Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kiểm toán Cty bông bạch tuyết nói lỗ năm sau lãi (1)...

Tài liệu Cty bông bạch tuyết nói lỗ năm sau lãi (1)

.DOCX
41
778
130

Mô tả:

Cty BÔNG BẠCH TUYẾT NÓI LỖ NĂM SAU LÃI n, ngày 16/7 BBT giao dịch trở lại nhưng việc này không thể thực hiện được”, bà Phạm Tâm Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết cho phóng viên ĐTCK- online biết. Trong cả ngày hôm nay (15/7), Ban Giám đốc Công ty BBT đã họp nội bộ, tập hợp các kết quả họp ĐHCĐ. Dự kiến ngày mai (16/7), BBT sẽ trình kết quả họp ĐHCĐ lên UBND Tp.HCM, cơ quan chủ quản của Công ty Dệt May Gia Định, đại diện sở hữu 30% vốn nhà nước tại Công ty, kèm một số kiến nghị. Bà Trần Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý công ty niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết, chiều qua (14/7), đại diện của Sở đã làm việc với đại diện Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học AISC. Vấn đề Sở làm rõ với AISC là về các điểm loại trừ trong báo cáo tài chính của BBT mà BBT báo cáo lãi thành lỗ. Bà Đào cũng xác nhận với ĐTCK-online việc BBT đã gửi kết quả họp ĐHCĐ cho Sở, nhưng Sở cần BBT giải trình thêm một số thông tin. “Sau khi nghe giải trình từ phía BBT, Sở sẽ gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để BBT sớm niêm yết trở lại, làm yên lòng các NĐT đang nắm giữ cổ phiếu BBT”, bà Đào cho biết thêm. Cuộc họp ĐHCĐ của BBT được tổ chức vào ngày 14/7 diễn ra hết sức căng thẳng. Trước đó, phiên họp ĐHCĐ BBT (14/7) đã diễn ra hết sức lộn xộn. Bắt đầu chậm hơn 30 phút so với kế hoạch, nhưng ĐHCĐ đã phải kéo dài tới tận 14h 45 phút, muộn hơn kế hoạch tới hơn 3 giờ. Đỉnh điểm căng thẳng diễn vào lúc 12h30 phút khi ông Tạ Xuân Thọ, Tổng giám đốc BBT - đại diện cho hơn 7 triệu cổ phiếu - rời phiên họp để phản đối việc đại diện Công ty Dệt May Gia Định không thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ bán cho đối tác chiến lược. Được biết, tình trạng tài chính của BBT hiện tại hết sức nguy ngập, công nhân của Công ty đã phải ngừng sản xuất do hết nguyên vật liệu. Việc thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ giúp đối tác chiến lược “rót” ngay cho Công ty ngay 15 tỷ đồng làm nguồn vốn lưu động tạm thời khôi phục lại hoạt động sản xuất – kinh doanh. Sau khi ông Thọ trở lại bàn nghị sự, một số nội dung của đại hội đã được thông qua. Nhưng việc không thông qua được kế hoạch phát hành cho đối tác chiến lược đã đẩy BBT ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Nhiều cổ đông nhỏ đã bày tỏ sự thất vọng và bỏ về nửa chừng. Một đại diện của Sở Giao dịch chứng khoán có mặt bình luận: “Đây là phiên họp ĐHCĐ lộn xộn nhất mà tôi được chứng kiến”. Theo V.P V. Báo cáo kiểm toán năm 2007 của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết chỉ vừa được hoàn tất vào đầu tháng 7 này, và cổ đông đã rất bất ngờ khi thấy công ty này bị lỗ liên tục trong 2 năm 2006 và 2007, trong khi theo các báo cáo trước đó, Bông Bạch Tuyết lãi năm 2006 là 2,25 tỉ đồng. Chuyển lãi thành lỗ Theo báo cáo kiểm toán năm 2007, Bông Bạch Tuyết bị lỗ 8,48 tỉ đồng trong năm 2006, lỗ 6,8 tỉ đồng trong năm 2007. Trong khi đó, theo báo cáo kiểm toán năm 2006 đã được công bố thì công ty này đạt lợi nhuận ròng 2,25 tỉ đồng trong năm 2006. Trong công văn giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) ngày 9.7, Bông Bạch Tuyết cho biết những điểm "ngoại trừ và lưu ý" trong báo cáo kiểm toán năm 2006 đã được điều chỉnh hồi tố trong báo cáo kiểm toán năm 2007 nhằm thực hiện đúng theo các chuẩn mực kế toán và minh bạch tình hình tài chính của công ty. Cụ thể đã điều chỉnh hồi tố giảm doanh thu năm 2006 từ 64,25 tỉ đồng xuống còn 58,9 tỉ đồng do chưa giao hàng trong năm 2006 (còn gọi là doanh thu khống); điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán lên thêm 4,2 tỉ đồng (từ 44,3 tỉ đồng tăng lên 48,5 tỉ đồng) do điều chỉnh hồi tố tăng chi phí khấu hao tài sản cố định với số tiền 676 triệu đồng và giảm giá trị sản phẩm dở dang vào ngày 31.12.2006 với số tiền 3,13 tỉ đồng. Đồng thời chi phí quản lý từ 4,4 tỉ đồng cũng được điều chỉnh tăng lên 4,9 tỉ đồng do trích dự phòng nợ phải thu khó đòi gần 285 triệu đồng (báo cáo kiểm toán năm 2006 không trích khoản này); trích chi phí lãi nộp chậm các khoản nộp về Quỹ ngân sách Nhà nước hơn 487 triệu đồng (báo cáo kiểm toán năm 2006 không trích khoản chi phí này)... Từ đó dẫn đến chi phí tài chính năm 2006 tăng từ 3 tỉ đồng lên 3,5 tỉ đồng; tăng chi phí khác từ gần 72 triệu đồng lên 350 triệu đồng. Trong hoạt động năm 2007, Công ty Bông Bạch Tuyết không đạt doanh thu theo kế hoạch đề ra (chỉ hoàn thành 89,11%) do sản lượng bông sản xuất không đáp ứng năng lực bán hàng và mãi lực của thị trường vì thiếu hụt vốn lưu động nên thiếu nguyên vật liệu cho Theo kế hoạch được Đại hội sản xuất; giá nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến giá vốn hàng cổ đông thường niên năm bán tăng. Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 32% so với năm 2007 thông qua, Công ty 2006 và tăng 4,2% so với kế hoạch... Bông Bạch Tuyết sẽ phát Lỗ nữa sẽ hủy niêm yết hành thêm 2,16 triệu CP để tăng vốn điều lệ từ 68,4 tỉ Ông Lê Nhị Năng - Phó tổng giám đốc HOSE - cho biết hiện HOSE đang làm việc với Bông Bạch Tuyết và cả Công ty Kiểm đồng lên 90 tỉ đồng. Tuy toán đã kiểm toán cho Bông Bạch Tuyết. Đến khi nào có thông nhiên, đến nay phương án tin rõ ràng thì cổ phiếu (CP) Bông Bạch Tuyết mới có thể giao này vẫn chưa thực hiện dịch trở lại. Trả lời câu hỏi vì sao mãi đến giờ HOSE mới có được. Thế nhưng, trong nội quyết định tạm ngừng giao dịch CP Bông Bạch Tuyết; quyền lợi dung trình Đại hội cổ đông của những nhà đầu tư đang sở hữu CP Bông Bạch Tuyết sẽ như thế nào; ông Lê Nhị Năng cho biết do báo cáo kiểm toán thường niên năm 2008, Hội năm 2007 Bông Bạch Tuyết cũng vừa nộp lên HOSE cách đây đồng quản trị lại tiếp tục vài ngày và sau khi nhận thấy kết quả kinh doanh lỗ hai năm đưa ra phương án phát hành 8.160.000 CP để tăng vốn điều lệ lên 150 tỉ đồng. liên tục thì HOSE mới có thể ra quyết định tạm ngừng giao dịch. Theo quy chế niêm yết của HOSE, nếu năm 2008 Bông Bạch Tuyết tiếp tục bị lỗ nữa thì sẽ bị hủy niêm yết. "Nếu có chuyện hủy niêm yết thì đến khi đó sẽ có những thông báo cũng như hướng dẫn chi tiết cho cổ đông được biết", ông Lê Nhị Năng nói. Rõ ràng trong vụ việc này, các cổ đông của Bông Bạch Tuyết là người gánh chịu thiệt hại nặng nề vì đã có những quyết định đầu tư dựa trên thông tin được cung cấp sai sự thật. Trong năm 2007, có thời điểm giá CP Bông Bạch Tuyết tăng mạnh lên mức 26.500 đồng/CP. Theo số liệu kiểm toán vào thời điểm 31.12.2007, giá trị sổ sách của CP Bông Bạch Tuyết là 8.697 đồng/CP. Đến thời điểm hiện nay, báo cáo tài chính quý I/2008 của Bông Bạch Tuyết cũng chưa được công bố. Lý do đưa ra là phải thực hiện điều chỉnh hồi tố số liệu cả năm 2006 và 2007 nên khối lượng công việc của bộ phận kế toán quá nhiều. Hoạt động của Bông Bạch Tuyết trong 6 tháng đầu năm nay đã có nhiều bất ổn. Cuối tháng 5 vừa qua, gần 200 công nhân đã đình công kiến nghị đòi tăng lương tối thiểu và bù đắp lương để đảm bảo nhu cầu đời sống. Bông Bạch Tuyết cho biết do không thực hiện được việc phát hành CP để bổ sung vốn lưu động đang thiếu hụt trầm trọng, việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn khiến công ty không có tiền để mua nguyên vật liệu, sản xuất bị ngưng trệ và cầm chừng. Với tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính như trên, theo ý kiến của một số cổ đông lớn thì cần có sự xem xét về năng lực của đội ngũ Hội đồng quản trị và Ban điều hành hiện tại. Tất nhiên, quyền quyết định sẽ thuộc về các cổ đông của Bông Bạch Tuyết tại đại hội cổ đông thường niên năm 2008 diễn ra vào ngày 14.7 tại TP.HCM. Mai Phương BÌNH LUẬN Thời vàng son chóng vánh của Bông Bạch Tuyếết  09:27 25/07/2013     Nhiều nhà đầu tư đã quên lãng một cổ phiếu có thời nằm trong "top list" - Bông Bạch Tuyết, công ty sản xuất bông y tế từng chiếm tới 90% thị phần cả nước. Vẫn tiếp tục hoạt động sau rất nhiều biến cố, nhưng khi nhắc đến cái tên Bông Bạch Tuyết người ta thường chỉ nhớ thời điểm cách đây hơn chục năm khi sản phẩm bông y tế Bạch Tuyết chiếm tới 90% thị phần cả nước. Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết, được thành lập năm 1960. Sản phẩm chính của nhà máy là bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Sau ngày 30/4/1975, nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được Nhà nước quốc hữu hóa và trực thuộc liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm. Sau đó, nhà máy đổi tên thành xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết vào năm 1979. Năm 1992 tiếp tục đổi tên thành công ty Bông Bạch Tuyết. Đây cũng là thời điểm đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ khi công ty trở thành doanh nghiệp tiên phong nhập khẩu dây chuyền sản xuất băng vệ sinh dán. Cải tiến công nghệ, tung sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của Bông Bạch Tuyết nhanh chóng bao phủ khắp thị trường cả nước.   Sự tụt dốc không phanh đã buộc Bông Bạch Tuyết đi vào con đường cùng khi phải dừng sản xuất kinh  doanh vào tháng 7/2008. Năm 1997, khủng hoảng kinh tế nổ ra lại mang về cho Bông Bạch Tuyết một khoản lợi nhuận “khủng” khi đã nhanh chóng nhập được một lượng bông nguyên liệu lớn với giá rẻ. Đây cũng là năm công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Suốt giai đoạn 1997-2002, sản phẩm bông y tế của công ty chiếm tới 90% thị phần cả nước, còn thị phần băng vệ sinh phụ nữ là 30%. Con đường thênh thang đưa Bông Bạch Tuyết trở thành công ty thứ 23 niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2004. Nhưng cũng kể từ đây, chuỗi những tháng năm thua lỗ của doanh nghiệp này bắt đầu. Nếu như bông y tế công ty này không có đối thủ, thì băng vệ sinh phụ nữ lại gặp phải những cái tên đáng gờm như Kimberly Clark (với sản phẩm Kotex) hay Diana… Không muốn chậm chân trên đường đua, ngay từ những năm 2000 Bông Bạch Tuyết đã nhanh chóng nhập khẩu thêm những dây chuyền sản xuất hiện đại của châu Âu và Nhật Bản. Song đây lại là một sai lầm lớn. Chính ông Tạ Xuân Thọ, nguyên Tổng giám đốc của Bông Bạch Tuyết đã từng thừa nhận việc nhập thêm máy móc năm 2003 làm lệch pha năng lực sản xuất và năng lực bán hàng. Cụ thể, năng lực sản xuất băng vệ sinh khoảng 2 triệu gói/tháng, gấp 10 lần năng lực bán hàng. Lỗ liên tiếp khiến Bông Bạch Tuyết thực sự kiệt quệ. Năm 2006, 2007 Bông Bạch Tuyết thua lỗ đến 15 tỷ đồng. Năm 2008 công ty bị bủa vây bởi các khoản nợ ngân hàng. Thời điểm này, bông y tế của Bạch Tuyết chỉ chiếm hơn 60% thị phần, còn băng vệ sinh tụt thê thảm còn khoảng 3% thị phần. Sản phẩm bông y tế của Bông Bạch Tuyết từng chiếm 90% thị phần nước ta. Hồi sinh nhưng chưa hồi phục Theo phân tích của giới chuyên gia, Bông Bạch Tuyết đã sai lầm trong chính sách đầu tư. Không tập trung chính vào mảng mình có thế mạnh là bông y tế mà dàn trải, thiếu nghiên cứu khi mạnh tay đầu tư cho sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ. Cùng với đó là sự bòn rút của chính những người lãnh đạo cũ khiến công ty bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo kết quả thanh tra toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Bông Bạch Tuyết từ năm 2005-2008, đã có nhiều khoản tài chính thiếu minh bạch. Thí dụ dự án xây dựng bệnh viện Bạch Tuyết sau 8 tháng triển khai đã chi 464 triệu đồng, trong đó 355 triệu đồng chi tiếp khách trong khi dự án chưa thực hiện được một công tác cơ bản nào. Hay việc trả lương tổng giám đốc vượt quá hạn mức khi công ty thua lỗ (giai đoạn 2006-2008)… Tất cả đã tạo nên một cơn lốc cuốn phăng đi những ngày huy hoàng của thương hiệu này. Một năm sau ngày ngưng hoạt động, tháng 9/2009, Bông Bạch Tuyết chính thức hoạt động trở lại. Đây cũng là khoảng thời gian Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức hủy niêm yết cổ phiếu của công ty. Sai lầm cũ được khắc phục muộn màng khi công ty đề ra hướng tập trung vào sản phẩm chủ lực là bông, gạc y tế. Tạm ngưng sản xuất băng vệ sinh phụ nữ. Song những khoản nợ ngân hàng từ năm 2008 vẫn khiến DN oằn mình cõng thêm lỗ. Năm 2010 công ty tiếp tục lỗ 18,94 tỷ đồng. Năm 2011 công ty tuy có giảm lỗ nhưng vẫn chưa thể vượt qua khó khăn. Năm 2012, trong hành trình đi tìm lại thị phần đã mất trong lĩnh vực bông y tế, công ty tiếp tục phải đối mặt với việc phải trả nợ cho Bibica 9 tỷ đồng (cả gốc và lãi từ số tiền 5 tỷ vay năm 2008). Chưa biết đến khi nào Bông Bạch Tuyết mới rút chân ra được khỏi đống nợ nần. Tham vọng bành trướng sang lĩnh vực sản xuất băng vệ sinh phụ nữ đã khép lại bằng những thua lỗ và kế hoạch thanh lý dây chuyền Bicma (Đức) trong năm 2013 này. Đến nay, tuy không khó tìm mua được một gói bông y tế mang nhãn hiệu Bạch Tuyết trên thị trường, song để Bông Bạch Tuyết có thể tìm lại vị thế khi xưa có lẽ là điều quá xa vời. Vì khi công ty quay trở lại thị trường và còn ngập trong đống nợ nần, các đối thủ trong ngành đã đi được những bước rất dài. Các nhà đầu tư cũng đã quên lãng một cổ phiếu từng nằm trong top “hot”. Bông Bạch Tuyết giờ đang đứng sau cái bóng đổ vỡ quá lớn của chính mình. Theo Sài Gòn Đầu Tư Theo Sài Gòn Đầu Tư Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết: Nhiều sai phạm dẫn đến thua lỗ kéo dài Thư Tư, 8/6/2011 23:33 “Quá trình hoạt động đã phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ, có nhiều thiếu sót, sai phạm trong quản lý khiến hoạt động của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết bị trì trệ, kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ liên tục trong nhiều năm” – Thanh tra TPHCM đã kết luận như trên sau khi thanh tra toàn diện giai đoạn hoạt động từ năm 2005 đến năm 2008 tại đơn vị này.  Tìm mọi cách giấu lỗ Trong 4 năm 2005 – 2008, nội bộ Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (viết tắt Công ty CP BBT, trụ sở tại 550 Âu Cơ phường 10 quận Tân Bình) thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong công tác quản lý, điều hành khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không hiệu quả. Trong một thời gian dài, có nhiều sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Dù các công ty kiểm toán đã chỉ ra các yếu tố loại trừ mang tính trọng yếu nhưng lãnh đạo công ty không thực hiện điều chỉnh và tiếp tục để những sai phạm này (hạch toán chi phí không đúng, ghi nhận doanh thu khống, công nợ khống…) diễn ra vào các năm tiếp theo. Không chỉ vậy, lãnh đạo công ty còn chỉ đạo chỉnh sửa hồ sơ, sổ sách để chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty có lãi. Chẳng hạn, máy bông vệ sinh TIMTEX mua đã lâu nhưng giữa năm 2007, nguyên Tổng Giám đốc Tạ Xuân Thọ vẫn chỉ đạo giám đốc sản xuất, kế toán trưởng ghi nhận chi phí lắp đặt, chạy thử máy vào nguyên giá tài sản cố định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tương tự, ông Thọ chỉ đạo điều chỉnh hồ sơ, chứng từ để ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ từ thời điểm tháng 1-2008 sang niên độ kế toán năm 2007 để hạch toán thu nhập vào năm 2007, đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2007 có lãi. Ngoài ra, công ty còn cố ý cung cấp không đúng số liệu thực tế, thể hiện qua các bản xác nhận công nợ giữa công ty với khách hàng có những số liệu khác nhau trong cùng thời điểm. Theo nhận xét của một đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính công ty, điều này cho thấy có sự gian lận với sự đồng thuận giữa Công ty CP BBT và khách hàng. Làm việc với đoàn thanh tra, các nguyên tổng giám đốc, nguyên kế toán trưởng công ty qua các thời kỳ thừa nhận đã chỉ đạo và thực hiện điều chỉnh các bút toán với mục đích báo cáo tài chính có lãi để có thể phát hành thêm cổ phiếu.  Tài chính thiếu minh bạch Quá trình thanh tra cũng phát hiện Công ty CP BBT có nhiều sai phạm nghiêm trọng về tài chính, kế toán. Cụ thể, công ty xuất bán phế liệu trong các năm 2006 – 2008 với tổng giá trị 490 triệu đồng nhưng không xuất hóa đơn tài chính; năm 2008 công ty chi nhiều khoản không có hóa đơn chứng từ tổng cộng 217 triệu đồng. Cũng trong năm 2008, các khoản chi tiếp khách, hội họp, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi lên đến 6,09% so với tổng chi phí trong năm, trong khi theo Quy chế tài chính của công ty là không quá 5%. Ngoài ra, việc chi trả lương cho tổng giám đốc cũng vượt quá hạn mức trong lúc công ty đang thua lỗ; kết quả kiểm tra từ năm 2006 – 2008 cho thấy, mức lương công ty trả lương từ 18 đến 24 triệu đồng/tháng, dù theo quy định chỉ 10 triệu đồng/tháng. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty CP BBT trở thành “bầu sữa ngọt” cho sự lãng phí và hưởng lợi của cá nhân. Chẳng hạn như dự án Bệnh viện Bạch Tuyết, sau 8 tháng triển khai, tuy chưa thực hiện được công tác cơ bản nào nhưng Ban quản lý dự án đã chi 464 triệu đồng. Trong đó có đến hơn 355 triệu đồng chi tiếp khách và chi phí cho Ban quản lý dự án! Hay trong việc thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ, sau khi thu 1,85 tỷ đồng tiền bán tài sản thanh lý, nguyên giám đốc hành chính Đào Đức Diễn chỉ nộp vào công ty 1,1 tỷ đồng. Phần còn lại ông Diễn tự ý sử dụng mua mảnh đất diện tích 216m2 tại phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân. Chỉ đến khi sự việc bị phát hiện, ông mới nộp lại 750 triệu đồng cho công ty. Bên cạnh đó, Công ty CP BBT không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa. Trong các năm 1998 – 2003, công ty kinh doanh có lãi, đã thanh toán cổ tức đầy đủ cho các cổ đông khác nhưng lại không thanh toán dứt điểm khoản cổ tức phát sinh của cổ đông Nhà nước. Đến thời điểm 31-12-2008, công ty nợ tồn đọng tiền bán phần vốn Nhà nước, nợ cổ tức giai đoạn 2000 – 2003, nợ lãi phạt tổng cộng hơn 5,2 tỷ đồng. Theo nhận định tại kết luận thanh tra, đây là biểu hiện sự chiếm dụng vốn Nhà nước. ÁI CHÂN Kết luận chỉ đạo về những sai phạm đã xảy ra, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín yêu cầu Công ty CP BBT xem xét xử lý hành vi sai trái của nguyên tổng giám đốc công ty; kiểm kê đánh giá lại toàn bộ hồ sơ tài liệu, công nợ, nguyên vật liệu, thành phẩm, máy móc thiết bị… để báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước và đề xuất hướng xử lý; thực hiện đầy đủ các khoản phải nộp đối với ngân sách nhà nước… Lãnh đạo UBND TP cũng giao Tổng Công ty Dệt may Gia Định kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty CP BBT đã không thực hiện tốt trách nhiệm trong việc báo cáo với đơn vị chủ quản về quá trình hoạt động của công ty.     CTCP Bông Bạch Tuyếết (OTC: BBT) Mã quan tâm: VNM(5,226) - MWG(4,306) - QNS(3,774) - PLX(3,720) - HPG(3,714) Bach Tuyet Cotton Corporation CTCP Bông Bạch Tuyếết 108769 Ngành câếp 1/Ngành câếp 2: Sản xuấết / Sản xuấết khác Ngành câếp 3: Sản xuấết dụng cụ và thiếết bị y tếế Đã hủy niêm yết 5,400 0 (0.00%) 06/08/2009, 00:00 Mở cửa 5,400 Cao nhâết 5,400 Thâếp nhâết 5,400 KLGD 0 Vôến hóa 37 Dư mua Dư bán NN mua 0 0 0 Cao 52T 0 Thâếp 52T 0 KLBQ 0 52T EPS 0 -2.62 2.7 Cổ tưc TM 2,060 P/E % NN sở hữu F P/E - BVPS 7,233 T/S cổ tưc 0.00 P/B 0.75 1 ngày | 5 ngày | 3 tháng | 6 tháng | 12 tháng Beta 0 Tổng quan Tài chính Tin tưc & Sự kiện Tài liệu DN cùng ngành Hôồ sơ doanh nghiệp Thông tin tài chính Xem theo quýXem theo nămChỉ tiếu kếế hoạch KẾẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2012 Doanh thu thuâồn 56,907 64,259 64,160 47,162 Lợi nhuận gộp 14,428 19,935 13,880 14,947 LN thuâồn từ HĐKD 851 2,477 -6,842 -1,386 LNST thu nhập DN 982 2,258 -6,810 -4,881 LNST của CĐ cty mẹ 982 2,258 -6,810 -4,881 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2012 27,900 28,567 24,629 26,243 Tổng tài sản 118,937 115,293 107,172 73,816 Nợ phải trả 42,245 37,080 46,640 92,663 Nợ ngắến hạn 24,005 25,811 42,806 90,616 Vôến chủ sở hữu 76,692 78,213 60,533 -18,847 - - - Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2012 144 330 -996 -714 11,212 11,435 8,850 -2,755 P/E cơ bản 76.6 42.41 -22.4 - ROS 1.73 3.51 -10.61 -10.35 ROEA 1.26 2.92 -9.82 25.9 ROAA 0.82 1.93 -6.12 -6.61 CÂN ĐỐẾI KẾẾ TOÁN Tài sản ngắến hạn Lợi ích của CĐ thiểu sôế CHỈ SỐẾ TÀI CHÍNH EPS của 4 quý gâồn nhâết BVPS cơ bản Xem theo quýXem theo nămChỉ tiếu kếế hoạch 2 năm liền có lãi, Bông Bạch Tuyết đang phát đi  tín hiệu hồi sinh 5 Bông Bạch Tuyết là thương hiệu Việt đình đám một thời khi chiếm tới 90% thị phần bông y tế cả nước. Lỗ luỹ kế cuối năm 2013 của công ty lên tới 104,8 tỷ đồng nhưng 2 năm gần đây Bông Bạch Tuyết đang có lợi nhuận trở lại.    [Infographics] 40 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhâết Việt Nam Gian nan việc tái sinh những thương hiệu vang bóng một thời Cuộc chiếến thương hiệu Việt: Mâết hút Bông Bạch Tuyếết Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết thành lập năm 1960, là nhà máy của tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Đến năm 1975, Nhà máy được Quốc hữu hoá và năm 1979 đổi tên thành Xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết, sau đó năm 1992 đổi tên thành Công ty Bông Bạch Tuyết. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Bông Bạch Tuyết khi nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại, cải tiến công nghệ, tung sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trường cả nước. 5 năm sau, Bông Bạch Tuyết chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ 11,4 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 30% vốn. Mô hình hoạt động mới đưa sản phẩm bông y tế của Bông Bạch Tuyết chiếm 90% thị phần cả nước còn sản phẩm băng vệ sinh chiếm 30%. Năm 2002, Bông Bạch Tuyết tăng vốn lên 68,4 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự tích luỹ. Thành công này đưa cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết lên sàn chứng khoán tháng 3/2004 với mã BBT nhưng cũng từ đây hoạt động kinh doanh của Bông Bạch Tuyết đi xuống. Trong 4 năm từ 2005-2008, nội bộ công ty thường xuyên xảy ra xung đột, quản lý gặp nhiều mâu thuẫn, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Ông Tạ Xuân Thọ, Nguyên Tổng giám đốc Bông Bạch Tuyết từng thừa nhận, chính việc nhập thêm máy móc đã khiến năng lực sản xuất tăng vọt, trong khi năng lực bán hàng không kịp đáp ứng. Kết quả là, năm 2006, Bông Bạch Tuyết lỗ 8,5 tỷ đồng và năm 2007 lỗ tiếp 6,8 tỷ đồng. Các công ty kiểm toán đã chỉ ra nhiều yếu tố loại trừ mang tính trọng yếu của Bông Bạch Tuyết. Liên tục thua lỗ, Bông Bạch Tuyết đã buộc phải ngừng sản xuất từ tháng 7/2008 còn cổ phiếu huỷ niêm yết từ tháng 8/2009. 1 tháng sau khi bị huỷ niêm yết, Bông Bạch Tuyết hoạt động trở lại. Công ty quyết tâm khắc phục sai lầm và đề ra hướng tập trung vào sản phẩm chủ lực là bông, gạc y tế. Thế nhưng, các khoản nợ ngân hàng khiến Bông Bạch Tuyết chưa thể thoát khỏi hoàn cảnh thua lỗ. Năm 2010, công ty lỗ gần 19 tỷ đồng. 3 năm tiếp theo tiếp tục lỗ 6,4 tỷ đồng; 4,88 tỷ đồng và 8,08 tỷ đồng. Mặc dù vậy, những điểm tích cực đang dần xuất hiện trở lại với Bông Bạch Tuyết. Doanh thu tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm và Bông Bạch Tuyết đã bắt đầu có lãi trở lại 2 năm gần đây, tuy con số vẫn còn khiêm tốn, chỉ 2,5 tỷ đồng năm 2014 và 4,93 tỷ đồng năm 2015. Theo Bông Bạch Tuyết, tuy 2 năm gần đây công ty có lãi nhưng hoạt động của công ty vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các khoản nợ cũ và khoản lỗ luỹ kế từ các năm trước. Tính đến cuối năm 2015, lỗ luỹ kế của Bông Bạch Tuyết là 97 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ vẫn phải tiếp tục. "Chủ nợ lớn Ngân hàng TMCP Hàng hải không chịu giảm nợ lãi cho công ty, cuối năm họ còn tăng áp lực đòi nợ, cùng Thi hành án đến kê biên tài sản thế chấp, phong toả tài khoản của công ty", Bông Bạch Tuyết cho biết. Năm 2015, Bông Bạch Tuyết sản xuất được 439 tấn sản phẩm, tiêu thụ được 444 tấn, đều vượt kế hoạch đề ra. Trong năm, công ty đã trả 10,7 tỷ đồng cho các chủ nợ. Bông Bạch Tuyết hiện có 130 nhân viên, thu nhập trung bình khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của công ty là bông, gạc y tế, bông tẩy trang, bông viên, tăm bông, khăn gạc, khẩu trang y tế... Các sản phẩm của Bông Bạch Tuyết Kể từ khi huỷ niêm yết đến nay, vẫn còn khá nhiều người mắc kẹt với cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết. Công ty hiện có 2.400 cổ đông, trong đó 2.290 cổ đông cá nhân, 11 cổ đông tổ chức và 99 cổ đông nước ngoài. Ngoài Nhà nước nắm 30% cổ phần, Bông Bạch Tuyết không có cổ đông lớn nào khác. Thời vàng son chóng vánh của Bông Bạch Tuyếết Minh Quân Theo Trí Thức Trẻ 2 năm liền có lãi, Bông Bạch Tuyết đang phát đi  tín hiệu hồi sinh 5 Bông Bạch Tuyết là thương hiệu Việt đình đám một thời khi chiếm tới 90% thị phần bông y tế cả nước. Lỗ luỹ kế cuối năm 2013 của công ty lên tới 104,8 tỷ đồng nhưng 2 năm gần đây Bông Bạch Tuyết đang có lợi nhuận trở lại.    [Infographics] 40 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhâết Việt Nam Gian nan việc tái sinh những thương hiệu vang bóng một thời Cuộc chiếến thương hiệu Việt: Mâết hút Bông Bạch Tuyếết Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết thành lập năm 1960, là nhà máy của tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Đến năm 1975, Nhà máy được Quốc hữu hoá và năm 1979 đổi tên thành Xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết, sau đó năm 1992 đổi tên thành Công ty Bông Bạch Tuyết. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Bông Bạch Tuyết khi nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại, cải tiến công nghệ, tung sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trường cả nước. 5 năm sau, Bông Bạch Tuyết chuyển đổi mô hình thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ 11,4 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 30% vốn. Mô hình hoạt động mới đưa sản phẩm bông y tế của Bông Bạch Tuyết chiếm 90% thị phần cả nước còn sản phẩm băng vệ sinh chiếm 30%. Năm 2002, Bông Bạch Tuyết tăng vốn lên 68,4 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự tích luỹ. Thành công này đưa cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết lên sàn chứng khoán tháng 3/2004 với mã BBT nhưng cũng từ đây hoạt động kinh doanh của Bông Bạch Tuyết đi xuống. Trong 4 năm từ 2005-2008, nội bộ công ty thường xuyên xảy ra xung đột, quản lý gặp nhiều mâu thuẫn, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Ông Tạ Xuân Thọ, Nguyên Tổng giám đốc Bông Bạch Tuyết từng thừa nhận, chính việc nhập thêm máy móc đã khiến năng lực sản xuất tăng vọt, trong khi năng lực bán hàng không kịp đáp ứng. Kết quả là, năm 2006, Bông Bạch Tuyết lỗ 8,5 tỷ đồng và năm 2007 lỗ tiếp 6,8 tỷ đồng. Các công ty kiểm toán đã chỉ ra nhiều yếu tố loại trừ mang tính trọng yếu của Bông Bạch Tuyết. Liên tục thua lỗ, Bông Bạch Tuyết đã buộc phải ngừng sản xuất từ tháng 7/2008 còn cổ phiếu huỷ niêm yết từ tháng 8/2009. 1 tháng sau khi bị huỷ niêm yết, Bông Bạch Tuyết hoạt động trở lại. Công ty quyết tâm khắc phục sai lầm và đề ra hướng tập trung vào sản phẩm chủ lực là bông, gạc y tế. Thế nhưng, các khoản nợ ngân hàng khiến Bông Bạch Tuyết chưa thể thoát khỏi hoàn cảnh thua lỗ. Năm 2010, công ty lỗ gần 19 tỷ đồng. 3 năm tiếp theo tiếp tục lỗ 6,4 tỷ đồng; 4,88 tỷ đồng và 8,08 tỷ đồng. Mặc dù vậy, những điểm tích cực đang dần xuất hiện trở lại với Bông Bạch Tuyết. Doanh thu tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm và Bông Bạch Tuyết đã bắt đầu có lãi trở lại 2 năm gần đây, tuy con số vẫn còn khiêm tốn, chỉ 2,5 tỷ đồng năm 2014 và 4,93 tỷ đồng năm 2015. Theo Bông Bạch Tuyết, tuy 2 năm gần đây công ty có lãi nhưng hoạt động của công ty vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các khoản nợ cũ và khoản lỗ luỹ kế từ các năm trước. Tính đến cuối năm 2015, lỗ luỹ kế của Bông Bạch Tuyết là 97 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ vẫn phải tiếp tục. "Chủ nợ lớn Ngân hàng TMCP Hàng hải không chịu giảm nợ lãi cho công ty, cuối năm họ còn tăng áp lực đòi nợ, cùng Thi hành án đến kê biên tài sản thế chấp, phong toả tài khoản của công ty", Bông Bạch Tuyết cho biết. Năm 2015, Bông Bạch Tuyết sản xuất được 439 tấn sản phẩm, tiêu thụ được 444 tấn, đều vượt kế hoạch đề ra. Trong năm, công ty đã trả 10,7 tỷ đồng cho các chủ nợ. Bông Bạch Tuyết hiện có 130 nhân viên, thu nhập trung bình khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm của công ty là bông, gạc y tế, bông tẩy trang, bông viên, tăm bông, khăn gạc, khẩu trang y tế... Các sản phẩm của Bông Bạch Tuyết Kể từ khi huỷ niêm yết đến nay, vẫn còn khá nhiều người mắc kẹt với cổ phiếu của Bông Bạch Tuyết. Công ty hiện có 2.400 cổ đông, trong đó 2.290 cổ đông cá nhân, 11 cổ đông tổ chức và 99 cổ đông nước ngoài. Ngoài Nhà nước nắm 30% cổ phần, Bông Bạch Tuyết không có cổ đông lớn nào khác. Thời vàng son chóng vánh của Bông Bạch Tuyếết Minh Quân Theo Trí Thức Trẻ Phạt 2 công ty kiểm toán cho Bông Bạch Tuyết 11:52 20/12/2008 UBCK vừa có quyết định xử phạt đối với 2 công ty kiểm toán và các kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 và 2006 cho CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT). Cụ thể, UBCK khiển trách Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) và kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của BBT năm 2005. Đồng thời, không chấp thuận tư cách kiểm toán viên được chấp thuận 2 năm (năm 2009 và năm 2010) đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán là bà Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh và kiểm toán viên thực hiện soát xét hồ sơ và ký duyệt, phát hành báo cáo kiểm toán năm 2005 của BBT là ông Lê Minh Tài (Phó Tổng giám đốc). UBCK cũng quyết định khiển trách Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) và kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của BBT năm 2006 về những sai sót trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của BBT trong năm này. Đồng thời, không chấp thuận tư cách kiểm toán viên được chấp thuận 2 năm (năm 2009 và năm 2010) đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán là ông Nguyễn Quang Tuyên và kiểm toán viên thực hiện soát xét hồ sơ và ký duyệt, phát hành báo cáo kiểm toán năm 2006 của BBT là ông Nguyễn Hữu Trí (Giám đốc). UBCK yêu cầu các công ty này phải rà soát chấn chỉnh quy trình nội bộ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và đảm bảo chất lượng của các báo cáo kiểm toán. Trước đó, liên quan đến những sai phạm trong việc báo cáo tài chính của BBT, UBCK đã xử phạt BBT với mức phạt 90 triệu đồng Đăng Duy Đến lúc làm mạnh tay hơn thay vì phạt cho tồn tại TP ­ Sự kiện Cty Bông Bạch Tuyết có kết quả kiểm toán từ “lãi” thành “lỗ” đem  đến những nghi ngại về tính minh bạch của nhiều bản báo cáo cũng như chất  lượng kiểm toán đối với các nhà đầu tư trên TTCK… Ông Hoàng Đưc Long, Chánh thanh tra UBCKNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan