Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Bộ đề thi học kì 2 môn lịch sử lớp 12 năm 2015 2016...

Tài liệu Bộ đề thi học kì 2 môn lịch sử lớp 12 năm 2015 2016

.PDF
18
505
84

Mô tả:

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 NĂM 2015-2016 1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT Yên Lạc 2 2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016 Trường THPT Lương Ngọc Quyến 3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT Phan Văn Trị 4. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016 – Trường THPT Chương Mỹ A SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12 NĂM 2015 – 2016 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 ------------------- Thời gian làm bài 45 phút,không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang) ---------------------- PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời vào A. Tháng 12/1924 B. Tháng 2/1925 C. Tháng 6/1925 D. Tháng 7/1925 Câu 2. Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào năm A. 1939 B. 1940 C. 1941 D.1945 Câu 3. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa diễn ra ngày A. 6/1/1946 B. 6/1/1946 C. 6/1/1947 D.6/1/1948 Câu 4. Tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định lấy tên Đảng là A. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Đảng Cộng sản Đông Dương C. Đảng Lao động Việt Nam Câu 5. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết ngày A. 7/5/1954 C. 21/7/1954 B. 17/5/1954 D. 21/12/1954 Câu 6. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử diễn ra từ A. 26/4/1975  30/4/1975 B. 27/4/1975  30/4/1975 C. 28/4/1975  30/4/1975 C. 26/4/1975  2/5/1975 PHẦN 2. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của phong trào? Câu 2 (4,0 điểm) Từ năm 1961-1965, Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đó. ---------------------Hết-------------------- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 12 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 MÔN: LỊCH SỬ ------------------- NĂM HỌC 2015 - 2016 ---------------------- I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C B C C A II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Ý Nội dung trình bày Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam nổ ra trong hoàn cảnh 1 nào? Ý nghĩa của phong trào? a Điểm 3,0 Hoàn cảnh: - Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất: Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng; 1,0 đề ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật... - Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để cách mạng vượt qua khó khăn thử thách. - Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm. b 0,5 0,5 Ý nghĩa: - Phong trào “Đồng khởi’’ đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 0,5 0,5 Từ năm 1961-1965, Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam 2 Việt Nam? Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đó. a Từ năm 1961-1965, sau thất bại trong phong trào "Đồng khởi" Mĩ buộc phải chuyển sang chiến lược "chiến tranh đặc biệt". b 1,0 Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt" là "dùng người Việt, đánh người Việt". - Để tiến hành "chiến tranh đặc biệt", Mĩ đề ra các kế hoạch Xtalây - Taylo với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. c 4,0 0,75 0,75 Thủ đoạn của Mĩ là tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược", sử dụng chiến thuật mới "trực thăng vận" và "thiết xa 0,75 vận"... - Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho miền Nam. --------------Hết-------------- 0,75 SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT CHƯƠNG MỸ A MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 12 NĂM HỌC: 2015 – 2016 Thời gian: 60 phút --------------------------- ĐỀ: Câu 1 (3 điểm): Nêu đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? Câu 2 (3 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh: Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Câu 3 (4 điểm): Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? ...............Hết............ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh........................................ Số báo danh.................................. ĐÁP ÁN Câu Đáp án Điểm Nêu đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định 3 điểm Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? - Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. * Tình hình: - Miền Bắc: Phía ta nghiêm túc thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. + Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Thủ đô. + 16/5/1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. - Miền Nam: Mĩ thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, 1 0.5 0.25 0.25 0.5 chia cắt Việt Nam, âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á * Nhiệm vụ: - Miền Bắc: + Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa đất nước tiến lên CNXH. + Kết hợp với miền Nam chống lại âm mưu phá hoại của đế quốc Mĩ. => Miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, thành hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân miền Nam. - Miền Nam: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất 0.25 0.25 0.25 0.75 nước => Miền Nam trở thành tiền tuyến lớn của cách mạng cả nước. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh: Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam từ 3 điểm thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? 2 * Nguyên nhân: - Sâu xa: Mĩ xâm lược miền Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới - Từ năm 1954 – 1959 ta tiến hành đấu tranh chính trị, đòi Mĩ – Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. - Từ năm 1957 – 1959 Mĩ – Diệm khủng bố dã man: luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật… - Tháng 1/1959 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Nghị quyết Trung ương 15 đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam, làm xoay chuyển tình thế và mở đường cho cách mạng phát triển. * Diễn biến: - Từ tháng 2 đến 8/1959 phong trào diễn ra lẻ tẻ ở: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi). 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 - 17/1/1960 “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã (Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh) thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), lan nhanh ra toàn tỉnh Bến Tre, Nam Bộ và Tây Nguyên…, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch. * Kết quả: - 1960 ta làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. - Hình thành vùng giải phóng rộng lớn ở miền Nam. - Ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời. * Ý nghĩa: - Giáng đòn nặng nề vào Mĩ – Diệm, làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh một phía của đế quốc Mĩ. - Chấm dứt thời kỳ ổn định của chế độ thực dân. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 sang thế tiến công. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? * Giống nhau: - Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á - Đều ra đời trong tình thế bị động do sự thất bại của các chiến lược chiến tranh trước đó - Đều có sự tham chiến của quân đội Sài Gòn 4 điểm 0.75 0.5 0.5 * Khác nhau: Nội dung Lực lượng Âm mưu Chiến lược “Chiến tranh đặc Chiến lược “Chiến lược biệt” (1961 – 1965) cục bộ” (1965 – 1968) Chủ yếu là quân đội Sài Gòn Có sự tham chiến của quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn Dùng người Việt đánh người Cố giành lại thế chủ động Việt trên chiến trường, đẩy ta về thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán lực lượng hoặc rút về biên giới, kết thúc chiến 0.25 0.75 0.75 tranh Thủ đoạn - Thủ đoạn cơ bản là Ấp chiến - Thủ đoạn cơ bản là gọng lược (quốc sách) kìm tìm diệt và bình định + Lập bộ chỉ huy quân sự + Tấn công vào căn cứ của MACV quân giải phóng ở Vạn + Tăng cường viện trợ quân Tường (8/1965). 0.75 sự, phương tiện chiến tranh. + Mở hai cuộc phản công + Mở những cuộc càn quét chiến lược mùa khô 1965 lớn. 1966; 1966 - 1967 vào vùng + Chiến thuật: Trực thăng vận, “đất thánh Việt cộng”. thiết xa vận. Quy mô Diễn ra ác liệt, chủ yếu ở miền Diễn ra ác liệt hơn, vừa bình Nam định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc (quy mô cả nước) 0.75 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 –2016 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (4,0 điểm) Trình bày những thắng lợi chủ yếu của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Câu 2: (2,0 điểm) Vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973? Hiệp định Pari có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam? Câu 3: (4,0 điểm) Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể nào Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam Xuân 1975? Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. ..........Hết......... SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Lịch sử- Lớp 12 (Gồm 02 trang) CÂU ĐÁP ÁN Câu 1 Trình bày những thắng lợi chủ yếu của quân và dân miền Nam trong cuộc (4,0 chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. ĐIỂM điểm) - Mặt trận chống bình định: (1,5đ) + Diễn ra giằng co, quyết liệt giữa việc lập và phá “ấp chiến lược”… 0,50 + Kết quả: cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát; cuối 1964, địch chỉ kiểm soát được 3.300 ấp; đến giữa năm 1965, 0,50 chỉ còn kiểm soát được 2.200 ấp. -> “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” bị bẻ gãy, vùng giải phóng ngày càng 0,50 mở rộng. - Mặt trận chính trị: (1,0đ) + Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi ở khắp các đô thị, 0,50 tiêu biểu là “đội quân tóc dài”, các tăng ni phật tử… đã góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm + Ngày 1/11/1963, Mĩ giật dây tay sai lật đổ Diệm-Nhu -> chính quyền Sài Gòn lâm 0,50 vào khủng hoảng triền miên. - Mặt trận quân sự: (1,5đ) + 2/1/1963, quân giải phóng miền Nam giành chiến thắng vang dội tại trận Ấp Bắc 0,25 (Mĩ Tho) + Đông-xuân 1964-1965, quân giải phóng miền Nam mở chiến dịch Đông Nam 0,50 Bộ, giành chiến thắng lớn tại Bình Gĩa (Bà Rịa) + Xuân-hè 1965, quân giải phóng miền Nam mở các chiến dịch An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài 0,25 -> Quân đội Sài Gòn- công cụ chủ yếu của “Chiến tranh đặc biệt” có nguy cơ tan rã. “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ phá sản. Câu 2 (2,0 0,50 Vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973? Hiệp định Pari có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam? điểm) *Vì sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri năm 1973? (1,0đ) Từ năm 1954, Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở Việt 1,0 Nam với việc đề ra nhiều chiến lược chiến tranh. Do liên tiếp thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc, đặc biệt là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, ngày 27/1/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari cam kết chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. *Ý nghĩa của Hiệp định Pari đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam: (1,0đ) - Với Hiệp định Pari năm 1973, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 0,50 nhân dân Việt Nam, rút hết quân về nước. - Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước: tạo thời cơ 0,50 thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 3 Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể nào Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết (4,0 định mở chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải điểm) phóng miền Nam Xuân 1975? Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. * Điều kiện lịch sử: (1,5đ) - Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có 0,50 lợi cho cách mạng - Đặc biệt sau khi ta giành chiến thắng đường 14 Phước Long (6/1/1975) cho thấy khả năng Mĩ quay trở lại miền Nam là khó có thể, quân ngụy phản ứng yếu ớt và bắt 0,50 đầu sai lầm trong phán đoán hướng tiến công chiến lược của ta, sơ hở trong việc phòng thủ Tây Nguyên - Hội nghị bàn kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã 0,50 quyết định chọn Tây Nguyên là chiến dịch mở màn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam năm 1975. * Diễn biến: (1,0đ) - 4/3/1975, ta đánh nghi binh Playku, Kon Tum 0,25 -10/3/1975, ta tấn công trận then chốt tại Buôn Ma Thuật. Sau 2 ngày ta chiếm được 0,25 Buôn Ma Thuật 0,25 - Ngày 12/3, địch phản công tái chiếm BMT không thành, đã rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên 0,25 - Ta truy kích tiêu diệt địch, đến ngày 24/3/1975 chiến dịch Tây Nguyên kết thúc *Kết quả: (0,5đ) Ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên với 60 vạn dân 0,50 *Ý nghĩa: (1,0đ) Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. 1,0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: LỊCH SỬ – GDTHPT Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề. Câu I (2,5 điểm) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) xác định cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam có vai trò gì đối với cách mạng cả nước? Vai trò của cách mạng miền Bắc thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào? Câu II (2,5 điểm) Vì sao đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965)? Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh này như thế nào? Câu III (2,5 điểm) Tóm tắt những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973). Câu IV (2,5 điểm) Đảng Lao động Việt Nam căn cứ điều kiện, thời cơ nào đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nêu suy nghĩ của em về chủ trương, kế hoạch đó. -----------------------HẾT---------------------Ghi chú: Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh…………………………Số báo danh………………….. Chữ kí của giám thị 1…………………… Chữ kí của giám thị 2…………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ Câu Câu I (2,5 điểm) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: LỊCH SỬ – GDTHPT HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn có 3 trang) Nội dung Điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) xác định cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam có vai trò gì đối với cách mạng cả nước? Vai trò của cách mạng miền Bắc thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào? - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) xác định cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam có vai trò đối với cách mạng cả nước: + Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. + Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. - Vai trò cách mạng miền Bắc thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: + Trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Khẩu hiệu của miền Bắc “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... + Đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp phần làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ bị lung lay, buộc phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari ... + Làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, chi viện sức người, sức của... 1,0 1,5 Câu II Vì sao đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt (2,5 Nam (1961 – 1965)? Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh này điểm) như thế nào? - Đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) vì: + Sau phong trào “Đồng khởi”, cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công... + Công cuộc khôi phục kinh tế cải cách ruộng đất miền Bắc đạt được những thắng lợi... + Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh... + Đế quốc Mĩ buộc phải chuyến sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt “ ở miền Nam. - Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: + Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra rất gay go, quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962, cách mạng đã kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 1,0 1,5 Câu III (2,5 điểm) Câu IV (2,5 điểm) gần 70% nông dân . + Trên mặt trận quân sự, quân và dân miền Nam đã giành thắng lợi to lớn trong trận Ấp Bắc – Mĩ Tho (2 – 1 – 1963). Chiến thắng này chứng minh quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ mở ra phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. + Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là đấu tranh của “Đội quân tóc dài”. + Phong trào đấu tranh của quân và dân miền Nam đã làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm, Mĩ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. + Đông xuân 1964 – 1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó, giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Tóm tắt những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973). - Trên mặt trận chính trị, ngoại giao: 1,0 + Ngày 6 – 6 – 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, được 23 nước công nhận, có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. + Năm 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp, biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Mĩ . + Ở thành thị, phong trào của học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ. Ở nông thôn, đồng bằng...quần chúng nổi dậy chống bình định, phá ấp chiến lược. + Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pa ri về Việt Nam được kí kết ... - Trên mặt trận quân sự: 1,5 + Quân đội ta phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ... + Bộ đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” chiếm giữ đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn... + Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: ... ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu... Kết quả: chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Ý nghĩa: giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược. Đảng Lao động Việt Nam căn cứ điều kiện, thời cơ nào đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nêu suy nghĩ của em về nội dung chủ trương, kế hoạch đó. - Đảng Lao động Việt Nam căn cứ điều kiện, thời cơ đề ra chủ trương, kế 1,5 hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam: + Cuối 1974 - đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, sau Hiệp định Pari, Mĩ rút quân, có lợi cho cách mạng. + Ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội ở Phước Long (6 – 1 – 1975). Chiến thắng Phước Long thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế. + Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976. - Nêu suy nghĩ của cá nhân về nội dung chủ trương, kế hoạch: học sinh có 1,0 thể có những suy nghĩ khác nhau nhưng đúng, lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm. Sau đây là những gợi ý: Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam khẳng định sự đúng đắn, linh hoạt của Đảng... + Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam được đề ra dựa trên cơ sở nhận định đúng sự thay đổi so sánh lực lượng... + Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm nhưng cũng dự đoán giải phóng miền Nam sớm hơn nếu thời cơ đến. + Đảng nêu ra sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của ... Giáo viên chấm cần lưu ý: - Hướng dẫn chấm, biểu điểm là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá, cho điểm. - Tổ chấm có thể cụ thể hóa một số nội dung, mức điểm để dễ chấm. Nhưng không cần nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong hướng dẫn chấm, biểu điểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan