BÀI TẬP 3.6.12
Lê Thị Ngọc Hiền
Vũ Thị Thùy Dương
Trịnh Ngọc Thanh Duy
Nguyễn Mạnh Trường Giang
Ngày 15 tháng 5 năm 2016
3.6.12: Cho M là một không gian vectơ con dày đặc trong một không gian định chuẩn
E và T ∈ L(M, F ). Giả sử F Banach, chứng minh có duy nhất một S ∈ L(E, F )
sao cho S(x) = T (x), ∀x ∈ M
Giải:
Cho x ∈ E vì M trù mật trong E nên tồn tại dãy {xn } trong M sao cho xn → x khi
n → ∞. Ta có:
kT xn − T xm k = kT (xn − xm )k ≤ kT k kxn − xm k ≤ kT k ε, ∀n, m ≥ 1
Suy ra {T xn } là dãy Cauchy trong F . Mặt khác, vì F Banach nên ∃y ∈ F sao cho
T xn → y khi n → ∞
Xét dãy {x0n } trong M sao cho x0n → x ∈ E khi n → ∞.
Đặt: z2n = xn và z2n+1 = x0n ta có zn → x khi n → ∞. Chứng minh tương tự như trên
ta cũng có {T z2n+1 } là dãy Cauchy trong không gian Banach F suy ra T z2n+1 → y 0 ∈ F
khi n → ∞. Vì {T z2n } và {T z2n+1 } là dãy con của {T zn } nên suy ra y = y 0 hay nói cách
khác giới hạn y của {T xn } không phụ thuộc vào cách chọn dãy {xn }.
Do đó ta có thể định nghĩa ánh xạ S : E → F như sau:
S(x) = lim (T xn ), ∀x ∈ E và {xn } là dãy trong M sao cho xn → x
n→∞
Ta sẽ chứng minh S được định nghĩa như trên là ánh xạ thỏa yêu cầu của bài toán.
i) Chứng minh S(x) = T (x), ∀x ∈ M .
Với mọi x ∈ M , xét dãy {xn } thỏa xn = x, ∀n ≥ 1. Ta có xn → x khi n → ∞ và
S(x) = lim (T xn ) = lim [T (x)] = T (x)
n→∞
n→∞
ii) Chứng minh S là ánh xạ tuyến tính.
Với mọi α ∈ F, ∀x, x0 ∈ E lấy dãy {xn } và {x0n } trong M sao cho xn → x, x0n → x0
khi n → ∞. Ta có:
S(x + αx0 ) = lim [T (xn + αx0n )] = lim (T xn ) + α lim (T x0n ) = S(x) + αS(x0 )
n→∞
n→∞
Vậy S là ánh xạ tuyến tính.
1
n→∞
iii) Chứng minh S là ánh xạ liên tục.
Với mọi x ∈ E lấy dãy {xn } ⊂ M sao cho xn → x khi n → ∞. Vì Sx → kSxk là
ánh xạ liên tục nên ta có:
kSxk =
lim T xn
= lim kT xn k ≤ lim kT k kxn k = kT k kxk
n→∞
n→∞
n→∞
suy ra S liên tục.
iv) Chứng minh S là ánh xạ duy nhất thỏa yêu cầu bài toán.
Giả sử G ∈ L(E, F ) là một ánh xạ mở rộng khác của T , nghĩa là G(x) = T (x), ∀x ∈
M . Với mọi x ∈ E, lấy dãy {xn } ⊂ M sao cho xn → x khi n → ∞ ta có:
S(x) = lim S(xn ) = lim T (xn ) = lim G(xn ) = G(x)
n→∞
n→∞
n→∞
Vậy S ≡ G hay S là ánh xạ mở rộng duy nhất của T .
2