Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp Ba học tốt giải toán có lời văn
+ Việc tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán đang còn nhiều khó khăn đối với một số
học sinh trung bình và yếu của lớp 3. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa
cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp…
+ Chưa biết xác định rút về một đơn vị là đơn vị nào, hai câu trả lời như nhau, còn
máy móc khi đề cho hơn là làm cộng, ít hơn là làm trừ, gấp là làm nhân, kém là làm
chia, cách tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật và hình vuông còn lẫn lộn...
+ Một nguyên nhân khác cũng phải nói đến là do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các
em. Ở lứa tuổi này, học sinh còn ghi nhớ máy móc. Phần lớn là nghe và làm theo
mẫu của giáo viên. Vì tư duy lô-gíc của các em còn nhiều hạn chế, vốn ngôn ngữ
còn nghèo, do đó nhiều em không hiểu rõ nội dung, yêu cầu của bài toán hoặc có
hiểu nhưng diễn đạt còn gặp khó khăn.
Từ thực trạng trên, để việc dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh
có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giải toán có lời văn, tôi cải tiến
phương pháp dạy toán có lời văn qua các biện pháp được trình bày dưới đây:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Điều tra và phân loại học sinh yếu kém ở lớp và có biện pháp giúp đỡ
Sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm, đối với học sinh yếu kém trong môn
Toán, tôi tiến hành phân loại từng em. Đối với những em kém loại toán giải có lời
văn. Các em thường sợ loại toán này. Các em không biết giải, thường trả lời sai, làm
tính không đúng, tôi có kế hoạch kèm cặp, hướng dẫn phương pháp giải toán kịp
thời cho từng em. Tôi luôn quan tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài
để các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, tìm cách giải đúng.
Trong các giờ lên lớp, tôi luôn động viên các em đọc đề kỹ, phân tích đề suy
nghĩ tìm ra mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm bỏ qua những chi
tiết thứ yếu, những chi tiết không cần thiết mà tập trung vào những chi tiết chủ yếu
bản chất để tìm ra cách giải. Tôi dành nhiều thời gian hơn trong việc kiểm tra bài
làm của các em này trên lớp, thường xuyên chấm, chữa trực tiếp với học sinh để
củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có
cố gắng để các em phấn khởi học tập, xoá dần đi ấn tượng sợ giải toán.
Vào buổi học thứ hai (buổi chiều), tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải
ở buổi thứ nhất (buổi sáng) để các em nắm vững cách giải, lần sau gặp lại loại bài
Trường Tiểu học Đạo Thạnh A Trang