Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Kế toán quản trị

.PDF
270
86
63

Mô tả:

BÀI GIẢNG MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KTQT Mục đích – Yêu cầu Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể: + Giải thích đƣợc tại sao nhà quản trị lại cần thông tin kế toán quản trị. + Nắm đƣợc nguồn gốc hình thành kế toán quản trị. + Thấy đƣợc vai trò của kế toán quản trị trong một tổ chức. + Nhận biết đƣợc sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Số tiết lên lớp: 5 tiết Bảng phân chia thời lƣợng NỘI DUNG STT SỐ TIẾT 1 1.1. Nguồn gốc của kế toán quản trị 0.5 2 1.2. Khái niệm kế toán quản trị 0.5 3 1.3. Sự cần thiết thông tin kế toán quản trị đối với quản lý 1 4 1.4. So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị 2 5 1.5. Câu hỏi thảo luận 1 Trọng tâm bài giảng + Sự cần thiết thông tin kế toán quản trị đối với quản lý + Những điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Giới thiệu Kế toán quản trị đã và đang trở thành một chuyên ngành hấp dẫn và đã có những thay đổi to lớn để đáp ứng với những thách thức trong môi trƣờng mới mà 1 hiện nay hầu hết các tổ chức trên khắp thế giới đều phải đối diện. Thông tin kịp thời, chính xác, thích hợp về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của một doanh nghiệp do kế toán quản trị cung cấp là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Kế toán quản trị ra đời, kết hợp với kế toán tài chính, đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị. Chƣơng này giới thiệu tổng quan về kế toán quản trị để ngƣời học bƣớc đầu có những hiểu biết cơ bản về kế toán quản trị làm tiền đề tiếp tục nghiên cứu những chƣơng tiếp theo. 1.1 Nguồn gốc của kế toán quản trị Kế toán đã có từ thời xa xƣa, nhƣng nhu cầu sử dụng thông tin thời đó vô cùng đơn giản, hệ thống kế toán còn rất đơn giản. Ngày nay, tuy là thời đại xử lý dữ liệu bằng điện toán nhƣng những nhu cầu thông tin của nhà quản trị vẫn không có sự thay đổi: đó là sự cần thiết phải có những thông tin đáng tin cậy để làm cơ sở cho việc hình thành các quyết định kinh tế - đây chính là vấn đề mang tính nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của kế toán. Những định nghĩa đầu tiên đã không xem kế toán là một khoa học mà đã giải thích nó nhƣ là một sự khéo léo, một nghề thủ công, mục đích của nó là thu thập các thông tin có tính chất sử liệu. Đến đầu thế kỷ 20, xuất hiện nhiều công ty lớn hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực và phạm vi hoạt động mở rộng trên nhiều vùng, lãnh thổ (nhƣ công ty General Electric, Motorola, Daimler Chrysler, Sony …) đòi hỏi phải có thông tin để đƣa ra các quyết định liên quan đến việc phân bổ hợp lý các nguồn lực về tài sản vật tƣ, tiền vốn và nhân công cho các bộ phận hoạt động và giám sát các hoạt động đa dạng của họ. Để đáp ứng cho nhu cầu thông tin nói trên, với sự phát triển của tri thức đã đƣa kế toán từ khoa học sử liệu thành khoa học dự đoán, một khoa học cho phép có đƣợc những quyết định quản lý tối ƣu. Hệ thống thông tin kế toán lúc này hình thành nên 2 hệ thống thông tin: Những thông tin kế toán mang tính sử liệu là thông tin do kế toán tài chính cung cấp và những thông tin kế toán hƣớng về tƣơng lai là thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên kế toán quản trị có thể tóm lƣợc nhƣ sau: 2 Do có sự tách rời về nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán ở bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển, đã nảy sinh ra nhu cầu thông tin riêng biệt phục vụ cho lợi ích kinh tế của hai nhóm đối tƣợng: Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp và đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán bên trong doanh nghiệp. Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp nhƣ các nhà đầu tƣ, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, công chúng… Các nhà đầu tƣ họ cần biết rủi ro về vốn, những thông tin về các rủi ro tiềm tàng trong doanh nghiệp có liên quan đến khoản đầu tƣ của họ. Họ cần những thông tin để quyết định lúc nào nên mua, nên giữ hay nên bán chứng khoán và họ càng quan tâm hơn vì những thông tin này giúp họ đánh giá khả năng chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Ngƣời cho vay thì quan tâm đến khoản nợ gốc và lãi của họ có đƣợc trả hay không khi đến hạn. Khách hàng thì quan tâm đến những thông tin về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp khi họ muốn có mối quan hệ lâu dài hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp. Nhà nƣớc thì quan tâm đến việc phân bổ vốn, nguồn lực và quan tâm đến cả hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin kế toán cung cấp cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp là thông tin của kế toán tài chính. Những thông tin này phản ánh lại các sự kiện quá khứ, phải tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán và có tính pháp lệnh. Nhóm sử dụng thông tin kế toán bên trong doanh nghiệp nhƣ các nhà quản trị, nhân viên của doanh nghiệp… Nhà quản trị cần thông tin kế toán để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và đƣa ra các quyết định kinh doanh nhằm đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp. Những thông tin kế toán cung cấp cho các đối tƣợng bên trong doanh nghiệp là thông tin của kế toán quản trị. Những thông tin này hƣớng đến tƣơng 3 lai, đƣợc thực hiện theo yêu cầu của từng nhà quản trị trong từng doanh nghiệp và không có tính pháp lệnh. Do sự tác động của môi trường kinh doanh đến hệ thống kế toán Xét từ góc độ môi trƣờng kinh doanh là yếu tố quyết định đến sự hình thành hệ thống kế toán, môi trƣờng kinh doanh đƣợc chia thành hai nhóm: Môi trường bên ngoài doanh nghiệp nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp lý… trong đó ảnh hƣởng nhiều nhất đến công tác kế toán là môi trƣờng pháp lý. Từ phƣơng trình cơ bản của kế toán có thể nhận thấy có ba bộ phận cấu thành trong hoạt động kinh doanh là: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Những thành phần này trong doanh nghiệp luôn luôn chịu sự chế định của luật pháp, cũng nhƣ trong quá trình tái sản xuất xã hội luôn diễn ra quan hệ pháp lý giữa nhà nƣớc với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với nhân viên trong doanh nghiệp… Để kiểm tra hoạt động của các cá nhân và đơn vị tham gia trong kinh doanh, hệ thống kế toán phải đƣợc xây dựng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra và giải quyết các quan hệ pháp lý liên quan đến các thành phần nói trên. Việc giải quyết các quan hệ pháp lý nêu trên sẽ do kế toán tài chính đảm nhận. Môi trường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự hình thành của kế toán là: Tính chất hoạt động kinh doanh: Mỗi một loại hình kinh doanh sẽ có nhu cầu thông tin kế toán quản trị khác nhau, ví dụ nhƣ thông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp khai thác dầu khí hoàn toàn khác với nhu cầu thông tin kế toán quản trị của nhà máy xi măng, mặc dù cả hai doanh nghiệp này đều thuộc ngành công nghiệp nặng. Do đó tổ chức kế toán ở từng doanh nghiệp phải biết lựa chọn và vận dụng cho thích hợp với tính chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Phƣơng thức tổ chức quản lý, quy mô hoạt động và trình độ quản lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau do đó nhu cầu thông tin kế toán quản 4 trị cũng khác nhau. Thông tin kế toán phù hợp với môi trƣờng bên trong doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị tiên liệu trƣớc đƣợc kết quả hoạt động và góp phần vào việc quản trị một cách có hiệu quả mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Những thông tin kế toán phù hợp với môi trƣờng bên trong doanh nghiệp là thông tin do kế toán quản trị cung cấp. CỦA kẾ toÁn QUẢN TRỊ 1.2 Khái niệm Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. 1.3 Sự cần thiết thông tin kế toán quản trị đối với quản lý Quản lý có 4 chức năng: - Lập kế hoạch - Tổ chức và điều hành - Kiểm tra - Ra quyết định Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải nắm đƣợc thông tin, thông tin do nhiều nguồn và nhiều bộ phận cung cấp trong đó thông tin của kế toán quản trị giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của quản lý, cụ thể: 1.3.1 Lập kế hoạch: Để lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm đƣợc những thông tin, tình hình đã xảy ra, phải có những phƣơng pháp để phân tích đánh giá tình hình và phải có những công cụ để đƣa ra những dự báo trong tƣong lai. KTQT sẽ cung cấp những thông tin về tình hình đã xảy ra, cung cấp những công cụ, những phƣơng pháp để phân tích, đánh giá tình hình và đƣa ra dự báo. Vì vậy nó giữ một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng lập kế hoạch. 1.3.2 Tổ chức và điều hành: Quá trình này chính là quá trình thực hiện công việc nhƣ: tổ chức về nhân sự, tổ chức về phân bổ tài sản, nguồn vốn…để thực hiện các công việc trên đòi hỏi phải nắm đựoc những thông tin về tình hình hoạt động của từng bộ phận trong tổ 5 chức, phải có công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận từ đó xác định đƣợc trách nhiệm của từng bộ phận của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ công việc, của toàn công ty. Kế toán quản trị sẽ cung cấp những thông tin và công cụ để đánh giá kết quảhiệu quả hoạt động của từng bộ phận phục vụ cho mục tiêu trên. Vì vậy nó giữ một ví trí quan trọng của quá trình tổ chức và điều hành. 1.3.3 Kiểm tra: (so sánh thực tế với mục tiêu chiến lƣợc) Là quá trình đối chiếu so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch…kế toán quản trị có vai trò trong việc hình thành những thông tin thực tế và kế hoạch phục vụ cho công tác kiểm tra. Vì vậy nó giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng này. 1.3.4 Ra quyết định: Nói đúng hơn ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà nó là một bộ phận của 3 chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành và kiểm tra cũng phải ra quyết định. Qua những phân tích trên chứng tỏ kế toán quản trị giữ một vị trí quan trọng trong quá trình ra quyết định. Tóm lại: Sự cần thiết thông tin kế toán quản trị đối với quản lý thể hiện vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện các chức năng của quản lý. 4. Những điểm khác nhau giữa kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTTQ): KTTC KTQT 1. Ngƣời sử dụng thông tin là những 1. Ngƣời sử dụng thông tin là những ngƣời quản ngƣời bên ngoài DN nhƣ nhà đầu tƣ, cơ lý trong nội bộ DN. Vì vậy những thông tin của quan thuế, nhà cho vay… KTQT là những thông tin bí mật. 2. KTTC chú trọng tới hiện tại (những 2. KTQT chú trọng đến tƣong lai (không có gì xảy ra thì KTTC phản ánh và ghi nghĩa là không phản ánh hiện tại mà từ đó dự chép) đoán đến tƣơng lai) 6 3. Thông tin của KTTC đòi hỏi khách 3. Thông tin của KTQT đòi hỏi phải linh hoạt và quan và thẩm tra đƣợc thích hợp với từng vấn đề ra quyết định. Ví dụ khi khách hàng yêu cầu chi phí hoa hồng thì KTQT đƣa ra quyết định linh hoạt 4. KTTC phản ánh tình hình và kết quả 4. KTQT phản ánh không chỉ ở toàn bộ DN mà hoạt động ở toàn bộ DN (những ngƣời còn đi sâu vào phân tích ở từng bộ phận trong tổ ngoài DN không cần biết đến những chức (một mặt phản ánh toàn bộ DN, quan trọng thông tin chi tiết của DN mà chỉ quan hơn là từng bộ phận trong tổ chức nhằm xác tâm đến những chỉ số) nhận trách nhiệm) 5. Thông tin của KTTC đòi hỏi tính 5. Mang tính kịp thời (đƣa ra quyết định kịp thời tận dụng cơ hội trong tƣơng lai nên cần thông tin chính xác kịp thời) 6. KTTC mang tính pháp lý, tuân thủ 6. KTQT mang tính nội bộ và những quy định nguyên tắc do nhà nƣớc quy định. do nhà quản lý đặt ra. Điểm khác nhau cơ bản nhất là số 1. vì: + Phản ánh mục đích khác nhau của 2 loại kế toán (cung cấp ngoài DN và nội bộ DN) + Từ khác nhau số 1 nên mới có các điểm khác nhau từ số 2 đến 6. 5. Những điểm giống nhau: - Cùng là hệ thống thông tin kế toán: đều có thể sử dụng lẫn nhau, ngƣời quản lý có thể sử dụng thông tin KTTC nếu cần. - Chúng cùng liên quan và phản ánh trách nhiệm: + KTTC phản ánh góc độ trách nhiệm ở toàn bộ DN mà ngƣời đứng đầu là giám đốc. + KTQT phản ánh trách nhiệm của từng bộ phận và của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong tổ chức. TÓM TẮT CHƢƠNG Mỗi một loại hình kinh doanh có nhu cầu thông tin quản trị khác nhau, có phƣơng thức tổ chức quản lý và trình độ quản lý kinh doanh cũng khác nhau. Do 7 đó tổ chức kế toán ở từng doanh nghiệp phải biết lựa chọn và vận dụng cho thích hợp với tính chất hoạt động của doanh nghiệp mình. Một khi thông tin kế toán phù hợp với môi trƣờng bên trong doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị tiên liệu kết quả và dự phần vào việc quản trị doanh nghiệp. Chính những nguyên nhân đó mà kế toán quản trị đã xuất hiện và tồn tại để cung cấp thông tin kế toán phù hợp với môi trƣờng bên trong doanh nghiệp hơn là phục vụ cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ kế toán tài chính. Đó chính là những thông tin đƣợc xử lý dựa vào những thành tựu của các công cụ quản lý, phƣơng tiện tính toán hiện đại nhằm tăng cƣờng tính linh hoạt, kịp thời và hữu ích của thông tin cung cấp. Củng cố kiến thức Sau khi học xong chương này, người học cần nắm chắc: - Chức năng của quản lý - Vai trò của kế toán quản trị đối với người quản lý - Nắm rõ 6 sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị và hai điểm giống nhau cơ bản Ngoài ra, sinh viên cần tham khảo thêm thông tư 53/2006 về tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Luyện tập: Câu hỏi lý thuyết 1. Trình bày các chức năng cơ bản của nhà quản trị? Nhu cầu thông tin kế toán quản trị để phục vụ cho từng chức năng của nhà quản trị? Tại sao nhà quản trị lại cần thông tin của kế toán quản trị. 2. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phân chia hệ thống kế toán thành kế toán quản trị và kế toán tài chính. 3. Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. 8 4. Hãy cho biết nhân viên kế toán quản trị có thể thiết kế một loại báo cáo có thể thỏa mãn đƣợc hết tất cả nhu cầu thông tin của mọi cấp độ quản trị trong một doanh nghiệp hay không? Giải thích? 5. Một sinh viên đã phát biểu nhƣ sau: “Các báo cáo kế toán quản trị thƣờng là báo cáo tổng hợp, đƣợc lập cho phạm vi toàn doanh nghiệp”. Bạn nhận xét nhƣ thế nào về phát biểu này? 6. Nếu kế toán tài chính có 4 loại báo cáo là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính, thì số lƣợng báo cáo kế toán quản trị là bao nhiêu? Giải thích? 7. Có ý kiến cho rằng: “Thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định, nên những thông tin này chủ yếu hƣớng về tƣơng lai, do đó thông tin do kế toán quản trị cung cấp mang tính chủ quan cao, độ chính xác thấp hơn thông tin do kế toán tài chính cung cấp.” Bạn có đồng ý với ý kiến trên? Ý kiến của bạn nhƣ thế nào? 8. Giải thích tại sao vấn đề tôn trọng và hành xử theo những nguyên tắc xử sự của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên quản trị là rất cần thiết và quan trọng, cần phải đảm bảo thực hiện trong thời kỳ kinh tế thế giới đang phát triển nhƣ hiện nay? 9. Trong các bộ phận sau đây trong một doanh nghiệp: kế toán chi phí, kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán nội bộ, bộ phận nào sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp cho các nhân viên, các nhà quản trị các cấp trong một doanh nghiệp đƣa ra quyết định. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Phát biểu nào dƣới đây là ĐÚNG? a. Thông tin của kế toán trong hệ thống kế toán quản trị cung cấp không bao gồm các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận điều hành. b. Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thƣờng là 1 năm. 9 c. Các công ty có nhiều sự lựa chọn khi thiết kế hệ thống kế toán quản trị của họ. d. Các chức năng của kế toán quản trị là kiểm soát điều hành, tính giá thành sản phẩm, kiểm soát quản lý và báo cáo cho bên ngoài. 2. Trong các nguyên tắc xử sự sau, nguyên tắc xử sự nào không yêu cầu trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên quản trị do IMA công bố? a. Tính chuyên nghiệp b. Tính chính trực c. Tính bảo mật d. Tính độc lập 3. Thông tin của kế toán quản trị: a. Cung cấp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhƣng chủ yếu là nội bộ doanh nghiệp b. Cung cấp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp c. Cung cấp cho các nhà quản trị từng bộ phận và toàn bô doanh nghiệp d. Thông tin có tính chính xác cao 4. Nhân viên kế toán quản trị cần phải am hiểu: a. Về kế toán tài chính b. Các chức năng của nhà quản trị c. Các kỹ thuật xử lý thông tin d. Cả 3 đều đúng 5. Theo mô hình “Các cấp độ quản trị” gồm có nhà quản trị cấp cơ sở, cấp trung gian và cấp cao, nhân viên kế toán quản trị sẽ đƣợc xếp vào: a. Cấp cơ sở b. Cấp trung gian 10 c. Cấp cao d. Tất cả đều sai 6. Nội dung trên các báo cáo của kế toán quản trị: a. Do Bộ Tài chính quy định b. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của tổ chức cho cổ đông c. Đƣợc thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu của các cấp quản trị trong tổ chức d. Có tính khách quan vì chỉ phản ánh lại những sự kiện đã xảy ra trong kỳ báo cáo 7. Mục tiêu của kế toán quản trị là: a. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. b. Xử lý các dữ liệu kế toán để cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năng hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản trị. c. Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tƣợng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp d. Cả 3 câu trên đều sai 8. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp có đặc điểm là: a. Chính xác, linh hoạt, có tính pháp lệnh, hƣớng về tƣơng lai b. Không chính xác, linh hoạt, không có tính pháp lệnh, hƣớng về tƣơng lai c. Chính xác, tuân thủ những nguyên tắc nhất định, có tính pháp lệnh, hƣớng về quá khứ d. Cả 3 câu trên đều sai 9. Điểm giống nhau giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính: a. Đối tƣợng cung cấp thông tin 11 b. Thông tin phản ánh quá khứ c. Thông tin phải khách quan d. Thông tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế 10. Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên quản trị do IMA công bố, để đảm bảo tính chính trực thì những ngƣời hành nghề kế toán quản trị phải có trách nhiệm: a. Thông báo những hạn chế về tính chuyên nghiệp của bản thân khi nhận nhiệm vụ b. Phải cung cấp thông tin hợp lý và khách quan c. Hành động phù hợp với các quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có liên quan d. Không đƣợc sử dụng thông tin bảo mật để tạo lợi ích cho bên thứ ba Lý thuyết 9 câu Trắc nghiệm câu 10 Tổng 19 câu 12 CHƢƠNG II: PHÂN LOẠI CHI PHÍ Mục đích – Yêu cầu Sau khi nghiên cứu chƣơng này, ngƣời học có thể: + Hiểu đƣợc việc phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng. + Xác định đƣợc chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất; chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ; chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; chi phí chênh lệch; chi phí kiểm soát đƣợc và không kiểm soát đƣợc; chi phí cơ hội; chi phí chìm. + Xác định đƣợc chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp và nắm đƣợc các phƣơng pháp phân tích chi phí hỗn hợp. + Lập đƣợc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hai phƣơng pháp toàn bộ và trực tiếp, đồng thời hiểu đƣợc sự khác biệt về kết quả kinh doanh đƣợc lập theo hai phƣơng pháp. Số tiết lên lớp: 10 tiết Bảng phân chia thời lƣợng NỘI DUNG STT 1 2 3 1.1. Phân loại chi phí theo chức năng 1.2. Phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc 1.3. Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp SỐ TIẾT 1 1 1 4 1.4. Chi phí cơ hội 1 5 1.5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử 3 6 1.6. Câu hỏi thảo luận 3 13 Trọng tâm bài giảng + Phân loại chi phí theo chức năng + Phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc + Phân loại chi phí theo chức năng ứng xử Giới thiệu Đối với những nhà quản lý thì việc quản lý chi phí sao cho có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu đƣợc nhiều hay ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, vấn đề đƣợc đặt ra là làm sao để kiểm soát đƣợc các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động làm phát sinh ra chi phí là điểm mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1 Phân loại chi phí theo chức năng: 2.1.1 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất: 2.1.1.1 Phân loại chi phí thành chi phí sản xuất công nghiệp (CPSXCN) và chi phí ngoài sản xuất công nghiệp - CPSXCN: là những chi phí phát sinh ở các phân xƣởng sản xuất. Bao gồm 3 loại: + CPNLTT: là biểu hiện bằng tiền những nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm gọi là chi phí ban đầu (vì muốn sản xuất phải có nguyên liệu đầu tiên) + CPNCTT: Nhân công trực tiếp là những ngƣời trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất ra phẩm, sức hao phí lao động đƣợc hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ làm ra. CPNCTT là tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản phải trích theo lƣơng và các khoản phải trả khác cho CNTTSX + CPSXC: là những chi phí phát sinh ở phân xƣởng sản xuất để sản xuất ra sản phẩm trừ hai loại chi phí trên, bao gồm: chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa… 14 gọi là chi phí chuyển đổi (vì quá trình sản xuất là quá trình biến nguyên liệu thành sản phẩm) - Chi phí ngoài SXCN: là những chi phí phát sinh ngoài các phân xƣởng sản xuất, bao gồm: CPBH, CPQL + CPBH: bao gồm những chi phí phát sinh để đảm bảo việc thực hiện đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng nhƣ chi phí vận chuyển, bốc vác, bao bì, hoa hồng, lƣơng nhân viên bán hàng.. + CPQL: bao gồm toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn DN nhƣ: chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, đồ dùng quản lý, chi phí điện nƣớc… 2.1.1.2 Phân loại chi phí thành chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm: 1.2.1 CP thời kỳ: là những chi phí phát sinh ở kỳ nào thì có thể đƣa hết trong chi phí của kỳ đó. Chi phí thời kỳ không đƣợc tính vào giá thành của sản phẩm, bao gồm: CPBH, CPQL 1.2.2 Cp sản phẩm: là những chi phí phát sinh đƣợc tính vào trong giá thành của sản phẩm nhƣ CPNVL, CPNCTT, CPSXC. Chi phí sản phẩm có thể trở thành chi phí thời kỳ khi sản phẩm đƣợc xác định tiêu thụ. Nó kết hợp với chi phí thời kỳ tự thân để xác định tổng chi phí thời kỳ, từ đó xác định lãi lỗ thời kỳ. 2.1.2 Phân loại chi phí trong công ty Thƣơng mại: CP hàng mua = giá mua + chi phí mua hàng Cách phân loại chi phí trong công ty thƣơng mại chỉ khác với DN sản xuất ở một điểm đó là trong công ty thƣơng mại không có CPSX Công nghiệp mà thay vào đó là chi phí hàng mua (giá vốn), nó bao gồm giá mua và chi phí thu mua. Giá mua và chi phí thu mua là chi phí sản phẩm trong công ty thƣơng mại. 2.2. Phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc: - Chi phí kiểm soát đƣợc đối với một cấp quản lý nào đó là những chi phí mà cấp quản lý đó có quyền ra quyết định về nó và ngựơc lại. - Mục đích của việc phân loại này nhằm đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận trong việc đảm bảo mục tiêu chung của DN. 15 2.3. Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: 2.3.1 Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh gắn liền trực tiếp với từng đối tƣợng, từng sản phẩm, từng bộ phận và nó đƣợc hạch toán thẳng vào trong chi phí, giá thành của từng sản phẩm, của từng bộ phận. Thuộc loại chi phí trực tiếp là: CPNLTT, CPNCTT 2.3.2 Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh mang tính chất chung của tổng thể, không gắn trực tiếp vào từng sản phẩm, từng bộ phận. để hạch toán những chi phí này vào trong giá thành phải thực hiện việc phân bổ. Tiêu thức sử dụng để phân bổ theo giờ máy, giờ công, theo tiền lƣơng của CNTTSX… thuộc loại chi phí gián tiếp là những chi phí nằm trong CPSXC. 2.4 Chi phí cơ hội: Tại sao lại có chi phí cơ hội: - Vì mỗi cá nhân muốn đạt đƣợc nhiều thứ - Một DN cũng có rất nhiều mong muốn, đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí - Một quốc gia muốn phát triển cũng phải thay đổi nền kinh tế. Khái niệm: Chi phí cơ hội của phƣơng án đựơc lựa chọn là khoản lợi ích, khoản thu nhập bị mất đi của phƣơng án bị hủy bỏ. 2.5 Phân loại chi phí theo cách ứng xử: Là xem xét chi phí thay đổi nhƣ thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi. Sự hiểu biết về cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để ra quyết định, giúp ngƣời quản lý có phƣơng án tốt và khả năng dự đoán chi phí cho các trƣờng hợp thực hiện khác nhau. Phân ra thành 3 loại: 2.5.1 Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động. Gồm 2 loại: - Chi phí khả biến thực thụ: là những chi phí biến động theo cùng một tỷ lệ với sự biến động của mức độ hoạt động Gọi : x là mức độ hoạt động 16 y là chi phí khả biến thực thụ a là chi phí khả biến đơn vị => y = ax vd CPNLTT, CPNCTT - Chi phí khả biến cấp bậc: là những chi phí biến động khi nào có sự biến động đủ lớn và rõ ràng của mức độ hoạt động. - Chi phí khả biến và phạm vi phù hợp: Trong thực tế mức độ hoạt động và chi phí khả biến có mối quan hệ với nhau và đồ thị biểu diễn đó là một đƣờng cong nhƣng KTQT chỉ ra rằng trong một phạm vi thích hợp nào đó thì chi phí khả biến và mức độ hoạt động có mối quan hệ tuyến tính. Vậy phạm vi thích hợp của chi phí khả biến là đoạn của mức độ hoạt động mà ở đó chi phí khả biến và mức độ hoạt động có mối quan hệ tuyến tính. 2.5.2 Chi phí bất biến: Là những chi phí không đổi khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động. Gồm 2 loại: - Chi phí bất biến bắt buộc: là chi phí không đổi trong dài hạn, tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời quản lý, nó tồn tại ở mọi mức độ hoạt động. Đó là những chi phí gắn liền với máy móc thiết bị, với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhƣ: chi phí khấu hao và phần lớn những chi phí phục vụ cho quá trình tổ chức và điều hành. - Chi phí bất biến không bắt buộc: là chi phí không đổi trong ngắn hạn, nó tồn tại tùy thuộc vào từng chƣơng trình, từng mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Đó là những chi phí nhƣ chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu khoa học… - Chi phí bất biến và phạm vi thích hợp: Trong thực tế mỗi chi phi bất biến rồi cũng sẽ thay đổi nhƣng kế toán quản trị chỉ ra rằng trong một phạm vi thích hợp nào đó thì chi phí bất biến là không đổi. Vì vậy phạm vi thích hợp đối với chi phí bất biến là đoạn mức độ hoạt động mà ở đó chi phí bất biến là không đổi. 2.5.3 Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí vừa mang yếu tố khả biến vừa mang yếu tố bất biến. Nếu gọi x là: mức độ hoạt động y: chi phí hỗn hợp 17 a: yếu tố khả biến đơn vị b: chi phí bất biến Ta có: y=ax+b 2.5.4 Phân tích chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến và bất biến. 2.5.4.1 Phƣơng pháp cực đại và cực tiểu. Theo phƣơng pháp cực đại cực tiểu để xác định chi phí khả biến và chi phí bất biến chúng ta cần căn cứ vào số liệu thống kê về mức độ hoạt động và chi phí hỗn hợp tƣơng ứng tại từng mức độ hoạt động cụ thể là: Mức độ hoạt động x chi phí hỗn hợp y x1 y1 x2 y2 Chọn xmax ymax xmin ymin xn yn Chi phí khả biến: a = (ymax - ymin)/( xmax - xmin) Chi phí bất biến: b= ymax - axmax hoặc: b= ymin - axmix Ví dụ 1: Căn cứ vào tài liệu sau hãy phân tích chi phí điện thoại thành yếu tố khả biến và bất biến : Thời gian sử Số tiền phải dụng(phút) trả(đồng) 1 448 475.000 2 433 460.000 3 420 447.000 4 438 465.000 5 423 450.000 6 410 437.000 Tháng 18 7 400 427.000 Chi phí khả biến trong cp điện thoại : a = (475.000 – 427.000)/(448-400)=1.000 đ/phút Chi phí bất biến trong cp điện thoại : b = 475.000-1.000*448 = 27.000đ/tháng hoặc b = 427.000-1.000*400 = 27.000đ/tháng 2.5.4.2 Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất: Theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất để xác định chi phí khả biến và chi phí bất biến ta giải hệ phƣơng trình sau: ∑xy = b∑x + a∑x2 (1) ∑y = nb + a∑x (2) Ví dụ 2: Với tài liệu đã cho ở bảng trên hãy vận dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất để xác địnhcpkb và cpbb Tháng x y xy x2 1 448 475.000 212.800.000 200.704 2 433 460.000 199.180.000 187.489 3 420 447.000 187.740.000 176.400 4 438 465.000 203.670.000 191.844 5 423 450.000 190.350.000 178.929 6 410 437.000 179.170.000 168.100 7 400 427.000 170.800.000 160.000 TC 2.972 3.154.000 1.343.710.000 1.263.466 Thay vào hệ phƣơng trình ta đƣợc : 1.343.710.000 = b2.972 + a1.263.466 3.154.000 = 7b + a2.972 Giải hệ phƣơng trình trên ta đƣợc: a = 1.000 đồng/phút b =27.000đồng/tháng 2.5.5 Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí: 19 Chỉ tiêu Tổng số Đơn vị Tỷ lệ 1. Doanh thu 2. Chi phí khả biến 3. Số dƣ đảm phí 4. Chi phí bất biến 5. Lợi nhuận Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí sẽ cung cấp những thông tin để phục vụ cho quá trình ra quyết định và điều hành. Củng cố kiến thức Sau khi học xong chương này, người học cần nắm chắc: + Phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc + Phân loại chi phí theo chức năng ứng xử Câu hỏi lý thuyết Câu 1: Cho biết sự cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí? Câu 2: Việc phân loại theo chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi có ý nghĩa gì? Câu 3: Giải thích sự khác nhau giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ? Câu 4: Trình bày phân loại theo chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp? Câu 5: Phân loại chi phí theo “cách ứng xử của chi phí” có ý nghĩa gì? Câu 6: Tại sao chi phí sản xuất chung đƣợc xem là chi phí gián tiếp? Câu 7: Hãy định nghĩa khái niệm chi phí sản xuất công nghiệp. Câu 8: Hãy định nghĩa khái niệm chi phí ngoài sản xuất công nghiệp. Câu 9: Hãy định nghĩa khái niệm chi phí thời kỳ. Câu 10: Hãy định nghĩa khái niệm chi phí sản phẩm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan