Mô tả:
1. Tính cấp thiết của đề tài Ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa là loại hình ý thức chính trị tiên tiến, có vai trò quan trọng trong định h¬¬ướng về chính trị cho quá trình tồn tại và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa là cơ sở hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học; là nền tảng quy định sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi quân nhân; đồng thời là cơ sở xây dựng nhân tố chính trị - tinh thần nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Do vậy, một trong những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của công tác giáo dục - đào tạo tại các học viện, nhà trường trong quân đội là phải phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho các đối tượng học viên. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng n¬¬ước ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực chính trị - t¬ư tư¬ởng. Đối t¬ượng và địa bàn chống phá của chúng th¬¬ường tập trung vào đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh, có trình độ dân trí thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn... Sự chống phá đó đã tác động tiêu cực đến sự phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số đang học tập, rèn luyện tại Học viện Chính trị quân sự. Bởi vậy, yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách hiện nay đối với Học viện là phải quan tâm phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên dân tộc thiểu số, đảm bảo cho họ khi ra trư¬ờng có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng “trận địa lòng dân” ở các vùng rừng núi, biên giới và hải đảo của Tổ quốc. Trong những năm qua, dư¬¬ới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, cùng với sự nỗ lực của các lực l¬ượng giáo dục trong Học viện, việc phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả nhất định. Phần lớn học viên dân tộc thiểu số khi tốt nghiệp ra trường đã có hiểu biết tương đối tốt về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng; có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ do tổ chức phân công. Tuy nhiên, sự phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của một bộ phận học viên dân tộc thiểu số vẫn còn bộc lộ những hạn chế, nhất là sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, t¬¬ư tư¬ởng Hồ Chí Minh, quan điểm đư¬ờng lối của Đảng; về động cơ phấn đấu học tập, rèn luyện và ý chí quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ... Trong khi đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên dân tộc thiểu số cũng ch¬¬ưa được các lực l¬ượng giáo dục trong Học viện quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên dân tộc thiểu số ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” nhằm luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên dân tộc thiểu số ở Học viện hiện nay.