Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học qua tập thơ góc sân và khoản...

Tài liệu Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học qua tập thơ góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa

.PDF
108
170
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA Giáo viên hướng dẫn: Th.s Võ Thị Bảy Sinh viên thực hiện : Võ Thị Như Vy Lớp : 14STH Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018 Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Giáo dục tiểu học. Đặc biệt là cô giáo Võ Thị Bảy đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Do bước đầu làm quen với khóa luận nên kiến thức, trình độ chuyên môn còn hạn chế, vì thế khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ thầy cô để khóa luận em được hoàn thiện hôn. Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018 Sinh viên Võ Thị Như Vy MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 6 3.1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6 4. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............ 8 1.1. Khái quát chung về văn học thiếu nhi ........................................................... 8 1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ....................................................................... 8 1.1.2 Văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình Tiểu học .......................... 9 1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi.................................................... 11 1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học ................................................ 13 1.2.1. Tính cách ................................................................................................... 13 1.2.2. Nhu cầu nhận thức..................................................................................... 13 1.2.3. Tình cảm .................................................................................................... 14 1.3. Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” .................. 15 1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Trần Đăng Khoa ............................... 15 1.3.2. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ............................................................ 18 1.3.2.1. Sơ lược về tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ........................................ 18 1.3.2.2. Giá trị nội dung ...................................................................................... 19 1.3.2.3. Giá trị nghệ thuật .................................................................................... 21 Chương 2: TÌM HIỂU BÀI HỌC GIÁO DỤC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA TẬP THƠ GÓC SÂN KHOẢNG TRỜI CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA .......................................................... 23 2.1. Khái niệm về tình yêu thiên nhiên ............................................................... 23 2.1.1. Khái niệm thiên nhiên ............................................................................... 23 2.1.2. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên : .......................................................... 24 2.1.3. Mục tiêu giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học.................. 26 2.2. Nội dung giáo dục tình yêu thiên nhiên trong tập thơ Góc sân và khoảng trời ............................................................................................................................. 27 2.2.1. Biết yêu thương, nuôi nấng, bảo vệ động vật: .......................................... 28 2.2.2. Thích trồng trọt, yêu lao động, chăm sóc cây cối ..................................... 45 2.2.3. Khám phá, yêu thích vũ trụ, thế giới xung quanh: .................................... 52 2.2.3.1. Thân thiết làm bạn với Trăng ................................................................. 52 2.2.3.2. Luôn thích thú, quan sát các hiện tượng thiên nhiên về thời tiết và khí hậu ....................................................................................................................... 57 2.2.4. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên quê hương – nơi ta sinh sống và đặt chân qua ....................................................................................................................... 63 3. Nhận xét .......................................................................................................... 73 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .............................................. 76 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 76 3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh .................................................. 76 3.1.2. Căn cứ vào tập thơ Góc sân và khoảng trời .............................................. 76 3.2. Biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học................... 77 3.2.1 Mục tiêu giáo dục ....................................................................................... 77 3.2.2 Biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học................. 78 3.2.2.1 Giáo dục thông qua dạy tích hợp vào các môn học trong chương trình Tiểu học ............................................................................................................... 79 3.2.2.2 Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành người yêu quý và bảo vệ thiên nhiên .................................................................. 84 3.2.2.3 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp về giữ gìn thiên nhiên, bảo vệ môi trường .................................................................................... 88 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 93 1. Kết luận ........................................................................................................... 93 2. Một số đề xuất ................................................................................................. 95 2.1 Đối với giáo viên ........................................................................................... 95 2.2 Đối với gia đình và xã hội ............................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 97 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay , thế giới ngày mai” là một câu nói quen thuộc trong sự nghiệp giáo dục nước ta. Câu nói thể hiện vai trò của các em trong sự nghiệp xây dựng và kiến thiết nước nhà mai sau ,trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào những thế hệ tương lai ấy.Việc định hướng những mầm non tương lai phát triển một cách toàn diện luôn là nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục, đặc biệt là đối với một nước Việt Nam đang phát triển. Trong đó, giáo dục tình yêu thiên nhiên chính là một trong những hoạt động giáo dục thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình giáo dục mỗi trẻ em, bồi dưỡng nơi trẻ tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, vật nuôi trong môi trường sống xung quanh. Đất nước chúng ta đang ngày một phát triển, nền nông nghiệp lúa nước dần dần không còn chiếm phần lớn giá trị kinh tế nữa, một phần là vì cạnh tranh từ các nước khác, một phần vì lạc hậu, nghèo nàn trong phương tiện sản xuất. Thay vào đó các ngành công nghiệp và dịch vụ đang vươn lên mạnh mẽ, kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy mà môi trường thiên nhiên chính là “nạn nhân”. Chúng ta sẽ không thể quên được Sự cố Formosa cá chết hàng trăm tấn ở biển Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận vì chất thải độc hại năm 2016, vụ việc gây thiệt hại không chỉ tiền bạc mà còn làm ô nhiễm một vùng biển rộng lớn- nơi cư trú của hàng trăm loại hải sản, nơi sinh sống của hàng triệu dân cư Việt Nam. Từ sai lầm của một bộ phận thiếu ý thức đạo đức, thờ ơ với những hậu quả mà mình gây ra đã phải đánh đổi một cái giá quá lớn mà trên thực tế phải mất hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm để khôi phục lại một hệ sinh thái biển tự nhiên, điều này chẳng khác gì làm tăng thêm gánh nặng trách nhiệm cho các thế hệ trẻ tương lai . Người da đỏ có một ngạn ngữ thấm thía: “Hãy đối xử tử tế hơn với Trái Đất. Cha mẹ chúng ta không mang Trái Đất đến cho chúng ta, mà chúng ta đang vay nợ Trái Đất từ chính con cháu của mình. Chúng ta không thừa kế Trái 1 Đất từ tổ tiên, mà chúng ta vay mượn nó từ thế hệ kế tiếp chúng ta”,những gì chúng ta mượn nên trả lại một cách toàn vẹn không tổn hại. Thiên nhiên chính là nguồn sống, là đời sống của vạn vật. Ích lợi của thiên nhiên là vô hạn nhưng thiên nhiên là hữu hạn.Việc giáo dục cho các em biết tầm quan trọng của thiên nhiên, môi trường sống tự nhiên xung quanh ngay từ khi vào trường Tiểu học không những tạo nên một tư tưởng, một tình cảm mà còn phải là một thói quen không thể xóa bỏ trong suốt cuộc đời. Trong nội dung kiến thức mà các em được học từ sách vở, có thể nhận thấy có rất nhiều bài học về cách bảo vệ môi trường hay xa hơn là thiên nhiên, bên cạnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” chứng tỏ việc giáo dục tình yêu thiên nhiên với các em học sinh thực sự được chú trọng. Tuy nhiên hiệu quả dường như vẫn chưa đủ, trong thực tế, nhiều em học sinh vẫn chưa có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây cỏ, chưa có trách nhiệm hay tình yêu với vật nuôi hoặc có thái độ không tích cực, thiếu hào hứng khi tiếp xúc với thế giới tự nhiên như khi đi tham quan, khi tham gia các hoạt động vệ sinh…nhất là khi trong thời đại công nghệ, niềm yêu thích của các em khi khám phá thế giới tự nhiên bên ngoài bị giảm đi rất nhiều. Thay đổi những phương pháp giáo dục khiến trẻ tiếp cận với thế giới tự nhiên một cách gần gũi, sinh động, gợi được niềm hào hứng ở trẻ sẽ là điều cần thiết. Đối với nhận thức của học sinh Tiểu học, khi ngôn từ đơn giản giàu hình ảnh là điều dễ hiểu và dễ tiếp nhận nhất, giáo dục tình yêu thiên nhiên qua thơ chính là một phương pháp hiệu quả. Những bài thơ ngắn, giàu hình ảnh, nhạc điệu đi vào trong trí nhớ trẻ em dễ dàng hơn nhiều so với bất cứ một đoạn văn dài dòng, khô khan nào. Bên cạnh những tác giả lớn nổi bật trong văn học thiếu nhi như Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng,…cái tên Trần Đăng Khoa nổi lên như một hiện tượng văn học lúc bấy giờ, bởi ông bắt đầu tham gia sáng tác lúc chỉ mới có tám tuổi thậm chí được mọi người dành tặng danh hiệu “thần thồng thơ 2 trẻ”. Tập thơ đầu tay Từ góc sân nhà em (sau được tái bản, bổ sung đổi tên thành Góc sân và khoảng trời) được đón nhận nồng nhiệt, một phần có lẽ là do Trần Đăng Khoa là số ít nhà thơ viết cho thiếu nhi nhưng độ tuổi tác giả lúc đó cũng thuộc hàng lứa thiếu nhi. Tập thơ Góc sân và khoảng trời sau này của ông cũng thành công vang dội và trở thành một trong những tác phẩm đáng nhớ nhất trong cuộc đời sự nghiệp của ông. Đọc Góc sân và Khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật, cảnh vật thiên nhiên mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sự vật thì hầu như tất cả đều đã được nhân cách hóa, trở thành những bạn bè thân thiết, không thể xa rời, và điều đặc biệt là tất cả đều nằm trong tầm nhìn của tác giả, tầm nhìn của đôi mắt trẻ thơ. Một điểm nổi bật từ tập thơ là cảm hứng thiên nhiên từ một vùng quê thanh bình, trong trẻo, khiến người đọc như sống trong thế giới thiên nhiên ấy cùng tác giả. Tuổi thơ tôi lớn lên với những vần thơ của Trần Đăng Khoa, từ Ò…ó…o, Kể cho bé nghe đến Hạt gạo làng ta lúc đó còn nhỏ dù chưa thực sự hiểu hết được cái hay trong thơ ông nhưng tôi vẫn cảm tượng tưởng ra được cái thế giới thiên nhiên kì thú của Trần Đăng Khoa, tràn ngập âm thanh, hình ảnh mà gần gũi hết sức. Một bài thơ hay không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc mà còn đọng lại lâu dài trong tâm trí người đọc. Việc kết hợp giáo dục thông qua một bài thơ khiến điều này càng ý nghĩa hơn. Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học không phải là điều một sớm một chiều mà phải là một quá trình lâu dài, không chỉ được thể hiện bằng các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, việc này còn được tích hợp thông qua các môn học, đặc biệt là các tác phẩm văn học thiếu nhi mà tiêu biểu là tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Chúng tôi tin rằng những vần thơ của ông sẽ không chỉ in dấu sâu sắc trong tâm trí các thế hệ bạn đọc từ trước đến nay mà còn thẳng bước chinh phục hàng nghìn độc giả nhỏ tuổi thế hệ trẻ trong tương lai. 3 Chính vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh tiểu học qua tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa” để nghiên cứu. Hi vọng qua đề tài này chúng tôi sẽ có thể góp thêm một cái nhìn, cách tìm hiểu mới trong những bài học về tình yêu thiên nhiên mà tác giả mang lại. 2. Lịch sử vấn đề Giáo dục tình yêu thiên nhiên luôn là điều được quan tâm trong nhiều năm qua. Nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác tập thơ Góc sân và khoảng trời một phần lớn là từ thiên nhiên rộng lớn như về con vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên, vầng trăng… Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, ý kiến đánh giá liên quan đến đề tài và từ nhiều hướng và mức độ khác nhau, chúng tôi xin được điểm qua bên dưới. Trần Đăng Xuyền, tạp chí Văn học số 4, năm 2003, đã chỉ ra những yếu tố góp phần làm nên hồn thơ cũng như đặc điểm trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa: …gia đình, cảnh sắc thiên nhiên ở làng quê, ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu, bạn bè, thầy cô và không khí ở thời đại, “Thơ Trần Đăng Khoa chạm đến bản chất, cái cốt lõi của làng quê”[11]... Tuy nhiên bài phân tích này chưa thực sự đi sâu vào cái đẹp thiên nhiên hay tình yêu thiên nhiên mà Trần Đăng Khoa thể hiện trong tập thơ. PGS.TS Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2003, đã nêu ra những nội dung cơ bản của thơ Trần Đăng Khoa, trong đó nội dung hàng đầu là thiên nhiên ở nông thôn bởi theo tác giả thì “đây là mảng nội dung nổi bật nhất trong thơ Trần Đăng Khoa” Sự vật trong thiên nhiên thì hầu như ai cũng biết, cũng nhận thấy nhưng không ai có được cái nhìn như Trần Đăng Khoa. Đó là một cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu mà lại rất sâu sắc: “Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất, tinh nguyên và hết sức thơ mộng… thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh thơ mộng mà còn đầy sức sống, luôn 4 luôn vận động và phát triển”.[3] Tuy chỉ một phần nào đó nói về cảm nhận và phân tích của tác giả với thế giới thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa nhưng đây thực sự là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Nhà thơ Xuân Diệu, một trong những nhà thơ lớn dìu dắt Trần Đăng Khoa, đã viết tựa cho tập thơ Góc sân và khoảng trời với những thích thú về cách miêu tả thiên nhiên của Trần Đăng Khoa, ông cho rằng “Chính tâm hồn bên trong của con người quy tụ cảnh vật bên ngoài vào quanh một cái trục, biến vật vô tri thành ra tình cảm” với một thái độ trân trọng, quý mến.[5; trang 6] Vân Thanh, ủy ban khoa học xã hội nhà thơ Việt Nam, nhà xuất bản khoa học xã hội, năm 1984 nhận xét: “Thơ Khoa nắm bắt được nhiều màu sắc, âm thanh, hương vị của thế gới bên ngoài, của thiên nhiên cây cỏ, của sinh hoạt quê hương đồng nội. Cảnh vật dưới ngòi bút của Khoa có hình nét và có cả tâm hồn. Thế giới loài vật trong thơ Khoa thật đa dạng với những đường nét độc đáo. Chỉ có con mắt trẻ thơ mới có những nhận xét đến kì lạ như vậy”.[8] Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu về giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học: Bài viết Dạy trẻ yêu thiên nhiên của Trường Panakids ở Việt Nam có nêu: Thế giới tự nhiên mang đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cảm giác không thể có ở đâu khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc trẻ em được cho tiếp xúc với thiên nhiên từ sớm sẽ có được nhiều lợi ích về sức khỏe và trí tuệ, cũng như cho trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. [10; trang 1] Bài viết đưa ra các biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho trẻ thông qua những ví dụ gần gũi giữa trẻ và cha mẹ. Đây là tài liệu hữu ích để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tiểu luận Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước cho học sinh lớp 1,2,3 trong dạy học chủ đề Tự nhiên của môn Tự nhiên xã hội, Nguyễn Thu Thủy, đưa 5 ra nội dung và phương pháp bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên cho học sinh cùng những nghiên cứu, phân tích, thống kê khá chi tiết, đầy đủ. Tuy nhiên công trình này giới hạn chỉ ở các lớp 1,2,3 và ở môn Tự nhiên xã hội. Như vậy, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu đi sâu về giáo dục tình yêu thiên nhiên qua tập thơ Góc sân và khoảng trời, hầu hết các nghiên cứu về tập thơ thường quan tâm về giá trị nghệ thuật hoặc các hình ảnh nhân vật, tác giả. Hoặc là các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên qua một môn học hạn chế hoặc là bài viết còn chung chung chưa cụ thể. Tuy vậy các công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn đề tài “ Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học qua tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa” với mong muốn tìm hiểu việc giáo dục tình yêu thiên nhiên cho thiếu nhi qua tập thơ. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tìm hiểu những biểu hiện về tình yêu thiên nhiên trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. - Tìm hiểu những bài học giáo dục tình yêu thiên nhiên cho thiếu nhi qua tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. - Đề xuất một vài biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học. 6 4. Đóng góp của đề tài Giáo dục tình yêu thiên nhiên qua tập thơ Góc sân và khoảng trời giúp cho học sinh hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành người có ý thức ,trách nhiệm với bảo vệ môi trường thiên nhiên, thái độ tích cực khám phá thiên nhiên xung quanh. Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích cho sinh viên và giáo viên Tiểu học trong quá trình tìm hiểu và giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học qua tác phẩm Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. - Phạm vi nghiên cứu: Tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thống kê, phân loại 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì phần Nội dung chúng tôi chia làm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài Chương 2: Tìm hiểu bài học giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học qua tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái quát chung về văn học thiếu nhi 1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, văn học thiếu nhi theo nghĩa hẹp gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho ngưới lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi… Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm về văn học thiếu nhi tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều góc độ: chủ đề sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận…Cụ thể: - Mọi tác phẩm được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. [10; trang 6] - Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn thế, các en còn tìm được ở trong đso một lời nhắc nhở, một sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình. [10; trang 6] 8 Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là thế giới tự nhiên… nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ. 1.1.2 Văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình Tiểu học Những tác phẩm văn học thiếu được biên soạn trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đa phần là các tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc một phần trích đoạn từ tác phẩm văn học của các tác giả Việt Nam và thế giới. Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện cho thiếu nhi về đạo đức, trí tuệ, và thẩm mỹ. Trong đó, các tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam chiếm một phần lớn trong chương trình học. Văn học thiếu nhi Việt Nam trong chương trình Tiểu học đa số là thơ, các đoạn trích văn xuôi của một số tác giả Việt Nam ngoài ra còn có mảng văn học dân gian phân bố ở các khối lớp theo từng chủ điểm. Ở đây chúng tôi xin chỉ nêu cụ thể về phần thơ trong sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. Lớp 1: Ở học kì 1 do đặc điểm là các em mới học cách đánh vần, ghép chữ và làm quen đọc trơn văn bản, nên trong SGK chưa có các bài thơ hoàn chỉnh mà chỉ có những đoạn thơ ngắn ứng dụng cho bài mới. Kì 2, gồm 20 bài thơ, với nhiều thể thơ: 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, thất ngôn tứ tuyệt. Ví dụ: “Ai dậy sớm”,” Mời vào” (Võ Quảng), “Xỉa cá mè” (Phạm Hổ), “Kể cho bé nghe” (Trần Đăng Khoa), “Tặng cháu” (Hồ Chí Minh)…các bài thơ thuộc các chủ điểm Gia đình, Nhà trường và Thiên nhiên đất nước giáo dục cho các em tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, cùng với đó là xây dựng bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Lớp 2: gồm 23 bài thơ, với nhiều thể thơ: 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, lục bát. Ví dụ: “Cái trống trường em” (Thanh Hào), “Thương ông” (Tú Mỡ), “Ông và cháu” (Phạm Cúc), “Cháu nhớ Bác Hồ” (Thanh Hải),…các bài thơ thuộc các chủ điểm 9 Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà hoặc các chủ điểm liên quan đến thiên nhiên như Bốn mùa, Chim chóc,…cùng con người như Bác Hồ, Nhân dân. Thông qua các bài thơ ở các chủ điểm khác nhau, tiếp tục xoáy sâu vào các mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội của học sinh, từ đó giáo dục đạo đức, tình cảm, cách ứng xử. Bên cạnh đó, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, Bác Hồ. Lớp 3: gồm 37 bài thơ, các thể thơ như 4 chữ, 8 chữ, lục bát. Ví dụ: “Vẽ quê hương” (Định Hải), “Hai bàn tay em” (Huy Cận), “Nhớ Việt Bắc” (Tố Hữu),… thuộc các chủ điểm Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương,…giáo dục các em tình yêu gia đình, trường lớp, quê hương, cách đối xử chân thành với mọi người qua đó rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Lớp 4: gồm 25 bài thơ, các thể thơ như 4 chữ, 5 chữ,6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát. Ví dụ: “Đôi que đan” (Phạm Hổ), “Nếu chúng mình có phép lạ” (Định Hải), “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận),…thuộc các chủ điểm Thương người như thể thương thân, Trên đôi cánh ước mơ, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống,…qua các bài thơ, học sinh học tập được những phẩm chất đạo đức đáng quý, cách sống hòa đồng bên cạnh đó khơi gợi niềm đam mê, sáng tạo, tìm tòi những điều mới lạ về cuộc. Lớp 5: gồm 24 bài thơ với các thể thơ như 4 chữ, 7 chữ, lục bát, tự do,… Ví dụ: “Sắc màu em yêu” (Phạm Đình Ân), Chú đi tuần (Trần Ngọc), “Đất nước” (Nguyễn ĐÌnh Thi), “Về ngôi nhà đang xây” (Đồng Xuân Lan),…thuộc các chủ điểm Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên,…tiếp tục giáo dục, rèn luyện cho các em những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp các em nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình khi đang là một học sinh Tiểu học, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Riêng đối với nhà thơ Trần Đăng Khoa, ông có rất nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt của Tiểu học như: “Ò…ó…o”, “Kể cho bé nghe”, “Khi mẹ vắng nhà”, “Hạt gạo làng ta”, “Trăng ơi từ đâu đến”,… Các 10 tác phẩm dàn trải đều từ lớp 1 đến lớp 5 đủ cho ta thấy tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của thơ Trần Đăng Khoa đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam. 1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của văn học thiếu nhi Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi tiếng của nhà văn hiện thực Nga Macxim Gorki: “Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được bản thân mình; nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh khát vọng đi tìm chân lí, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, hướng tới cái đẹp, cái thiện của cuộc đời”. Văn chương chân chính phải phục vụ con người, phải phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của con người với những niềm vui, nỗi đau đời thường. Nhà thơ Tố Hữu nhận xét: “Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có”. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Nói đến chức năng giáo dục của văn học là nói đến khả năng dẫn dắt và định hướng. Văn học đến với con người bằng con đường tình cảm. Nó đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa trước khung cảnh tươi đẹp của quê hương, đất nước, trước trạng thái muôn màu muôn vẻ của cuộc sống xung quanh và nhất là trước sự phong phú, đa dạng của thế giới tâm hồn. Văn chương chân chính có khả năng cảm hóa, nhân đạo hóa con người. Nó góp phần vào việc hình thành nhân cách, hoàn thiện đạo đức, giúp con người sống tốt đẹp hơn. Các tác phẩm văn học đích thực có khả năng giáo dục rất lớn, xứng đáng là những người thầy, người bạn đáng tin cậy của chúng ta. Đối với thiếu nhi nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, văn học nghệ thuật giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Kha-li-nin nói: “Vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề khó khăn nhất, những nhà sư phạm ưu tú nhất đều công nhận nó không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật”. Vậy thì trong quá trình giáo dục cho học sinh Tiểu học, bên cạnh các bộ môn khác như Đạo đức, Mỹ thuật, 11 Tự nhiên- Xã hội…, cần thấy được và phát huy tối đa sức mạnh giáo dục của các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm được trích trong Sách giáo khoa. Như nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận định: “Văn học thiếu nhi rất quan trọng và không thể thiếu. Mỗi tác phẩm có giá trị được ví như một người thầy không những bồi dưỡng tâm hồn mà còn định hướng cho các em”. Từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học nước nhà đến văn học thế giới, mỗi tác phẩm như một bài ca dịu ngọt, như một dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa tuổi mà ý thức đang hình thành, nhân cách đang được định hình, tâm hồn và suy nghĩ còn ngây thơ, trong sáng, tư duy còn gắn liền với liên tưởng và tưởng tượng thì không gì gây tác động mạnh mẽ bằng những vần thơ, những áng văn giàu chất nhân văn và lấp lánh giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương làng xóm cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng để giáo dục học sinh Tiểu học trở thành những con người có sự phát triển toàn diện về nhân cách. Văn học đã mang đến cho các em những cái đẹp, những cái cao thượng, những tấm lòng nhân ái…để các em biết học hỏi những điều hay lẽ phải và trở thành người có ích cho cuộc sống. Nhưng song song đó các em còn biết phân biệt cái xấu, cái ác; cũng biết buồn vui giận hờn thâm chí căm ghét các nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, trẻ có cái nhìn chân thực về cuộc sống, rút ra những bài học làm người, cách đối nhân xử thế. Đến với văn học, trẻ biết nỗi khổ, vất vả của người nông dân (“Hạt gạo làng ta”- Trần Đăng Khoa), biết khiêm tốn, không kiêu ngạo (“Dế mèn phiêu lưu kí”- Tô Hoài), biết quý trọng tình cảm (“Không gia đình”- Héc tô Malo), biết dũng cảm, nghị lực vượt khó (“Những tấm lòng cao cả”- Edmondo De Amicis),.. Bước vào thế giới văn học, trẻ có thể bước vào một thế giới hấp dẫn và từ đây văn học sẽ ươm mầm cho những ước mơ của trẻ. Chính vì vậy, các tác phẩm văn học thực sự là một người bạn đồng hành, người đối thoại với các em và chức năng giáo dục trong văn học là chức năng cơ bản nhất. 12 1.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học 1.2.1. Tính cách Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn...Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình. Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. 1.2.2. Nhu cầu nhận thức Trong những năm đầu của bậc Tiểu học, nhu cầu nhận thức của học sinh phải phát triển rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết. Đầi tiên là nhu cầu tìm hiểu những sự việc riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt (lớp 1, lớp 2); sau đó đến nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, quy luật, các mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng (lớp 3, lớp 4 và đặc biệt là lớp 5). 13 Nhu cầu nhân thức là một trong những nhu cầu tinh thần. Đối với học sinh Tiểu học, nhu cầu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trí tuệ. Nhu cầu nhận thức là nguồn năng lượng tinh thần để định hướng và tiến lên trong nhiều tình huống, cảnh ngộ khó khăn, trên con đường khám phá những kho tàng tri thức của nhân loại. Quá trình nhận thức không tách khỏi hoạt động thực tiễn của trẻ thơ. Vì thế nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển nhờ các hoạt động muôn màu, muôn vẻ trong trường, ngoài xã hội và trong gia đình. Giáo viên Tiểu học phải biết cách làm cho trẻ tin vào khả năng nhận thức của mình. Vì vậy, ngay từ bậc học Tiểu học cần hình thành nhu cầu nhận thức cho học sinh. Khi có nhu cầu nhận thức, các em sẽ khắc phục được khó khăn để tự mình chiếm lĩnh, tự học suốt đời. 1.2.3. Tình cảm Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư...Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều). Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Các em có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ. Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm 14 cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp. 1.3. Nhà thơ Trần Đăng Khoa và tập thơ “Góc sân và khoảng trời” 1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Trần Đăng Khoa Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Từ nhỏ ông đã được nhiều người biết đến là một “thần đồng thơ trẻ”. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo, đó chính là những vần thơ đầu đời của Trần Đăng Khoa qua con mắt của ông về vạn vật xung quanh mình, là những con vật vùng nông thôn gần gũi hay bức tranh thiên nhiên đầy mới lạ. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông “Từ góc sân nhà em” (sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa đổi tên là “Góc sân và khoảng trời”) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ “Hạt gạo làng ta” mà đến bây giờ vẫn nhiều người thuộc làu làu, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Thơ ông cũng được dịch và in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Liên Xô, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Đức, Bungari,… Điều khiến thơ của Trần Đăng Khoa “vượt hơn” so với các cây bút cùng trang lứa, đó là thơ, văn của cậu bé thần đồng không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm nhận về "bề sâu, bề xa" của đời sống, ở sự "biết nghĩ" trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói "Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc" . Trần Đăng Khoa được các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tận tình dìu dắt như Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Huy 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan