Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú...

Tài liệu Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc luận văn ths. tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

.PDF
96
2166
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRỊNH THỊ MAI THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Hoàng Minh HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ngƣời đã giúp đỡ và chỉ dẫn tôi thực hiện luận văn này. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn của tôi: PGS, TS Đặng Hoàng Minh, ngƣời đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô giáo các trƣờng THPTDTNT tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La và các tình nguyện viên thu thập dữ liệu tại 3 tỉnh đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình và tận tâm trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu tại địa bàn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu; các thầy cô giáo trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên, trƣờng Đại học Giáo dục, ĐHQGHN đã cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trƣờng, giúp tôi có nền tảng vững chắc để thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã nâng đỡ và ủng hộ tôi về mọi mặt, đặc biệt về tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Do có những giới hạn về thời gian, tài chính và khả năng nên có thể trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các anh, chị, các bạn học viên và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013 Tác giả Trịnh Thị Mai i DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT Tiếng Việt: SKTT: Sức khỏe tâm thần THPT: Trung học phổ thông THPTDTNT: Trung học phổ thông dân tộc nội trú Tiếng Anh: APA: American Psychological Association - Hội Tâm lý học Hoa Kỳ DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ) ICD: The International Classification of Diseases - World Health Organization: Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới ii MỤC LỤC Lời cảm ơn ................................................................................................................... i Danh mu ̣c viế t tắ t ........................................................................................................ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mu ̣c bảng, biể u đồ .............................................................................................. v MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 ............................................................................................................... 6 1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu ...................................................................6 1.1.1 Nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần..................................................6 1.1.2 Nghiên cứu dịch tễ học về Sức khỏe tâm thần trẻ em ....................................10 1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần ngƣời dân tộc thiểu số ...........13 1.2 Các khái niệm/thuật ngữ sử dụng trong đề tài ....................................................21 1.2.1 Khái niệm Sức khỏe tâm thần ........................................................................21 1.2.2 Hệ thống phân loại và chẩn đoán rối loạn tâm thần .......................................22 1.2.3 Khái niệm dịch tễ học.....................................................................................27 1.2.4 Khái niệm Trẻ em và Vị thành niên ...............................................................28 1.2.5 Các đặc điểm tâm-sinh lý của lứa tuổi vị thành niên .....................................30 1.2.6 Dân tộc thiểu số ..............................................................................................33 1.2.7 Học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú và trƣờng trung học phổ thông dân tộc nội trú............................................................................................................36 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU .......................... 41 2.1 Xác định biến nghiên cứu ...................................................................................41 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................42 2.2.1 Nghiên cứu lý luận .........................................................................................42 2.2.2 Nghiên cứu bảng hỏi (anket) ..........................................................................42 2.2.3 Phƣơng pháp thống kê ....................................................................................43 2.3 Xác định mẫu nghiên cứu ...................................................................................45 2.3.1 Xác định địa bàn nghiên cứu ..........................................................................45 2.4 Tiến độ thực hiện đề tài ......................................................................................54 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................... 56 3.1 Điểm số trung bình của thang đo YSR ...............................................................56 iii 3.1 Tƣơng quan giữa điểm trung bình và một số biến độc lập .................................58 3.2 Điểm trung bình 8 hội chứng của Achenbach ....................................................60 3.3 Tỉ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần .................................................................67 3.4 Tỉ lệ những trẻ có nguy cơ ..................................................................................75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ......................................................................... 81 ̣ TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84 iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Sự phân bổ mẫu nghiên cứu theo tuổi, giới tính và thứ tự đƣợc sinh ra trong gia đình ........................................................................................................... 52 Biểu đồ 2.2 Sự phân bổ mẫu nghiên cứu theo vùng và dân tộc ................................ 52 Biểu đồ 2.3 Phân bố mẫu theo nghề nghiệp của cha mẹ ........................................... 53 Biể u đồ 3.1 Hàm phân phối tổng điểm thô thang YSR............................................. 56 Bảng 3.1 Giá trị trung bình của tổng thang đo .......................................................... 57 Bảng 3.2. Kết quả kiểm định giá trị trung bình YSR theo vùng, dân tộc, giới tính, tuổi, thứ tự con trong gia đình, nghề của bố mẹ ....................................................... 58 Bảng 3.3 Chỉ số thống kê mô tả điểm số 8 thang hội chứng .................................... 60 Bảng 3.4 Điểm trung bình 8 hội chứng nghiên cứu của Nguyễn C. Minh.. ............. 61 Bảng 3.5 Kết quả điểm 8 hội chứng theo giới, tại Úc .............................................. 63 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các vấn đề cảm xúc, hành vi so sánh giữa nghiên cứu ở nƣớc Úc, và nghiên cứu của chúng tôi...................................................................................... 63 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ các vấn đề cảm xúc, hành vi ở so sánh giữa nghiên cứu ở nƣớc Úc, và nghiên cứu của chúng tôi theo giới tính nam ................................................ 65 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ các vấn đề cảm xúc, hành vi ở so sánh giữa nghiên cứu ở nƣớc Úc, và nghiên cứu của chúng tôi theo giới tính nữ ................................................... 66 Bảng 3.6 Tổng số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần ..................................... 67 Bảng 3.7 Tổng số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần .................................... 68 Bảng 3.8 Thống kê các trƣờng hợp có vấn đề sức khỏe tâm thần chung ................. 69 Bảng 3.9 So sánh theo giới tính ................................................................................ 70 Biểu đồ 3.5 So sánh theo giới tính ............................................................................ 70 Hình 3.1 So sánh theo vùng miền ........................................................................... 71 Biểu đồ 3.6 So sánh theo dân tộc ............................................................................. 72 Biểu đồ 3.7 Phân bố dân tộc theo vùng miền.......................................................... 73 Biểu đồ 3.8 So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ ................................................... 74 Biểu đồ 3.9 So sánh giữa tỷ lệ trẻ có vấn đề với tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo thứ tự đƣợc sinh ra .................................................................................................... 75 Bảng 3.10 Điểm ranh giới của tám hội chứng .......................................................... 76 Biều đồ 3.10 Tỉ lệ trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần ............... 76 v Bảng 3.11 Giới tính và tuổi ....................................................................................... 77 Hình 3.2 So sánh theo vùng miền ............................................................................. 78 Biểu đồ 3.11 So sánh theo dân tộc ............................................................................ 78 Biểu đồ 3.12 So sánh theo thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình ........................... 79 Biểu đồ 3.13 So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ ................................................. 79 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, những vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề nổi cộm trong trƣờng học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, THPT ở Việt Nam. Trên các phƣơng tiện truyền thông, thông tin, cả ở báo giấy, báo hình và báo mạng (các nguồn cung cấp thông tin đƣợc sử dụng thông dụng ở Việt Nam hiện nay) có rất nhiều bài viết, thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Với cụm từ “Sức khỏe tâm thần của học sinh” hoặc “Sức khỏe tinh thần của học sinh” đƣợc tìm kiếm trên google (một trang web tìm kiếm thông tin thông dụng nhất thế giới) đã cho ra trên dƣới 7 triệu kết quả ở cả hai câu lệnh tìm kiếm trên. Con số này cũng phản ánh phần nào mối quan tâm của xã hội Việt Nam đối với vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm trên google với cụm từ “Child mental health” có 339 triệu kết quả bằng tiếng Anh, và 235 triệu kết quả với cụm từ “Student mental health”. Điều đó càng là minh chứng cho thấy sức khỏe tâm thần ở học sinh thực sự là một đề tài lớn trong xã hội hiện nay, không chỉ ở riêng Việt Nam. Ngày càng xuất hiện nhiều các bài báo phản ánh tình trạng Trầm cảm, bạo lực học đƣờng, lo âu, tự sát, rối loạn hành vi… ở học sinh, đặc biệt học sinh ở khối trung học (cấp 2, cấp 3). Bên cạnh sự quan tâm đến vấn đề SKTT học sinh đƣợc phản ánh thông qua các phƣơng tiện truyền thông, những minh chứng sâu sắc và chính xác hơn đƣợc phản ánh thông qua các nghiên cứu khoa học về SKTT lứa tuổi học sinh. Ở Hoa Kỳ , các vấn đề SKTT ở trẻ em và thanh niên khá phổ biến. Ƣớc tính, cứ năm ngƣời thì có một trẻ em và thanh niên có vấn đề liên quan đến SKTT. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm Soát và phòng ngừa bệnh (CDC) Hoa kỳ, gần 20% trẻ em ở Mỹ có rối loạn tâm thần, và tỷ lệ ngày càng tăng trong hơn một thập kỷ qua (thống kê ở trẻ từ 3 đến 17 tuổi) [51]. Các nghiên cứu, khảo sát về SKTT ở Việt Nam những năm gần đây cũng trở nên nhiều hơn, đặc biệt là những nghiên cứu dành cho ở lứa tuổi học sinh. Điều đó cho thấy các công trình nghiên cứu khoa học về tâm lý đang đáp ứng phần nào sự quan tâm của xã hội về các vấn đề SKTT, để có những chiến lƣợc phòng ngừa, can thiệp phù hợp. 1 Khảo về SKTT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [45]. Một nghiên cứu khác của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hƣơng với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” cho thấy, trong nhà trƣờng luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT, có 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ học sinh có các vấn đề SKTT khá cao, nhƣ: Nghiên cứu trong năm 2010, của Đại học Y Hà Nội về thực trạng SKTT ở một trƣờng THPT Cầu Giấy Hà Nội, có 22,9% học sinh THPT có vấn đề về SKTT. Một nghiên cứu khác về Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đƣờng, của Hoàng Cẩm Tú, Đặng Hoàng Minh trên 1727 học sinh cho thấy số học sinh có vấn đề về SKTT chiếm 25% , trong đó 50% có biểu hiện bất thƣờng bệnh lý cần hỗ trợ thuộc các vấn đề hƣớng nội, biểu hiện dƣới dạng rối loạn cảm xúc lo âu- buồn chán (trầm cảm) dạng cơ thể và hƣớng ngoại nhƣ có hành vi hung bao công kích hoặc làm sai qui tắc xã hội. [14]. Một nghiên khác trong năm năm 2012, của Nguyễn Cao Minh “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” cho thấy 18% trẻ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về SKTT [13]. Một điểm chung của các nghiên cứu nói trên là đều nghiên cứu ở các địa bàn đồng bằng, với các đối tƣợng thuộc dân tộc Kinh, không có nghiên cứu riêng biệt trên ngƣời dân tộc thiểu số. Trong khi đó, theo thống kê năm 2006 (Điều tra đa chỉ số Việt Nam), các dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số Việt Nam, trong đó có 65% trẻ em dân tộc thiểu số đi học trung học (tỷ lệ đi học trung học ở trẻ em dân tộc kinh là 86%). Mặc dù tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số đến trƣờng thấp hơn trẻ em dân tộc Kinh, và tỷ lệ dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 1/7 dân số Việt Nam nhƣng cũng không thể phủ nhận trẻ em đều có quyền đƣợc chăm sóc và quan tâm nhƣ nhau về mọi mặt. “Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con ngƣời dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào” (Tổ chức Y tế thế giới). 2 Hơn nữa, do vấn đề khác biệt văn hóa, xã hội, kinh tế càng đặt ra một câu hỏi lớn liệu với những khác biệt văn hóa, xã hội, môi trƣờng sống (sống rải rác ở vùng núi, đa phần là vùng núi cao), kinh tế (chiếm gần 30% dân nghèo của cả nƣớc) học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc có các vấn đề SKTT nhiều hơn trẻ em đồng bằng và trung du Bắc bộ? Nhƣ vậy, căn cứ vào các vấn đề thực tiễn và các nghiên cứu đã đƣợc tiến hành, chúng tôi thấy tính cần thiết phải thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng các vấn đề Sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc”, với mục đích nhằm cung cấp thêm cho khoa học một số liệu về tỷ lệ có các vấn đề SKTT ở học sinh THPTDTNT, để cùng các nghiên cứu của các tác giả khá đã tiến hành, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về tình trạng SKTT ở học sinh THPT ở Việt Nam nói chung, và học sinh THPTDTNT nói riêng. Đó cũng là tiền đề, làm cơ sở cho các chƣơng trình, chính sách thiết kế các chƣơng trình, chính sách phòng ngừa và can thiệp về các vấn đề SKTT ở học sinh phù hợp với tình hình với các vấn đề SKTT theo các dân tộc và vùng miền. 2. Giả thuyết khoa học Tỷ lệ học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần khoảng 15-20%. Các thông tin nhân khẩu nhƣ : Tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ , thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình, vùng miền có mố i tƣơng quan với các vấn đề sức khỏe tâm thần. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiếu số miền núi phía Bắc. - Tìm hiểu mối tƣơng quan giữa một số thông tin nhân khẩu: Tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ, thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình, vùng miền với các vấn đề sức khỏe tâm thần. - Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở cho các đề xuất về chính sách dự phòng và can thiệp về SKTT cho học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau: 3 - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tâm thần. - Xác định tỷ lệ học sinh THPTDTNT có các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng việc sử dụng thang đo về hành vi do trẻ em tự báo cáo của Achenbach đã đƣợc thích nghi ở Việt nam (Achenbach, 1991) để điều tra tại địa bàn nghiên cứu. - Xác định các yếu tố nguy cơ có mối quan hệ hay không với các vấn đề SKTT nhƣ: Tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ, thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình, vùng miền. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu - Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú có các vấn đề về SKTT. 5.2 Khách thể nghiên cứu - 210 học sinh độ tuổi 15-18 tuổi. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Chỉ nghiên cứu tại các trƣờng THPTDTNT, tại 3 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. - Nguồn thông tin: Trẻ tự thuật. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp mô tả tình trạng SKTT, những vấn đề sức khỏe tâm thần hay gặp phải, mức độ của các vấn đề đó ở học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. Ngoài ra, còn nhằm chỉ ra có hay không mối tƣơng quan giữa tỉ lệ học sinh THPTDTNT có vấn đề SKTT với một số vấn đề nhƣ: nơi ở, tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ, thứ tự đƣợc sinh ra trong gia đình. 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan giúp nhận biết đƣợc những nghiên cứu, lý thuyết liên quan đến thực trạng SKTT trên thế giới, cũng nhƣ ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu kế thừa và tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ sung thêm những thông tin về thực trạng SKTT học sinh THPTDTNT cho khoa học. 7.2 . Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4 Chúng tôi phát 210 phiếu Bảng kiểm hành vi của trẻ em (YRS) của Achenbach đã thích nghi ở Việt nam (Achenbach, 1991), để thu thập số liệu từ 3 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La. Bảng kiểm hành vi của trẻ em bao gồm 113 câu hỏi, học sinh trả lời bằng cách khoanh vào số điểm tƣơng ứng (0 = Không đúng, 1 = Thỉnh thoảng đúng, 2 = Hoàn toàn đúng) theo mỗi câu hỏi. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu Qua số liệu thu thấp đƣợc, chúng tôi sử dụng chƣơng trình SPSS để xử lý số liệu, và phân tích các số liệu đã đƣợc xử lý để đƣa ra tỷ lệ, phân loại và đánh giá mức độ tổn thƣơng về SKTT của học sinh THPTDTNT. 8. Đóng góp mới của Luận Văn: Đây là nghiên cứu dịch tễ đầu tiên về tỷ lệ các vấn đề SKTT ở học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sử dụng thang đo đã đƣợc chuẩn hóa ở Việt Nam. 9. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc dự kiến trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần 1.1.1.1 Dịch tễ học về sức khỏe tâm thần trên thế giới Trên thế giới, tỷ lệ các bệnh tâm thần tăng dần từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Điểm này đƣợc giải thích bởi 2 lý do: (1) Tỷ lệ chết giảm, dân số tăng, tuổi thọ tăng. Ví dụ: Tăng dân số ở độ tuổi nguy cơ đối với bệnh tâm thần phân liệt. (độ tuổi 15-45) nên tỷ lệ bệnh này tăng. Tăng dân số ở ngƣời cao tuổi nên tỷ lệ các bệnh tâm thần ở ngƣời già tăng. (2) Sự biến động lớn về tâm lý- xã hội. Trong hơn 40 năm qua do vấn đề công nghiệp hoá, đô thị hoá. Ví dụ: Tỷ lệ các rối loạn tâm thần tăng liên quan đến stress, rối loạn hành vi và phạm pháp ở thanh thiếu niên, lạm dụng rƣợu, nghiện ma tuý, trầm cảm, tự sát... [57]. Theo thông cáo báo chí của WHO năm 2001. Trên thế giới cứ 4 ngƣời thì có một ngƣời sẽ mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Theo đó có 121 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi Trầm cảm, 50 triệu ngƣời mắc chứng động kinh, 24 triệu ngƣời mắc chứng tâm thần phân liệt và mỗi năm có 1 triệu ngƣời tự sát, 20 triệu ngƣời có ý định tự sát [57]. WHO nhấn mạnh, để đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở các tuyến có các thuốc mới và các kỹ thuật mới chƣa đủ mà phải có một sách lƣợc hợp lý dựa vào các số liệu dịch tễ học. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trong đời các rối loạn tâm thần là 32,2% dân số [61], ít nhất 15% dân số Hoa kỳ bị rối loạn tâm thần trong 1 năm ( D.Regier,1978). Theo Harold I.Kaplan, tỷ lệ mắc trong đời 1 số bệnh tâm thần nhƣ sau: Bệnh Tâm thần phân liệt 1,5%; Rối loạn trầm cảm 1 cực 6,0%; Rối loạn trầm cảm 2 cực 1,0%; Nghiện rƣợu 13,3%; Nghiện ma tuý 5,9%; Rối loạn tâm căn 3-8%. Một số nghiên cứu dịch tễ học điển hình trên thế giới [61]: Năm 1855, E.Jarvis đã tiến hành một điều tra thu thập thông tin về các điều kiện sinh hoạt của 2471 bệnh nhân tâm thần có 169 bệnh nhân loạn thần và 791 bệnh nhân chậm phát triển tâm thần. Ông kết luận: Các bệnh loạn thần liên quan 6 phần nào đến nghèo khó, những ngƣời nhập cƣ dễ bị bệnh hơn những ngƣời dân bản địa. Năm 1857. Tuke.D.H. nghiên cứu so sánh thấy ở các vùng đô thị công nghiệp hoá, tỷ lệ các bệnh loạn thần cao hơn ở các vùng nông nghiệp. Năm 1931, Minger G. điều tra 66 gia đình gồm 1357 ngƣời, thấy tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt rất cao (4%) và tỷ lệ các bệnh tâm thần nói chung là 12 %. Ông cho rằng kết quả đó là do tính đồng huyết tộc. Năm 1933, Brugger C. nghiên cứu ở vùng nông thôn Thuringia (Đức) thấy tỷ lệ bệnh tâm thần không cao lắm (13,1/1000 ), nửa số ngƣời bị loạn thần không phải nằm viện. Theo dõi lịch sử gia đình tất cả các bệnh nhân nằm viện trong 2 năm ông thấy tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt là 9,8%o . Năm 1953 Nghiên cứu của Lin T.Y ở Đài Loan trên toàn thể dân thuộc 5 làng nông thôn, một quần thể nhỏ và một phƣờng thuộc thành phố, với dân số tổng cộng 1931 ngƣời.tất cả các ca bệnh tâm thần đều đƣợc khám xét, chẩn đoán chính xác, kết quả tìm thấy 214 bệnh nhân tâm thần các loại, các bệnh loạn thần chiếm 3,8%. Năm 1958, Hollingshead A.B và Redlich F.C. điều tra các rối loạn tâm thần đã đƣợc điều trị tại một quần thể thành thị ở New Haven. Tác giả kết luận ở tầng lớp xã hội càng thấp, tỷ lệ các bệnh tâm căn càng thấp và tỷ lệ các bệnh loạn thần càng cao. Nghiên cứu trên 50 ngƣời da trắng trƣởng thành ở 2 nhóm chẩn đoán là tâm thần phân liệt và tâm căn. Tác giả khẳng định rằng biến động xã hội rõ ràng có liên quan tới sự xuất hiện các rối loạn tâm thần ở tầng lớp 3 chứ không phải ở tầng lớp có các điều kiện kinh tế không thuận lợi. Năm 1964, Helgason T. điều tra dịch tễ học trên 5395 ngƣời trên đảo Iceland 1543/5395 ngƣời đƣợc phân tích bị rối loạn tâm thần, xác xuất toàn bộ các rối loạn tâm thần trƣớc tuổi 61 là 32,47% đối với nam và 34,34% đối với nữ. Năm 1976 Nielsen J. Đan Mạch trong nhiều năm điều tra tại các cơ sở của bác sỹ đa khoa cũng nhƣ ở các cơ sở chuyên khoa, công bố tỷ lệ mắc bệnh tâm thần hàng năm 254/1000 ở nam và 303/1000 ở nữ. Trong vài thập kỷ cuối thế kỷ XIX khi tâm thần học đã có một vị trí trong y học và đã có bƣớc phát triển quan trọng nhờ sự ra đời hai hệ thống phân loại các rối 7 loạn tâm thần ICD (của WHO) và DSM (của Hiệp hội tâm thần Mỹ); cũng nhƣ nhiều công cụ chẩn đoán bệnh tâm thần nhƣ PSE, DIS, CIDI. Một số nghiên cứu điển hình từ đó đến nay nhƣ: - Nghiên cứu (1973) của tổ chức WHO, nghiên cứu thí điểm về bệnh tâm thần (IPSS) xuyên văn hoá tại 9 trung tâm ở 9 Quốc gia khác nhau, với dân số 35.132.000 ngƣời, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu dịch tễ học Quốc tế [61]. - Điều tra quốc gia ở Úc năm 1999, sử dụng Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp (Composite International Diagnostic Interview – CIDI). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ ngƣời dân mắc các vấn đề SKTT phổ biến là 17,7%. Trong tổng số những ngƣời mắc các vấn đề SKTT, có 4,6% không bao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 29,4% đã có gặp bác sĩ và 7,5% đã có gặp bác sĩ tâm thần trong năm qua [13, tr.33]. - Năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với bộ câu hỏi CIDI, trên 60.559 ngƣời ở trên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra; và bộ câu hỏi khảo sát việc sử dụng dịch vụ y tế; hoạt động của ngành y tế [13, tr. 33]. 1.1.1.2 Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực SKTT. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về SKTT đƣợc bắt đầu từ năm 1999 (SAVY2). Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội giai đoạn 20062010 trong đó có “Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” đã đƣợc phê duyệt. Năm 2006 Bộ Y tế đã ban hành “Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam, giai đoạn 20062010 và tầm nhìn 2020”. Trong đó “Sang chấn về tinh thần và các vấn đề khác liên quan đến SKTT” đƣợc coi là một trong các nguy cơ chính đối với sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Đồng thời SKTT đƣợc xếp là một trong 5 vấn đề ƣu tiên cần giải quyết của Kế hoạch trong giai đoan 2006-2010. Tuy nhiên, các can thiệp nâng cao SKTT, đặc biệt cho học sinh nói riêng và thanh thiếu niên nói chung còn rất hạn chế. 8 Ở Việt Nam, từ năm 1964 đến nay đã có một số công trình điều tra cơ bản về bệnh tâm thần và thu đƣợc một số kết quả. Song do phƣơng pháp, công cụ và đặc biệt là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên tỷ lệ một số rối loạn tâm thần có thay đổi. Năm 1981 Trần Văn Cƣờng, Nguyễn Khánh Hợi điều tra tâm thần ở xã Hoà Bình. Nguyễn Thị Mai và cộng sự điều tra về các bệnh tâm thần tại phƣờng Lê Đại Hành, Hà Nội. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự điều tra Handicap tâm thần ở 4 xã phƣờng Hà Nội. Các công trình này cho tỷ lệ mắc bệnh tâm thần dao động 18-20% dân số [61]. Năm 1994 đƣợc sự giúp đỡ của WHO khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, ngành tâm thần Việt nam đã tiến hành điều tra tâm thần tại 3 điểm : Xã Tự Nhiên, xã Quất Động thuộc huyện Thƣờng Tín, xã Tiên Kiên, huyện Lâm thao – Phú Thọ và xây dựng mô hình chăm sóc sức khẻo tâm thần dựa vào cộng đông. Cho tỷ lệ một số rối loạn tâm thần nhƣ sau [61]: Bệnh TTPL: 0,3% - 1% dân số. Rối loạn cảm xúc trầm cảm:2,0% - 3,0% dân số. Rối loạn tâm căn ( lo âu, ám ảnh, suy nhƣợc thần kinh): 4.0% - 5,0%. Nhân cách bệnh: 0,5% - 1,0%. Nghiện ma tuý: 0,15% - 1,5%. Nghiện rƣợu; 0,21% - 3,0%. Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên (độ tuổi 10 – 17) là0,3% - 3,7%. Loạn thần do chấn thƣơng sọ não:0,15% - 0,2%. Chậm phát triển tâm thần :0,5% - 1,0%. Động kinh : 0,5% - 1,5%. Năm 1999 Chính phủ đƣa vào Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia Dự án Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng, đặt ra cho ngành tâm thần Việt Nam một thách thức mới, một trách nhiệm hết sức nặng nề [61]. Để có đƣợc số liệu các rối loạn tâm thần trong cả nƣớc và xây dựng kế hoạch Bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho nhân dân, ngành tâm thần chọn 10 bệnh tâm thần ƣu tiên để tiến hành điều tra dịch tễ tại các vùng khác nhau. Trên cơ sở những kết qủa thu đƣợc sẽ giúp cho ngành tâm thần đề ra đƣợc các biện pháp chăm sóc, giúp đỡ, 9 điều trị thích hợp, phòng bệnh cho các bệnh nhân có rối loạn tâm thần nặng tại cộng đồng. Cụ thể nhƣ số liệu dƣới đây: Điều tra dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần thường gặp tại cộng đồng từ năm 2000 – 2002 [61]: STT Tên bệnh Tỷ lệ 1 Tâm thần phân liệt. 0,47% 2 Động kinh. 0,33% 3 Trầm cảm. 2,8% 4 Lo âu 2,7% 5 Chậm phát triển trí tuệ 0,63% 6 RLTT chấn thƣơng sọ não 0,51% 7 RL hành vi thanh thiếu niên 0,9% 8 Mất trí tuổi già 0,88% 9 Lạm dụng rƣợu 5,3% 10 Nghiện ma túy 0,3% Tổng 14,82% Kết quả điều tra dịch tễ học này cho thấy, mới chỉ kể đến 10 rối loạn tâm thần thƣờng gặp ở Việt Nam đã chiếm tỷ lệ gần 14,9%, chƣa kể đến các rối loạn khác. Nhƣ vậy, thực sự các vấn đề SKTT ở Việt Nam rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. 1.1.2 Nghiên cứu dịch tễ học về Sức khỏe tâm thần trẻ em Do nghiên cứu của chúng tôi là một trong các nghiên cứu về các vấn đề SKTT của trẻ em, vì vậy nên chúng tôi tập trung trình bầy sâu hơn về các nghiên cứu về SKTT ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam. 1.1.2.1 Các nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần trẻ em trên thế giới - Đo lƣờng SKTT và tình trạng khỏe mạnh về tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên ở các nƣớc Châu Âu ở 12 nƣớc Châu Âu (KIDSCREEN), nghiên cứu sử dụng bảng hỏi SDQ [36] là nghiên cứu về cảm xúc và hành vi đƣợc kiểm tra trong mẫu đại diện quốc gia của 22 000 trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 8 đến 18 tuổi. Tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có dấu hiệu của các vấn đề SKTT khác nhau giữa 10 các quốc gia và các nhóm nhân khẩu - xã hội và kinh tế xã hội. Các yếu tố nguy cơ bao gồm bầu không khí gia đình, tình trạng kinh tế xã hội thấp, hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của cha mẹ. Khi một số yếu tố nguy cơ xảy ra đồng thời, sự phổ biến của các vấn đề SKTT tăng lên rõ rệt. Trẻ em và thanh thiếu niên có các vấn đề SKTT thể hiện rõ ràng suy giảm chất lƣợng liên quan đến sức khỏe của cuộc sống. Sự khác biệt đa văn hóa trong các mô hình quan sát của các vấn đề SKTT đã đƣợc thảo luận. Nhóm trẻ có nguy cơ cao là nhóm có sự pha trộn về văn hóa, thuộc tầng lớp xã hội nghèo nàn và cha mẹ có nhiều nỗi đau tinh thần [36] - Nghiên cứu Các vấn đề về hành vi và cảm xúc ở Thanh thiếu niên của Jamaica và Mỹ, sử dụng các thang CBCL (cha mẹ trả lời), TRF (do giáo viên trả lời) và YRS (do trẻ tự trả lời). Nghiên cứu này đƣợc thiết kế để so sánh sự phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm của trẻ vị thành niên tuổi từ 12 đến 18 sống ở Jamaica và Hoa Kỳ [21]. Nghiên cứu cho kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa trong tổng điểm của bất kỳ thang nào về các vấn đề SKTT ở thanh thiếu niên Jamaica và Mỹ. Tuy nhiên, các vấn đề xã hội trong nhóm thanh thiếu niên Jamaica cao hơn đáng kể trong báo cáo của thầy cô giáo và cha mẹ. Thanh thiếu niên Jamaica có xếp hạng cao hơn ở các vấn đề Trầm cảm thu mình và rối loạn dạng cơ thể. Có thể thanh thiếu niên Jamaica phát triển vấn đề của họ từ những vấn đề thực tiễn trong đất nƣớc của họ [21]. - Điều tra sức khỏe tâm trẻ em (5-15 tuổi) ở nƣớc Anh, 2004. Cuộc khảo sát thực hiện bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia [32]. Điều tra cho thấy 9,6% hoặc gần 850.000 trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 5-16 tuổi có một rối loạn tâm thần. 7,7% hoặc gần 340.000 trẻ em tuổi từ 510 tuổi có một rối loạn tâm thần. 11,5% tƣơng đƣơng khoảng 510.000 trẻ trong độ tuổi từ 11-16 tuổi có một rối loạn tâm thần. Trong đó, Rối loạn lo âu có 3.3% hay khoảng 290.000 trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn lo âu; rối loạn Trầm cảm có 0,9% hoặc gần 80.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm nghiêm trọng, trong đó 1.4% hay khoảng 62.000 tuổi 11-16 tuổi bị trầm cảm nghiêm trọng. Về rối loạn hành vi, có 5,8% hoặc chỉ hơn 510.000 trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn hành vi. 11 - Nghiên cứu về SKTT trẻ em và vị thành niên ở Iceland, Turun Yliopiston năm 2002 [26]. Nghiên cứu sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em của Achenbach, trong đó thang CBCL do cha mẹ trả lời và YSR do trẻ tự trả lời, nhằm nghiên cứu các vấn đề cảm xúc và hành vi vấn ở trẻ em và vị thành niên từ 2-18 tuổi. Có 109 cha mẹ có con ở độ tuổi 2-3 tham gia trả lời CBCL và 943 cha mẹ của trẻ em 4-16 tuổi. Thang tự báo cáo YSR có 545 trẻ em và vị thành niên tham gia trả lời. Kết quả cho thấy trong số tổng trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần, tỷ lệ trẻ có rối loạn hành vi chiếm 36%, trầm cảm 22,6% và rối loạn sau sang chấn 9,3%. - Nghiên cứu SKTT trẻ em nƣớc Úc, M.G. Sawyer [27]. Nghiên cứu đƣợc tiến hành để xác định sự phổ biến của ba rối loạn tâm thần (Trầm Cảm, Rối loạn hành vi và Tăng động giảm chú ý), sự phổ biến của các vấn đề SKTT, chất lƣợng sức khỏe liên quan đến cuộc sống của những ngƣời có vấn đề, và mô hình dịch vụ sử dụng của những ngƣời có và không có vấn đề SKTT, trẻ em và thanh thiếu niên từ 4-17 tuổi tại Úc. Để xác định tỷ lệ hành vi sức khỏe nguy cơ trong thanh thiếu niên với các vấn đề SKTT. Nghiên cứu sử dụng thang Diagnostic Interview Schedule for Children Version IV, nguồn thông tin đƣợc cung cấp từ cha mẹ và trẻ. Cha mẹ hoàn thành bảng kiểm Hành vi về các vấn đề SKTT họ nhận thấy ở con và bảng câu hỏi đánh giá chất lƣợng sức khỏe liên quan đến cuộc sống và sử dụng dịch vụ. Bảng hỏi về Hành vi nguy cơ do trẻ tự trả lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy 14% trẻ em và thanh thiếu niên có các vấn đề về SKTT. Nhiều ngƣời trong số những ngƣời có vấn đề SKTT cũng có vấn đề trong các lĩnh vực khác của cuộc sống của họ và gia tăng nguy cơ đối với hành vi tự tử. Chỉ có 25% những ngƣời có vấn đề SKTT đã tham dự một dịch vụ chuyên nghiệp trong sáu tháng trƣớc cuộc điều tra. Qua các nghiên cứu kể trên, có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề SKTT trẻ em thƣờng cho thấy một tỷ lệ đáng kể trẻ em trên thế giới có các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ trẻ em trên thế giới có vấn đề về SKTT giao động từ 10-20%. 1.1.2.2 Các nghiên cứu sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam Một số nghiên cứu mới nhất về SKTT Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây ở đối tƣợng trẻ em và thanh thiếu niên. 12 - Viện SKTT ban ngày Mai Hƣơng, Khảo sát thuộc dự án Chăm sóc SKTT học sinh trƣờng học tại Hà Nội, 2009). Đây là một dự án hợp tác quốc tế giữa Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hƣơng với trƣờng Đại học Melbourne (Australia) đƣợc thực hiện từ 21.960 thanh thiếu niên Hà Nội cho thấy: gần 20% số học sinh trong độ tuổi vị thành niên gặp trục trặc về SKTT trong đó 3,7% có rối loạn hành vi [45]. - Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú, 2009. Nghiên cứu sử dụng công cụ YSR thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi từ 11- 15, ở 2 trƣờng THCS ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề về SKTT là 10,94% - Khảo sát Thực trạng Sức khỏe tinh thần trẻ em TP.HCM, Lê Thị Ngọc Dung và cộng sự, 2009, tp.HCM. Nghiên cứu trên 200 trẻ em TP.HCM, là học sinh cấp THPT, lứa tuổi từ 15 -19 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ em có vấn đề về SKTT ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% [4] - Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề SKTT của Nguyễn Cao Minh. Nghiên cứu lấy mẫu ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hòa Bình, cho thấy tỉ lệ các trẻ gặp phải các vấn đề SKTT là không nhỏ 18% trẻ gặp phải các vấn đề về tâm thần. Đối với từng vấn đề SKTT cụ thể trong tám hội chứng, tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề này dao động trong khoảng từ 6,6% (vấn đề Thu mình trầm cảm) đến 2,7% (vấn đề Chú ý). Hành vi hung tính là một vấn đề đang đƣợc xã hội rất quan tâm xếp thứ 4 với 5,4% [13]. Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác nhƣ: Nghiên cứu của TS. Ngô Thanh Hồi. Khảo sát SKTT của học sinh trung học cơ sở Hà Nội, đề tài khoa học, 1/9/2010 [9]; Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến SKTT của học sinh ở một số trƣờng THCS,của TS. Lê Thị Kim Dung và các cộng sự, đề tài nghiên cứu của Bộ giáo dục và Đào tạo, 2007. Nhƣ vậy, đa phần các kết quả nghiên cứu dịch tễ SKTT ở trẻ em ở Việt nam cho thấy tỉ lệ trẻ có các vấn đề về SKTT nói chung nằm trong khoảng tỉ lệ ở các nƣớc đang phát triển theo nghiên cứu của WHO, từ 13% đến 20%. 1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần người dân tộc thiểu số 1.1.3.1 Nghiên cứu sức khỏe tâm thần người dân tộc thiểu số ở Anh. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan