Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kcphani

.PDF
1
269
69

Mô tả:

Khoá học: LÀM CHỦ OXY BẰNG TƯ DUY HÌNH HỌC Video bài giảng và lời giải chi tiết chỉ có tại Thầy: Đặng Thành Nam Fb: Mrdangthanhnam LẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG DỰA VÀO KHOẢNG CÁCH PHẦN I C – BÀI TẬP RÈN LUYỆN Bài 1. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường thẳng d: 3x+ 4y – 11 = 0 và điểm A(1;3). Viết phương trình đường thẳng Δ // d và cách A một khoảng bằng 11. Đ/s: Δ : 3x + 4y + 40 = 0;Δ : 3x + 4y − 70 = 0 . Bài 2. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm A(1;2), B(5;6), C(2;1). Viết phương trình đường thẳng Δ qua A sao cho d(B;Δ) = 3.d(C;Δ) . Đ/s: Δ : 7x − y − 5 = 0;Δ : x − 7y +13 = 0 . Bài 3. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho đường tròn (C) có phương trình (x −1)2 + (y − 2)2 = 9 và điểm A(2;5). Viết phương trình tiếp tuyến kẻ từ A đến đường tròn (C). Đ/s: y – 5 = 0; 3x +2y – 16 = 0. Bài 4. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hai đường thẳng d1 : x − 2y +11= 0;d2 : x − 2y + 5 = 0 . Viết phương trình đường thẳng Δ song song với d1, d2 sao cho d(Δ;d1) = 2d(Δ;d2 ) . Đ/s: Δ : x − 2y −1= 0;Δ : x − 2y + 7 = 0 . Bài 5. (A/2006). Cho ba đường thẳng d1 : x + y + 3 = 0; d2 : x − y − 4 = 0; . d3 : x − 2y = 0 Tìm toạ độ điểm M trên đường thẳng d3 sao cho khoảng cách từ M đến đường thẳng d1 gấp đôi khoảng cách từ M đến đường thẳng d2 . Đ/s: M(−22;−11),M(2;1) . Bài 6. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho bốn điểm A(1;0), B(-2;4), C(-1;4) và D(3;5). Tìm toạ độ điểm M thuộc đường thẳng d: 3x − y − 5 = 0 sao cho hai tam giác MAB và MCD có cùng diện tích. ⎛7 ⎞ Đ/s: M(−9;−32),M⎜ ;2⎟ . ⎜ ⎟ ⎜3 ⎟ ⎝ ⎠ Bài 7. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho tam giác ABC có A(7;−1),B(−2;1),C(9;11) . Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua B cắt cạnh AC tại điểm D sao cho SACD = 2SABD . Đ/s: Δ : 6x − 29y + 41= 0 . Bài 8. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ba điểm A(1;2), B(2;6), C(4;3). Viết phương trình đường thẳng Δ qua A sao cho a) [ d(B;Δ)+ d(C;Δ)]max . b) [ d(B;Δ)+ d(C;Δ)]min . c) [ d(B;Δ)+ 2d(C;Δ)]max . d) [ d(B;Δ)+ 2d(C;Δ)]min . Thầy: Đặng Thành Nam Fb: Mrdangthanhnam 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan