Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa tại việt nam hiện nay...

Tài liệu Xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa tại việt nam hiện nay

.PDF
87
66
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HƢỜNG Xö Lý VI PH¹M HµNH CHÝNH VÒ XUÊT Xø HµNG HãA T¹I VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ HƢỜNG Xö Lý VI PH¹M HµNH CHÝNH VÒ XUÊT Xø HµNG HãA T¹I VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHO THÌN HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Hƣờng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XUẤT XỨ HÀNG HÓA ...................................................................................... 8 1.1. Khái quát chung về xử lý vi phạm hành chính ............................. 8 1.2. Xuất xứ hàng hóa và quản lý nhà nƣớc về xuất xứ hàng hóa ........ 10 1.2.1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa ............................................................ 11 1.2.2. Khái niệm và vai trò của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ....... 15 1.2.3. Gian lận xuất xứ............................................................................... 17 1.2.4. Quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa ........................................... 17 1.3. Xử lý hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa................................ 19 1.3.1. Khái niệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.......... 19 1.3.2. Nguyên tắc, thủ tục xử lý hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa ....... 23 1.3.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa.......... 24 1.3.4. Các hình thức xử lý hành vi vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa ........................................................................................... 26 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa .............................................................................. 29 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA...............................................................................................33 2.1. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa .......................................................................................... 33 2.1.1. Các hình thức vi phạm chủ yếu về xuất xứ hàng hóa ...................... 33 2.1.2. Quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu ........................................... 35 2.1.3. Xử lý vi phạm hành chính đối với nhóm hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa trong hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước .......... 46 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ...... 48 2.2.1. Kết quả xử lý vi phạm hành chính ................................................... 48 2.2.2. Một số vụ việc điển hình ................................................................. 49 2.2.3. Phân tích vụ việc điển hình.............................................................. 52 2.3. Hạn chế vƣớng mắc và nguyên nhân ........................................... 57 2.3.1. Hạn chế, vướng mắc ........................................................................ 57 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên....................................... 62 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XUẤT XỨ HÀNG HÓA ...................................................... 64 3.1. Yêu cầu về nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính đối với xuất xứ hàng hóa trong giai đoạn hiện nay .................... 64 3.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa .............................. 65 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa ................... 71 3.3.1. Tăng cường năng lực cho đội ngũ tham mưu quản lý nhà nước về xuất xứ và xử lý vi phạm về xuất xứ hàng hóa ........................... 71 3.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng .................... 72 3.3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công khai thông tin thực hiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa ............................................................... 72 3.3.4. Đẩy mạnh truyền thông và hợp tác quốc tế ..................................... 73 3.3.5. Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp.......................... 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT C/O mẫu E: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại giấy này được phát hành theo Hiệp định khung về phát triển kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc. C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn FTA: Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Hiệp định EVFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU Hiệp định GATT: Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 HS: Mã số hàng hóa LVC: tỷ lệ Phần trăm giá trị hàng hóa Trị giá CIF: là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan. Trị giá FOB: là trị giá hàng hóa đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong hội nhập kinh tế, quốc tế, làm cho đời sống xã hội ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn gian lận về xuất xứ, nhãn mác hàng hóa xuất nhập khẩu để lợi dụng xuất xứ Việt Nam để thực hiện xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước. Việc giả mạo về xuất xứ hàng hoá đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, quyền lợi của người tiêu dùng trong nước và hình ảnh nền kinh tế của Việt Nam trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của trào lưu bảo vệ mậu dịch nội địa và chủ nghĩa dân tuý, các nước trong khu vực và trên thế giới đã có những chính sách thay đổi lớn như: “Chiến tranh thương mại” bằng cách gia tăng thuế suất đối mặt hàng nhập khẩu, áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước trong hoạt động thương mại. Dự báo khả năng gia tăng tình trạng hàng hóa từ các nước bị áp thuế suất cao sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào thị trường các nước như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… để lẩn tránh mức thuế suất cao do các nước này áp dụng lẫn nhau. Việc tham gia của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với thuế suất hàng hoá đến từ các nước vào Việt Nam sẽ giảm, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi, tuy nhiên, song song với đó là tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá để nhằm đánh lừa người tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên nhằm thu lợi bất chính. 1 Công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hoá được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp xử lý vi phạm hành chính hiện được nhiều lực lượng chấp pháp áp dụng. Thời gian qua, để xử lý các vi phạm về xuất xứ hàng hóa bằng chế tài hành chính, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP); Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/ 11/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP)… Tuy vậy, qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống gian lận về xuất xứ hàng hóa cho thấy quy định pháp luật còn nhiều khiếm khuyết, kẽ hở, gây khó khăn cho việc phát hiện, chứng minh vi phạm, việc nhận diện hành vi vi phạm và chế tài xử phạt còn nhiều bất cấp, thiếu cơ chế đảm bảo thi hành quyết định xử phạt nên hiệu quả răn đe thấp kết quả công tác đấu tranh không tương xứng với kỳ vọng và thực tiễn đòi hỏi. Do đó, luận văn này mong muốn thống kê, phân tích hệ thống các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hoá; phân tích thực trạng công tác đấu tranh phòng chống gian lận, xuất xứ hàng hoá của một số lực lượng chấp pháp trong 2 năm vừa qua, nhằm phát hiện các hạn chế, bất cập, nguyên nhân của hạn chế và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hoá và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nêu trên. Hiện nay, đã có những nghiên cứu về xuất xứ hàng hoá và chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hoá. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu tổng thể về pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hoá, 2 phân tích thực tiễn qua những trường hợp điển hình để qua đó có những kiến giải hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống gian lận xuất xứ hàng hoá bằng chế tài hành chính. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sỹ là rất cần thiết, đáp ứng về tính khoa học và thực tiễn cao. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu một số luận văn, luận án tiến sĩ viết về xử lý vi phạm hành chính và xuất xứ hàng hóa như: Luận án tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp Luật Hành chính “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Kim Long Biên thực hiện năm 2015, tại Học Viện Khoa học xã hội. Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xử lý VPHC trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu về vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa. Luận án tiến sĩ kinh tế “Quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN” của tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn thực hiện năm 2017 tại Học viện tài chính. Luận án tập trung trên các khía cạnh: việc áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ ASEAN đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN để được hưởng thuế quan ưu đãi và ngược lại là việc các cơ quan quản lý ở Việt Nam áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp “Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của nhóm học viên Trường Đại học Đà Nẵng chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu thực trạng xuất xứ hàng hóa Việt Nam những năm gần đây, 3 các quy định và hiệp định về xuất xứ hàng hóa được áp dụng để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra xuất xứ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu một số giáo trình, tài liệu, bài viết có liên quan về xuất xứ hàng hóa và xử lý vi phạm về xuất xứ khác. Tuy nhiên, các đề tài, tài liệu chưa đề cập đến việc xử lý các gian lận xuất xứ như thế nào cũng như giải pháp cho vấn đề này tại Việt Nam hiện nay. Do đó, tác giả đã tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm về xuất xứ, trên cơ sở kiến thức thực tế thu thập được thông qua việc xử lý hồ sơ vụ việc cụ thể, cũng như tham mưu chính sách tại cơ quan, tác giả đã lựa chọn và hoàn thiện Luận văn với đề tài “Xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hoá nói riêng; luận văn đề xuất một số quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích thực trạng quy định pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa; phân tích các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa; - Nhận diện những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành và các yếu tố đảm bảo việc thực thi pháp luật trong công tác đấu tranh 4 phòng, chống vi phạm đối với xuất xứ hàng hóa (Thông qua một số vụ việc cụ thể, điển hình); nhận diện các hành vi vi phạm phổ biến, đưa ra các dự báo tình hình vi phạm trong thời gian tới; - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật xử lý hành vi vi phạm xuất xứ hàng hóa hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa; thực trạng thực hiện pháp luật của một số lực lượng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hoá, trong đó tập trung chủ yếu vào cơ quan Hải quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa. Phân tích, so sánh, đối chiếu các chế tài xử phạt vi phạm về xuất xứ trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay điều chỉnh về vấn đề này. Phân tích thực trạng công tác thực thi kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa của lực lượng chủ yếu thực hiện là Hải quan trong các năm từ 2018 – 2020 thông qua các vụ việc điển hình (thời gian sau khi hệ thống văn bản QPPL về xuất xứ có hiệu lực đến thời điểm nghiên cứu). Công cụ quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa không phải là vấn đề trọng tâm nhưng cũng được xem xét nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa. 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phân tích. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, quy định của pháp luật, các số liệu...; - Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập trung chủ yếu ở Chương 2 của luận văn; - Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng ở tất cả các chương của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia… v.v… 6. Ý nghĩa của đề tài - Là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về xử lý vi phạm hành chính đối với xuất xứ hàng hóa, là tài liệu để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. - Luận văn này đã đưa ra những bất cập, hạn chế của hoạt động xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa. Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực về xuất xứ hàng hóa, giúp cơ quan nhà nước chủ động ngăn chặn và xử lý hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn mác hàng hóa để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, nhà sản xuất trong nước, thu hút dịch chuyển luồng đầu tư vào Việt Nam sản xuất sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam. 6 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về xuất xứ hàng hóa. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XUẤT XỨ HÀNG HÓA 1.1. Khái quát chung về xử lý vi phạm hành chính Xã hội vận động và phát triển luôn tiềm ẩn và tồn tại những vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật hành chính nói riêng. Các vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng xuất phát từ hành vi do con người thực hiện trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, hành vi trái pháp luật đó chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. Theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi loại vi phạm này và đối tượng điều chỉnh của mỗi đạo luật trong hệ thống pháp luật, có thể chia các vi phạm pháp luật thành các loại vi phạm khác nhau, như: vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự,... trong đó, vi phạm pháp luật hình sự là hành vi có tính chất nguy hiểm nhất cho xã hội, những vi phạm pháp luật hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, rất đa dạng, phong phú trong hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước. Thuật ngữ “vi phạm hành chính” được luật định khá sớm, lần đầu được quy định tại Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Các Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và 2002 không quy định thế nào là vi phạm hành chính. Năm 2012 với việc Quốc hội thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 vi phạm hành chính được hiểu là: Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của 8 pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, bàn về khái niệm nêu trên, nhận thấy còn một số bất cập như việc sử dụng cụm từ “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” chỉ nói lên được tính trái luật của hành vi; quy định các hành vi vi phạm hành chính thì phải bị xử phạt vi phạm hành chính cũng không chính xác về mặt khoa học, bởi thực tế khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật thì không những họ phải chịu những hình thức “xử phạt” mang tính trừng phạt của nhà nước mà họ còn phải thực hiện các biện pháp “khắc phục hậu quả”, tức buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại trật tự ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm của họ gây ra (biện pháp khôi phục). [18, tr 37]. Tại cuốn Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013 đã đưa ra khái niệm vi phạm hành chính với cách tiếp cận rộng và phù hợp với khoa học hơn. Theo đó vi phạm hành chính được hiểu là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [16, tr 393]. Tại thời điểm hiện tại, không có văn bản nào quy định về khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”. Theo khái niệm nêu trên thì chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính - là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm 9 hành chính theo thủ tục do luật hành chính quy định [16, tr. 397]. Theo lý luận về trách nhiệm hành chính thì có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính là các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị vi phạm hành chính xâm hại [16, tr. 402]. Tiếp nhận lý luận nêu trên, tác giả đưa ra quan điểm về xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp pháp khắc phục hậu quả, cũng như toàn bộ các biện pháp tiến hành trong thủ tục xử lý theo một trình tự, hình thức do pháp luật xử lý hành chính quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. 1.2. Xuất xứ hàng hóa và quản lý nhà nƣớc về xuất xứ hàng hóa Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Khi nền kinh tế phát triển, giao lưu buôn bán quốc tế được mở rộng, hàng hóa sản xuất ra không chỉ để sử dụng trong một nước mà có sự trao đổi buôn bán giữa các nước trên toàn thế giới. Điều này dễ dẫn đến nảy sinh tranh chấp thương mại giữa các nước. Để bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, một trong các vấn đề cần thiết là phải làm rõ địa điểm (hay quốc gia) mà hàng hóa được nuôi trồng, sản xuất, chế biến hoặc gia công. Hay nói cách khác, khái niệm xuất xứ hàng hóa ra đời là yếu tố quan trọng tất yếu của quá trình thuận lợi hóa thương mại quốc tế. Cách hiểu “xuất xứ hàng hóa” lần đầu được nhắc đến tại Phụ lục Chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi như sau: “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”. Theo đó, để xác định được xuất xứ hàng hóa cần phải căn cứ 10 tiêu chuẩn được đặt ra mà không có một chuẩn mực chung nào được áp dụng cho tất cả các nước. Có thể thấy, một số nước có quy định khá rõ về việc ghi nước sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, ví dụ: Thụy sĩ quy định đối với mặt hàng đồng hồ, Hoa kỳ quy định đối với mặt hàng ô tô, dệt may, len, New Zealand quy định đối với mặt hàng rượu vang. Đối với các nước đã có quy định về ghi xuất xứ thì các loại hàng hóa này bắt buộc phải đáp ứng đủ các tiêu chí xuất xứ theo quy định mới được lưu thông trên thị trường [34]. 1.2.1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa Trước khi tìm hiểu về xuất xứ hàng hóa, cần tìm hiều về thuật ngữ “quy tắc xuất xứ hàng hóa”. Thuật ngữ quy tắc xuất xứ hàng hóa dùng để chỉ tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nơi sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ hàng hóa) [16, tr 25]. Việc xác định quy tắc xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ không có quy tắc xuất xứ sẽ không xác định được xuất xứ hàng hóa và sẽ không có cơ sở để áp dụng các công cụ chính sách thương mại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Theo Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, “một nước được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó, thì nước xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”. Việc xác định xuất xứ hàng hóa, nhất là khi hàng hóa được sản xuất bởi nhiều quốc gia khác nhau, cần phải dựa trên các điều kiện, tiêu chí và cách xác định xuất xứ cụ thể. Tùy thuộc vào bộ quy tắc xuất xứ được áp dụng trong từng trường hợp, một hàng hóa có thể được coi là có hoặc không có xuất xứ tại chính quốc gia này. 11 Thực tế, hiện nay có nhiều sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó. Vì vậy, nếu không có quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ thực chất của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan như hàng hóa có thể được hưởng các chế độ thuế quan khác nhau gồm chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, chế độ ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do hoặc thuế chống bán phá giá. Khái niệm “xuất xứ hàng hóa” tại Việt Nam lần đầu tiên được giải thích cụ thể tại Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật này về xuất xứ hàng hóa, theo đó: Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và Bộ Tài chính. Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn thi hành tiếp tục khẳng định lại khái niệm xuất xứ hàng hóa đã được giải thích tại Luật Thương mại 2005. Đồng thời giải thích cụ thể có 02 loại văn bản dùng để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gồm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân tự phát hành theo quy định pháp luật (gọi chung là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa - theo Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương). Về quản lý nhà nước, Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân; Bộ Tài chính có trách nhiệm 12 hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan. Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 03/4/2018 Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa và kê khai xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu. Thông tư được áp dụng đối với thương nhân, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Theo quy định tại các văn bản trên, việc xác định xuất xứ hàng hóa ưu đãi theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Việc xác định xuất xứ hàng hóa không ưu đãi được quy định như sau: Hàng hóa được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công thương quy định [7, Điều 8, khoản 1]. Theo quy tắc cụ thể mặt hàng, hàng hóa xuất khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa (HS), tùy mặt hàng có thể là chuyển đổi ở cấp 2, 4 hoặc 6 số hoặc tiêu chí Tỷ lệ phần trăm giá trị (LVC) [1, Điều 6]. Về quy định xuất xứ trên nhãn, bao bì hàng hóa Lần đầu tiên nội dung ghi xuất xứ trên nhãn, bao bì hàng hóa được quy định tại Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ), theo đó, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trên nhãn hàng hóa phải ghi tên nước xuất xứ. Nội dung này tiếp tục được khẳng định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng