Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh để dạy văn bản tôi ...

Tài liệu Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh để dạy văn bản tôi yêu em của pu skin giúp học sinh tích cực học tập, giáo dục lòng vị tha, sự cao thượng trong tình yêu ở trường thpt cẩm t

.DOC
29
65
121

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỂ DẠY VĂN BẢN “TÔI YÊU EM ” CỦA PU-SKIN GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HỌC TẬP, GIÁO DỤC LÒNG VỊ THA, SỰ CAO THƯỢNG TRONG TÌNH YÊU Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 Người thực hiện: Đinh Thị Nhàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 2 Sáng kiến thuộc môn : Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2020 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 2 2.1 NỘI DUNG Trang MỞ ĐẦU NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lí luận của vấn đề 1 2 2 2.2 Thực trạng của vấn đề 3 2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 2.4 Hiệu quả của sáng kiến 14 3 3.1 3.2 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị 15 15-16 16 3-14 Đề tài: KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỂ DẠY VĂN BẢN : “ TÔI YÊU EM ” CỦA PU-SKIN GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HỌC TẬP, GIÁO DỤC LÒNG VỊ THA - SỰ CAO THƯỢNG TRONG TÌNH YÊU Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách học sinh. Bởi vậy, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động trong giảng dạy đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác, bằng niềm say mê thực sự. Để giúp học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở Trường phổ thông, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, mặt khác cũng cần phải sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo hứng thú và niềm yêu thích bộ môn. Những năm học trước đây khi dạy văn bản “ Tôi yêu em ” bản thân không sử dụng hình ảnh minh họa và ít vận dụng kiến thức liên môn trong tiết dạy nhận thấy các em nắm vững kiến thức cơ bản chỉ ở mức độ nhất định. Năm học 2018-2019 tôi đã sử dụng bổ trợ một số hình ảnh minh họa và lồng ghép sử dụng kiến thức liên môn Lịch sử, âm nhạc, Giáo dục công dân ...trong tiết dạy và đã hết sức ngỡ ngàng khi qua 1 số hình ảnh, lượng kiến thức liên môn được sử dụng mà truyền tải được rất nhiều thông tin tới học sinh, tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng, học sinh hứng khởi học tập, chất lượng bài giảng được nâng lên. Với hiệu quả thiết thực tôi mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh minh họa dạy học văn bản : “ Tôi yêu em ” của Pu-skin giúp học sinh tích cực học tập và giáo dục lòng vị tha, sự cao thượng trong tình yêu ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 1.2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa trong dạy học văn bản: “ Tôi yêu em” ở Trường THPT Cẩm 1 Thuỷ 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập và giáo dục lòng vị tha, sự cao thượng trong tình yêu. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Lớp 11C Trường THPT Cẩm Thủy 2, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. - Văn bản “ Tôi yêu em ” của Pu-skin 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: Hình ảnh là hình của người, vật hoặc hiện tượng được biểu hiện bằng đường nét cụ thể hoặc bằng ấn tượng sâu sắc trong tâm trí. Trong triết học, hình ảnh là kết quả của sự phản ánh khách thể đối tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Hình thức đặc thù của hình ảnh là hình tượng nghệ thuật. Trong đề tài này tôi sử dụng khái niệm hình ảnh theo nghĩa: “Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác hoặc bằng sự tưởng tượng, rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất, từ đó đưa ra các phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận”. Vận dụng kiến thức liên môn là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học giúp học sinh có kiến thức sâu rộng và biết giải quyết các tình huống thực tiễn. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp sử dụng hình ảnh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn tỏ ra có ưu thế. Bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm hình ảnh trên 2 mạng, sách báo hoặc các em có thể tự vẽ hình ảnh minh họa hoặc có thể vận dụng kiến thức các môn để phục vụ cho tiết học. 2.2. Thực trạng của vấn đề Qua thực tế giảng dạy bài “Tôi yêu em” ở Trường THPT Cẩm Thủy 2 trên nhiều đối tượng học sinh, đa số các em chưa thực sự chủ động và tích cực trong tiếp thu kiến thức trên lớp. Thực trạng trên có thể được tạo nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau: - Từ phía học sinh: Có thể do ý thức tự giác của học sinh chưa cao, do chưa có phương pháp học tập bộ môn phù hợp. - Từ phía giáo viên: Do cách đặt câu hỏi, sử dụng phương pháp chưa phù hợp, chưa khơi gợi sự hứng thú, kích thích đươc sự tìm tòi của học sinh… Trong các nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân thứ 2 là quan trọng nhất, bởi vì: Bản thân trong quá trình dự giờ, quan sát, khảo sát quá trình dạy và học nói chung và dạy học văn bản : “Tôi yêu em” nói riêng ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều cố gắng trình bày bằng phương pháp thuyết trình, giải thích, đưa ra hệ thống câu hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống hóa kiến thức... Kết quả, học sinh thuộc bài nhưng đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng, chưa hiểu sâu bản chất, khái quát, sâu chuỗi được các nội dung bài học với nhau và các em chưa rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn bản “Tôi yêu em” luôn được bản thân quan tâm. Do đó trong giảng dạy văn bản này tôi đưa ra một giải pháp thay thế là: Giáo viên vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa trong dạy học văn bản: “Tôi yêu em” ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 nhằm giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, khả năng sáng tạo để tích cực hơn trong học tập. Mặt khác giúp các em hoàn thiện nhân cách. Từ đó góp phần giáo dục lòng vị tha, sự cao thượng trong tình yêu. 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện - Vận dụng kiến thức của các môn học như : Lịch sử, âm nhạc, Giáo dục công dân, mĩ thuật ... để giải quyết vấn đề thực tiễn. 3 + Lịch sử: Thời kì Pu- skin sống ở Pêtecbua ( mùa hè năm 1828) + GDCD : Công dân với Tình yêu + Âm nhạc: Bài hát “Tôi yêu em” được phổ nhạc bởi Hải Anh + Mĩ thuật: Học sinh vẽ chân dung nhà thơ Pu- skin + Kĩ năng sống cho học sinh - GV tự tìm kiếm hình ảnh trên mạng, sách, báo...để phục vu tiết dạy - Giao cho Tổ - nhóm hoặc cá nhân học sinh tìm kiếm hoặc vẽ hình ảnh minh họa phù hợp nội dung văn bản đề cập. Có thể tóm tắt hoạt động dạy học bài: “ Tôi yêu em ” của Pu-skin theo trình tự: Hoạt động 1: Khởi động + Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh câu hỏi: ? Hãy kể tên một số bài thơ viết về đề tài tình yêu mà em biết. ? Hãy hát một ca khúc về đề tài tình yêu. Giáo viên vào bài: Là nhà thơ có nhiều bài viết về đề tài tình yêu và có bài được liệt vào 100 thơ tình hay nhất thế giới. Khi bước vào vườn thơ tình của nhân loại, ta bắt gă ̣p muôn vàn những bông hoa tình yêu với muôn vàn màu sắc. Có tình yêu tầm thường, tình yêu cao cả, tình yêu ích kỉ, vẩn đục, tình yêu trong sáng… và “Tôi yêu em” của Pu-skin là mô ̣t trong những tình yêu ấy. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I.Tìm hiểu về tác giả A. X. Pu-skin + Giáo viên cho học đọc tiểu dẫn + Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Pu-skin? - HS trả lời những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp. - Sau đó giáo viên chốt lại ý chính trên màn hình máy chiếu. *Cuộc đời - A. X. Pu-skin (1799 - 1837) “mặt trời của thi ca Nga” - Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pu-skin thường tới sống với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, ngoại ô Moskva . - Chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của Napoléon I (1812). 4 - Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pu-skin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg. - Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pu-skin tới Sibir. - Năm 1831, Pu-skin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. - Trong lúc Pu-skin tập trung trí lực vào sáng tác thì bọn quý tộc đã tìm mọi cách hãm hại thi sĩ. Chúng phao tin để gây xung đột giữa tên Pháp lưu vong Ðăngxtet và nhà thơ. Ðể bảo vệ danh dự và chính nghĩa, Pu-skin đã đấu súng, cả hai đều bị thương, nhưng Pu-skin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó. * Sáng tác: Thơ, tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử , trường ca , truyện ngắn… - Tác phẩm tiêu biểu: Tự do (1817), Những câu chuyện thần thoại Noel (1818), Gởi Sađaép (1818), Làng (1819), Tôi yêu em (1829) ... * GV lưu ý ( Thơ trữ tình của Pu-skin chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong kho tàng thơ ca Nga) ( Thơ Pu-skin tập trung các chủ đề lớn như sau: Chủ đề phê phán chế độ chuyên chế Nga hoàng, Chủ đề ca ngợi tự do, Chủ đề thiên nhiên, Chủ đề tình yêu.) 5 Tiểu kết: Pu-skin là nhà thơ vĩ đại có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga. Tên tuổi Pu-skin trở thành biểu tượng của văn hóa Nga (Tượng đài Pu-skin ở Mát-xcơ-va ) ( Phố Pu-skin) 6 ( Bảo tàng Pu- skin ) ( Đêm dạ hội kỉ niệm ngày sinh của Pu-skin) 7 II. Đọc - hiểu văn bản Giáo viên giới thiệu : “Tôi yêu em” và “ Một chút tên tôi đối với nàng” là hai bài thơ tình hoàn hảo và hay tới mức chỉ riêng hai bài này cũng đủ để thừa nhận tác giả của chúng ta là nhà thơ vĩ đại.- (Gôrôđétxki). * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1 . Hoàn cảnh ra đời của bài thơ - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ * Giáo viên chốt - “Tôi yêu em” được viết năm 1829, in trong tập: “ Những bông hoa phương bắc” - Là 1 trong số những bài thơ tình đặc sắc nhất của Pu-skin ( Khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-a => mối tình đơn phương) + Tích hợp Lịch sử: Thời kì Pu- skin sống ở Pêtecbua ( mùa hè năm 1828) - Cuộc khởi nghĩa chống Nga hoàng bị lật đổ và hàng trăm người tham gia bị bắt, bị xử tử, bị kết án đày đi Xibiri, trong đó có nhiều người là bạn thân thiết của Pu- skin. Kể từ đây, Pu-skin phải cùng lúc đối đầu với hai kẻ thù lớn, đó là Nga hoàng và sự bi quan, thất vọng. - Nhận thấy việc lưu đày Pu-skin về phương Nam không thể đàn áp được tinh thần của ông, Nga hoàng quyết định đày Pu-skin về phương Bắc. Thời gian lưu đày ở đây ông sống tại làng Mikhailôpxkôe và bị quản thúc chặt chẽ. Pu-skin dường như phải sống trong cô đơn và cách li hoàn toàn. Người thân duy nhất bên ông lúc này là nhũ mẫu Aria Rôđiônnôpna. Những đêm mùa đông lạnh lẽo, bà thường kể cho 8 Pu-skin những câu chuyện cổ tích, hát những khúc dân ca Nga buồn thương. Chính bà đã giúp cho Pu-skin hiểu được thế nào là tâm hồn Nga bình dị, tinh thần cao cả của nhân dân Nga. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 2. Nhan đề bài thơ: Я вас любил ? Hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? - Học sinh trả lời  Giáo viên chốt - Sử dụng : Tôi yêu em, bản dịch của Thúy Toàn đã diễn tả chính xác một quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh. Khi xưng tôi quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, đúng mực, có ý thức về mình. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: - Giáo viên trình chiếu văn bản gốc bài thơ bằng Tiếng Nga Я вас любил Я вас любил: любовь еще, быть может, В душе моей угасла не совсем; Но пусть она вас больше не тревожит; Я не хочу печалить вас ничем. Я вас любил безмолвно, безнадежно, То робостью, то ревностью томим; Я вас любил так искренно, так нежно, Как дай вам Бог любимой быть другим. - Bản dịch của Thúy Toàn Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, 9 Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. - Giáo viên yêu cầu HS phân chia bố cục  chốt lại Bài thơ được chia 3 phần: Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé. Hai câu giữa: Nỗi khổ đau, tuyệt vọng. Hai câu cuối: Sự cao thượng chân thành. 3. Nội dung 3.1. Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé HS Thảo luận nhóm - Nhóm 1: Nhận xét về cách mở đầu bài thơ của tác giả? So với bản dịch nghĩa thì bản dịch thơ đã chuyển dịch hết ý nghĩa chưa? - Nhóm 2: Em có nhận xét gì về giọng điệu những câu thơ này? Nhận xét về ý nghĩa đặc biệt của các dấu câu? - Nhóm 3: Em hãy nêu nhận xét của em về tình cảm của nhân vật “tôi“?Bản dịch thơ sáng tạo ở một điểm, hãy phát hiện ra điều đó và nêu tác dụng của nó?Qua đó, em cảm nhận được tình yêu của chàng trai là một tình yêu như thế nào? (Học sinh thảo luận nhóm) 10 Giáo viên chốt - “Tôi (đã) yêu em”: Vừa là lời bày tỏ ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, vừa là lời tự nhủ, khẳng định + Thì quá khứ Khẳng định sự trường tồn của tình cảm. + Đại từ “em : nhà thơ dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình + cách xưng “tôi”: giữ khoảng cách  tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa tinh tế. - Giọng thơ: dè dặt, ngập ngừng. + Dấu(: )mang ý nghĩa diễn giải, thú nhận, trần tình, tình cảm của nhân vật trữ tình làm nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trãi, đứt quãng. + Dấu (;) ngắt câu thơ thành 2 ý thơ vừa đồng đẳng vừa đối lập. - Ẩn dụ (ngọn lửa tình -> ngọn lửa tình yêu):  khẳng định tình yêu còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, rất tha thiết, mãnh liệt. - Chưa hẳn (đã tàn phai) cách nói phủ định  khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.  Tiếng nói của trái tim chân thành về tình yêu chung thủy, vững bền của nhân vật trữ tình. - “Nhưng”: hư từ chỉ sự tương phản đối lập: tình yêu của tôi – tình cảm của em (buồn phiền, bận lòng) Khép lại việc thể hiện tình cảm ở 2 câu trên, mở ra thế giới suy tư lí trí + “Không”: hư từ phủ định  Lí trí kìm chế cảm xúc: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình - Tình cảm> tình cảm đa sắc thái, mãnh liệt, tuôn trào. - “Ghen” mặt ích kỉ của tình yêu  tâm trạng nặng nề, u ám trong nhân vật trữ tình . Nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ, dày vò, dằn vặt hành hạ. => Hai câu thơ là lời giãi bày thành thực những cảm xúc của nhân vật trự tình đồng thời diễn tả nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình như rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, dằn vặt. 3.3. Hai câu cuối: Sự cao thượng chân thành - Tình yêu trải qua nhiều sắc thái nhưng cuối cùng vẫn là “chân thành, đằm thắm” - Tiết tấu: nhanh, gấp, tươi sáng hơn.  Tình yêu cháy sáng mạnh mẽ vượt lên trên nỗi buồn đau, sự u ám, lòng ghen tuông ích kỉ để hướng tới sự cao thượng, đẹp đẽ trong tâm hồn, mang đâm tính nhân văn. - Đi ngược logic thông thường là mong ước tốt đẹp, độ lượng gửi tới người mình yêu thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành mà còn mang những ý vị riêng: + Lời cầu chúc chân thành: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. + So sánh với một người khác: câu thơ còn có ý khẳng định, thách thức. Điều đó có nghĩa là: không có một ai yêu em như tôi đã yêu em! 12 + Câu thơ còn là biểu hiện của một niềm hy vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: tình yêu chân thành lẽ nào không được đến đáp. Em cứ đi tìm, tôi vẫn đợi. + Lời giã biệt, khép lại một mối tình. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng. + GV tích hợp môn GDCD: Tình yêu là thứ tình cảm đáng quí. Khuyên ta luôn giữ mãi ngọn lửa tình để không bao giờ lụi tắt. +GV tích hợp Kĩ năng sống cho học sinh: - Tình yêu là sự tự nguyện từ hai phía. - Tình yêu phải xuất phát từ những tình cảm chân thành, say đắm, mãnh liệt và vị tha. - Trong tình yêu, phải có thái độ tôn trọng tình cảm của người mình yêu. - Ghen tuông chỉ dẫn con người đến sự mù quáng, thấp hèn. - Cần phải có thái độ ứng xử văn hóa trong tình yêu nói riêng và cuộc sống nói chung : tôn trọng người yêu (người khác) và vị tha, nhân hậu, cao thượng trong tình yêu (trong cuộc sống). - Tình yêu đơn phương, vô vọng không đồng nghĩa với hận thù, “đạp đổ” mà trái lại nên “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Nếu người mình yêu tìm được hạnh phúc thì nên chúc mừng và cầu mong cho tình yêu của họ mãi vững bền. Đó chính là thái độ sống đẹp của những người có văn hóa. III. Tổng kết * Giáo viên yêu cầu tìm hiểu phần tổng kết - Qua bài Tôi yêu em của Pu- skin cho chúng ta thấy tình yêu là thứ tình cảm đáng quý nhất của toàn nhân loại mà đặc biệt gắn với tuổi trẻ. Bởi lẽ: “ Làm sao sống được mà không yêu. Không nhớ, không thương một kẻ nào? ”. Vì vậy tác giả thiết tha kêu gọi mỗi người, đặc biệt là tuổi trẻ hãy yêu hết mình và say mê. Nhưng nếu không đến được với nhau thì hãy cầu chúc cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất- chân thành nhất từ đáy lòng. - Bài thơ đã trường tồn cùng thời gian không chỉ bởi giá trị nội dung mà còn bởi ca từ sâu lắng của nó. Bài thơ đã được Hải Anh phổ nhạc. 13 + Giáo viên tích hợp Âm nhạc: Bài hát “Tôi yêu em” được phổ nhạc bởi Hải Anh. - Giáo viên yêu cầu học sinh hát bài tôi yêu em . Có thể hát đơn ca, song ca… trước cô và tập thể lớp (Học sinh thể hiện ca khúc Tôi yêu em) + Giáo viên tích hợp Mĩ thuật. - Học sinh vẽ chân dung Pu-skin và đồng thời rèn kĩ năng vẽ chân dung các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ( Sản phẩm của học sinh: Chân dung Pu-skin ) 14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Sau khi sử dụng hình ảnh và vận dụng kiến thức liên môn trong tiết dạy tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn, khoa học. Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực, sôi nổi hơn, không còn tâm lí chán học, tất cả rất hào hứng với việc học tập theo phương pháp mới và qua đó giúp hoàn thiện nhân cách các em. Sống chân thành, vị tha, cao thượng. Qua tiết dạy tôi cũng đã thắp lên niềm đam mê âm nhạc , mĩ thuật cho các em. Khuyến khích các em học thêm mĩ thuật, ngoại ngữ Tiếng Nga để hiểu hơn về con người Nga, văn hóa Nga. Khảo sát thái độ của học sinh đối với bộ môn sau khi học xong bài học. Tôi đưa ra phiếu thăm dò: Em có hứng thú với tiết học “ Tôi yêu em” khi vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh không? Kết quả tôi thu được như sau: Lớp Số HS 11C 40 Hứng thú SL % 30 75 % Trước khi học Không Không tỏ hứng thú thái độ SL % 6 15 % SL % 4 10 % Sau khi học Hứng thú Không Không tỏ hứng thú thái độ SL % 37 92,5 % SL % 02 5,0 % SL % 01 2,5 % 3 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Chúng ta đều biết trung tâm của môn văn là “cái đẹp”. Dạy văn mà chưa tạo được những rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến người đọc say mê thì xem như chưa hoàn thành sứ mạng của môn học. Việc vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong một tiết dạy, người giáo viên không nên sử dụng quá nhiều kiến thưc, hình ảnh sẽ 15 làm cho tiết học bị loãng, không tập trung vào trọng tâm, học sinh sẽ bị phân tán và suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau. Do vậy cần sử dụng các đơn vị kiến thưc, hình ảnh đúng thời điểm thì mới phát huy tối đa hiệu quả của nó. Vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong việc truyền tải kiến thức đến học sinh bởi sẽ nói lên được rất nhiều ý tưởng mà lời nói của giáo viên không thể nào diễn đạt hết được. Do đó vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh bổ trợ sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian và sức lực mà tính hiệu quả của việc truyền tải kiến thức lại cao. Nắm chắc điều này sẽ có tác dụng trong việc định hướng phương pháp của giáo viên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ học. Mặt khác qua bài học tôi đã giáo dục các em thái độ ứng xử có văn hóa trong tình yêu nói riêng và cuộc sống nói chung. 3.2. Kiến nghị Với những ưu điểm trong việc thể hiện kiến thức ngắn gọn, logic, hệ thống, không tốn kém…tôi nghĩ có thể vận dụng vào giảng dạy một số nội dung trong trương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Tuy nhiên để phát huy mặt ưu điểm của phương pháp này, tôi có một số khuyến nghị sau: *Đối với giáo viên: - Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, phương pháp giảng dạy. - Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng hình ảnh và sử dụng kiến thức liên môn vào việc soạn, giảng, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng. * Đối với các cấp lãnh đạo: - Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector ... cho các nhà trường, khuyến khích và động viên giáo viên biết chọn lựa hình ảnh khi dạy các đơn vị kiến thức, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy bài “ Tôi yêu em ”ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2. Thông qua kết quả thu được của đề tài, tôi mong muốn có được sự quan tâm chia sẻ của đồng nghiệp. 16 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 25/04/2020 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do tôi viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Đinh Thị Nhàn 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Sử dụng hình ảnh trong môn Ngữ văn. - Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Ngữ văn. - Nguồn ảnh tư liệu từ mạng Internet và GV tự sưu tầm. - Bản nhạc “Tôi yêu em” của Hải Anh. - Cách vẽ chân dung nhà văn, nhà thơ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất