Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tình hình dịch bệnh, sự lưu hành và xác định type virus lmlm gây bệnh...

Tài liệu Nghiên cứu tình hình dịch bệnh, sự lưu hành và xác định type virus lmlm gây bệnh trên đàn trâu, bò tại tỉnh lạng sơn giai đoạn 2011 2015, đánh giá đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng bệnh

.PDF
97
206
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐÀM THỊ PHƯƠNG MAI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH, SỰ LƯU HÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TYPE VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG GÂY BỆNH TRÊN ĐÀN TRÂU, BÒ TẠI TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VẮC XIN PHÒNG BỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐÀM THỊ PHƯƠNG MAI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH, SỰ LƯU HÀNH VÀ XÁC ĐỊNH TYPE VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG GÂY BỆNH TRÊN ĐÀN TRÂU, BÒ TẠI TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VẮC XIN PHÒNG BỆNH Chuyên ngành: Thú y Mã số ngành: 60.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Bình THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi trực tiếp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Xuân Bình. - Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, được rút ra từ tình hình thực tế của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đàm Thị Phương Mai ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của nhiều tập thể và cá nhân, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: - Thầy giáo PGS.TS Đặng Xuân Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học. - Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Đàm Thị Phương Mai iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 3 1.1.1. Tên gọi .......................................................................................................... 3 1.1.2. Căn bệnh........................................................................................................ 3 1.1.3. Lịch sử bệnh .................................................................................................. 3 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới ...................................................... 5 1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 8 1.4. Virus LMLM .................................................................................................. 12 1.4.1. Hình thái và cấu trúc .................................................................................... 12 1.4.2. Đặc tính di truyền, cấu trúc gen, kháng nguyên ............................................ 13 1.4.3. Đặc tính kháng nguyên ................................................................................ 15 1.4.4. Các điểm quyết định kháng nguyên ............................................................. 16 1.4.5. Tiến hóa của virus LMLM ........................................................................... 16 1.4.6. Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm................................................. 17 1.4.7. Đặc tính nuôi cấy tổ chức tế bào .................................................................. 18 1.5. Một số đặc điểm dịch tễ học vủa virus LMLM................................................ 19 1.5.1. Nguồn dịch .................................................................................................. 19 1.5.2. Động vật cảm thụ ......................................................................................... 19 1.5.3. Đường xâm nhập ......................................................................................... 20 1.5.4. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................... 20 1.5.5. Chất chứa virus ............................................................................................ 21 1.5.6. Con đường và phương thức truyền lây ......................................................... 22 iv 1.5.7. Lứa tuổi mắc bệnh ....................................................................................... 23 1.5.8. Tỷ lệ ốm và chết .......................................................................................... 23 1.6. Miễn dịch trong bệnh LMLM ......................................................................... 23 1.7. Triệu chứng và bệnh tích ở trâu, bò................................................................. 24 1.7.1. Triệu chứng ................................................................................................. 24 1.7.2. Bệnh tích ..................................................................................................... 26 1.8. Chẩn đoán....................................................................................................... 26 1.8.1. Chẩn đoán lâm sàng ..................................................................................... 26 1.8.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ....................................................................... 27 1.9. Phòng bệnh LMLM ........................................................................................ 30 1.9.1. Vệ sinh phòng dịch ...................................................................................... 30 1.9.2. Vắc xin phòng bệnh ..................................................................................... 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 33 2.1. Đối tượng, phạm vi ......................................................................................... 33 2.1.1. Đối tượng .................................................................................................... 33 2.1.2. Phạm vi, địa điểm ........................................................................................ 33 2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 33 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học về bệnh LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ..................................................................... 33 2.2.2. Xác định tỷ lệ dương tính huyết thanh học đối với các chủng virus chủ yếu (O, A, Asia 1), đánh giá tỷ lệ mang trùng ở trâu, bò ........................................ 33 2.2.3. Định type virus gây bệnh LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn ..................... 33 2.2.4. Xác định loại vắc xin LMLM phù hợp tiêm cho đàn trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn... 33 2.3. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 33 2.3.1. Mẫu bệnh phẩm ........................................................................................... 33 2.3.2. Tài liệu, số liệu ............................................................................................ 33 2.3.3. Sinh phẩm và Kit xét nghiệm ....................................................................... 33 2.3.4. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm..................................................................... 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 34 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu máu ........................................................................... 34 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu biểu mô ..................................................................... 34 2.4.4. Phương pháp 3ABC - ELISA phát hiện kháng thể nhiễm tự nhiên ............... 35 v 2.4.5. Thiết kế thí nghiệm xác định tình hình nhiễm virus tự nhiên ........................ 36 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 37 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................................................... 37 3.1.1. Tình hình dịch LMLM tại tỉnh Lạng Sơn từ 2011 - 2015 ............................. 37 3.1.2. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 - 2015............. 40 3.1.3. Thời gian lưu hành bệnh LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn ...................... 42 3.1.4. Lứa tuổi trâu, bò mắc bệnh LMLM .............................................................. 49 3.1.5. Tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM ....................................................... 53 3.2. Xác định tỷ lệ dương tính huyết thanh học đối với kháng nguyên phi cấu trúc 3ABC, đánh giá tỷ lệ mang virus tự nhiên ở trâu, bò ...................................... 57 3.2.1. Tỷ lệ dương tính huyết thanh 3ABC tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 - 2015 ...... 57 3.2.2. Tỷ lệ trâu, bò có phản ứng huyết thanh 3ABC dương tính tại huyện Văn Lãng .............................................................................................................. 60 3.3. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm virus LMLM tự nhiên sau khi tiêm phòng vắc xin LMLM .... 61 3.4. Xác định virus gây bệnh LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn ......................... 62 3.4.1. Xác định type virus LMLM gây bệnh ở trâu, bò bằng phản ứng ELISA ....... 63 3.4.2. Xác định type virus LMLM từ mẫu bệnh phẩm biểu mô của trâu, bò mắc bệnh .............................................................................................................. 