Mô tả:
Việt Nam đang tiến tới một xã hội lao động hiện đại với sự chiếm ưu thế của kinh tế tri thức và bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.“Với nước ta, hiện đang tồn tại cả ba nền kinh tế: kinh tế lao động, kinh tế tài nguyên, kinh tế tri thức” [4, tr. 2]. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam (1996) đã khẳng định:“Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Chính vì thế, tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống là một trong những mục tiêu giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình toán THPT: “Tăng cường thực hành và vận dụng, thực hiện dạy học toán gắn với thực tiễn” [1]. Theo đó, “tăng cường và làm rõ mạch toán ứng dụng và ứng dụng toán học” [8, tr. 95] là một trong những tư tưởng cơ bản của chương trình toán THPT hiện nay. Như vậy, vấn đề tăng cường rèn luyện khả năng, thói quen ứng dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học vào các môn học khác, vào những tình huống đa dạng của đời sống thực tiễn là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng của dạy học toán. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học toán ở nhà trường phổ thông đang rơi vào tình trạng coi nhẹ thực hành và vận dụng toán học vào cuộc sống. Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn: “...mối liên hệ toán học với thực tiễn, hay nói rộng hơn, mối liên hệ giữa “toán” và “phi toán” là yếu, học sinh ít được rèn luyện về mặt toán học hoá các tình huống bắt đầu từ những vấn đề đơn giản” [12, tr. 153]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là GV dạy toán phổ thông chưa quan tâm tới việc tăng cường khai thác mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn trong giảng dạy. Năm 2012 Việt Nam bắt đầu tham gia Chương trình quốc tế đánh giá HS (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Một trong những năng lực cần được đánh giá ở HS phổ thông là năng lực toán học, trong đó yêu cầu cốt lõi của năng lực toán học là HS biết đem những kiến thức toán học, những hiểu biết về vai trò của toán học đối với thực tiễn để đưa ra những phán xét có cơ sở trong việc sử dụng và gắn kết toán học theo các cách đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, yêu cầu vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán phổ thông Việt Nam trong giai đoạn tới càng được đặt ra ở mức độ cao hơn. Trước thực tế này, hơn bao giờ hết, yêu cầu về tính kế hoạch và hiệu quả của việc“làm rõ mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn” [8, tr.62] đối với GV toán phổ thông trong dạy học toán cần được đặt ra một cách thường xuyên hơn. “Xác suất thống kê” (XSTK) là một chủ đề thuộc chương trình môn Toán THPT. Đây là phần kiến thức có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống thực tiễn và giúp cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” được đặt ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học chủ đề này hiện nay ở trường THPT cho thấy: Việc phân tích sâu ý nghĩa, bản chất thực tiễn của các kiến thức nhằm lý giải cho HS thấy được kiến thức chủ đề này là“cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được của các nhà khoa học, kĩ sư, các nhà kinh tế” [2, tr.113] chưa được GV tiến hành thường xuyên. Do đó, mặc dù đã học XSTK nhưng khả năng vận dụng kiến