Mô tả:
4.1.1 Tình hình thu mua gạo xuất khẩu Công ty Mekonimex nằm trên vựa lúa gạo của cả nước, vị trí tiếp giáp với các vùng lúa trọng điểm của Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Cùng với hệ thống các xí nghiệp sản xuất đặt tại những vị trí thuận lợi trong việc vận chuyển cả đường bộ và đường sông nên việc thu mua và vận chuyển rất thuận lợi. Giai đoạn từ năm 2007 trở về trước, công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các đơn vị chế biến sau đó xuất khẩu theo hợp đồng mà không đảm nhận khâu chế biến. Khu vực thu mua chủ yếu là các quận huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Sóc Trăng và An Giang...Nhưng từ khi xây dựng hai nhà máy chế biến gạo là Thới Thạnh và An Bình với dây chuyền lau bóng đạt công suất 8 tấn/ giờ, công ty đã bắt đầu mua gạo nguyên liệu về chế biến để phục vụ xuất khẩu, từ đó công ty không còn mua gạo thành phẩm nhiều như trước, tuy nhiên vẫn phải duy trì thu mua gạo thành phẩm với số lượng thích hợp để phục vụ cho những hợp đồng xuất khẩu lớn khi hai xí nghiệp trực thuộc không đủ cung cấp. Vì thế, hiện nay công ty thu mua gạo với hai hình thức là: mua từ xí nghiệp của công ty và mua từ các nhà máy xay xát trong các vùng lân cận.Thông qua bảng số liệu về tình hình thu mua, ta thấy sản lượng tăng giảm rõ rệt. Năm 2011, do BĐSCL bị lũ lụt nặng đẩy giá thu mua tăng cao, mặt khác trong năm công ty mới bước đầu hoàn tất quá trình cổ phần hoá và đi vào hoạt động trở lại nên sản lượng thu mua trong năm chỉ đạt 38.383,83 tấn, giá trị tương ứng 240.296,1 0 triệu đồng. Năm 2012, sản lượng thu mua đạt đỉnh cao nhất trong vòng 3 năm, tổng sản lượng thu mua đạt 72.340,40 tấn, tương đương 407.589,84 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do, nền kinh tế 29 toàn cầu phải đối mặt với nhiều bất ổn về an ninh lương thực. Ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt gây ra sự thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng ở nhiều quốc gia Châu Á, đồng thời làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo dự trữ của các nước không có khả năng sản xuất. Dưới sức ép của việc thiếu lương thực trên sẽ đẩy giá xuất khẩu tăng cao, nhận thấy đây là điều kiện thuận lợi nên công ty tăng cường thu mua gạo phục vụ sản xuất. Đến năm 2013, do tình hình tiêu thụ trên thế giới bắt đầu giảm và một số các quốc gia Châu Á đang tăng cường ổn định lương thực quốc gia, ban hành chủ chương tự sản xuất phục vụ trong nước nên sản lượng thu mua của công ty cũng sụt giảm một lượng tương ứng 17,24% so với năm 2012 tương đương giảm 12.475,0 tấn, giá trị thu mua giảm chỉ còn 56.682,94 triệu đồng. 4.1.2 Tình hình thu mua theo hình thức thu mua Theo như phân tích trên, hiện nay công ty thu mua gạo theo hai hình thức chủ yếu đó là: mua trực tiếp từ nông dân, thương lái và thu mua từ các đơn vị, xí nghiệp chế biến lương thực trong khu vực ĐBSCL. Đối với hình thức thu mua từ nông dân hoặc thương lái, là loại hỗn hợp nhiều giống, nhiều loại với tỷ lệ tấm, kích cỡ khác nhau, công ty thu mua sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc chế biến và phân loại mới xuất khẩu được.