64 3.5. Lựa chọn loại vắc xin phòng bệnh LMLM phù hợp cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................. 67 3.6. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn sau khi tiêm vắc xin LMLM .................................................................................. 68 3.6.1. Tình hình tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 - 2015 ............................................................................... 68 3.6.2. Đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin LMLM ....................... 69 3.6.3. Một số khuyến cáo phòng chống bệnh LMLM cho người chăn nuôi trâu, bò ...... 72 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 74 1. Kết luận ............................................................................................................. 74 2. Đề nghị .............................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76 PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA ............................................................................. 83 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADN : Acid Deoxyribonucleic ARN : Acid ribonucleic ELISA : Enzyme Linked Immunosorbent Assay FMD : Foot ADN Mouth Disease LMLM : Lở mồm long móng LPB : Liquid Phase Blocking OIE : Tổ chức Thú y Thế giới PBS : Phosphate Buffered Saline PCR : Polymerase Chain Reaction RT : Reverse Transciption vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1.Tổng hợp số ổ dịch LMLM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (2011 - 2015) .... 37 Bảng 3.2a. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM từ năm 2011 đến năm 2015 ................ 40 Bảng 3.2b. Tỷ lệ trâu và bò mắc bệnh LMLM từ năm 2011 đến năm 2015 ............ 41 Bảng 3.3a. Số ca bệnh LMLM ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo mùa (giai đoạn 2011 - 2015)......................................................................... 43 Bảng 3.3b. Số ca bệnh LMLM ở trâu, bò theo mùa (tính chung trâu, bò) ............... 44 Bảng 3.3c. Tỷ lệ trâu mắc bệnh LMLM qua các năm theo mùa (2011 - 2015) ....... 45 Bảng 3.3d. Tỷ lệ bò mắc bệnh LMLM qua các năm theo mùa (2011 - 2015) ......... 46 Bảng 3.4a. Tỷ lệ trâu mắc bệnh LMLM theo lứa tuổi ............................................ 49 Bảng 3.4b. Tỷ lệ bò mắc bệnh LMLM theo lứa tuổi .............................................. 50 Bảng 3.4c. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo lứa tuổi (tính chung trâu, bò) ...... 50 Bảng 3.5. Tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM theo lứa tuổi (2011 - 2015) ...... 53 Bảng 3.6. Tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM theo mùa (2011 - 2015) ........... 55 Bảng 3.7. Tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM theo năm ......................................... 56 Bảng 3.8. Tỷ lệ trâu, bò có phản ứng huyết thanh 3ABC dương tính tại 4 huyện của Lạng Sơn (2011 - 2015) ................................................................. 58 Bảng 3.9. Tỷ lệ trâu, bò có phản ứng huyết thanh 3ABC dương tính tại 2 huyện của Lạng Sơn (2015) ............................................................................ 58 Bảng 3.10. Tỷ lệ dương tính ABC - ELISA ở trâu bò huyện Văn Lãng (2015) ...... 60 Bảng 3.11. Diễn biến dương tính ABC - ELISA ở trâu, bò được tiêm phòng vắc xin qua các thời điểm khác nhau tại một huyện (Bắc Sơn) .................... 61 Bảng 3.12. Kết quả định type virus LMLM trâu, bò bằng phản ứng ELISA (giai đoạn từ 2011 đến 2015) ........................................................................ 63 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô từ trâu, bò (giai đoạn từ 2011 - 2013) ......................................................................................... 65 Bảng 3.14. Kết quả xác định định type virus LMLM gây bệnh ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn (giai đoạn 2014 - 2015)......................................................... 65 Bảng 3.15. Tình hình tiêm phòng vắc xin LMLM trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn (2011 - 2015) ........................................................................................ 69 Bảng 3.16. Hiệu giá kháng thể của trâu, bò sau khi được tiêm vắc xin LMLM ...... 70 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sự lưu hành theo đặc điểm của virus LMLM thành các vùng trên Thế giới từ 2010 - 2013 ................................................................................. 7 Hình 1.2. Cấu trúc của virion virus LMLM ........................................................... 12 Hình 1.3. Sơ đồ hệ gen của virus LMLM (Grubman et al, 2001) [57] .................... 13 Hình 3.1. Biểu đồ số ổ dịch biến động theo thời gian (năm)................................... 39 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo năm .................................. 41 Hình 3.3. Biểu đồ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa .......................................... 47 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh theo lứa tuổi ......................................... 51 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM chết theo lứa tuổi ..................... 53 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ trâu, bò chết do mắc bệnh LMLM theo mùa ...................... 55 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM theo năm ............................. 56 Hình 3.8. Biểu đồ biến động hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của đàn trâu, bò sau khi tiêm vắc xin ................................................................. 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, mạnh, gây thiệt hại nặng nề đối với gia súc mẫn cảm thuộc loài guốc chẵn như: Trâu, bò, lợn… Bệnh thuộc danh mục bảng A (danh mục các bệnh phải công bố dịch, các bệnh nguy hiểm của động vật và phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định của tổ chức thú y thế giới OIE-World Organisation for Animal Health). Bệnh do virus LMLM thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra, có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học, đó là tính đa type và dễ biến đổi kháng nguyên. Các type virus tuy gây ra các triệu chứng giống nhau, nhưng lại không tạo miễn dịch chéo. Bệnh có thể lây lan trong phạm vi một nước hoặc nhiều nước và trở thành đại dịch. Tiêm phòng vắc xin được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu, tuy nhiên việc chọn vắc xin phù hợp cho từng vùng, từng tỉnh đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ type virus gây bệnh trên thực địa để tránh trường hợp tiêm phòng loại vắc xin không phù hợp, gây lãng phí và thiệt hại cho người chăn nuôi. Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B và đường 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái nguyên, Bắc Cạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc với hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các vùng châu Á, châu Âu và các nước khác. Lạng Sơn có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, diện tích tự nhiên 8.327,6 km2, gồm 10 huyện, 1 thành phố với 226 xã, phường, thị trấn. Trong những năm gần đây cùng với việc phát hiện nhiều ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm, dịch LMLM gia súc vẫn tái phát tại một số xã trên địa bàn. Gia súc mắc bệnh LMLM gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi, đặt biệt là trâu, bò và làm thiệt hại đáng kể kinh tế của người chăn nuôi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. 2 Giai đoạn 2011-2015 bệnh LMLM diễn biến phức tạp, trong những năm 2011 và 2012 virus gây bệnh LMLM trên đàn gia súc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là type O. Nhưng từ năm 2013 đến nay xuất hiện thêm virus gây bệnh LMLM type A. Bệnh không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi mà nhà nước còn phải mất nhiều kinh phí để dập dịch, hỗ trợ cho người chăn nuôi và người tham gia phòng chống dịch. Diễn biến phức tạp của dịch LMLM ở tỉnh Lạng Sơn đòi hỏi phải có những nghiên cứu về sự phân bố và lưu hành của virus LMLM, từ đó có cơ sở khoa học để lựa chọn vắc xin phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch LMLM trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển. Để giải quyết vấn đề đó, tôi triển khai đề tài: "Nghiên cứu tình hình dịch bệnh, sự lưu hành và xác định type virus LMLM gây bệnh trên đàn trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015, đánh giá đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng bệnh". 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành các type virus LMLM ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn. - Nghiên cứu sự phân bố của type virus LMLM tại tỉnh Lạng Sơn làm cơ sở lựa chọn loại vắc xin phù hợp. - Nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM. 3. Ý nghĩa của đề tài - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và xác định type virus gây bệnh LMLM trên đàn trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn. - Cung cấp tư liệu khoa học về đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành type virus LMLM gây bệnh ở trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn. - Các kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự phân bố của các type virus LMLM gây bệnh trên trâu, bò tại tỉnh Lạng Sơn là cơ sở khoa học, giúp các cơ quan chức năng lựa chọn loại vắc xin LMLM phù hợp. Từ đó có biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Tên gọi Bệnh LMLM được gọi bằng một số tên như: Foot and mouth disease (FMD, Anh), La fièvre aphteuse (FA, Pháp), Afta epizootic (Ý), Maul und Klauenseuche (MKS, Đức), Fiebre aphtosa, glosso peda (Tây Ban Nha), Khẩu đề dịch (Trung Quốc), Lở mồm long móng (Việt Nam). 1.1.2. Căn bệnh Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) do một virus có kích thước nhỏ thuộc họ Piconarviridae gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Bệnh có biểu hiện gia súc bị sốt cao, nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da, vùng da mỏng, kẽ móng, trên núm vú của gia súc cái thuộc loài guốc chẵn (cả gia súc và động vật hoang dã đều mắc) (Nguyễn Tiến Dũng, 2000) [16]. Bệnh gây ra do bởi 7 type virus: A, O, C, ASIA1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với hơn 65 phân type. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 type là: O, A, ASIA1. (Nguyễn Thị Kim Lan, 2015) [22] Bệnh LMLM có tính chất của đại dịch, lây lan rất nhanh và rất mạnh, có thể xảy ra trên diện rộng ở nhiều vùng trong một nước hay nhiều nước khác nhau. Tỷ lệ gia súc mắc bệnh rất cao, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế mặc dù tỷ lệ chết ở gia súc trưởng thành thấp. Theo số liệu của OIE bệnh LMLM gây sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, làm giảm sản lượng thịt 25%, giảm sản lượng sữa 50% và giảm 25% năng suất lông ở cừu. Virus LMLM có thể gây ra các ổ dịch rộng lớn, tỉ lệ mắc bệnh cao gần như 100% và bệnh có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước (Văn Đăng Kỳ và cộng sự, 2001) [21]; (Đào Trọng Đạt, 2000) [17]. Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được OIE xếp vị trí số một của bảng A (bảng các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm ở động vật) và bắt buộc các thành viên phải khai báo. Các nước đang có bệnh LMLM không được xuất khẩu động vật mắc bệnh đó và sản phẩm của chúng sang các nước khác (trích dẫn từ Sổ tay dịch bệnh động vật, 2002) [30]. 1.1.3. Lịch sử bệnh Bệnh LMLM ở bò lần đầu tiên được Fracastorius mô tả vào năm 1514 tại Italy, nhưng sau đó gần 400 năm (vào năm 1897) các tác giả Loeffler và Frosch mới 4 chứng minh được tác nhân gây bệnh LMLM. Sau đó, vào các năm 1920, 3 serotype điển hình (O, A và C) của vi rút LMLM được các tác giả Vallee và Carre phát hiện tại Pháp và Waldmann phát hiện tại Đức. Sau đó, vào những năm 1940-1950, các serotype khác gồm SAT1-3 và Asia1 được Pirbright, Vương Quốc Anh công nhận (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. Từ lúc xuất hiện bệnh đến năm 1897, các tài liệu chủ yếu mô tả triệu chứng (Trần Thanh Phong, 1996) [25]. Năm 1897, Loeffler và Frosch đã phân lập được virus gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [27]. Waldmann và Pape (1920) đã chứng minh được tính cảm thụ của chuột lang đối với virus. Năm 1922, Valleé và Carré tìm thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và type A). Năm 1926, Waldmann và Trauwein tìm ra virus type C. Sau đó Lawrence khám phá ra các type SAT1, SAT2 và SAT3 từ những bệnh phẩm ở Châu Phi gửi đến viện Pirbright và type Asia1 từ những bệnh phẩm ở Đông Nam Á, Hồng Kông, Ấn Độ, Miến Điện (Merial Ltd. Pibright, Anh quốc, 2003) [24]. Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 [27] từ đầu thế kỷ 20 trở đi, bệnh phát ra ở nhiều nơi trên Thế giới. Ở Châu Mỹ, dịch LMLM xuất hiện ở Mỹ vào các năm 1902, 1908, 1914, 1924, 1929, 1932; ở Mexico năm 1946, Canada 1952 và nhiều nước ở Nam Mỹ như Argentina năm 1953. Bệnh cũng xuất hiện ở Venezuela năm 1950, Colombia năm 1950-1951 rồi sang Ecuador năm 1956. Ở Châu Phi, bệnh thường xẩy ra ở Bắc Phi, Nam Phi. Ở Châu Âu, có luồng dịch phát sinh từ Tây Đức lan sang Hà lan, Bỉ, Lucxemburg, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Ba Lan vào năm 1951; Bệnh kéo dài đến năm 1953, 1954. Theo ở Châu Á, bệnh phát ra ở Ấn Độ năm 1929, 1952…, Myanmar năm 1948, Thái Lan năm 1952, Trung Quốc năm 1951, Campuchia năm (1931, 1946, 1952). Bệnh LMLM ở Châu Á không dữ dội như ở Tây Âu nhưng ảnh hưởng đến kinh tế các nước Cận Đông, Trung Đông, Nam Á và Viễn Đông. Từ năm 1926 đến năm 1936, giai đoạn tập trung nghiên cứu về vắc xin và chương trình quốc tế về phòng chống dịch được hình thành. Trong 3 năm (1937 - 1939) người ta thống kê được có 2 triệu ổ dịch trên khắp các châu lục và cũng chính trong hoàn cảnh này, Waldmann và Kobe đã nghiên cứu chế tạo Vắc xin vô hoạt bằng Formol hấp phụ bởi AL2(OH)3 để tiêm phòng cho gia súc. Có thể coi đây là một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc khống chế bệnh LMLM trên phạm vi toàn cầu. Năm 1947, Frenkel đã cho ra đời loại vắc xin cải tiến, nuôi cấy trên tế bào thượng bì của lưỡi bò, gọi là vắc xin Frenkel. Loại vắc xin này nhanh chóng được sử dụng tại Hà Lan, Pháp và 5 Đức. Sau đó nhiều phương pháp nghiên cứu nuôi cấy virus đã được tìm ra giúp cho việc cải tiến kỹ thuật chế vắc xin (Đào Trọng Đạt, 2000) [17]. Trong những năm gần đây, kỹ thuật chẩn đoán được cải tiến đã giúp cho việc xác định bệnh được nhanh chóng. Vắc xin được sản xuất với chất lượng cao và cùng với chiến lược khống chế bệnh hiệu quả, nhiều nước đã khống chế hoặc thanh toán bệnh thành công. Hiện có 59 nước trên thế giới được OIE công nhận là nước an toàn dịch bệnh LMLM (OIE, 2005) [66]. 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981-1985, dịch xuất hiện ở 80 nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. Năm 1985, dịch LMLM do virus thuộc type Asia 1 xảy ra ở Hy Lạp (Donaldson,A. I. Global, 2000) [55]. Cùng thời gian này, ở Châu Á dịch đã có mặt tại 11 nước và hầu hết các ổ dịch cũng do virus type Asia 1. Ở Châu Phi, dịch LMLM gây thiệt hại ở nhiều nước, đặc biệt là Kenia và Ethiopia (1984 - 1985). Virus type C là căn bệnh chính của những ổ dịch ở 2 nước này. Tại các nước còn lại của châu lục này, bệnh LMLM đều do virus thuộc 3 type SAT1, SAT2 và SAT3 gây ra (Nguyễn Tiến Dũng, 2000) [16]. Những năm 1990, ở Châu Âu, các nước báo dịch gồm Italia, Bulgari, Nga và Hy Lạp. Năm 1996 có 2 ổ dịch ở Thổ nhĩ Kỳ và 1 ở Hy Lạp. Năm 1997, chỉ có Georgia và Armenia là có bệnh. Trong năm 1998 (theo báo cáo của WRL), một chủng type A mới được phát hiện tại Iran năm 1996 đã lan đến Thỗ Nhĩ Kỳ sát Istanbul, dịch kéo dài đến cuối năm 1998 (Kitching et al, 2000) [60]. Ở Châu Phi, vào thập niên 90, virus LMLM type O lưu hành rộng rãi ở Tây Phi, Gambia, Senegal, UgADNa, Tanzania, Malawi và Kenia. Năm 1999 ổ dịch LMLM type O bắt nguồn từ Mali (Tây Phi) theo đường vận chuyển bò xuyên qua Sahara lan đến Algeria, Marocco và Tunisia. Virus LMLM type SAT 2 lưu hành ở UgADNa, Zambia và Kenia; SAT 1 được xác định ở Kenia (Kitching et al, 2002) [59]. Ở Châu Á, dịch LMLM do virus type O và Asia 1 xảy ra ở Pakistan và Myanmar; type O và A tại Nepal, Buhtan; type A ở Thái Lan. Tại Malaysia không công bố dịch từ năm 1998 nhưng trong thực tế 2 type virus O và Asia 1 vẫn lưu hành (không gửi bệnh phẩm đến WRL). Hai ổ dịch địa phương tại Đài loan và Philippines (đảo Luzon) đều do virus type O gây ra. Tại Trung Quốc dịch xảy ra ở Vân Nam nhưng không có thông tin về type virus (Bùi Quang Anh & Hoàng Văn Năm, 2001) [1]. 6 Tại châu Âu năm 2001 dịch đầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ai Len qua con đường vận chuyển gia súc (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. Tính đến cuối tháng 4/2001 Chính phủ Anh đã phải chi phí cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch, tổng thiệt hại do dịch gây ra lên đến trên 14 tỷ đô la Mỹ. Sau đó, dịch xảy ra ở một loạt các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Tính đến tháng 7/2001 có trên 20 nước xảy ra dịch LMLM (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [27]. Từ năm 2000 - 2004 có 23 nước ở châu Á và châu Phi gửi mẫu đến WRL. Kết quả type O vẫn là type phổ biến nhất; các type A, SAT 1 và SAT 2 có trình tự nucleotide (di truyền) biến đổi nhiều so với các chủng trước đây cùng serotype (Alexandersen, S., I. Brotherhood, ADN A. I. Donaldson, 2002)[46]. Năm 2004 Type A được tìm thấy ở Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Các virus phân lập từ Hồng Kông và Philippines nằm trong topotype Cathay nhưng lại thuộc dòng phụ khác. Virus nhận được từ Việt Nam thuộc topotype Cathay hoặc ME - SA (chủng Pan- Asia). Virus type A ở Việt Nam thuộc topotype Asia, có quan hệ rất gần với các chủng gây dịch bệnh ở Thái Lan năm 2003, 2004 (OIE manual, 2000) [65]. Trong báo cáo của OIE năm 2005, không có dịch LMLM ở các nước trong vùng được coi là an toàn và không tiêm phòng vắc xin LMLM. Cũng trong năm này FAO/WRLFMD đã nhận 266 mẫu bệnh phẩm LMLM từ 21 nước châu Âu, châu Á, châu Phi và kết quả phân lập và định type O vẫn chiếm tỷ lệ lưu hành cao nhất (OIE, 2005) [66]. Trong năm 2009, 59 nước đã báo cáo có dịch LMLM ở cả Châu Âu và Châu Á (Bùi Quang Anh & Hoàng Văn Năm, 2001) [1]. Trong năm 2010, có tổng cộng 716 ổ dịch LMLM xảy ra trên 21 quốc gia thuộc châu Phi và châu Á. Trong số 716 ổ dịch này, chủ yếu là nhiễm virus LMLM serotype O (93%), mỗi loại serotype A, Asia và SAT2 chỉ chiếm 2% và thấp nhất là serotype SAT1 với 1% (OIE, 2005) [66]. Theo kết quả xét nghiệm của Phòng thí nghiệm giám định virus LMLM (Pirbright, UK) những năm gần đây, sự phân bố của các type và subtype virus LMLM trên thế giới như sau (hình 1.1 – Phụ lục 1). - Châu Âu: Những ổ dịch do virus type O và A có subtype A Iran/96 ở Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. - Châu Phi: Những ổ dịch do type O gây ra vùng Đông Bắc của lục địa (Algeria, Tunisia, Guinea, Burundi, Kenya, Tanzania và Zimbabue); type A phân bố ở Tây, Trung và Đông Phi; type C không phổ biến, các type SAT lưu hành rộng rãi, 7 SAT 1 và SAT 2 xảy ra rộng khắp trừ phía Bắc Phi, nhưng SAT 3 chỉ xảy ra ở vùng hẹp của phía Nam châu Phi (Samuel et al, 2001) [73]. Hình 1.1. Sự lưu hành theo đặc điểm của virus LMLM thành các vùng trên Thế giới từ 2010 - 2013 - Nam Mỹ: phổ biến là type O,A và C. Những ổ dịch do virus type O gây ra ở Bolivia, Brazil, Colombia và Ecuado, type A xảy ra ở Venezuela, Colombia và Peru. - Trung Đông: type O phổ biến nhất, tiếp theo là type A, Asia 1 và thỉnh thoảng có type C. - Châu Á: Các nước có dịch do type O gây ra là Bahrain, Bangladesh, Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Iran Bangladesh, Iraq, Israel, Jordan, Malaysia, Nepal, Philippines, Qatar, Syria, Saudi Arabia, Đài Loan, Arab, các tiểu vương quốc Ả rập, Lào, Việt Nam và Yemen. Type A ở Bangladesh và Iran, type Asia 1 ở Iran và Malaysia, type C giới hạn ở tiểu lục địa Ấn Độ và Philippines. Theo kết quả phân tích gen virus gây bệnh ở phòng thí nghiệm giám định virus LMLM (IAH, Pirbright, UK), type O gây bệnh năm 2000 có cấu trúc gen khác với type O gây bệnh ở Đài Loan năm 1997 và khác với một số ổ dịch xảy ra gần đây trên thế giới, được đặt tên là South Asia topotype, chúng gây bệnh cho trâu, bò và lợn, phân bố 8 rất rộng từ Đài Loan ở phía Đông tới Hy Lạp ở phía Tây. Năm 1999 có 14 tỉnh ở Trung Quốc bị dịch nặng đã ảnh hưởng lớn đến các nước láng giềng (Grubman et al, 2001) [57]. 1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu ở Nha Trang năm 1898. Sau đó xảy ra ở các tỉnh Nam bộ vào năm 1920 và lây rộng ra các tỉnh ở phạm vi cả nước. Các năm 1937-1940 bệnh được phát hiện ở Quảng Ngãi và năm 1952 bệnh phát ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 1953-1954 bệnh lây lan vào các tỉnh Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ (Khu 4), Khu 3, khu tả ngạn, trung và thượng du Bắc bộ, Tây Bắc (Điện Biên) và Việt Bắc. Tháng 4-1955, bệnh tái phát ở Khu 3 và lan vào Khu 4 và Khu tả ngạn Việt Bắc (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. Trước năm 1969, cứ khoảng 2 đến 3 năm dịch LMLM tái phát 1 lần ở các tỉnh phía Nam. Năm 1969 dịch phát nặng cho cả trâu, bò và lợn. Dịch xuất phát từ Sài Gòn - Chợ Lớn rồi lan ra các tỉnh và 5 trại lợn công nghiệp ở Nam Bộ (Tô Long Thành, 2000) [32]. Năm 1975, dịch LMLM xảy ra liên tiếp ở 17 tỉnh phía Nam từ Quảng nam Đà Nẵng trở vào các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1980 - 1988: Dịch phát ra chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ và các tỉnh miền Trung. Năm 1989, dịch phát ra mạnh ở Đồng Nai và Bình Thuận, sau đó giảm dần trong những năm 1990, 1991. Năm 1992, dịch LMLM xảy ra ở Quảng Bình, Hà Tĩnh sau đó lây lan rộng ra cả Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Năm 1993, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 18 huyện thuộc các tỉnh gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế làm 32.260 trâu, bò và 1612 lợn bị bệnh. Năm 1995 dịch LMLM xảy ra ở 107 huyện của 26 tỉnh làm 236.000 trâu, bò và 11.000 lợn mắc bệnh (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. Năm 1992, dịch phát tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh và những năm sau đó, bệnh có mặt ở cả 3 miền của đất nước (Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2011) [21]. Năm 1993, dịch đã lan rộng ra trên địa bàn 122 xã của 18 huyện thuộc 8 tỉnh bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng 32.260 trâu, bò và 1.612 lợn bị bệnh (Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2011) [21]. 9 Năm 1995 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch với 26 tỉnh thành có dịch làm nhiều gia súc mắc bệnh, tại khu vực phía Nam đã có 10.293 lợn mắc bệnh (Trần Hữu Cổn, 1996) [7]. Năm 1996, 1997 dịch xảy ra nặng một số tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999, dịch LMLM bùng phát tại Bình Thuận làm 2.449 bò ở 20 xã của 3 huyện, thị mắc bệnh. Đầu năm 1999, nguồn bệnh từ Trung Quốc theo con đường trao đổi, buôn bán gia súc xâm nhập vào Việt Nam và làm dịch phát ra ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, sau đó nhanh chóng lây lan sang các địa phương khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,… Tính đến cuối năm 1999, có 55 tỉnh thành phố có gia súc bệnh, số trâu bò mắc bệnh lên đến 120.989 con, số lợn mắc bệnh là 31.801 con (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. Đầu năm 2000, dịch tiếp tục lây lan mạnh, có thêm 5 tỉnh phát dịch là Bắc Cạn, Lai Châu, Yên Bái, Tây Ninh và Trà Vinh. Trong đợt dịch này tính đến cuối năm 2000, cả nước có 60 tỉnh thành có gia súc mắc bệnh, trừ tỉnh An Giang chưa bị dịch (Cục Thú y, 2004) [10]. Năm 2001, dịch LMLM còn xảy ra và tái phát trên đàn trâu bò của 11 tỉnh, 23 huyện, 35 xã làm 2.072 con mắc bệnh. Trên lợn, dịch LMLM xảy ra ở 11 tỉnh, 31 huyện, 52 xã chủ yếu thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm 3.311 con mắc bệnh (Cục Thú y, 2004) [10] Năm 2002, bệnh LMLM xảy ra ở 26 tỉnh, thành với 10.287 trâu bò mắc bệnh. Năm 2003, bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố, trong đó 28 tỉnh có trâu bò mắc bệnh với tổng số 20.303 con, 28 tỉnh có lợn mắc bệnh với tổng số là 3.533 con (có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu, bò, lợn). Các tỉnh có số trâu bò mắc bệnh nhiều là: Hà Giang, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Gia Lai (Cục Thú y, 2004) [11] Năm 2004, dịch LMLM đã xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận, huyện ở 48 tỉnh, thành phố làm 71.736 trâu bò, 125 dê và 1.858 lợn mắc bệnh. Trước thời điểm 2001, các kết quả xét nghiệm đối với các mẫu bệnh phẩm tại Việt Nam chỉ phát hiện thấy có vi rút LMLM týp O. Sau đó, đã phát hiện vi rút LMLM týp A trên các mẫu bệnh phẩm được lấy từ các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng. Nguyên nhân của sự xuất hiện vi rút LMLM týp A có thể là do việc bò nhập lậu từ Căm-pu-chia (Bộ NN và PTNT, 2016) [3]. 10 Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận, huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 28.241 trâu bò, 3.976 lợn và 81 dê. Từ giữa tháng 10/2005, dịch LMLM týp Asia1 đã xảy ra và lây lan cho đàn trâu, bò của 18 xã thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa (Khánh Hoà) và huyện Si Ma Cai (Lào Cai) làm 1.823 con mắc bệnh (Cục Thú y, 2006) [5]. Các ổ dịch LMLM trâu, bò xảy ra tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đáng lưu ý dịch LMLM týp A có nguồn gốc từ Cam-pu-chia đã xuất hiện và lây lan ở nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, LMLM týp Asia 1 cũng đã xảy ra ở Khánh Hòa và Lào Cai (Bộ NN&PTNT, 2016) [3]. Trong giai đoạn 2006 – 2012, có ba đợt dịch lớn xảy ra vào các năm 2006, 2009 và 2011. Dịch LMLM tập trung vào các tháng 3-7 (năm 2006) và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (các năm 2009 và 2011). Khoảng 2 - 3 năm lại xuất hiện các đợt dịch trầm trọng kéo dài khoảng 2,5 tháng, mặc dù dịch vẫn xảy ra rải rác ở các tháng của các năm (Bộ NN&PTNT, 2016) [3]. Năm 2006, dịch LMLM trên trâu bò đã xảy ra tại 1.410 xã của 283 huyện thuộc 47 tỉnh, số gia súc mắc bệnh là 114.015 con. Trong đó type Asia 1 có ở Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng và Thái Bình (phát hiện bằng kít 3 ABC và giám định bằng phương pháp RT -PCR) với tổng số 9.271 trâu bò và 12.461 lợn bị bệnh. Trong năm 2006 cả nước đã xử lý tiêu hủy 4.906 trâu, bò, 31.087 lợn (Bộ NN&PTNT, 2011) [2]. Năm 2007 - 2009: Phân bố không gian của các ổ dịch LMLM ít hơn, nhưng vẫn tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Năm 2009, phân tích thống kê cho thấy chùm ổ dịch LMLM phân bố rõ nét tại các tỉnh Lạng Sơn và Lai Châu (Bộ NN&PTNT, 2016) [3]. Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 229 xã thuộc 87 huyện của 27 tỉnh, thành phố với tổng số 7.861 con trâu, bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy. Trên lợn dịch xảy ra ở 35 xã thuộc 23 huyện của 16 tỉnh, thành phố với tổng số 499 lợn mắc bệnh, 429 con phải tiêu hủy (Bộ NN&PTNT, 2011) [2]. Dịch LMLM xảy ra trên địa bàn các tỉnh bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 9/2009, cao điểm nhất có tới trên 90 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng