Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực người học qua hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức...

Tài liệu Phát triển năng lực người học qua hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học ngữ văn thpt

.DOCX
39
63
119

Mô tả:

MỤC LỤC Phần PHẦN I. MỞ ĐẦU Tên đề mục 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2. Cơ sở thực tiễn PHẦN II. 3. Những giải pháp tổ chức hình thức dạy học theo NỘI DUNG nhóm và tổ chưc trò chơi trong dạy học môn Ngữ Văn SÁNG KIẾN KINH THPT theo định hướng phát triển năng lực người học NGHIỆM Trang 2 3 3 4 4 10 13 3.1. Các giải pháp tổ chức hình thức hoạt động nhóm 13 3.2. Tổ chức trò chơi lồng ghép trong quá trình dạy 24 học PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 30 1. Kết luận 31 2. Kiến nghị 35 Tài liệu tham khảo 37 Danh mục SKKN đã đạt giải 38 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sáng tạo luôn là yếu tố quyết định trực tiếp tới thành công của con người dù ở bất kì lĩnh vực, công việc nào. Đối với nghề dạy học cũng vậy. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Điều đó đòi hỏi người thầy phải không ngừng sáng tạo trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những kĩ năng và phương pháp dạy học phát huy được năng lực của người học là hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức các trò chơi. Đây được coi là một bước đột phá, tạo nên điểm nhấn trong việc đổi mới dạy học Ngữ Văn những năm gần đây gắn với chủ trương, chiến lược đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Việc dạy học trước đây thường theo phương pháp truyền thụ áp đặt một chiều: thầy nói, trò ghi chép, kiến thức tiếp nhận thụ động, học trò không có điều kiện, cơ hội để thể hiện quan điểm, khám phá riêng; chất lượng môn học còn hạn chế. Vì vậy, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trở nên rất cần kíp trong việc tạo nên hiệu quả tích cực trong việc dạy học Ngữ Văn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội. Ở nhà trường trung học phổ thông hiện nay, hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi được chú trọng nhằm phát huy khả năng sáng tạo của người học, phù hợp với định hướng đổi mới cách học của ngành giáo dục “phát huy năng lực của người học”. Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm, tham gia các trò chơi, học sinh được đóng vai trò trung tâm và hoàn thành vai trò đó dựa trên kiến thức, kĩ năng nhất định. Giáo viên là người định hướng, hỗ trợ để học sinh phát huy vai trò, năng lực của mình. Từ đó, học sinh có cơ hội thể hiện những sáng tạo riêng. 2 Thực tế hiện nay vẫn còn số lượng không nhỏ thầy và trò lúng túng với hình thức tổ chức dạy học này. Xuất phát từ lí do nêu trên, tôi xin đề xuất sáng kiến “Phát triển năng lực người học qua hình thức tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ Văn THPT” góp phần chia sẻ kinh nghiệm về những hình thức dạy học có hiệu quả nhằm phát triển các năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn. 2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trường THPT qua đó phát triển các kĩ năng: qua dạy học nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin… góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kì hội nhập - Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu, hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn. - Góp phần gây hứng thú học tập môn Ngữ Văn cho học sinh. Các hình thức hoạt động này không những chỉ giúp HS lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. 3. Đối tượng nghiên cứu - HS trung học phổ thông - Các hình thức hoạt động nhóm, trò chơi theo hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS theo hướng phát triển năng lực 3 4. Phương pháp nghiên cứu -Tham khảo tài liệu và SGK để tìm ra những kiến thức cơ bản phục vụ cho việc viết đề tài và áp dụng đề tài vào trong quá trình giảng dạy. - Điều tra khả năng và hứng thú học tập của HS, tìm hiểu kĩ về đối tượng HS. - Dùng phương pháp quan sát thực nghiệm và phân tích nội dung; phương pháp trắc nghiệm khách quan; phương pháp so sánh, phân tích sản phẩm hoạt động NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Đổi mới hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học gắn với thực tiễn “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Gắn liền với sự chuyển mình của đất nước ở nhiều lĩnh vực, giáo dục luôn phải tiên phong trong sự đổi mới. Yêu cầu đổi mới của giáo dục thể hiện rõ ở định hướng “phát triển năng lực của người học”. Đổi mới về hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ Văn ở trường THPT là nhằm đáp ứng yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Đó cũng chính là góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay. Quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI - Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã chỉ rõ: “...Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thưc sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hơp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”. Mục tiêu: “... Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân...” 4 Giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học... Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thưc, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thưc, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thưc học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cưu bài học”. “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lương giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống đạo đưc, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thưc vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. (Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI - Nghị quyết số 29-NQ/TW- ngày 4/11/2013) Trên thực tế, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Bản chất của năng lực đó là: sự tổng hợp của các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, kinh nghiệm và nhiều nguồn lực tinh thần khác. Phát huy năng lực là điều rất cần thiết trong mỗi con người nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của cuộc sống. Ở nước ta, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng là chủ trương lớn của ngành giáo dục và được dư luận quan tâm, đồng tình ủng hộ. Việc chuyển từ dạy học truyền thống truyền thụ một chiều sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học xuất phát từ thực tiễn dạy học hiện nay vẫn còn những hạn chế như nặng về phân tích lý thuyết, thiếu định hướng thực tiễn và hành động. 5 Kết quả là người học được trang bị kiến thức có tính hệ thống nhưng yếu về kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, hạn chế về phát triển các năng lực cá nhân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học là dạy học mở và tích cực hóa người học, trong đó người học có cơ hội không chỉ lĩnh hội tri thức và kĩ năng mà còn thử nghiệm sử dụng tri thức và kĩ năng trong những tình huống ứng dụng gần với thực tiễn, học không chỉ biết ghi nhớ mà phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, biết sử dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra, tức là người học không chỉ biết cái gì mà còn biết làm gì từ những điều đã biết. Như vậy, dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Điều này thể hiện sự đổi mới rõ rệt so với cách dạy học truyền thống lấy “người thầy làm trung tâm” với cách truyền thụ “ban phát kiến thưc”. Dạy học phát triển năng lực học sinh cũng là điều tất yếu trong một xã hội phát triển và hội nhập. 1.2. Vai trò của hoạt động dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo hình thức nhóm và tổ chức các trò chơi trong dạy học Ngữ Văn góp phần thúc đẩy hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Nó góp phần hỗ trợ hình thành kiến thức, vừa chú ý phát triển kĩ năng, năng lực vận dụng kiến thức, nâng cao phẩm chất người học. Việc tổ chức dạy học theo hình thức nhóm và tổ chức trò chơi có vai trò quan trong trong việc đổi mới cách dạy, cách học, cụ thể như sau: Vai trò của việc tổ chức dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm cùng với một số hoạt động dạy học khác làm nên diện mạo mới cho phương pháp dạy học tích cực. Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học trong các giờ học chính khóa, đưa học sinh vào môi trường dạy học 6 tích cực, sáng tạo. Đó là cách giáo viên tổ chức giờ dạy hoặc nội dung dạy bằng cách chia học sinh thành các nhóm lớn (theo tổ), nhóm nhỏ (2-4 em) một cách linh hoạt để đạt mục đích dạy học. Với học sinh: học theo hình thức nhóm giúp các em được trao đổi và hợp tác làm việc với nhau, nắm chắc và khắc sâu được kiến thức, nội dung bài học. Mỗi cá nhân được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với người khác. Các em được học tập thông qua giao tiếp, tranh luận với nhau. Hoạt động nhóm tạo đất cho học sinh sáng tạo và bày tỏ những ý kiến riêng của mình, kích thích được năng lực tư duy và làm chủ kiến thức của học sinh. Với giáo viên: Khi tổ chức hình thức dạy học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức một chiều mà là người tổ chức các hoạt động, gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. Vì vậy, sẽ tạo được tính chủ động lĩnh hội và khám phá kiến thức của học sinh. Vai trò của việc tổ chức trò chơi Tổ chức trò chơi là một trong những hình thức dạy học ngoài lớp bên cạnh những hình thức khác như tổ chức câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao lưu... về những nội dung liên quan đến bài học. Trò chơi là hoạt động được kiến tạo bằng luật lệ riêng, diễn biến của nó rất khó đoán định (so với hiện thực ngoài trò chơi), gợi dậy ở người chơi niềm hứng thú đặc biệt. Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng nên mượn hình thức trò chơi, giáo viên truyền tải được kiến thức đến học sinh dễ dàng và tạo không khí học tập hứng thú, sôi nổi, cuốn hút. Việc lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn, kết hợp với những hình thức dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý, chủ động trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong 7 đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Việc tạo được hứng thú học tập của học sinh qua trò chơi cũng đem lại nhiều kết quả tốt cho phương pháp dạy Ngữ Văn. Con đường lĩnh hội kiến thức của học sinh qua hình thức trò chơi trở nên ngắn hơn, dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp giáo viên tận dụng được “vốn sẵn có” của mình, đồng thời khích lệ người thầy không ngừng tìm tòi, sáng tạo để những trò chơi luôn mới, không lặp lại nhàm chán mà có tác dụng giáo dục thiết thực, bổ ích. Những ưu điểm và hạn chế của việc tổ chức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi - Ưu điểm của dạy học theo nhóm Với học sinh: - Dạy học hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh được hoạt động giải quyết vấn đề học tập, đưa học sinh vào thế chủ động tìm tòi kiến thức. Tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả phương pháp học tập có ích cho việc tự học sau này. Phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân, ý thức được khả năng của mình, nâng cao niềm tin vào việc học tập. - Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh mẽ và linh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học sinh thích ứng với sự phát triển. Đó là mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tác với tập thể, cộng đồng. Sau thời gian làm việc nhóm, tình đoàn kết, ý thức tập thể sẽ tăng lên nhờ sự thông hiểu lẫn nhau. Đồng thời, các thành viên trong nhóm sẽ biết tuân thủ các quy định, trước hết là của nhóm. Đây là tiền đề để sau này học sinh là những công dân tuân thủ pháp luật tốt, có kĩ năng làm việc hợp tác. - Học sinh có nhiều cơ hội thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của mình và học hỏi kinh nghiệm bạn bè. Từ đó, rèn luyện cho học sinh cách trình bày, bảo vệ quan điểm của mình, cách thuyết phục và thương lượng trong giải quyết vấn đề và biết cách lắng nghe người khác cũng như phát triển những kĩ năng phê bình, phân tích, giải quyết vấn đề. Qua hoạt động nhóm, 8 bên cạnh hình thành và phát triển cho học sinh khả năng làm việc hợp tác còn có các năng lực xã hội như: năng lực hợp tác, lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, xử lý xung đột, cổ vũ, động viên... Học sinh trở nên năng động và linh hoạt hơn trong giao tiếp. - Khi làm việc theo nhóm, học sinh cảm thấy thoải mái, không bị căng thẳng như lúc làm việc một mình. Các em được sự hỗ trợ, hợp tác trong nhóm nên tự tin hơn, có tâm thế nhập cuộc, vì vậy việc học sẽ đạt kết quả cao hơn. - Trong các lớp học mang tính hợp tác, học sinh phải tham gia các hoạt động đòi hỏi các em phải sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén, học được tính kiên trì trong việc theo đuổi mục đích, nâng cao khả năng phê phán, tư duy logic, bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau. Với giáo viên: Rèn kĩ năng tổ chức các hoạt động và có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của học sinh trong học tập, phát hiện nhanh những học sinh có năng lực hoặc yếu kém trong môn học để điều chỉnh cách dạy cho hợp lý. *Ưu điểm của việc lồng ghép trò chơi trong dạy học - Hình thức tổ chức hoạt động trò chơi là hoạt động bổ trợ cho việc dạy Ngữ Văn. Hoạt động này có tác dụng kích thích hứng thú và đem lại sự năng động, sáng tạo cho học sinh, xóa đi cảm giác căng thẳng, nặng nề cho tiết học. - Học sinh vừa được củng cố kiến thức, mà còn thể nghiệm hành vi, rèn kỹ năng, tư duy, phản ứng, lựa chọn trong các hoạt động. - Hình thức tổ chức trò chơi theo nhóm giúp khả năng hợp tác nhóm hiệu quả hơn, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Giúp giáo viên sáng tạo và hứng thú trong quá trình giảng dạy. * Hạn chế của việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi - Khi tổ chức hình thức hoạt động nhóm, giáo viên phải chuẩn bị công phu từ hình thức đến nội dung hoạt động. Nếu giáo viên không động viên, khích lệ học sinh tham gia, không chịu khó hợp tác thì không đem lại hiệu quả trong dạy học. Vì 9 trong hoạt động nhóm chỉ có một số thành viên khá, giỏi tham gia, những thành viên khác không tích cực, vì vậy, kết quả thảo luận phụ thuộc vào ý kiến của một hoặc hai (số ít) thành viên mà thôi. - Nếu các thành viên không biết lắng nghe ý kiến của nhau thì khó đưa ra ý kiến thống nhất. - Tổ chức các trò chơi không bài bản, nghiêm túc lại là cơ hội để một số em thiếu ý thức nói chuyện, đùa giỡn với nhau, lãng phí thời gian, phản giáo dục. - Không phải tiết học nào tổ chức hoạt động nhóm cũng thành công. Tổ chức các hoạt động này thường tốn thời gian, nếu giáo viên tổ chức không tốt sẽ thiếu thời gian và không đạt được mục đích đề ra như ban đầu. 2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng của việc dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay: Hiện nay, cùng với việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực như đóng vai, nghiên cứu tình huống, dự án... Chúng ta đã chú trọng tổ chức các hình thức dạy học hướng tới sự phát triển năng lực của học sinh như: hình thức tổ chức dạy học trong lớp (học theo cá nhân, học theo nhóm, học theo góc) và các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp dưới dạng hoạt động ngoại khóa như: tổ chức câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, giao lưu, hoạt động trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp... Trong số các hình thức tổ chức dạy học nêu trên, việc tổ chức dạy học theo nhóm lồng ghép với các trò chơi trong dạy học Ngữ Văn sẽ tạo được hiệu quả cao trong việc phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú, lôi cuốn cho học sinh trong học tập. Trên thực tế, việc vận dụng các hình thức tổ chức này vào quá trình dạy học không phải lúc nào cũng phát huy được hiệu quả như mong muốn, vẫn còn tình trạng giáo viên tổ chức dạy học qua loa, đại khái, không đem lại được hiệu quả thiết thực. Giáo viên thường chia nhóm theo đơn vị tổ, hoặc theo dãy bàn, hoặc ghép các bàn lại với nhau thành nhóm. Giáo viên không quy định thời gian cụ thể, 10 nêu yêu cầu qua loa, đại khái. Với cách tổ chức hoạt động nhóm như vậy không đem lại hiệu quả như mong muốn dẫn đến tình trạng học sinh mất trật tự, không tập trung làm việc, chỉ có nhóm trưởng hoặc thư ký làm việc là chính, không đạt được hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng hợp tác của học sinh, không phát huy được tính tự giác trong học tập của các em. Từ lí do trên, người thực hiện đề tài này đã tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên (số lượng 15 người, là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn Ngữ Văn trong trường và một số trường bạn), và học sinh (số lượng 200 em, là học sinh lớp 10, 11 và 12) về thực trạng vận dụng hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn trong trường phổ thông, kết quả thu được như sau: Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Kết quả HS GV Câu hỏi và các phương án trả lời TL TL SL % SL % Câu 1. Việc tham gia hoạt động nhóm khi học Ngữ Văn của HS và việc vận dụng hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi của GV Thường xuyên 83 41,5 6 40 Thỉnh thoảng 117 58,5 9 60 Chưa bao giờ 0 0 0 0 Câu 2. Hiệu quả học tập theo nhóm và tham gia trò chơi Giúp HS hiểu bài sâu hơn 86 43,0 6 40,0 Được hợp tác với người khác 110 60,5 8 53 HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình 80 40,0 7 47 Mất nhiều thời gian thảo luận cho 1 nội dung 26 13,0 3 20,0 HS không ghi chép đươc đầy đủ nội dung bài 38 19,0 3 20,0 Câu 3. Mức độ hứng thú của HS khi tham gia HĐN và trò chơi Rất hứng thú 30 15,0 5 33,0 Hứng thú 96 48,0 9 60,0 Không hứng thú 80 40,0 5 33,0 11 Ngại Rất ngại 12 8 6,0 4,0 0 0 0 0 Qua số liệu điều tra ở bảng 1, cho thấy: Một là: Việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn còn mang tính hình thức. Giáo viên mới chỉ chú ý đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các giờ thao giảng, giờ dạy được thanh tra, kiểm tra, khi có người dự giờ, đánh giá. Do đó, mức độ vận dụng hình thức dạy học này cũng chỉ là thỉnh thoảng. Có 58,5% học sinh khi được hỏi ý kiến đã khẳng định thỉnh thoảng mới được tham gia hoạt động nhóm và 60% giáo viên thỉnh thoảng mới vận dụng hình thức dạy học này. Thực tế này cho thấy, nhận thưc của giáo viên về vai trò, hiệu quả của hình thức dạy học theo nhóm trong việc hình thành, phát triển kĩ năng sống cho học sinh (đặc biệt là kĩ năng hợp tác) chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Hai là: Chưa đổi mới hình thức hoạt động nhóm. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm thường cho học sinh trả lời những câu hỏi có nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, đơn giản chỉ là phát hiện vấn đề. Chỉ có khoảng 17% giáo viên được hỏi cho rằng đã giao nội dung thảo luận cho học sinh là những vấn đề có sự tranh cãi, có nhiều cách hiểu hoặc vấn đề liên quan đến xã hội, thực tế nhằm phát huy sáng tạo của học sinh. Ba là: Hình thức hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi là hình thức tổ chức dạy học tích cực, giúp học sinh được trình bày ý kiến, quan điểm của mình, tạo hứng thú, bớt căng thẳng trong học tập, hiểu bài sâu hơn, được nghe và phê phán ý kiến của người khác... Song, về mức độ hứng thú của người học khi tham gia hoạt động nhóm và trò chơi thì qua điều tra, khảo sát đã cho thấy vẫn có 40% học sinh và 33% giáo viên xác nhận tình trạng “không hứng thú”. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu, khi mà những hình thức tổ chức dạy học này vẫn được đánh giá là tích cực, tạo ra không khí học tập sôi nổi? Qua thực tế dự giờ của nhiều đồng nghiệp, tôi thấy 12 rằng nguyên nhân khiến cho việc vận dụng hình thức hoạt động nhóm và tổ chức trò chơi của giáo viên mang tính hình thức và không tạo ra được sự hứng thú của học sinh nằm ở chính bản thân kĩ thuật và nghệ thuật sử dụng hình thức này. Những cách thức tổ chức được lặp đi lặp lại (chia nhóm, làm việc nhóm, xem xét kết quả, đối chiếu đáp án…), lặp đi lặp lại một trò chơi trong tất cả các giờ học, không có sự đổi mới, sáng tạo, không kích thích được trí não học sinh, … đã khiến cho học sinh thấy nhàm chán. Từ đó, vấn đề đặt ra là giáo viên phải biết khai thác, sử dụng các hình thức, kỹ thuật dạy học tích cực này có hiệu quả hơn, khuyến khích học sinh hào hứng tham gia vào quá trình dạy và học. Như vậy, thực trạng việc vận dụng tổ chức hình thức dạy học tích cực trong dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT hiện nay đã đặt ra một yêu cầu, đòi hỏi là cần phải có sự đổi mới, sáng tạo cả về hình thức và nội dung tổ chức dạy học mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Khi nào hoạt động dạy học thực sự lôi cuốn, thuyết phục được học sinh thì mới gặt hái được thành quả như mong muốn. 3. Những giải pháp tổ chức hình thức dạy học theo nhóm và tổ chức trò chơi trong dạy học môn Ngữ Văn THPT theo định hướng phát triển năng lực người học 3.1. Các giải pháp tổ chức hình thức hoạt động nhóm Phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức một chiều, không khơi dậy được hứng thú, sáng tạo của học sinh. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và đưa ra được những kiến giải riêng. Tổ chức hình thức nhóm trong dạy học giúp học sinh có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình học tập. Hoạt động nhóm phát huy được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Để khắc phục những hạn chế của việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm như hiện nay, cần phải thay đổi cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học 13 Ngữ Văn sao cho vừa phù hợp với đối tượng học sinh, vừa phù hợp với đặc trưng môn học và với phân môn: Đọc hiểu, Làm văn, Tiếng Việt. Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên qui mô cả lớp, mô hình giờ học truyền thống. Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi – nhận thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập của học sinh. Trong nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi, giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa các hoạt động cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra, tìm ra kiến thức. Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Thành công của cá nhân là thành công của cả nhóm. Giáo viên là người tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Các nhóm học sinh tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiến thức cần thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng của việc tổ chức họat động nhóm theo định hướng phát triển năng lực người học. 3.1.1. Tổ chức hoạt động nhóm gắn với đối tượng học sinh Khi tổ chức hoạt động nhóm tôi sử dụng phương pháp thảo luận. Có 2 hình thức tổ chức nhóm thảo luận: một là do giáo viên quy định, sắp xếp thành nhóm (gọi là nhóm định sẵn); hai là những nhóm được hình thành ngẫu nhiên do cùng có chung sở thích hay năng lực thực hiện một yêu cầu, nhiệm vụ nào đó do giáo viên giao cho (gọi là nhóm linh hoạt). 14 Với nhóm định sẵn, GV nên phân chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi - hai bàn là một nhóm - với số lượng 4 học sinh (điều kiện áp dụng là với bàn ghế tiêu chuẩn theo quy định ở trường THPT hiện nay). Các nhóm đó có thể là các nhóm định sẵn với các thành viên quen thuộc vốn ngồi chung một bàn (nếu học sinh học cố định ở phòng lớp học), đồng thời các nhóm đó có thể thay đổi với các thành viên khác tùy từng giờ học (nếu học ở các phòng học nghe nhìn hoặc phòng học khác, khi có sự thay đổi vị trí chỗ ngồi). Cách tổ chức nhóm như thế này rất thông dụng trong nhiều bài dạy Ngữ Văn, phục vụ cho mục tiêu hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ. Với nhóm linh hoạt, cách phân nhóm không do GV quy định mà do học sinh tự hình thành nhóm. Khi giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, học sinh dựa vào năng lực hiểu biết, sở thích cá nhân hay sự hứng thú mà lựa chọn, đăng kí, và nhóm linh hoạt được hình thành là tập hợp của các học sinh có cùng chung sự lựa chọn. Nhóm linh hoạt không do giáo viên sắp xếp nên số lượng học sinh/nhóm bất thường (có nhóm đông quá hoặc có nhóm ít quá), nên cần có sự điều tiết của giáo viên để đảm bảo hiệu quả thảo luận. Trong chương trình Ngữ Văn ở THPT, có nhiều vấn đề, nhiều bài có thể cho học sinh hình thành nhóm thảo luận theo hình thức này, nhất là đối với những câu hỏi hay vấn đề thảo luận yêu cầu ở học sinh vốn hiểu biết xã hội, kinh nghiệm sống, những tình huống có nhiều cách hiểu, gây tranh cãi. Ví dụ: Ở bài Đọc hiểu “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” trong chương trình SGK Ngữ Văn 10, giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận ở phần kết truyện: “Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật Mị Châu? Từ đó, nêu nhận xét về thái độ của nhân dân qua cách kết thúc số phận của nàng.” Với câu hỏi như vậy, giáo viên chọn hình thức thảo luận nhóm theo nhóm “linh hoạt” sẽ hợp lí vì ở câu hỏi này sẽ có luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, tạo sự tranh luận. Có em sẽ nói Mị Châu là người đáng trách, nhưng có em sẽ có quan điểm và cách lí giải khác. 15 Những học sinh có cùng ý kiến sẽ tạo thành nhóm thảo luận, tạo được sự đồng thuận cao, không mất thời gian tranh cãi nhiều. Như vậy, việc tổ chức nhóm thảo luận theo nhóm định sẵn và nhóm linh hoạt, theo tôi là đảm bảo tính sáng tạo trong tổ chức nhóm, đồng thời đã đáp ứng được yêu cầu là phù hợp với đối tượng học sinh. Cụ thể là: - Phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh vì đa phần học sinh THPT hiện nay, nhất là học sinh ở vùng nông thôn, rất e dè, thiếu chủ động và tự tin trong học tập và trong cuộc sống. Theo cách thi cử hiện nay, môn Ngữ Văn thuộc môn xã hội, dù là môn học quan trọng nhưng ít được học sinh quan tâm, đầu tư học. Trong các tiết học, học sinh ít khi chủ động nêu câu hỏi, thắc mắc hay trình bày ý kiến cá nhân của mình để xây dựng và tìm hiểu bài, thậm chí, nếu “trốn” được thì cứ trốn tránh phát biểu. - Việc chia nhóm như trên cũng phù hợp với tâm lí, đối tượng học sinh, tâm lý thích được hoạt động tương tác trong một nhóm bạn quen thuộc, song cũng không tạo ra sự nhàm chán do được thay đổi nhóm trong những giờ học khác nhau; Giúp học sinh chủ động, tích cực hoạt động hợp tác hơn do đã có sự hiểu biết tương đối rõ về nhau trong quá trình tương tác, tất cả các thành viên đều phải hoạt động, không thể ỷ lại nhau; Mỗi học sinh trong nhóm đều có thể và phải thực hiện được vai trò trưởng nhóm hay người phát ngôn (do có sự tương tác và nhất trí cao trong quá trình thảo luận); Tạo được sự hứng thú của học sinh khi hoạt động tương tác nhóm, lôi cuốn các em say mê, hứng thú với môn học, hứng thú tìm tòi, sáng tạo. 3.1.2. Tổ chức hoạt động nhóm gắn với đặc trưng môn Ngữ Văn Môn Ngữ Văn có đặc thù riêng, với 3 phân môn: Đọc hiểu, Làm văn và tiếng Việt. Để lôi cuốn được học sinh tham gia vào hoạt động dạy học, giáo viên cần linh hoạt trong hình thức tổ chức hoạt động nhóm sao cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất. Tôi đã sử dụng những hình thức tổ chức hoạt động nhóm theo đặc thù phân môn Ngữ Văn và theo tình huống, đặc điểm của tiết học. Cụ thể như sau: 3.1.2.1. Tổ chức nhóm 2 học sinh 16 Đối với hình thức tổ chức hoạt động nhóm này, giáo viên giao nhiệm vụ cho hai học sinh ngồi cạnh nhau qua hình thức phát phiếu học tập để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. Nhóm này tôi thường sử dụng khi giao cho học sinh chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập, bài viết ở những tiết luyện tập của phân môn Đọc hiểu và Làm văn). Ví dụ về phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho nhóm 2 học sinh khi tìm hiểu bài “Nhưng nó phải bằng hai mày!” trong chương trình Ngữ Văn 10: Phiếu học tập Tìm những chi tiết miêu tả lời nói, cử chỉ của Cải trong buổi xử kiện. Cử chỉ và lời nói này có dụng ý gì? Nhân vật Cử chỉ Lời nói Cải 3.1.2.2. Tổ chức nhóm nhiều học sinh Dụng ý Với cách thức tổ chức này, tôi chia lớp thành các nhóm học sinh và giao nhiệm vụ thảo luận các bài tập, các tình huống giáo viên yêu cầu. Tôi xây dựng 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. - Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. Hoạt động trao đổi tôi thường sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần giải quyết trong một thời gian ngắn. Ví dụ, khi dạy bài “Tam đại con gà” trong chương trình Ngữ Văn 10, tôi chia 2 nhóm cho học sinh thảo luận với những câu hỏi khác nhau: Nhóm 1: Câu 1: Gặp chữ “kê”, thầy đồ nhận thấy nhiều nét rắc rối nên đã phản ứng như thế nào? Câu 2: Cách xử lí đó cho ta hiểu gì về nhân vật thầy đồ? Câu 3: Tiếng cười được bật ra như thế nào? 17 Nhóm 2: Câu 1: Khi nghe tiếng đọc, người bố của học trò đã có phản ứng như thế nào? Câu 2: Trước sự phản ứng của người bố, thầy đồ đã có suy nghĩ như thế nào và có cách xử lí ra sao? Câu 3: Có ý kiến cho rằng “Cách xử lí của thầy đồ thể hiện sự thông minh, nhanh trí”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Học sinh làm việc theo nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày, giáo viên tổng hợp, khái quát ý. - Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Với hoạt động so sánh, tôi thường dùng cho những bài học có tình huống tranh cãi, có nhiều cách hiểu, khám phá mới, phải cần sự trao đổi, bàn bạc để thống nhất. Ví dụ, khi dạy tác phẩm “An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy” (chương trình Ngữ Văn 10), tôi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh bằng hình thức so sánh nên việc xây dựng câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm là câu hỏi có nhiều tình huống cần tranh luận. Có ý kiến cho rằng: Trọng Thủy là một kẻ đáng ghét, một tên cướp nước mất hết nhân tính. Cũng có ý kiến khác lại khẳng định: Trọng Thủy là kẻ chung tình đáng thương. Em hãy nêu ý kiến của bản thân về nhân vật này.(Tham khảo câu hỏi Hướng dẫn học bài và Luyện tập SGK) 3.1.2.3. Tổ chức hoạt động nhóm gắn với vai trò cá nhân và tập thể Đây là cách tổ hợp ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó ghép 2 học sinh thành 1 cặp để các em chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 4, nhóm 8, nhóm 16... Cuối cùng, cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý kiến hoặc tìm được 1 giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Hình thức tổ chức dạy học này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù 18 hợp với giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại kiến thức tổng hợp đã học trong một chủ đề, một giai đoạn văn học. Ví dụ: Khi học bài ôn tập VHTĐ, tôi cho học sinh làm việc độc lập với câu hỏi như sau: Tìm đặc điểm riêng của hai thành phần văn học: Văn học dân gian và văn học viết. Sau đó cho ghép các nhóm thảo luận và chia sẻ ý kiến. Cuối cùng cả lớp thống kê vào bảng nội dung chính: §Æc ®iÓm Thêi ®iÓm ra ®êi T¸c gi¶ H×nh thøc lu truyÒn H×nh thøc tån t¹i Vai trß, vÞ trÝ V¨n häc d©n gian Ra ®êi sím, tõ khi cha cã ch÷ viÕt S¸ng t¸c tËp thÓ TruyÒn miÖng V¨n häc viÕt Ra ®êi khi cã ch÷ viÕt (thÕ kØ X) S¸ng t¸c c¸ nh©n Sö dông ch÷ viÕt G¾n liÒn víi c¸c ho¹t ®éng kh¸c nhau trong ®êi sèng céng dång (g¾n víi m«i trêng diÔn xíng) Lµ nÒn t¶ng cña v¨n häc d©n téc Cè ®Þnh thµnh v¨n b¶n viÕt, mang tÝnh ®éc lËp cña mét t¸c phÈm v¨n häc N©ng cao vµ kÕt tinh nh÷ng thµnh tùu nghÖ thuËt, làm nên diện mạo chủ đạo của nền văn học 3.1.2.4. Tổ chức hình thức hoạt động nhóm di động - Với hình thức hoạt động nhóm di động, tất cả học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định giúp học sinh cảm thấy hứng thú, năng động hơn. Đối với học sinh yếu thì đây là cơ hội cho các em học hỏi bạn khác và tạo sự tự tin hơn trong học tập. - Hoạt động này, tôi thường sử dụng trong phần đầu tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước khi học bài mới, tạo không khí hào hứng, phấn khởi cho các em trong quá trình học tập. 3.1.2.5. Hình thức tổ chức nhóm hợp tác và nhóm chuyên gia - Ở hình thức tổ chức dạy học này, tôi chia nhóm thành nhiều nhóm hợp tác. Mỗi thành viên trong nhóm được phân công tìm hiểu một phần của bài học. Các 19 thành viên có cùng chủ đề thành lập nhóm chuyên gia và cùng nhau thảo luận để hiểu rõ nội dung được phân công. Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình, đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học. Các thành viên làm bài kiểm tra cá nhân với nội dung bao gồm tất cả các phần của bài học. Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm. - Hình thưc tổ chức hoạt động nhóm này, tôi thường áp dụng với những tiết thực hành tiếng Việt và những tiết luyện tập viết văn nghị luận. 3.1.3. Xây dựng câu hỏi trao đổi nhóm gắn với việc phát triển năng lực học sinh Do đặc thù của môn Ngữ Văn, câu hỏi sử dụng trong hoạt động nhóm phải thể hiện những nội dung thiết thực, có ý nghĩa đối với mỗi học sinh cả về giá trị thực tiễn, cả về giá trị phát triển năng lực hợp tác và các kĩ năng sống. Việc thiết kế những câu hỏi dạy học hoạt động nhóm theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Ngữ Văn ở THPT, theo tôi cần đảm bảo các yêu cầu sau: 3.1.3.1. Giáo viên xây dựng câu hỏi, vấn đề thảo luận nhóm tăng tính hợp tác và gắn với thực tiễn Trong hoạt động dạy học, cách đặt câu hỏi, nêu vấn đề, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh thể hiện rõ nét nghệ thuật sư phạm của người thầy, vì nó có thể kích thích tâm lý, khơi dậy tính tích cực, sự yêu thích, hứng khởi, lòng ham học hỏi của học sinh và ngược lại. Trong dạy học Ngữ Văn cũng vậy, muốn học sinh tích cực học tập, yêu thích bộ môn thì giáo viên cần biết khơi dậy ở các em sự hào hứng một cách tự nhiên nhất bằng chính những câu hỏi, những vấn đề giao cho các em tìm hiểu. Những câu hỏi, vấn đề thảo luận nhóm trong môn Ngữ Văn là những nội dung không chỉ dừng lại ở mục tiêu về kiến thức mà còn phải hướng tới mục tiêu về kĩ năng và thái độ, tình cảm. Do đó, giáo viên phải bám sát những yêu cầu về chuẩn kĩ năng, thái độ để thiết kế những câu hỏi, vấn đề thảo luận có đặc điểm như: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất