Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm tâm lý của trẻ khó học ở hs lớp 6 tại trường thcs nông tiến – tp tuyên ...

Tài liệu đặc điểm tâm lý của trẻ khó học ở hs lớp 6 tại trường thcs nông tiến – tp tuyên quang – tỉnh tuyên quang

.DOC
81
446
83

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ khó học không hiện diện trước chúng ta với những khuyết tật, khó khăn hay thiệt thòi, bất lợi “nhỡn tiền” như trẻ khiếm thị, khiếm thính. Trẻ có sức khỏe bình thường, có thế tham gia các trò chơi với các trẻ khác trong nhà trường hay ngoài xã hội và không có vấn đề gì về khả năng nói, thính giác, thị giác. Do đó đại đa số mọi người đều cho rằng trẻ không có khuyết tật nào cả và không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Đa số thường nhầm lẫn trẻ khó học với trẻ chậm phát triển trí tuệ hoặc coi là thiếu ý thức, thiếu động cơ học tập,… Đó là nguyên nhân mà cha mẹ, thầy cô la mắng bằng những ngôn từ như: chậm chạp, lười biếng, bướng bỉnh, ngu ngốc,… thậm chí vô dụng. Khó khăn trong học tập nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em HS có rối nhiễu mà còn ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em. Đã không ít học sinh mắc chứng khó học do không được can thiệp đúng cách đã phải bỏ học, gây ảnh hưởng tới gia đình và xã hội. Từ góc độ tâm lý học, những trẻ khó học rất cần được sự hỗ trợ tâm lý để các em có thể tiếp thu được các kiến thức phổ thông một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Đặc điểm tâm lý của trẻ khó học ở HS lớp 6 tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của trẻ khó học ở HS lớp 6 tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ trẻ khó học ở HS lớp 6 tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề trẻ khó học, từ đó làm cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện đề tài. Mô tả đặc điểm tâm lý một trường hợp trẻ khó học học là HS lớp 6 tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ trẻ khó học ở HS lớp 6 tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia - Phương pháp test - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thống kê toán học 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm tâm lý của trẻ khó học ở HS lớp 6 trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang - Khách thể nghiên cứu: HS lớp 6 trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu: Đặc điểm tâm lý của trẻ khó học ở HS lớp 6 tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi khách thể: Chỉ nghiên cứu trên một đối tượng là HS lớp 6 có chứng khó học tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. - Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 05 năm 2013. - Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRẺ KHÓ HỌC 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Từ nghiên cứu tổng quan về vấn đề trẻ khó học chúng ta thấy, ở nước ngoài trẻ khó học được quan tâm tới từ rất lâu và việc chuẩn đoán cũng như can thiệp đã trở thành lĩnh vực có nhiều chuyên gia. Ở Việt Nam trẻ khó học chưa được quan tâm nhiều vì vậy nhóm trẻ này đang phải chịu nhiều thiệt thòi. 1.2. Khái niệm trẻ khó học: Trẻ khó học là những trẻ gặp khó khăn về khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết, đánh vần, làm toán, mặc dù trí tuệ và kỹ năng sống của trẻ vẫn bình thường, nguyên nhân gây ra không phải do các khiếm khuyết như: khiếm thị, khiếm thính,khiếm khuyết vận động, chậm phát triển tâm thần, rối loạn cảm xúc, bất lợi về môi trường văn hóa và kinh tế mà do những tổn thương bên trong não gây ra. 1.3. Một số vấn đề về trẻ khó 1.3.1. Đặc điểm chung trẻ khó học 1.3.1.1. Đặc điểm về nhận thức a. Khả năng ghi nhớ Những trẻ khó học thường có biểu hiện rối loạn trí nhớ mô thức – chuyên biệt được biểu hiện ở các khuyết tật về thao tác ghi nhớ và hồi tưởng. Không chủ động sử dụng những thủ thuật ghi nhớ mà HS bình thương hay sử dụng. Thường gặp khó khăn trong ghi nhớ các sự kiện vì vốn từ của HS bị hạn chế. HS không nhớ được đầy đủ các thông tin đó khi nó chỉ được cung cấp qua một kênh thông tin là nói. Việc xử lý âm thanh chậm không cho phép HS khó học có đủ thời gian để nạp các thông tin vào bộ nhớ ngắn hạn. b. Khả năng tập trung Trẻ khó học mất tập trung chú ý theo các mệnh lệnh ngôn ngữ, cũng như hiện tượng dễ bị chi phối, di chuyển sự chú ý sang các kích thích phụ ngoại lai. Chính sự sao nhãng chú ý cao dẫn đến khó khăn trong việc hình thành khả năng kiểm soát quá trình hình thành kỹ năng cơ bản. c. Khả năng đọc Những trẻ khó học thì khả năng đọc của trẻ rất kém cho dù trẻ nhận được sự hướng dẫn giống như các bạn cùng lớp. Những HS này thường gặp khó khăn trong quá trình đọc bao gồm từ việc phân tích âm và vần, nhầm lẫn những âm đối xứng nhau như b – d, đọc chậm và sai nhiều so với các bạn cùng lớp. Nhưng những trẻ khó học lại có khả năng giải quyết các nhiệm vụ về không gian, hình ảnh, động cơ không mang tính lời nói. d. Khả năng viết Trẻ khó học gặp khó khăn trong kỹ năng viết được biểu hiện trong vài đặc điểm sau: Kém hơn hẳn các bạn cùng lớp về: tốc độ viết, cách trình bày bài viết, bài viết thường sai nhiều lỗi chính tả, sai dấu chấm câu và lỗi ngữ pháp; rất hạn chế trong việc hoàn thành bài tập làm văn: HS mắc rối loạn này thường sử dụng rất ít từ ngữ, từ ngữ không linh hoạt, không biết các thủ thuật để diễn tả và trình bày bài văn một cách hiệu quả. e. Khả năng tính toán Trẻ khó học gặp khó khăn trong kỹ năng tính toán. Điều này thể hiện rất rõ ở khả năng nhận dạng con số, tính toán, vận dụng tư duy vào giải các bài toán đố. Trẻ khó học có thể học kém toán nhưng có thể học khá môn Tiếng Việt. 1.3.1.2. Đặc điểm về xã hội Trẻ khó học thường có tâm lý không ổn định từ mức độ nhẹ tới nghiêm trọng. Hầu hết những trẻ khó học không đạt mức độ thích nghi về tâm lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có một đặc điểm hay công thức chung về các biểu hiện của tính cách, sự thích nghi về mặt tâm lý, năng lực xã hội, khả năng tự hiểu bản thân mình. Trẻ tự đánh giá mình thấp trong nhận thức và trong học tập do bị rối loạn các kỹ năng cơ bản phục vụ cho quá trình nhận thức và học tập. Do gặp khó khăn trong việc hình thành các kỹ năng cơ bản nên trẻ gặp thất bại trong học tập thể hiện trong kết quả học tập kém và kèm theo hành vi gây gổ và mang tâm lý tự ti, biểu hiện rối loạn về hành vi. Trẻ khó học có kết quả học tập kém nhưng lại không thua kém bạn bè cùng trang lứa trong các lĩnh vực khác như trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, hàng xóm, láng giềng. 1.3.2. Nguyên nhân trẻ khó học 1.3.2.1. Tổn thương não Trẻ gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu hoặc diễn đạt kiến thức là do hoạt động bất thường do những tổn thương não bộ. 1.3.2.2. Một số trở ngại tâm lý theo lứa tuổi - Trẻ chưa sẵn sàng tâm lý cho việc học ở trường - Một số trở ngại tâm lý khi trẻ chuyển từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở 1.3.3. Phân loại trẻ khó học Cơ sở phân loại trẻ khó học dựa trên những kỹ năng học tập cơ bản trong nhà trường: đọc, viết, làm toán mà trẻ có thể gặp khó khăn. Cụ thể: 1.3.3.1. Trẻ khó học đọc 1.3.3.2. Trẻ khó học viết 1.3.3.3. Trẻ khó học toán 1.4. Chẩn đoán trẻ khó học 1.4.1. Nguyên tắc chẩn đoán trẻ khó học - Nguyên tắc tiếp cận đồng bộ. - Nguyên tắc nghiên cứu trẻ có hệ thống và trọn vẹn. - Nguyên tắc nghiên cứu sống động quá trình phát triển tâm lý của trẻ. - Nguyên tắc chẩn đoán liên ngành. - Nguyên tắc chuyên môn hóa khuyết tật. 1.4.2. Chẩn đoán trẻ khó học - Sàng lọc trẻ khó học. - Phương pháp chẩn đoán trẻ khó học. - Thành phần tham gia chẩn đoán. 1.4.3. Quy trình chẩn đoán trẻ khó học - Cơ sở khoa học của quy trình chẩn đoán trẻ khó học. - Quy trình chẩn đoán trẻ khó học. 1.5. Vai trò của cha mẹ và giáo viên đối với trẻ khó học 1.5.1. Vai trò của cha mẹ đối với trẻ khó học 1.5.2. Vai trò của giáo viên đối với trẻ khó học CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu trải qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu lý luận và giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. 2.1.1. Nghiên cứu lý luận Là nghiên cứu những tài liệu lý luận có liên quan đến trẻ khó học của các tác giả trong và ngoài nước được đang trên các sách, báo, tạp chí, mạng internet, . . . từ đó tổng hợp, phân tích và khái quát thành cơ sở lý luận của đề tài. 2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm các giai đoạn chính sau đây: Giai đoạn sàng lọc trẻ khó học, giai đoạn làm test Raven, giai đoạn phỏng vấn sâu, giai đoạn nghiên cứu trường hợp, giai đoạn phân tích số liệu, giai đoạn viết báo cáo nghiên cứu. 2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Nông tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. Trường THCS Nông Tiến gồm có 286 HS, được chia làm 8 lớp, trong đó có hai lớp 6. Các lớp học đều đảm bảo sĩ số dưới 40 HS. Các phòng học rộng, thoáng mát, được trang bị đầy đủ quạt máy và hệ thống đèn. GV trong trường có trên 60 % tốt nghiệp đại học. Trường có khuôn viên khá rộng và mát là nơi để học sinh vui chơi sau các tiết học. Do điều kiện thời gian trong khuôn khổ khóa luận của mình, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối thượng là HS khối 6. HS khối 6 gồm có 74 HS, gồm có 35 HS nam và 39 HS nữ. Học sinh khối 6 được đánh giá là học sinh ngoan trong 4 khối của nhà trường. 2.1.2.2. Tiến trình nghiên cứu Tiến tình nghiên cứu bao gồm các giai đoạn sau: - Chuẩn bị: Nhiệm vụ của giai đoạn này là sưu tâm, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài trẻ khó học và xây dựng hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. - Giai đoạn điều tra, khảo sát: Nhiệm vụ của giai đoạn này là áp dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra, thu thập và xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu. - Đưa ra kết luận và kiến nghị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2. Phương pháp test 2.2.3. Phương pháp quan sát 2.2.4. Phương pháp phỏng vấn 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2.2.6. Phương pháp thống kê toán học 2.2.7. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia CHƯƠNG 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả sàng lọc HS khó học ở khối 6 trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang. Để tìm ra trẻ khó học chúng tôi đã tiến làm test sàng lọc cho GV và test đối với HS. Đối với GV chúng tôi sử dụng test sàng lọc để giúp giáo GV lọc ra những HS có biểu hiện của trẻ khó học. Test sàng lọc này được đính kèm tại phụ lục 1. Tiếp theo chúng tôi làm test đối với các em HS đã được GV sàng lọc ra để tách các HS có biểu hiện khó học có trí tuệ bình thường làm đối tượng nghiên cứu vì đây là nhóm trẻ có chứng khó học. 3.1.1. Kết quả sàng lọc trẻ khó học của GV Khối 6 trường THCS Nông Tiến có 74 HS. Trong đó có 35 HS nam và 39 học HS nữ, được chia làm 2 lớp 6A và 6B. Để sàng lọc các HS có rối nhiễu hành vi học tập tôi đã tiến hành làm phiếu sàng lọc đối với GV chủ nhiệm của lớp 6A và 6B. Sau khi GV chủ nhiệm của hai lớp tiến hành sàng lọc trên tổng số 74 HS chúng tôi đã thu được kết quả được cụ thể hóa trong biểu đồ 3.1. Tổng số HS có biểu hiện của rối nhiễu hành vi học tập là 5 em, chiếm 6.67% tổng số HS khối 6. Trong đó có 3 nam ( gồm các em N.P.N, N.X.T, N.A.N) chiếm 8.6% tổng số HS nam và 2 học sinh nữ chiếm ( gồm các em N.T.T và em V.T.H) chiếm 5.1% tổng số HS nữ. Chúng ta nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh nam khó học nhiều hơn là tỷ lệ học sinh nữ. 3.1.1.1. Thực trạng trẻ có biểu hiện khó học đọc Sau khi thực hiện phiếu sàng lọc dành cho GV chủ nhiệm khối 6 chúng tôi thu được kết quả là 2/74 HS có biểu hiện khó học đọc. Đó là các em: N.X.T và em N.A.N. Sau đây là bảng số liệu về biểu hiện khó học đọc của hai HS trên. Bảng 3.1: Bảng biểu hiện chứng khó học đọc ở HS khối 6 trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. STT Biểu hiện Số HS mắc/ tổng số HS có dấu hiệu khó học Tỷ lệ 1 Khó khăn khi đọc các chữ cái 0/2 0% 2 Khó khăn trong việc ghép vần 0/2 0% 3 Không hiểu những gì vừa đọc 2/2 100% 4 Khó phân biệt những âm đối xứng như b – d, q – p, . . 2/2 100% 5 Không phân tích được âm vần 1/2 (N.X.T) 50% 6 Vốn từ ít, đọc chậm 2/2 100% 7 Khó khăn khi kể lại một câu chuyện đã nghe theo trình tự 2/2 100% Qua các biểu hiện trên chúng ta có thể nhận thấy rằng trẻ gặp khó khăn trong vấn đề đọc hiểu hơn là khó khăn trong vấn đề thành tiếng. Trẻ thường không nhớ nội dung những gì trẻ vừa đọc vì vậy khi hỏi lại trẻ thường trả lời lộn xộn các ý, thiếu nhiều ý trong nội. Bên cạnh đó trẻ còn không hiểu ý nghĩa nhứng gì mình vừa đọc. Có lẽ do khó khăn trong việc đọc và hiểu nộ dung nên trẻ ý đọc, vốn từ của trẻ ít, tốc độ đọc chậm. Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thấy trẻ khó học đọc ở khối 6 thì khả năng phân biệt những âm, vần gần giống nhau cũng đã được khắc phục. Đó là những khó khăn đặc trưng của chứng khó học đọc ở HS khối 6. 3.1.1.2. Thực trạng trẻ có biểu hiện khó học viết Sau khi tiến hành phiếu sàng lọc dành cho GV chủ nhiệm khối 6 đã lọc ra 3/74 trẻ có dấu hiệu đặc trưng của trẻ khó học viết chiếm 4.05% tổng số HS khối 6. Đó là các em: N.X.T, N.T.T và em V.T.H. Căn cứ vào bảng số liệu thu được từ kết quả sàng lọc chúng ta có biểu đồ sau: Ở HS lớp 6 chúng ta nhận thấy trẻ gặp khó khăn nhiều hơn về vấn đề biễn đạt ngôn ngữ viết hơn là gặp khó khăn ở kỹ năng viết thông thường. Chúng ta cũng nhận thấy rằng ở trẻ lớp 6 khó khăn về việc nhớ từ, ngữ qua âm thanh và khả năng phân biệt những âm gần giống nhau thường không xảy ra. Do trẻ đã có một thời gian dài tiếp xúc và cùng với quá trình sai – sửa của bản thân cộng thêm vốn từ của trẻ cũng nhiều hơn so với giai đoạn trước nên trẻ ít gặp khó khăn hơn. 3.1.1.3. Thực trạng trẻ có biểu hiện khó học toán Số HS khó học toán là 3 em trong tổng số là 74 học sinh, chiếm tỷ lệ 4.05%. Đó là các em học sinh N.X.T, N.A.N và em N.P.N. Sau đây là biểu đồ biểu hiện chứng khó học toán ở HS khối 6 trường THCS Nông Tiến Qua quan sát biểu đồ 3.4 ta thấy chứng khó học toán ở lớp 6 trường THCS Nông Tiến có những biểu hiện đặc trưng sau: trẻ thường khó khăn khi thực hiện bốn phép tính cơ bản; khó khăn khi thực hiện chuyển đổi các đơn vị; khó áp dụng các công thức tính chu vi, diện tích; khó khăn khi giải bài toán có lời văn. Do trẻ khó học ở độ tuổi lớp 6 nên trẻ hầu như không có khó khăn về vấn đề học đếm và đọc các chữ số. 3.1.1.4. Khó khăn trong giao tiếp của HS có biểu hiện của trẻ khó học Để tìm hiểu về các kỹ năng khác ngoài kỹ năng học tập của 5 HS khó học trong kết quả sàng lọc của GV, trong phiếu sàng lọc tôi đã tìm hiểu về các kỹ năng giao tiếp của trẻ. Qua bảng sàng lọc dành cho GV tôi đã thu được kết quả như sau. Bảng 3.4: Bảng biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của HS có biểu hiện của trẻ khó học ở khối 6 trường THCS Nông Tiến – TP Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang. STT Biểu hiện Số HS mắc/ tổng số HS có dấu hiệu khó học Tỷ lệ 1 Không tuân thủ những kỹ năng tối thiểu trong giao tiếp 1/5 (N.A.N) 20% 2 Khó khăn khi thực hiện theo chỉ dẫn 0/5 0% 3 Khó khăn khi hiểu chuyện cười, câu nói dí dỏm, hay chế giễu 0/5 0% 4 Khó khăn khi nói ý kiến của mình 1/5 (N.X.T) 20% Nhìn vào Bảng 3.4 ta thấy trẻ không gặp khó khăn nhiều trong vấn đề giao tiếp với bạn bè, thầy cô trong cuộc sống hằng ngày. Tuy trẻ có khó khăn trong học tập nhưng trẻ không gặp khó khăn ở các kỹ năng sống thông thường. 3.1.1.5. Nguyên nhân HS có biểu hiện của trẻ khó học Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biểu hiện khó học của 5 HS trên tôi đã tiến hành hỏi GV chủ nhiệm. Khi được hỏi về nguyên nhân khiến trẻ có khó khăn trong học tập, chúng tôi đã thu được kết quả từ các GV như sau: Nhìn vào Biểu đồ 3.6 ta thấy, các trẻ được sàng lọc là những trẻ không có khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị mà nguyên nhân khiến trẻ khó học là do trẻ lười biếng, CPTTT và do gia đình không quan tâm. Trong đó nguyên nhân được GV cho là nguyên nhân chính là do trẻ lười biếng trong học tập. Những nguyên nhân trên không phải là nguyên nhân của trẻ khó học mà chúng tôi chỉ nghiên cứu những trẻ khó học do tổn thương não bộ. 3.1.2. Kết quả sàng lọc trẻ khó học thu được từ Test Raven Sau khi tiến hành làm phiếu sàng lọc cho GV chủ nhiệm các lớp ở khối 6 tôi đã thu được kết quả là có 5 HS có biểu hiện của chứng khó học. Để tiếp tục quá trình sàng lọc trẻ khó học ra khỏi nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ tôi đã tiến hành làm Test Raven đối với 5 HS có biểu hiện của chứng khó học. Sau khi tiến hành Test tôi thu được kết quả như sau. Bảng 3.7: Bảng điểm thô sau khi làm Test Raven HS N.A.N Sn:14/08/2001 V.T.H Sn:13/10/2002 N.P.N Sn:17/11/2000 N.X.T Sn:27/11/2000 Số phương án trả lời đúng 36 23 23 32 Điểm thô 51.43 11 9.6 5.25 Sau khi tiến hành sàng lọc học sinh khó học, tôi đã lọc ra 2 học sinh có biểu hiện khó học trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Tôi đã tiến hành phỏng vấn GV, và tiến hành quan sát, cùng với kết quả sàng lọc tôi đã chọn ra 1 HS là em N.A.N để tiến hành nghiên cứu sâu. Em N.A.N được chọn làm trường hợp nghiên cứu dựa trên cơ sở các kết quả thu được sau quá trình sàng lọc, quan sát và phỏng vấn, tôi nhận thấy rằng ở N có một trí tuệ cao hơn so với các em HS có biểu hiện khó học được làm test và trí tuệ của N ở mức bình thường. Bên cạnh đó ở N cũng có những dấu hiệu đặc trưng của trẻ khó học đọc và khó học toán. 3.2. Đặc điểm tâm lý của em N.A.N – học sinh mắc chứng khó học 3.2.1. Chân dung tâm lý của HS N.A.N 3.2.1.1. Về bản thân em N.A.N N.A. N là bé trai sinh ngày 14/08/2001 trong gia đình có 4 thành viên: bố, mẹ, chị gái, và N.A.N. Trước khi mang thai mẹ cháu 1 năm có sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ( khoảng 1 năm).Trong quá trình mang thai và khi em sinh ra hoàn toàn bình thường. Cháu được nuôi bằng sữa mẹ trong 1 năm 4 tháng. Trong thời gian 0 đến 3 tuổi cháu phát triển hoàn toàn bình thường. Thời gian đi học mẫu giáo cháu rất thích đi học. Trong khoảng thời gian này N được giáo viên đánh giá là khá nhanh nhẹn so với các bạn trong lớp. Các năm học tiếp theo của cấp tiểu học, PH của N luôn được GV chủ nhiệm phản ánh là lực học của N kém nhất là ở khả năng đọc và làm toán. Trong thời gian học tiểu học, N.A.N là HS có học lực và hạnh kiểm trung bình. Bước vào học lớp 6, N.A.N được GV đánh giá là lười học, học kém. N có rất ít bạn chơi cùng vì N hay đánh bạn nên các bạn trong lớp thường không thích chơi với N. Em N.A.N không bị các khuyết tật nào về thính giác và thị giác cũng như không bị các rối nhiễu về tâm lý và vận động. Trước đây em có bị viêm xoang nhưng đã được gia đình điều trị cho em. 3.2.1.2. Về gia đình em N.A.N N.A.N được sinh ra trong một gia đình có kinh tế khá giả. Gia đình gồm 4 thành viên: Bố 45 tuổi, làm nghề thợ điện nước; mẹ 44 tuổi làm giặt là tại gia đình; chị gái 18 tuổi đang học lớp 12. Bố mẹ của em đều chỉ học hết lơp 7. Quan hệ giữa bố mẹ N bình thương, ít khi có mâu thuẫn với nhau. Quan hệ giữa bố mẹ N với N. Do tính chất của công việc nên bố N thường chỉ ở nhà vào buổi tối và chủ nhật nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của N. Bố N cũng thường cho N đi chơi vào cuối tuần. N yêu quí bố hơn là mẹ. Mẹ của N làm việc tại nhà và công việc không mang tính gò bó nên có nhiều thời gian chăm sóc và gắn bó với con hơn. Mẹ của N cũng thường bảo cho con học nhưng do mẹ N là người nóng tính nên trong quá trình bảo cho con học thường hay quát mắng con. Nhưng từ khi N lên lớp 4 thì mẹ N chỉ nhắc nhở N học và kiểm tra sách vở mà không trực tiếp kèm cặp N học nữa (do kiến thức khó hơn nên mẹ N không kèm con học nữa) nên N thường tự học bài. Chị gái N ít bảo ban em học. Hai chị em N thường ít nói chuyện hay chơi cùng nhau vì thường hay cãi nhau. Người em trai của bố N ở gần nhà cũng có một cô con gái cùng tuổi với N tên là T. N và T học cùng với nhau đến hết lớp 5. Song N và T lại ít chơi với nhau. 3.2.2. Đặc điểm tâm lý của em N.A.N a. Đặc điểm về nhận thức - Đặc điểm về trí nhớ Trong quá trình học tập, đặc biệt là đối với môn toán N thường không nhớ được các kiến thức của bài học hôm trước. Các công thức tính về chu vi, diện tích của các hình như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, em đếu ghi không đúng các công thức, ghi nhầm các công thức. Nhưng có điều đặc biệt là trẻ rất nhớ vị trí các đồ chơi của mình để ở đâu, nhớ tên các phim hoạt hình và các nhân vật trong phim. - Đặc điểm về khả năng tập trung Tôi đã tiến hành quan sát khả năng tập trung của N trong môn toán và một số môn học khác cũng như tại gia đình tôi nhận thấy rằng trong hoạt động học tập N không tập trung vào bài học mà thường tìm cách nói chuyện với các bạn khác, quay ngang quay ngửa, đôi khi N còn tự chơi một mình với thước hoặc bút trên bàn. Trong môn sinh học, tuy không tập trung như vậy nhưng khi GV đưa ra một số câu hỏi đơn giản N vẫn trả lời được. Trong các hoạt động khác của N thì N có thể tập trung để xem phim, vẽ tranh hoặc chơi game trên IPAD. Thi thoảng em còn ngồi gấp khăn cho mẹ. b. Đặc điểm về tình cảm Đối với học tập thì N là một HS đi học đầy đủ, không bỏ tiết, trốn tiết. Em đặc biệt yêu thích môn sinh học và thể dục. Đó cũng là hai môn em đang học tốt nhất tại trường. Em cũng cho biết là em không thích học môn toán và lý. Có lẽ do gặp khó khăn trong học toán đã khiến em không yêu thích hai môn học này. Qua GV tôi được biết trong lớp N là một HS hiếu động, hay nói, nhưng hơi cục tính, hay đánh bạn, nên N rất ít bạn thân. Hiện tại thì em có một người bạn thân tên Nam cùng học khối 6 tại trường là người cùng khu phố. Đối với người lớn em thường hay ngại và hay xấu hổ. Trong gia đình N thân thiết nhất với bà nội của em. N có sở thích là xem phim hoạt hình. Em có thể ngồi cả giờ đồng hồ để xem hết phim hoạt hình này đến phim hoạt hình khác. N nhận thức về bản thân mình thấp. Em thường có mặc cảm về bản thân mình. Chính vì vậy khi em được gọi lên đọc bài em thường sợ mình đọc không tốt sẽ bị các bạn cười nhạo. N có mong muốn được hòa đồng với mọi người. Em rất muốn chơi với các bạn nhưng các bạn không cho chơi cùng. Có lẽ vì vậy mà N trở nên hung tính hơn để gây sự chú ý của thầy cô và bạn bè. c. Đặc điểm về hoạt động giao tiếp Trong giao tiếp N thường không tuân thủ những kỹ năng tối thiểu trong giao tiếp. Ngôn ngữ tong giao tiếp của N thường cộc lốc, kèm theo các cử chỉ không phù hợp như gải đầu, gải tai, . . . Khi giao tiếp với người lớn em thường không biết cách diễn đạt, hay xấu hổ, hay ngại. Nhất là đối với những người lạ và thầy cô giáo. Nhưng khi giao tiếp với những người lớn trong gia đình hoặc người quen thì N có tự tin hơn, song câu nói của N không diễn đạt được ý nghĩa một cách rõ ràng. Giao tiếp với các bạn bè cùng lứa tuổi N thường ít chơi thân với các bạn trong lớp. Em thường cục tính và hay đánh bạn. N thường đánh bạn khi các bạn trêu em học kém. Trong quá trình chơi với các bạn N ít có sự chủ động, sáng tạo trong trò chơi. Ngôn ngữ trong giao tiếp của N: N thường xuyên sử dụng các câu từ cộc lốc và không rõ nghĩa. 3.2.3 Nguyên nhân của chứng khó học ở học sinh N.A.N Em N.A.N không có vấn đề gì về thính giác hay thị giác. Trí tuệ của em hoàn toàn bình thường. Thông qua quá trình nghiên cứu, tôi rút ra được chứng khó học của N là do những nguyên nhân sau: N có những biểu hiện của trẻ có bất thường trong não bộ biểu hiện không rõ ràng làm ảnh hưởng đến qua trình tiếp thu và xử lý thông tin. Những bất thường đó có thể là do người mẹ dùng thuốc tránh thai trong khoảng thời gian dài trước khi mang thai. PPDH của PH không phù hợp với trẻ. N được học trong các lớp học bình thường, với các PPDH dành cho trẻ bình thường. Là một HS mắc chứng khó học nhưng N phải học ở các lớp học bình thường, bên cạnh đó thì N lại không được sự hỗ trợ từ GV với các phương pháp phù hợp với trẻ khó học. Chính điều này đã làm cho N ngày càng cách xa khoảng cách hơn so với các bạn trong lớp về cả kiến thức và kỹ năng. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho N mất đi động cơ phấn đấu trong học tập, làm cho những khó khăn của N càng khó khắc phục hơn. Sự xa lánh của các bạn trong lớp càng khiến cho N có mong muốn được hòa nhập hơn với các bạn trong lớp. Chính vì vậy N tạo ra sự chú ý của mọi người xung quanh bằng cách đánh bạn. Nhưng chính bản thân N không biết rằng hành động đó chỉ làm cho tình trạng xấu đi mà thôi. Bên cạnh đó, bản thân N cũng tự tạo cho mình những rào cản tâm lý. Những mặc cảm của em khi thua kém các bạn là rào cản tâm lý khiến chứng khó học của N gặp khó khăn hơn trong giao tiếp và trong học tập của mình. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận như sau: - Trẻ khó học thường gặp khó khăn về kỹ năng cơ bản đọc, viết, tính toán do những tổn thương não gây ra nhưng kỹ năng sống của trẻ vẫn bình thường. - Quá trình chẩn đoán trẻ khó học bao gồm hai giai đoạn sàng lọc và chẩn đoán. Sàng lọc trẻ khó học cần sử dụng bảng sàng lọc dành cho GV; chẩn đoán trẻ khó học cần sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Wisc hoặc Raven. Quá trình chẩn đoán cần sự than gia của rất nhiều chuyên gia, GV, cha mẹ trẻ, . . . - Trong quá trình can thiệp thì cha mẹ và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập. 1. Thông qua sàng lọc khó học tại trường THCS Nông Tiến, tôi thấy rằng chứng khó học ở HS khối 6 gặp khó khăn ở cả 3 loại: trẻ khó học đọc, trẻ khó học viết và trẻ khó học toán. Đa số các PH và GV cho rằng nguyên nhân gây ra những khó khăn trong học tập của trẻ là do trẻ lười học, CPTTT, và hoàn cảnh gia đình. 2. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôi nhận thấy rằng: - Số lượng trẻ khó học ở nam nhiều hơn so với số lượng trẻ khó học ở nữ. - Hiện tại các trẻ khó học đang được học tại các lớp học bình thường, với các PPDH bình thường đã khiến cho những khó khăn của trẻ khó học không được khắc phục. - Trẻ khó học thường có tâm lý tự ti về bản thân hoặc có xu hướng hung tính. - Cần phải can thiệp cho trẻ khó học từ sớm nhằm giúp trẻ phát huy những khả năng vượt trội của trẻ. Kiến Nghị Đối với Bộ giáo dục – đào tạo Cần phải giới thiệu rộng rãi về vấn đề trẻ khó học đối với các cấp quản lý và GV. Tiến hành tập huấn cho GV, PH những kiến thức cơ bản nhất về trẻ khó học để họ có thể nhận biết được trẻ khó học và có PPDH chính trị cho trẻ này. Đối với nhà trường Nhà trường cần quan tâm và tạo cơ hội cho những trẻ khó học để giúp trẻ được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của loại trẻ này. Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về trẻ khó học, trẻ học kém cho GV và PH HS trong nhà trường. Đối với GV - GV cần thường xuyên nâng cao kiến thức và kỹ năng, phương pháp nhằm giúp đỡ phần nào trẻ khó học. - Quan tâm tới những trẻ khó học, xây dựng vòng tay bè bạn, đôi bạn cùng tiến, luôn khuyến khích những học sinh này khi có những tiến bộ dù là nhỏ nhất. Đối với PH HS - Tích cực tham gia cá buổi tập huấn cho PH về vấn đề trẻ khó học, học kém để có nhìn nhận đúng đắn hơn về khó khăn của con trẻ. - Không tạo áp lực học tập cho con trẻ, không nên mất niềm tin ở trẻ khó học mà luôn động viên khuyến khích con khi con có những tiến bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng 6 tài liệu tham khảo và 3 trang wed PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng quan sát đối tượng Phụ lục 2: Bảng sàng lọc trẻ khó học dành cho giáo viên Phụ lục 3: Câu hỏi phỏng vấn giáo viên Phụ lục 4: Câu hỏi phỏng vấn phụ huynh Phụ lục 5: Câu hỏi phỏng vấn đối tượng Phụ lục 6: Câu hỏi phỏng vấn bạn cùng lớp của đối tượng

Tài liệu liên quan