điệu tự sự trong các tác phẩm văn xuôi. b.2 Thuộc về hình thức văn bản là kết cấu của nó Kết cấu là cách tổ chức của toàn văn bản hoặc từng phần của văn bản cho phù hợp với việc nêu chủ đề. b.3 Cách dùng ngôn ngữ trong văn bản cũng thuộc về hình thức của văn bản. Văn bản là một chỉnh thể thường được tạo ra từ nhiều câu. Các câu liên kết với nhau mật thiết về mặt hình thức và nội dung. Ngôn ngữ trong văn bản thường thuộc về một phong cách, chức năng ngôn ngữ nhất định, chúng mang đặc trưng của phong cách đó. Chẳng hạn: Các phương tiện ngôn ngữ trong các văn bản thơ mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đó là tính hình tượng (tính tạo hình biểu cảm), tính hàm súc và tính cá thể hóa. 1.2. Cơ sở tâm lí học và giáo dục học 1.2.1. Cơ sở tâm lí học Các em học sinh Tiểu học có lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi. Ở lứa tuổi này các em có những biến đổi quan trọng về tâm sinh lí. Do ở lứa tuổi này các em 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất