Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Luận văn tốt nghiệp...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp

.DOC
48
223
78

Mô tả:

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng và Nhà nước ta đang tập trung chỉ đạo phát triển đất nước mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng vì dân giàu thì nước mới mạnh, muốn đất nước ngày càng phát triển thì trước hết phải đảm bảo đời sống cho nhân dân. Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, hoà vào xu thế phát triển chung của đất nước, những năm gần đây Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai việc xây dựng đời sống văn hoá, phong trào này đã từng bước xây dựng đời sống kinh tế ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh và ngày càng được nâng cao; tạo môi trường cảnh quan sạch, đẹp. Ý thức của người dân được nâng cao, luôn chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước; hệ thống chính trị vững mạnh; tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng ngày càng được củng cố. Tuy nhiên việc xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào còn chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát, chưa có những giải pháp vận động thích hợp. Hầu hết vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa thật tích cực hưởng ứng phong trào, ý thức trách nhiệm và ý thức pháp luật còn thấp đòi hỏi cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả và những chính sách đầu tư đúng mức ở tỉnh Hậu Giang. Do đó việc xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương chính là thực hiện một cách cụ thể, thiết thực và sinh động chủ trương của Đảng về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Rõ ràng việc xây dựng đời sống văn hoá mới trong sự nghiệp đổi mới của Hậu Giang là hết sức cần 1 thiết và cần được đầu tư, quan tâm hơn nữa. Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài : “Xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Hậu Giang - Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ: Mục đích của đề tài: là đánh giá đúng thực trạng xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua. Từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Hậu Giang. Nhiệm vụ của đề tài: - Một là, làm rõ đặc điểm tình hình xây dựng đời sống văn hóa ở Hậu Giang trong thời gian qua, phân tích thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang. - Hai là, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Hậu Giang. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với việc điều tra, thu thập thông tin, cập nhật báo cáo chuyên ngành của các cấp. Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi đã kết hợp và sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp lôgic và lịch sử, trên cở sở gắn lí luận và thực tiễn để làm sáng tỏ thêm nội dung của đề tài. 2 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương 4 tiết. 3 NỘI DUNG Chương 1 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở TỈNH HẬU GIANG 1.1. Đặc điểm tình hình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian vừa qua: 1.1.1. Vài nét về đặc điểm có liên quan đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang: Đặc điểm vị trí địa lí tự nhiên: Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía tây nam. Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung Ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh có hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61. Hai trục giao thông thuỷ quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. 4 Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km. Kênh xáng Xà No Đặc điểm về dân cư: Hậu Giang là tỉnh vừa được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ ngày 1 tháng 1 năm 2004 được chia thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ưong và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Hậu Giang với diện tích 1.601,1km2 bao gồm 2 Thị xã và 5 Huyện.Tính đến 2006 dân số đạt 799.114 người, mật độ 497người/km 2 . Mức tăng từ 1.07-1.11%/năm. Sự gia tăng dân chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17%. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41.4%, dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58.6%. 5 Đặc điểm về văn hoá: Nói đến sông nước Miền Tây không thể không nhắc đến nét văn hoá truyền thống ở nơi đây đó chính là sân khấu cải lương và đờ ca tài tử. Hậu Giang với các nét văn hoá đặc trưng nổi bậc như: văn hoá trao đổi, văn hoá giao tiếp, hò hỏi đáp, đờn ca tài tử, hát bội và sân khấu cải lương…Trong đó văn hoá sông nước là nét văn hoá đặc trưng ở chợ nổi Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang. Chợ hợp ở thị xã Ngã Bảy, được hình thành từ 1915 là chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng phong phú. Nông dân chở nông sản ra chợ nổi bán gấp rồi về trong ngày, nhưng giới thương hồ, thương lái, bạn ghe thường có khi ở lại ít hôm chờ bán hàng xong. Mặt khác, nhiều tàu ghe các vùng có dịp đi ngang đậu lại chờ con nước cho nên sáng, chiều, tối mặt sông Ngã Bảy luôn tấp nập, người kêu nhau í ới! Những tàu ghe đậu cặp sát nhau, có người biết chút ít văn nghệ liền rủ nhau mở sòng nhậu trên mui rồi đờn ca tài tử giải khây. Hoàng hôn trên sông hay giữa đêm trăng sáng nghe tiếng đờn ca khoan nhặt, bài vọng cổ, Nam Xuân buồn man mác tạo nên một không khí văn hoá đậm đà hương vị quê hương sông nước hữu tình. Châu Thành có truyền thống của võ thuật cổ truyền dân tộc, thời chiến tranh xuất hiện nhiều người có võ thuật rất tinh thông như: Ba Thăng, Tư Ớ….Những năm 80 thế kỷ 20 những đoàn Lân sư nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ, thời gian sau truyền thống này đã không được dân địa phương giữ gìn tốt đã mai một. Hậu Giang có 9 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia: Khu di tích tỉnh Uỷ Hậu Giang(xã Phú Hữu), di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa(xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành), trụ sở Liên Hiệp đình chiến Nam Bộ, khu căn cứ Tỉnh Uỷ Cần Thơ(Xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu(xã Thạnh Xuân, huyện Câu Thành A), đền thờ Bác Hồ(xã Lương Tâm), 6 di tích chiến thắng 75 Tiểu đoàn ngụy(xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ). Ngoài ra còn có “Khu trù mật Vị Thanh - Hoả Lựu, di tích tội ác Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào” và di tích lịch sử “Địa điểm chiến thắng Vàm Cái Sình” Chợ nổi Ngã Bảy Đặc điểm về kinh tế: Thị xã Vị Thanh cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60km. Từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam 7 Bộ. Hiện nay vẫn là một trong số những địa phương sản xuất và xuất khầu gạo lớn nhất trong cả nước. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại Hậu Giang còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.Nhiều ngành công nghiệp mạnh trên địa bàn như: chế biến nông, thuỷ sản, cơ khí, hàng tiêu dùng….. Trồng vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao ở Hậu Giang Thuỷ sản: năm 2004, toàn tỉnh có 8.223ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 110.7% kế hoạch. Trong đó diện tích nuôi cá 8.054 ha đạt 111% kế hoạch, diện tích tôm nuôi 169 ha đạt 85% kế hoạch.Về sản lượng thuỷ sản ước đạt 19.983 tấn đạt 130% kế hoạch tăng 30.16% so với năm 2003. 8 Thương mại, dịch vụ: thương mại dịch vụ và khách sạn nhà hàng tỉnh Hậu Giang phát triển tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện. Với một siêu thị, một trung tâm thương mại cùng một số nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải khát. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu Vinasin mới vừa khởi công xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. Nghành công nghiệp gạch ngói ở Châu Thành nỗi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan…Các mặt hàng gồm sứ bình dân cũng phát triển mạnh. Thủ công, mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình. Sản phẩm thủ công từ cây lục bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng lưu niệm rất quí ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng. Hậu Giang nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy, di tích Long Mỹ, vườn cò độc đáo tại xã Xà Phiên, khu di tích Tỉnh Uỷ….. 1.1.2. Đặc điểm tình hình đời sống văn hoá tỉnh Hậu Giang: Tính đến cuối năm 2008 tỉnh Hậu Giang có 2 thị xã, 5 huyện; 71 xã, phường, thị trấn; 523 ấp, khu vực với tổng số 166.761 hộ và 742.961 nhân khẩu. Bao gồm 3 dân tộc anh em(Kinh, Hoa, Khmer) đoàn kết sinh sống [13,tr.1].Qua nghiên cứu, tìm hiểu ta có thể nhận thấy đời sống văn hoá ở Hậu Giang có một số đặc điểm nổi bật như sau: Một là, do Hậu Giang vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ cách đây chưa lâu đời sống nhân dân chưa thật sự ổn định, nhưng Đảng bộ và nhân dân Hậu Giang vẫn không ngừng phấn đấu vươn lên, tự mình giải quyết những khó khăn trước mắt. Chính vì thế mà tạo cho nhân dân Hậu Giang có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong 9 cuộc sống và luôn trong tư thế sẳn sàng đón nhận tinh hoa văn hoá của các địa phương lân cận. Hai là, tuy là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài 2300km như: Sông hậu, Sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, kênh xáng Nàng Mau…khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh cho nên không thuận tiện giao lưu bằng đường bộ nên trong phát triển kinh tế, văn hoá còn nhiều hạn chế so với các địa phương khác trong vùng. Cơ sở hạ tầng cơ bản đã được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung vẫn chưa đồng đều, vẫn còn khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến nhất là về cầu, đường, điện, nước sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá tinh thần…. Ba là, với những thuận lợi và gặp không ít những khó khăn trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang thì việc xây dựng đời sống văn hóa là cả một quá trình phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Hậu Giang. Do đó đòi hỏi các ngành, các cấp phải kiên trì tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu và tự giác tham gia phong trào, góp phần đưa phong trào ngày một phát triển và càng bền vững hơn. Bốn là, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Xã hội ngày một phát triển thì đời sống nhân dân ngày càng được đảm bảo hơn, tuy nhiên việc tiếp cận với các hình thức văn hóa còn có sự chênh lệch khá xa giữa thành thị và nông thôn. Người dân ở thành thị họ có điều kiện hơn nên họ tiếp cận các hoạt động vui chơi, giải trí với nhiều hình thức khác nhau: truyền hình, báo chí, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa...còn người dân ở nông thôn, vùng xâu vùng xa thì chưa thể đáp ứng được đầy đủ cho nên người dân ở nông thôn còn thua thiệt rất nhiều vì thế việc đem văn hóa về nông thôn, 10 xã vùng sâu vùng xa và giúp người dân có thể tiếp cận với các hình thức văn hóa là rất cần thiết. Năm là, đẩy mạnh giao lưu văn hóa sẽ làm tăng cường trình độ hiểu biết của người dân bên cạnh đó cần tuyên truyền cho nhân dân tiếp thu nhũng luồn văn hóa mới này sao cho phù hợp với truyền thống của người Việt Nam. Trong khi xã hội ngày một phát triển và đặc biệt là nước ta đang trong thời kỳ hội nhập thì sẽ có rất nhiều luồng văn hóa mới đa dạng để chúng ta tiếp cận tuy nhiên trong những cái mới đó cũng không thể nào tránh khỏi những luồng văn hóa xấu như: phim ảnh, các loại hình văn hóa đồi trụy...chính là sự đầu độc rất nguy hiểm hiện nay đối với giới trẻ. Trong khi những người dân ở nông thôn ít có sự hiểu biết hơn mà cứ giữ cái lạc hậu lỗi thời thì đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, tuyên truyền văn hóa hợp lý cho người dân. Sáu là, trong điều kiện đất nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới thì việc phát triển kinh tế và văn hóa phải luôn luôn song hành với nhau để có thể phù hợp với xu thế mới của thời đại và ngành Văn hoá – thông tin luôn là cầu nối gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với các ban, ngành, đoàn thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hoá, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và củng cố hệ thống chính trị đến năm 2010, theo nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XI đề ra. Bảy là, tổ chức quản lí cấp xã, phường ở Hậu Giang tuy là cấp không nằm trong tổ chức chính quyền nhưng đây lại là cấp có vai trò rất quan trọng là cầu nối trực tiếp giữa toàn bộ hệ thống chính trị với nhân dân, động viên, hướng dẫn tổ chức nhân dân đoàn kết phấn đấu xây dựng địa bàn bền vững về tất cả các mặt. Đây chính là các địa bàn mà Đảng và Nhà nước đã dành 11 rất nhiều sự quan tâm đến, đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển chung của đất nước hiện nay. Tám là, qua 5 năm triển khai và xây dựng, theo tổng kết chung của cả tỉnh hiện nay có 12.912 hộ gia đình văn hoá, 403 ấp – khu vực văn hoá, 490/522 cơ quan, 26/29 điểm trường đạt danh hiệu văn hoá. Các danh hiệu này không chỉ được khẳng định bằng chất lượng và hiệu quả xã hội tích cực mà đã trở thành danh hiệu thi đua khen thưởng của Nhà Nước trong luật thi đua khen thưởng [18,tr.2]. Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi văn hoá phải trở thành nguồn lực nội sinh mạnh mẽ gắn kết chặt chẽ với mọi phương tiện chính trị - xã hội, pháp luật, kỹ cương,… để đảm bảo sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay Đảng bộ và nhân dân Hậu Giang cũng đang ra sức xây dựng quê hương ngày một tiến bộ phát triển hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của toàn đất nước. 1.1.3. Tiêu chuẩn xác định đời sống văn hóa : Để đạt phương hướng, mục tiêu đề ra, nhất là việc xây dựng đời sống văn hóa, Sở Văn hóa- Thông tin đã tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành quy chế về xét công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” kèm theo các quy chế xác định đời sống văn hóa gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí: [2, tr.54-tr.55]. Tiêu chuẩn 1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển: Trên 90% hộ sử dụng điện an toàn; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5% năm trở lên và thấp hơn tỷ lệ của toàn thị xã; tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố năm sau cao hơn năm trước và cao hơn tỷ lệ toàn thị xã, không còn nhà xiêu vẹo, dột nát, không có người không có nhà ở; các tuyến giao thông chính được trải nhựa, có vỉa hè bằng phẳng, đèn chiếu sáng, cây xanh, thùng rác công 12 cộng, biển tên đường, biển báo giao thông, cống thoát nước; các tuyến giao thông trong hẻm bằng bê tông rộng tối thiểu 2m. Tiêu chuẩn 2. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú: Nhà thông tin khu vực được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ Tướng Chính phủ;có bàn thờ Tổ quốc; tủ sách (50 quyển trở lên và Báo Hậu Giang vào mỗi số báo phát hành); bảng vàng truyền thống; bảng quy ước khu vực; bảng dán tin, ảnh thời sự, hệ thống loa lưu động; lịch trực và các phương tiện làm việc, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, họp hội; có sổ ghi biên bản; có phương tiện và lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng. Đầu và cuối khu phố dựng panô ghi tên “Khu vực văn hóa” (nếu được công nhận); xây dựng ít nhất 2 panô cổ động cố định; trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”; Có 1 nhóm hoặc 1 câu lạc bộ văn nghệ sinh hoạt mỗi tháng ít nhất một lần, 1 cán bộ văn hóa xã hội khu vực, xây dựng 1 câu lạc bộ hát với nhau hoặc điểm sinh hoạt văn hóa thể thao; có ít nhất 1 câu lạc bộ thể thao đa môn hoặc 2 câu lạc bộ thể thao từng môn thường xuyên luyện tập, thi đấu; duy trì mức giảm sinh 0,4%(ngàn); tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5%/năm và thấp hơn tỷ lệ bình quân của thị xã; trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 98%; 100% trẻ 6 tuồi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30, huy động 100% đối tượng trong diện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được đến lớp. Tiêu chuẩn 3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp: Các tuyến giao thông chính của khu vực làm sạch cỏ, dọn sạch rác, cắt tỉa cây xanh, vỉa hè thông thoáng; môi trường không bị ô nhiểm; vận động nhân dân thường xuyên chỉnh trang, sắp xếp khu vực trước nhà gọn gàng, sạch sẽ; trên 80% hộ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn ngành Y tế, có nhà tắm, nơi xử lý rác; trên 40% hộ có hố xí hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ngành Y 13 tế; thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh (đối với người, gia súc, gia cầm...); mỗi hộ có cột cờ hoặc cán cờ theo quy cách, treo cờ theo quy định của địa phương. Tiêu chuẩn 4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ; chăm lo cho các đối tượng chính sách, đảm bảo có mức sống trung bình trở lên ở cộng đồng; có lực lượng dân quân tự vệ và bảo vệ dân phố đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Tiêu chuẩn 5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng: Trong cộng đồng thường xuyên vận động, tổ chức các phong trào như: giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện...nhằm thắt chặt hơn tình cảm gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Căn cứ vào thực tế thực hiện ở địa phương có những thành tựu và hạn chế tồn tại, nhất là những tập quán, tâm lí, truyền thống lạc hậu có từ lâu đời của người dân. Để tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, xóa dần những lạc hậu, khắc phục những hạn chế tồn tại, cần phải có sự nổ lực phấn đấu không ngừng và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, của các ban, ngành, đoàn thề các cấp và cả toàn dân. Đây không phải là việc làm đơn giản mà phải có một quá trình phấn đấu kiên trì, lâu dài, có giải pháp kịp thời mới thực hiện đạt được những mục tiêu đã nêu trên. 1.2. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang: 1.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Hậu Giang: 14 Thành tựu đạt được: Thực hiện tốt chủ trương và nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu: “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”, và đề ra những chỉ tiêu cụ thể về xây dựng văn hóa. Hưởng ứng thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng tại báo cáo tổng kết hội nghị sơ kết phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới năm 2008 Hậu Giang đã từng bước đạt được những thành tựu: Một là, trong năm 2008, toàn tỉnh Hậu Giang có 151.621/166.761 hộ đạt gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 90,92%. Công tác tuyên truyền, vận động, đăng ký xây dựng gia đình văn hóa được ban chỉ đạo các cấp quan tâm chỉ đạo nên chất lượng gia đình văn hóa ngày càng nâng lên. Có thể khẳng định rằng, gia đình văn hóa thực sự là “tổ ấm” của các thành viên, là môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách văn hóa của các thành viên và là cơ sở vững chắc để xây dựng ấp, khu vực văn hóa. Kết quả trên đã chứng minh phong trào trong các năm qua đã không ngừng phát triển. Hai là, phong trào xây dựng cơ quan, trường học có đời sống văn hóa tốt được 100% cơ quan, trường học đóng trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia. Góp phần tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, trường học; xây dựng tác phong, lề lối làm việc; cổ vũ giáo viên, học sinh, cán bộ, viên chức, lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao; tăng cường các hoạt động văn hóa văn nghệ- thể thao; thực hiện quy chế dân chủ góp phần đấu tranh chống lãng phí, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và bệnh thành tích, nâng cao tính tự chủ trong hoạt động của các cơ quan, trường học. Trong năm, toàn tỉnh có 490/522 cơ quan đạt danh hiệu “cơ quan có đời sống văn hóa tốt”, chiếm tỷ lệ 93,86% và trong năm học 2007-2008, Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh đã công nhận 26/29 trường đạt danh hiệu “Trường học có đời sống văn hóa tốt” chiếm tỷ lệ 89,65%. Bộ chỉ huy quân 15 sự và Công an tỉnh đã công nhận 15/15 đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt” chiếm tỷ lệ 100%; Giám đốc Công an tỉnh công nhận danh hiệu “ Đơn vị văn hóa” cho 22/40 đơn vị chiếm tỷ lệ 55%. Ba là, tạo sự chuyển biến về phát triển kinh tế - xã hội.[13, tr.6- tr.7] Việc nhân rộng và xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi được quan tâm sâu sắc thông qua nhiều hình thức và giải pháp. Từ đó đã góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người từ 8,6 triệu đồng/người/năm ở năm 2007 lên Cầu mới hoàn thành ở huyện Châu Thành A 10,76 triệu đồng/người/năm ở năm 2008; giảm 2,11% hộ nghèo so với năm 2007 và tỷ lệ nghèo hiện nay còn 13,59% tổng số hộ, bằng 23.028 hộ nghèoTỷ lệ sử dụng điện chiếm 91,01% tổng số hộ, tăng 1,68% so với năm 2007.Hệ thống giao thông nông thôn luôn được quan tâm nâng cấp hoặc làm mới, nhất là trong Chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô hằng năm, từng bước giúp người dân đi lại được dễ dàng hơn. Trong năm 142 cây cầu Bê tông cốt thép và thép liên hợp với tổng chiều dài 2.849m.Tổng kinh phí thực hiện 81,3 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp khoảng 49 tỷ đồng và nhiều ngày công lao động. 16 Việc kiện toàn hệ thống giao thông nông thôn trong thời gian qua theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã góp phần làm cho đời sống kinh tế lẫn tinh thần của nhân dân ngày một khởi sắc và làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đồng thời tạo nền tảng cho các loại hình kinh doanh, dịch vụ phát triển. Bốn là, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao.[20, tr.7-tr.8] - Công tác xây dựng và nâng cấp nhà văn hóa, nhà thông tin, di tích lịch sử, trường học, trạm y tế, sân bãi thể dục thể thao được quan tâm đẩy mạnh, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, dạy và học, tìm hiểu truyền thống lịch sử của bà con nhân dân. Tính đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có 41 nhà văn hóa, 411 nhà thông tin, 15 di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, 303 điểm trường thuộc ngành học mầm non và phổ thông, 71 trạm y tế, 31 thư viện cấp xã, 17 tủ sách Bưu điện văn hóa, 15 tủ sách chùa Khmer và hàng trăm sân bãi tập luyện thể dục thể thao. Các thiết chế văn hóa này đã trở thành nơi hội tụ rất hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, sức khỏe người dân, từng bước tác động tích cực đến việc xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. - Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,7% và hiện còn 19%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 12,23%o so với cùng kỳ. Mức giảm sinh 0,22%o/0,4% so với kế hoạch. Toàn tỉnh có 292/523 ấp, khu vực và 4/71 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn không sinh con thứ ba trở lên. - Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng miễn dịch đầy đủ chiếm 99,69% và được huy động đến trường chiếm 95,39%; 99,89% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 98,08% tổng số người từ 15 đến 35 tuổi không còn mù chữ. Có 60/71 xã, 17 phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã tính đến cuối năm 2008 chiếm tỷ lệ 84,50%. Năm là, về môi trường cảnh quan - Thông qua cuộc thi Nhà thông tin đẹp, Con đường đẹp, và hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học có cảnh quan đẹp đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong toàn xã hội về việc chỉnh trang cảnh quan, môi trường; đồng thời phát hiện, động viên, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các mô hình, điển hình có cảnh quan đẹp nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang góp phần thúc đẩy cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới phát triển toàn diện, từng bước xây dựng quê hương ngày thêm khang trang, sạch, đẹp. Hầu hết các tuyến dân cư đều được làm sạch cỏ, dọn sạch rác, phát quang thông thoáng, trồng cây xanh hoặc hoa kiểng. Đa số các hộ gia đình đều có hàng rào bằng cây xanh hoặc vật liệu bền và trước nhà đều có cột cờ. 18 - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chiếm 67%, trong đó nông thôn chiếm tỷ lệ 63%. Số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh chiếm 41,58% tổng số hộ. Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh chiếm 70% tổng số hộ. Các quy định về phòng, chống dịch bệnh luôn được các địa phương quan tâm thực hiện tốt, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân được tốt hơn. Diện mạo mới ở Rạch Gòi Sáu là, việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau - Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm thực hiện có hiệu quả các danh hiệu văn hóa đó cuộc vận động đề ra, cùng với sự gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên trong từng công việc cụ thể, nên hầu hết người dân đều chấp hành tốt các quy định của Đảng và Nhà nước, cũng như các quy ước trong cộng đồng dân cư. Hệ thống chính trị ở các cấp thực sự là hạt nhân nồng cốt lèo lái từng hộ gia đình thực hiện thắng lợi các mục tiêu 19 đã đề ra, trong đó có việc xây dựng, giữ vững và nâng cao chất lượng các danh hiệu: người tốt việc tốt, gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa,... - Công tác ngăn chặn và đẩy lùi kịp thời các tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống an lành của từng gia đình cũng được quan tâm đẩy mạnh. Hàng năm, ngành Công an phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành phúc tra, công án, công nhận danh hiệu “Ấp, Xã 3 không”. Chính từ danh hiệu này, nên số vụ trọng án, các đối tượng sử dụng, mua bán chất gây nghiện và đối tượng mại dâm, cũng như tụ điểm mại dâm giảm rõ nét, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2008, toàn tỉnh có 39/71 xã, phường, thị trấn và 468/523 ấp, khu vực được công nhận đạt chuẩn “3 không”. - Công tác hòa giải và phổ biến giáo dục pháp luật được quan tâm đúng mức, phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật xảy ra và các vụ khiếu kiện. Hiện nay, từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đội ngủ báo cáo viên và tuyên truyền viên phổ biến pháp luật và rất nhiệt tình với lĩnh vực công tác này. Song song đó, các Câu lạc bộ pháp luật, trợ giúp pháp lý. Tuổi trẻ phòng chống tội phạm, tủ sách pháp luật...cũng được quan tâm xây dựng, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư. - Quy chế dân chủ được phát huy mạnh mẽ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tính đến cuối năm 2008, 100% xã có xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, 100% ấp có xây dựng quy ước và đã được Ủy Ban nhân dân các huyện, thị phê diệt để triển khai ra dân thực hiện. Tuy nhiên, nội dung của một số quy ước không còn phù hợp với thực tiễn địa phương đang được các ngành chức năng tiếp tục chỉnh sửa và lấy ý kiến 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan