Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Các phương pháp bảo toàn

.DOC
6
258
133

Mô tả:

Gv : Trần Đức Thành CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN Bài 1: Cho 33,6 lít CO ( đo ở đktc) đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng ,sau một thời gian người ta thu được 200 gam chất rắn A và khí B.Cho khí B vào dung dịch Ca(OH)2 dư người ta thu được 20 gam kết tủa .Tính m và tính dB/ H2 Bài 2: Cho V lít CO đi qua ống đựng m gam hỗn hợp các oxít sắt đun nóng ,sau một thời gian người ta thu được 120 gam chất rắn A và hỗn hợp khí B.Cho hỗn hợp khí B vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,06 M người ta thu được 2 gam kết tủa .Tính m. Bài 3 : Cho 12 g Mg vào dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 dư ta thu được V lít hỗn hợp khí A ( đo ở đktc) (gồm N2O và H2 ),dung dịch B. a.Tìm khoảng xác định của V. b. Cho d A/H2 = 11,5 ,Tính V. Bài 4 : Cho V lít khí CO đi qua ống sứ đựng 11,6 gam FexOy nóng đỏ một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 loãng thu được dung dịch C và 1,568 lít khí NO .Cô cạn dung dịch C thì thu được 36,3 gam một muối sắt (III) khan. 1. Xác định công thức của oxít sắt 2.Tính V và % theo thể tích các khí trong hỗn hợp A .Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp khí A so với H2 bằng 17,2. (các khí đo ở đktc). Bài 5: Hỗn hợp X gồm amoni sunfat và sắt sunfat.Hòa tan hỗn hợp X vào nước rồi chia làm hai phần bằng nhau . Cho phần 1 tác dụng với BaCl2 dư thu được 18,64 gam kết tủa . Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C .Lượng khí C thoát ra hấp thụ vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 0,25M . Lượng kết tủa B thu được đun nóng đến khối lượng không đổi ,thu được 21,84 gam chất rắn .Lượng chất rắn này phản ứng hết với 0,12 mol HCl trong dung dịch . Xác định công thức phân tử û của muối sunfat và tính % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X. 1 Gv : Trần Đức Thành Bài 6: Hỗn hợp A gồm Al2O3 và Fe2O3. Cho 8,96 lít CO đi qua hỗn hợp A đun nóng ta thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C.Cho B vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy bay ra 4,48 lít NO và dung dịch D. a.Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp C so với H2 ,biết các thể tích đo ở đktc trong hai trường hợp sau: a1:Giả thiết chỉ có phản ứng khử oxit thành kim loại . a2:Không có giả thuyết trên. b.Cho dung dịch NaOH vào dung dịch D tới dư thu được 21,4 gam kết tủa .Tách kết tủa sau đó sục CO2 dư vào dung dịch còn lại người ta thu thệm 6,24 gam kết tủa nữa.Tính % về khối lượng các chất trong A . Bài 7:Khi cho 17.7 gam Ni tác dụng với HNO3 dư thu được 4,928 lít ( đo ở 27,30C ,1 atm) Khí X. 1 .Xác định công thức phân tử của X. 2.Cho toàn bộ khí X vào bình dung tích V lít ,sau đó nén khí oxi vào ( lượng oxi lấy dư 10% so với lượng cần thiết ) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì áp suất trong bình là 1,2 atm nhiệt độ trong bình là 54,6 0C.Cho toàn bộ khí trong bình vào bình chứa 400 gam dung dịch NaOH 3% rồi cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan . Tính V và x . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 8: Khi cho 12 gam Mg tác dụng với HNO3 dư thu được 4,928 lít ( đo ở 27,30C ,1 atm) hỗn hợp khí X gồm H2 và A( làNxOy ) có dX/H2 = 11,5 . Xác định công thức phân tử của A.Tính % về thể tích và về khối lượng của các khí trong hỗn hợp . H/D: Chuyển NxOy thành N2On , lập hệ phương trình rồi giải hệ. Bài 9: Cho dòng khí H2 qua ống đựng m gam bột CuO đun nóng ,sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn còn lại x gam. Hỗn hợp khí và hơi đi ra khỏi ống đựng CuO cho đi vào bình H2SO4 đ ,thấy khối lượng bình H2SO4 tăng y gam. a. Lập biểu thức tính y theo m và x. b. Cho m = 200 gam, x = 192 gam tính y. Bài 10: Cho dòng khí H2 qua ống đựng a gam bột M2On đun nóng ,sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn còn lại b gam. Hỗn hợp khí và hơi đi ra khỏi ống đựng M2On cho đi vào bình P2O5 ,thấy khối lượng bình P2O5 tăng x gam. a. Lập biểu thức tính x theo a ,b . b.Cho a= 16 gam , b= 11,2 gam , H2 dư và các phản ứng xảy ra hoàn toàn .Xác định công thức phân tử M2On. 2 Gv : Trần Đức Thành Bài 11: Cho dòng khí CO qua ống đựng a gam bột M2On đun nóng ,sau một thời gian thu được b gam chất rắn .Hòa tan chất rắn này vào dung dịch HNO3 dư thu được 3,025 a gam muối M( NO3 )n và V lít khí NO duy nhất . ( đo ở đktc) 1.Xác định công thức phân tử của oxít . 2.Tính b theo a và V . Bài 12: Cho hỗn hợp gồm a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa x mol Cu SO4 và y mol AgNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được dung dịch A và chất rắn B.Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa Z gồm hai hiđroxit. Nung Z ngoài không khí đến khối lượng không đổi ta thu được m gam chất rắn.Lập biểu thức tính m theo a, x, y. Bài 13: Cho V lit CO qua ống sứ đựng 5.8g oxit sắt FexOy nóng đỏ một thời gian thì thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 loãng được dung dịch C và 0.784 lit khí NO.Cô cạn dung dịch C thì được 18.15g một muối sắt III khan. Nếu hòa tan hoàn toàn B bằng axit HCl thì thấy thoát ra 0.672 lit khí. a) Xác định công thức của axit sắt và tính thành phần trăm theo khối lượng của các chất trong B. b) Tính V và thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp khí A.Biết tỉ khói hơi của hỗn hợp A so với H2 bằng 17.2. (Thể tích của các chất khí đều đo ở đktc ) ( Đ H Y Dược TP.HCM 1998) Bài 14 : Cho một luồïng CO đi qua ống sứ đựng 0.04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất ,nặng 4.784g. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thì thu được 9.062g kết tủa. Mặt khác hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0.6272 lit H2 (ở đktc ). 1. Tính % khối lượng các oxit trong A. 2. Tính % khối lượng các chất trongB, biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/3 tổng số mol của sắt (II) và sắt (III) oxit. Bài 15: 3 Gv : Trần Đức Thành Nung mA gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn A1 và khí O2.Biết KClO3 bị phân hủy hoàn toàn theo phản ứng: 2KClO3 = 2KCl + 3O2 còn KMnO4 bị phân hủy một phần theo phản ứng: 2KMnO4 = K2MnO4 + MnO4 + O2 Trong A1 có 0.894gam KCl chiếm 8.132% khối lượng .Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO2 : VKK =1 : 3trong một bình kín ta được hỗn hợp khí A2.Cho vào bình 0.528g cacbn rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3 khí, trong đó khí CO2 chiếm 22.92% thể tích. 1. Tính khối lượng mA. 2. Tính % các chất trong hỗn hợp A Cho không khí chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích . Bài 16: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch HNO3 dư ( đun nóng), thu được 3.36 lit hỗn hợp A gồm hai khí ( đo ở đktc) và dung dịch B. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 22.6. Tính m. (Học viện kỹ thuật quân sự năm 1999) Bài 17: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau,M là kim loại có hóa trị không đổi.Cho 6.51gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đun nóng,thu được dung dịch A1 và 13.216 lit ( đo ở đktc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26.34 gam gồm NO2 và NO. Thêm một lượng dư dung dịch BaCl2 loãng vào A1, thấy tạo thành m1 gam chất kết tủa trắng trong dung dịch dư axit trên. 1. Hãy cho biết kim loại M trong MS là kim loại gì? 2. Tính giá trị khối lượng m1. 3. Tính % khối lượng các chất trong X. 4. Viết phương trình phản ứng dưới dạng ion rút gọn. Bài 18: Lấy 48 gam moat oxít sắt đun nóng rồi dẫn khí CO vào ,sau phản ứng ta thu được 44,8 gam chất rắn (A) và khí (B) .Lấy chất rắn (A) cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch (C) và v lít khí SO2 bay ra (đo ở đktc) .Cô cạn dung dịch (C) thu được 120 gam muối khan. a.Xác định công thức phân tử của oxit sắt.b.Tính v. c.Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (d= 1,84 g/ml) đã lấy biết lượng H2SO4 lấy dư 25% so với lượng cần thiết. 4 Gv : Trần Đức Thành Bài 19 : Lấy 32 gam FexOy nung nóng rồi dẫn khí CO vào , sau một thời gian ta thu được m gam chất rắn (A) gồm nhiều chất và V lít khí (B) .Dẫn V1 lít khí (B) ( V1 < V ) vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 56 gam kết tủa . a. Xác định công thức của FexOy . Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ ,áp suất. b. Lấy m gam chất rắn (A) cho vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư ,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,992 lít SO2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính m . Bài 20 : Lấy 46,4 gam một oxít sắt nung nóng tác dụng với CO ta được chất rắn A và v lít khí B.Cho chất rắn A tác dụng với axit nitrit dư được dung dịch C và v1 lít hỗn hợp D gồm 2 khí NO và N2O .Cô cạn dung dịch C ta thu được 145,2 gam muối khan. a. Xác định công thức oxít sắt . b. Tính khối lượng A biết dD/H2 = 16,75 và v1= 6,272 lít (đo ở đktc) Bài 21 : Lấy 69,6 gam hỗn hợp (A) gồm FeCO3 và FexOy tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư ,thu được dung dịch (B) và hỗn hợp khí (C) có dC/H2 = 27 .Hỗn hợp khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 32 gam brôm.Cô cạn dung dịch (B) thu được 160 gam muối khan. a.Xác dịnh công thức của oxit sắt. b.Tính % về khối lượng mỗi chất trong (A). c.Tính thể tích dung dịch H2SO4 78,4% ( d= 1,6 gam/ml) đã lấy ,biết lượng H2SO4 còn dư 25% so với lượng cần thiết . Bài 22 : Cho 3 gam MnO2 cho vào 98 gam Kaliclorat rồi nung nóng ta thu được 88,4 gam chất rắn và V lit (đo ở đktc) khí B. a.Tính V . b.Phóng điện êm dịu qua B ta được hỗn hợp C có dC/H2 = 19,2.Tính thể tích dung dịch KI 0,1M tác dụng vừa đủ với hỗn hợp C. Bài 23 : 5 Gv : Trần Đức Thành Nung nóng 245 gam KClO3 thu được 235,4 gam chất rắn (A) trong đó KCl chiếm 15% về khối lượng .Tính thể tích O2 bay ra (đo ở đktc) và khối lượng các chất trong (A). Bài 24 : Hỗn hợp A gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng là 7:3 .Lấy m gam hỗn hợp A cho vào dung dịch HNO3 ,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thấy có 44,1 gam HNO3 phản ứng , 0,75m gam chất rắn lắng xuống và có 5,6 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 bay ra . 1.Tính m và khối lượng khí NO , NO2. 2.Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? Bài 25 : Lấy 10,08 gam bột sắt để trong oxi ( ở nhiệt độ t) ,sau một thời gian ta thu được hỗn hợp A ( gồm nhiều chất).Cho hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 loãng dư ,đun nhẹ thấy thoát ra 2,24 lít NO (đo ở đktc) .Tính khối lượng của hỗn hợp A. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan