Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sinh học trong giảng dạy các nguyên lý và các quy luật cơ bản của phép biện chứn...

Tài liệu Sinh học trong giảng dạy các nguyên lý và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

.DOC
60
2794
119

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề...................................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................6 6.Đóng góp của đề tài............................................................................................7 7.Kết cấu của đề tài...............................................................................................7 NỘI DUNG...........................................................................................................8 Chương 1: Mối quan hệ giữa sinh học và triết học..........................................8 1.1 Khái quát chung về sinh học và triết học........................................................8 1.1.1 Sinh học........................................................................................................8 1.1.2 Triết học......................................................................................................12 1.2 Mối quan hệ giữa triết học và sinh học.........................................................14 1.3 Yếu tố triết học trong sinh học......................................................................16 1.3.1 Vấn đề sự sống và yếu tố triết học của nó..................................................16 1.3.1.1Vấn đề về sự sống....................................................................................16 1.3.1.2 Yếu tố triết học trong vấn đề về sự sống...............................................22 1.3.2 Sinh thái học nhân văn và yếu tố triết học trong sinh thái học nhân văn...23 1.3.2.1 Sinh thái học nhân văn...........................................................................23 1.3.2.1.1 Sinh thái học........................................................................................23 1.3.2.2 Sinh thái học nhân văn............................................................................25 1.3.2.3 Yếu tố triết học trong Sinh thái học nhân văn.........................................29 Chương 2: Vai trò của sinh học trong việc giảng dạy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật............................................................................31 2.1 Những khó khăn trong giảng dạy bộ môn triết học Mác – Lê nin hiện nay..31 2.2 Sự cần thiết của việc vận dụng tri thức sinh học trong việc giảng dạy triết học hiện nay.........................................................................................................33 1 2.3 Vận dụng một số tri thức sinh học vào trong giảng dạy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật...............................................................................34 2.3.1 Khái quát chung về phép biện chứng duy vật...........................................34 2.3.1 Sự cần thiết của sự vận dụng một số kiến thức sinh học vào trong giảng dạy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật........................................36 2.3.2 Vận dụng một số kiến thức sinh học vào trong giảng dạy quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại……………………………………………………………………………….37 2.3.2.1 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.......................................................................................37 2.3.3.2 Quy luât lượng chất trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất......40 2.3.3.3 Quy luật lượng chất trong sự hình thành và phát triển của loài người....43 2.3.4 Vận dụng một số tri thức sinh học trong giảng dạy quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập..............................................................................44 2.3.4.1 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)...................................................................................................................44 2.3.4.2 Quy luật mâu thuẫn trong quá trình đồng hóa và dị hóa.......................48 2.3.4.2 Quy luật mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa vật chủ và vật ký sinh trong cấu trúc quần xã sinh vật.....................................................................................49 2.3.5 Vận dụng một số tri thức sinh học trong giảng dạy quy luật phủ định của phủ định...............................................................................................................50 2.3.5.1 Quy luật phủ định của phủ định..............................................................50 2.3.5.2 Quy luật phủ định của phủ định trong sự phát triển của hệ sinh thái nhân văn……………………………………………………………………………...53 KẾT LUẬN........................................................................................................56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................58 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra như vũ bóo, cựng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế … Đang có tác động to lớn tói sự phát triển của nền kinh tế tất cả các nước trên thế giới. Ngày nay, trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước không thể không thể có sự vắng bóng của yếu tố khoa học - công nghệ. Bởi lẽ, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trong quá trình sản xuất, nhờ vào việc ứng dụng những thành tựu, phát minh khoa học mà hiệu quả lao động ngày càng cao, năng xuất lao động ngày càng tăng. Do đó, để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển vượt bậc, thì mỗi quốc gia cần phải quan tâm, đầu tư phát triển khoa học đúng mức. Vậy, khoa học là một hệ thống những tri thức phản ánh những quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó bao gồm rất nhiều những bộ môn khoa học cụ thể, giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, bổ trợ cho nhau không tách rời nhau. Trong đó, mối quan hệ giữa triết học và sinh học là một sự tiêu biểu cho những mối quan hệ kiểu như vậy. Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn. Chức năng cơ bản nhất của nó là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cho con người. Sinh học là một bộ môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành, vận động và phát triển của sự sống diễn ra trong sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật với môi trường. Nghiên cứu những thành tựu của sinh vật học dựa trên cơ sở khái quát và nguyên tắc của các nguyên lý và những quy luật cơ bản của triết học, sẽ góp 1 phần làm sang tỏ hơn những vấn đề về bản chất sự sống, bản chất của di truyền, về những vấn đề có tính toàn vẹn của cơ thể, về mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa cơ thể sống với môi trường, giữa con người xã hội với tự nhiên và vấn đề bản chất của con người … Hiện nay, với những phát minh khoa học có tính đột phá. đặc biệt là những công nghệ về biến đổi gen đã tạo ra sự khởi đầu kì diệu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như những tìm hiểu bước đầu về cấu trúc con người. Sinh học hiện đại đang đặt ra rất nhiều vấn đề mà cần có sự kết hợp liên ngành giữa triết học và sinh học để giải quyết như: Đạo đức, nhân cách con người; tương lai con người và xã hội loài người; vấn đề dân tộc , sắc tộc, nhân bản vô tính … Phộp biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nó được cấu thành bởi hệ thống các nguyên lý các cặp phạm trù và các quy luật cơ bản. Trong đó, có hai nguyên lý cơ bản đó là: nguyên lý về sự phát triển và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và ba quy luật cơ bản đó là: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định. Nghiờn cứu triết học trong sinh học để vận dụng những kiến thức sinh học trong việc giảng dạy các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là một việc làm cần thiết và có nhiều ý nghĩa to lớn. Nú giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm về những tri thức sinh học, giúp họ thấy rõ được cơ sở chính xác, khoa học, để triết học dựa vào đó khái quát lên thành những nguyên lý, những cặp phạm trù , những quy luật triết học. Mác - Ăng ghen đó núi”. Mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi nhận thức của nú”. Lịch sử triết học nhân loại đã cho thấy, triết học duy vật biện chứng ra đời không chỉ dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội và cơ sở lý luận, thỡ nú cũn dựa trên ba phát minh khoa học lớn, có tính vạch thời đại. Trong đó, có hai phát 2 minh thuộc về sinh học đó là: Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, thuyết tế bào của Svan và Slayden cùng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Rụ bộc Maye và Len xơ. Mặt khác, nghiờn cứu triết học trong sinh học giúp cho các nhà sinh học nhận thức và biết vận dụng mọt cách đúng đắn sang tạo thế giới quan duy vật biện chứng đúng đắn và phương pháp luận khoa học triết học vào quá trình nghiên cứu sinh học.Giỳp cho các nhà sinh học có thể tiến xa hơn,đi sâu hơn và đạt được thành tựu lớn hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Không chỉ trong nghiên cứu mà trong lĩnh vực giảng dạy triết học Mác Lê nin. Thì việc vận dụng các tri thức sinh học trong giảng dạy triết học nói chung và trong các nguyên lý và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, các tri thức, các nguyên lý, quy luật triết học thường khó và trìu tượng ,nên người học sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội. Việc nghiên cứu và vận dụng tri thức sinh học vào trong giảng dạy triết học sẽ làm mềm hóa tri thức triết học và làm cho bài giảng sinh động hơn ,gắn liền với thực tiễn hơn, do vậy sẽ thu hút được người học và làm cho giờ học hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc vận dụng những tri thức sinh học trong giảng dạy các nguyên lý các quy luật cơ bản của phép biện chứng ,còn trang bị cho người học những tri thức vừa rộng hơn vừa sâu hơn và toàn diện hơn về thế giới để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động học tập và nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của mình. Song, việc tìm hiểu và vận dụng các tri thức sinh học trong việc giảng dạy các nguyên lý và quy luật cơ bản là một việc làm không hề giản đơn.Vì vậy, đề tài chỉ mới gợi ý cách vận dụng một số lĩnh vực sinh học trong phạm vi giảng dạy các nguyên lý và quy luật của phần phép biện chứng duy vật. Xuất phát yêu cầu và thực tiễn của việc giảng dạy triết học hiện nay, mà em quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiờn cứu khoa học của mình: “ Sinh 3 học trong việc giảng dạy các nguyên lý và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng tri thức sinh học trong giảng dạy các nguyên lý và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật là một việc làm hoàn toàn mới mẻ và cũng không hề đơn giản. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và tỉ mỉ để tìm ra yếu tố triết học trong sinh học và đặc biệt là việc vận dụng các tri thức sinh học vào trong giảng dạy triết học nói chung và các nguyên lý và quy luật cơ bản cuả phép biện chứng duy vật và cũng chưa xuất hiện một giáo trình chuẩn và chính thức nào cho việc giảng dạỵ. Bộ môn sinh học giành cho triết học cho sinh viên và đặc biệt là cho sinh viên chuyên ngành triết học. Tuy nhiờná hiện nay cũng đó cú một số cuốn sách và công trình khoa học đã di vào nghiên cứu và tìm ra yếu tố triết học cũng như ý nghĩa triết học trong một số lĩnh vực sinh học cơ bản. tiêu biểu hơn cả phải kể tới: Trong tác phẩm “ Biện chứng của tự nhiờn”. Được Ăng ghen viết vào những năm 1873 - 1883 và được bổ sung thêm vào những năm 1885 - 1886. Trong đó, Ăng ghen đã dành một số chương nhất định để trình bày một cách khái quát và cơ bản nguồn gốc của sự sống và sự hình thành con người. Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ và những bằng chứng xác thực của sinh học, Ăng ghen đã chứng minh rằng: Quá trình hình thành sự sống và loài người là quá trình phát triển biện chứng của tự nhiên. Tác phẩm đã cung cấp những luận điểm quan trọng, những quan niệm duy vật biện chứng về quá trình phát triển biện chứng của thế giới tự nhiên sinh vật. Một trong những công trình khoa học tiêu biểu phải kể tới cuốn: “Quan niệm biện chứng về sự phát triển trong sinh học hiện đại”, được dịch từ nguyên bản tiến Nga, xuất bản năm 1980. Đã trình bày một cách hệ thống những quan niệm biện chứng về các vấn đề của sinh học hiện đại với những đóng góp tích 4 cực như: quan niệm giới hữu cơ như một hệ vật chất toàn vẹn tự thân phát triển, quan niệm về tính quy luật trong sự phát triển của giới hữu cơ,quan niệm về mâu thuẫn là nguồn gốc sự phát triển của giới hữu cơ. Đặc biệt, giáo trình Triết học trong khoa học tự nhiờn của tác giả Nguyễn Như Hải đã trình bày một cách khái quát về ý nghĩa triết học trong các vấn đề về sự sống, trong học thuyết tiến hóa và trong vấn đề về sinh thái học xã hội và sinh quyển. Trong cuốn giáo trình “ Tiến húa”, xuất bản 2009 của Nguyễn Xuân Viết. Tác giả đã trình bày một cách khá biện chúng và đầy đủ về quá trình tiến hóa lâu dài của giới sinh vật từ những đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể đến sự tiến hóa cấp độ trên loài, nguồn gốc phát sinh sự sống trên trái đất và nguồn gốc xuất hiện loài người… Qua sự phân tích khoa học và bằng chứng sinh học sát thực mà giáo trình nêu ra đã chứng tỏ rằng: Quá trình phát triển của thế giới sinh vật tự nhiên là một quá trình tiến hoá lâu dài, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.. Gần đây nhất, trong cuốn “ Môi trường và con người sinh thái học nhân văn” xuất bản năm 2011 của các tác giả Vũ Quang Mạnh và Hoàng Duy Chúc viết đã trình bày một cách khá sinh động và phong phú những vấn đề mà sinh học hiện đại ngày nay đang đặt ra. Đặc biệt là vấn đề về môi trường, về sinh thái, vấn đề về con người trong sinh thái học nhân văn và vấn đề về sinh quyển và trí tuệ quyển … Song, hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu, lý giải những vấn đề cần thiết mà sinh học hiện đại đang đặt ra, trên lập trường duy vật biện chứng và tìm ra các yếu tố triết học và ý nghĩa triết học trong một số lĩnh vực cơ bản của sinh học mà chưa chỉ ra được một cách cụ thể việc vận dụng những tri thức sinh học ấy vào trong việc giảng dạy triết học, đặc biệt là trong giảng dạy các nguyên lý và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong các trường cao đẳng và đại học hiện nay. 5 Với sự thôi thúc tìm tòi nghiên cứu khoa học, và tính cấp thiết của đề tài. Em quyết định lựa chọn đề tài: “ Sinh học trong giảng dạy các nguyên lý và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ”, để làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần cho việc học tập và nâng cao sự hiểu biết cho sinh viên nói chung và sinh viên khoa triết học nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kiến thức sinh học trong giảng dạy các nguyên lý và quy luật cơ bản của phộp biờn chứng duy vật.  Phạm vi nghiên cứu: các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: Trên cơ sở làm rõ yếu tố triết học trong một số lĩnh vực sinh học để vận dụng những tri thức ấy vào giảng dạy các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.  Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên đề tài phải tập trung vào làm rõ ý nghĩa triết học trong sinh học ,làm rõ những nội dung cơ bản của các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và chỉ ra cách vận dụng những tri thức sinh học đó vào trong giảng dạy các nguyên lý và quy luật. Cơ bản của phép biện chứng duy vật. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đú cú sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp logic kết hợp với lịch sử. 6 6. Đóng góp của đề tài  Đóng góp về mặt lý luận Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận triết học Mác - Lê nin và tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa triết học với các khoa học tự nhiên, cụ thể là sinh học.  Đóng góp về mặt thực tiễn Từ việc chỉ ra các yếu tố triết học trong sinh học để vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn học tập và giảng dạy các nguyên lý và quy luật cơ bản của các phép biện chứng duy vật. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài giảng và hiệu quả của việc học tập, lĩnh hội những tri thức của triết học Mác - Lê nin. 7.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra: Đề tài gồm 2 chương và 6 tiết. Chương 1: Mối quan hệ giữa sinh học và triết học 1.1 Khái quát chung về triết học và sinh học 1.2 Mối quan hệ giữa triết học và sinh học 1.3 Yếu tố triết học trong sinh học Chương 2: Vai trò của sinh học trong giảng dạy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 2.1 Những khó khăn trong giảng dạy bộ môn triết học Mác - Lê nin 2.2 Sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức triết học trong việc giảng dạy triết học hiện nay 2.3 Vận dụng kiến thức sinh học vào trong giảng dạy các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 7 NỘI DUNG Chương 1: Mối quan hệ giữa sinh học và triết học 1.1 Khái quát chung về sinh học và triết học 1.1.1 Sinh học  Khái niệm sinh học Sinh học là một môn khoa học về sự sống ( tiếng Anh là : biology bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với bios là sự sống, và logos là môn học ). Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên tập chung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật ( cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống); cách thức các cá thể và loài tồn tại ( nguồn gốc sự tiến hóa và sự phân bố của chúng ).  Cơ sở của sinh học Sinh học bao hàm nhiều ngành khoa học khác nhau được xây dựng trên những nguyên lý riêng. Có bốn nguyên lý tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại đó: Lý thuyết tiến hóa tế bào; tiến hóa; di truyền và cân bằng nội tại. Sự ra đời của sinh học bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi các nhà khoa học tìm thấy các đặc điểm chung cơ bản giữa các loài. Ngày nay, sinh học đã trở thành môn học chuẩn và bắt buộc trong các trường học các cấp và cao đẳng, đại học trên khắp thế giới và rất nhiều bài báo được công bố hàng năm ở trên khắp các tạp trớ chuyờn ngành về y học và sinh học.  Lịch sử hình thành và phát triển của sinh học Có thể nói rằng cho đến nay, việc phân chia lịch sử ra đời và phát triển của sinh học vẫn chưa đi đến một sự thống nhất chung. Bởi lẽ xoay quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại rất nhiều những quan điểm khác nhau. Cơ sở để phân chia sinh học chủ yếu dựa vào sự phát triển của sinh học ở Châu Âu. Song, có thể phân kỳ lịch sử của sinh học theo bốn thời kỳ khác nhau cụ thể là: Thời kỳ thứ nhất: Từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV 8 Ở thời kỳ này thì về cơ bản Sinh học vẫn chưa có đối tượng nghiên cứu riêng. Những nhà triết học đồng thời cũng là những nhà khoa học - sinh học mới chỉ có những phỏng đoán về sự sống, nguồn gốc của giới sinh vật. Chẳng hạn một số quan điểm về sự sống đầu tiên đã xuất hiện, thời Trung Quốc cổ đại sự kết hợp của hai thực khí Âm và Dương tạo ra ngũ hành, trên cơ sở ngũ hành đó tạo ra vạn vật và sự sống, Thời Hi Lạp cổ đại nhà triết học Anaximen cho rằng dưới tác động của ánh sáng vào nước đã làm nảy sinh các động vật ở dưới nước, rồi đến các động vật trên cạn. Từ thế kỷ XIV và XV: Ở phương Đông sinh học vẫn phát triển. Trái lại ở phương Tây sinh học bị nhấn chìm trong thế giới quan thần học và tôn giáo. Những nội dung sinh học nói chung đều mang màu sắc của thần học. Sự phát triển ở thời kỳ này không mạnh mẽ, nó chỉ dừng lại ở việc tích lũy những tư liệu để làm cơ sở cho việc phát triển sinh học sau này. Thời kỳ thứ hai; Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Sinh học tách khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập. Trong học đã có sự phân ngành như: phân loại học, giải phẫu học, sinh lý học…Ở giai đoạn này đã xuất hiện các lý thuyết Andrây Veradơ. Qua giải phẫu ụng đó chứng minh được con gái và con trai đều có 12 xương sườn. Lý thuyết của Mixen Secre phát hiện ra vòng tuần hoàn nhỏ trong phổi. Còn Bruno cho rằng sự sống là phổ biến trên trái đất. Thời kỳ thứ ba. Từ cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sinh học đó cú những bước phát triển mạnh mẽ và hình hình thành nhiều ngành sinh học mới. Những năm 40 của thế kỷ XIX, Sinh học phát triển mãnh mẽ về lý luận. Điển hình cho sự phát triển đó là là sự ra đời của học thuyết tiến hóa của Đác Uyn và học thuyết tế bào của Svan và Sayden. Những thành tựu đó đã cho phép khái quát và chứng minh những tư tưởng triết học biện chứng duy vật khoa học. Thời kỳ thứ tư: Từ cuối thế kỷ XIX đến nay 9 Trong thời kỳ nay sinh học càng có những bước phát triển mới có tính đột phá phong phú và đa dạng phân ra nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau. Ngày nay, với sự phát triển cuả sinh học hiện đại, đặc biệt là công nghệ về biến đổi gen đã mở ra một bước ngoặt mới làm thay đổi bộ mặt của sinh học trong mối tương quan với các khoa học khác. Những thành tựu mà sinh học đem lại một mặt thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mặt khác nó đặt ra hang loạt các vấn đề, hiện tượng mới, lĩnh vực mà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp.  Vị trí của sinh học trong khoa học So với hầu hết các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học tự nhiên. Thì sinh học ra đời muộn hơn rất nhiều. nó chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập bắt đầu từ thế kỷ XIX. Sự xuất hiện của sinh học có vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học và trong lịch sử phát triển nhận thức con người Nú giúp con người hiểu rõ được những quy luật hình thành, vận động và phát triển và phát triển sự sống diễn ra trong sinh vật đồng thời lý giải được những vấn đề cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa những cơ thể động vật và thực vật với môi trường. quỏ đú con người có thể tìm rs được quy luật hình thành và phát triển của các động vật và thực vật, để từ đó ứng dụng vào trong hoạt động lao động xản suất thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống của con người. Trong suốt lịch sử phát triển của sinh học, ở mỗi thời kỳ phát triển thì sinh học lại có những mức độ tác động khác nhau tới các ngành khoa học khác. Ở những thời kỳ đầu thì sự tác động của sinh học còn chưa sâu sắc. Song, càng về sau thì sự tác động đó càng mạnh mẽ và rõ nét hơn. Hiện nay, Sinh học càng ngày càng chiếm các vị trí quan trọng trong khoa học và có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các khoa học khác, những thành tựu mà sinh học đạt được đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bước đầu nghiên cứu về cấu trúc của con người. 10 ● Những đặc điểm cơ bản về sinh giới. Khái niệm giới sinh vật: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy vào đặc điểm nhất định của từng thời kỳ: Vào thế kỷ XVIII, chỉ dựa trên những tiêu chí dễ quan sát về hình thái giải phẫu của các cơ quan bộ phận cơ thể. Các Line - Ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành hai giới là: giới thực vật và giới động vật. Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các vi sinh vật như: vi khuẩn , nấm, nguyên sinh động vật. Các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo và nấm vào giới thực vật và xếp nguyên sinh động vật vào giới động vật. Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng đã xếp các sinh vật thành bốn giới: Giới vi khuẩn gồm vi khuẩn, giới nấm, giới thực vật gồm tảo và thực vật và giới động vật gồm nguyên sinh động vật và động vật. Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ Oaitaykho (R.H.Whitaker) đề xuất đã được công nhận rộng rãi cụ thể đặc điểm của năm giới sinh vật đó là: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật, trong đó: Giới khởi sinh: Có đặc điểm cấu tạo là tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào, sống nhờ tự dưỡng điển hình nhất là vi khuẩn. Giới nguyên sinh: Có đặc điểm cấu tạo là nhân thực, cơ thể vừa đơn bào và đa bào, sống nhờ quá trình tự dưỡng, điển hình như nhóm động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy. Giới nấm: Có đặc điểm cấu tạo là tế bào nhân thực, cơ thể đa bào phức tạp, sống cố định, điển hình nhất là nấm. Giới thực vật: Có đặc điểm cấu tạo là tế bào nhân thực, cơ thể đa bào phức tạp, sống cố định, nhóm điển hình là các loài cây thực vật. 11 Giới động vật: Đặc điểm cấu tạo là tế bào nhân thực, cơ thể đa bào phức tạp, sống chuyển động, điển hình là các loài động vật, trong đó có con người Như vậy, có thể thấy rằng, hệ thống phân loại 5 giới thể hiện sự tiến hóa của sinh vật, sinh vật xuất hiện sau hoàn thiện hơn sinh vật xuất hiện trước nó về cấu tạo đi từ đơn giản đến phức tạp, có sự phân hóa và chuyên hóa cao dần, giữ các giới ngày càng hoàn thiện về phương thức dinh dưỡng. Trong đó, con người là sản phẩm tiến hóa cao nhất và hoàn thiện nhất của giới tự nhiên. 1.1.2 Triết học  Khái niệm triết học Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí , vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời là dựa trên yêu cầu đòi hỏi của hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn. ● Cơ sở hình thành của triết học Mác Triết học Mác - Lê nin ra đời vào những năm bốn mươi của thế kỷ XIX, là một trong ba bộ phận cấu thành nên chủ nghĩa Mác - Lê nin. Nú có hai chức năng cơ bản đó là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và cho hoạt động thực tiễn. Ngoài cơ sở về kinh tế xã hội và cơ sở lý luận, thì sự ra đời của triết học Mác - Lê nin còn được chuẩn bị bởi sự phát triển và thành tựu của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX. Ba phát minh khoa học lớn có tính chất vạch thời đại đó là: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng do nhà vật lý học người Đức Rôbéc Maye vào năm 1842 - 1845, đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên. Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng về tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài động vật và thực vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên. 12 Học thuyết về cấu tạo tế ào thực vật và động vật do các nhà khoa học người Đức M. Slayden và T. Savanxo xây dựng vào những năm 30 của thế kỳ XIX, là một căn cứ khoa học quan trọng để chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể thực vật, động vật và giải thích quá trình phát triển sự sống trong mối liờn hệ của chúng. Chính nhờ những thành tựu của khoa học tự nhiên giữa thế kỷ XIX đã vạch ra mối liờn hệ, sự chuyển hóa, tác động qua lại lẫn nhau giữa các khoa học cụ thể với triết học, từ đó có cái nhìn biện chứng về sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên. Như vậy, Triết học Mác - Lê nin là sự kế thừa tất cả những tư tưởng tinh hoa của nhân loại từ trước tới nay, là sự tổng kết những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là những thành tựu của sinh học hiện đại, là kết quả của quá trình hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn sôi nổi của Mác và Ăng ghen.  Phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lê nin Những nội dung cơ bản trong Triết học Mác - Lê nin bao gồm : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng thì phép biện chứng duy vật là một phần nội dung chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, còn việc xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong hai cống hiến vĩ đại của triết học Mác. Phép biện chứng duy vật, là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác - Lê nin. Nó được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản và những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Ăng ghen định nghĩa: “ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên của xã hội loài người và của tư duy.” Phép biện chứng bao gồm : Hai nguyên lý cơ bản đó là: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển; ba quy luật cơ bản đó là: quy 13 luật lượng chất; quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ định ; sáu cặp phạm trù đó là: Cỏi riờng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực. Những cặp phạm trù này còn được gọi là những quy luật không cơ bản. Như vậy, triết học Mác - Lê nin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng là hệ thống những tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Nú cú mối liờn hệ chặt chẽ và vai trò to lớn đối với tất cả các khoa học khác. Bởi lẽ nó có chức năng quan trọng là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học , đúng đắn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Hiện nay, triết học Mác - Lê nin vẫn là sự phát triển đỉnh cao trong lịch sử tư tưởng của nhân loại và chưa xuất hiện được một học thuyết triết học nào có thể vượt lên trên nó. 1.2 Mối quan hệ giữa triết học và sinh học Nếu như sinh học là một môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành và phát triển của sự sống diễn ra trong sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật với môi trường thì: Triết học là một hệ thống những tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Sinh học là một nhánh của cỏc mụn khoa học tự nhiên. Nú cú mối quan hệ chặt chẽ với tất cả cỏc mụn khoa học khác và đương nhiên triết học không nằm ngoài mối quan hệ đó. Giữa sinh học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ tác động biện chứng qua lại với nhau không thể tách rời.Mối quan hệ tác động hai chiều đó được thể hiện ở vai trò của triết học đối với sinh học và ngược lai. - Vai trò của triết học đối với sinh học Trong mối quan hệ đú thỡ triết học trang bị cho các nhà sinh học nhận thức và biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan duy vật biện 14 chứng và phương pháp luận khoa học triết học vào quá trình nghiên cứu sinh học. Giúp cho các nhà sinh học có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn và đạt được những thành tựu lớn hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, nhờ dựa trên cơ sở lập trường duy vật và phương pháp tiếp cận hết sức biện chứng mà sinh học hiện đại đã ngày càng hoàn thiện hơn về học thuyết tiến hóa, lý giải ngày càng đầy đủ hơn về nguồn gốc xuất hiện của sự sống và sự hình thành của loài người… - Vai trò của sinh học đối với triết học Sinh học cung cấp cho triết học những tài liệu, tư liệu, những bằng chứng sinh học xác thực , trên cơ sở đó để triết học khái quát nên những nguyên lý và quy luật của mình. Những tri thức quan trọng mà sinh học đem lại cho triết học càng nhiều thì càng làm cho những nội dung của triết học trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn. Điều này đã được minh chứng bởi lịch sử ra đời của triết học Mác - Lê nin. Ngoài cơ sở về kinh tế xã hội, tiền đề về lý luận, thì sự ra đời của triết học Mác - Lê nin còn được chuẩn bị bởi ba phát minh vạch thời đại của khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX. Trong đó có hai phát minh là thành tựu vĩ đại của sinh học đó là: Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn và Học thuyết tế bào của Svan và Slayden. Như vậy, giữa sinh học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ tác động chứng qua lại lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng nhau góp phần thúc đẩy khoa học phát triển. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, cùng với sự phát triển đú thỡ làm xuất hiện hang loạt các vấn đề mới, phức tạp và cấp bách như vấn đề toàn cầu hóa, tài nguyên môi trường, dich bệnh, dan số, dân tộc, sắc tộc…Vỡ vậy, mối quan hệ giữa triết học và sinh học cũng như tất cả các ngành khoa học khác ngày càng mật thiết và khăng khít hơn nữa.Để cùng chung tay hướng vào giải quyết những vấn đề cấp bách của toàn cầu hiện nay. 15 1.3 Yếu tố triết học trong sinh học Triết học và sinh học là hai môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng của mỡnh.Tuy nhiờn giữa chỳng cú mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng tác động qua lại với nhau. Trong mối quan hệ ấy thì triết học cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học , đúng đắn cho sinh học Ngược lại, sinh học cung cấp tài liệu, tư liệu, bằng chứng sinh học xác thực, để từ cơ sở hiện thực đú,triết học khái quát lên hệ thống những nguyên lý, quy luật triết học của mình. Việc đi tìm các yếu tố triết học trong các lĩnh vực mà sinh học nghiên cứu, chính là quá trình tìm ra ý nghĩa triết học trong các vấn đề sinh học đó. Đây là một việc là cần thiết, bởi lẽ qua đó có thể nhận thấy được mối liên hệ ,gắn bó mật thiết giữa triết học và sinh học. Mục đích là nhằm hướng vào giải quyết các hiện tượng, các vấn đề phức tạp mà sinh học và triết học đang đặt ra trong thời đại ngày nay. Ngày nay, thế giới sinh học vô cùng phong phú và đa dạng. Song, các lĩnh vực mà sinh học nghiên cứu đều ít nhiều mang yếu tố triết học và ý nghĩa triết học nhất định. Tiêu biểu và rõ nét hơn cả là trong các lĩnh vực như: Vấn đề về sự sống và tiến hóa; vấn đề sinh thái học nhân văn… 1.3.1 Vấn đề sự sống và yếu tố triết học của nó 1.3.1.1 Vấn đề về sự sống Vấn đề về sự sống là một trong những vấn đề trọng yếu, cơ bản của sinh học.Sự sống biểu hiện vô cùng đa dạng và hết sức gần gũi với chúng ta. Sự sống bắt đầu cách đây hơn 3.5 tỷ năm trước, cùng hầu hết điều kiện tạo nên sự sống. Nhưng bản chất sự sống là gì? Sự sống trên trái đất đã xuất hiện và phát triển như thế nào? Đó là một vấn đề vô cùng phức tạp và là một trong những vấn đề lớn nhất của khoa học tư nhiên và cụ thể là của sinh học. 16 ● Bản chất của sự sống Các quan niệm khác nhau về nguồn gốc của sự sống trong lịch sử Khi bàn về bản chất của sự sống, ngay thời cổ xưa con người đã cố gắng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Song trong lịch sử phát triển của sinh học đã xuất hiện ba quan điểm chủ yếu khác nhau đó là : quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình và quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó: - Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Bản chất của sự sống là do những yếu tố tinh thần tạo nên, đó là cái đối lập với cái chết, như “ linh hồn” trong quan niệm của platon và “ lực sống” trong quan niệm của các nhà sinh lực luận… - Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng: Giới hữu cơ và giới vô cơ đều tuân theo những quy luật cơ, lý , hóa học. Vì vậy muốn nhận thức được bản chất của sự sống cần phải giải thích nó bằng các quy luật cơ, lý, hóa học. Vào thế kỷ XVIII, người ta giải thích bản chất của sự sống bằng những quy luật cơ học và cơ thể con người giống như một cái máy. Đầu thế kỷ XX là thời đại của điện năng và năng lượng nguyên tử ra đời người ta lại có xu hướng xác định bản chất tựa như những lĩnh vực ở trong máy móc điện tử và điều khiển học. Họ cho rằng bản chất của sự sống là một quá trình điều khiển những cơ chế hoạt động của sinh vật. - Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: sự sống là một hình thức vận động của vật chất, giữa sự sống và không sống có sự khác biệt về chất.Nếu giới vô cơ hoạt động theo quy luật cơ, lý, hóa học thì sự sống hoạt động theo các quy luật của sinh học. Trong tác phẩm “ Chống Đuyrinh “. Ăng ghen đã đưa ra định nghĩa: “ Sự sống là phương thức tồn tại của những thể Abumin mà yếu tố quan trọng là sự trao đổi chất thường xuyên với thế giới tự nhiên bên ngoài xung quamh nó. Khi sự trao đổi chất đó chấm dứt thì sự sống cũng chấm dứt và chất abumin ấy bắt đầu bị phõn húa”. Các thể abumin đó, trước đây được khoa học xác định là một loại Protein đơn giản, nhưng gần đây người ta xác định được rằng, cơ sở của sự sống là loại protein phức tạp gồm 17 lipoprotein và clomopeotit. Khi các protein này đứng riêng rẽ nó thuần túy là những hợp chất hóa học không có sự sống. Nó chỉ trở thành sự sống khi nằm trong nguyên sinh chất của tế bào. Ngày nay, Sự sống còn được hiểu là một quá trình diễn ra từ lúc sinh vật được tạo thành ( sinh ra ) cho đến lỳc nú phõn dó ( hay chết đi). Ngoài ra, sự sống có thể hiểu được là một điều kiện cho phép một hệ thống ( thực thể) nào đó được sinh ra, tồn tại với những đặc tính sống và phải chết đi tại một thời điểm xác định. Thay vì đi tìm một định nghĩa hoàn hảo về sự sống. Người ta nêu ra ba đặc tính cơ bản của sinh vật: + Được cấu tạo từ tế bào + Có a xít nucleic là vật liệu di truyền + Có khả năng thực hiện các phản ứng trao đổi chất và năng lượng. ● Cơ sở vật chất của sự sống Dấu hiệu đầu tiên là khả năng trao đổi chất và năng lượng, nhờ có mà dẫn tới sự thường xuyên đổi mới thành phần hóa học của tổ chức là đặc thù của sự sống. Những dấu hiệu khác của sự sống là sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản đều liên quan với sự trao đổi chất. Tuy nhiên trao đổi chất theo kiểu đồng hóa, dị hóa và sinh sản dựa trên cơ sở của sự tự nhân đôi AND là các dấu hiệu không có ở vật chất vô cơ. Ngày nay, người ta đặc biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng của sự sống là sự tự sao chép, tự điều chỉnh, tích lũy thong tin di truyền của vật chất di truyền. Ngoài các dấu hiệu trên, người ta còn nói tới tính riêng biệt trong tổ chức của sự sống. Tính riêng biệt còn thể hiện ở tế bào của cơ thể đa bào, ở từng bào quan của tế bào. ● Các biểu hiện của sự sống - Trao đổi chất: Là toàn bộ các hoạt động hóa học của cơ thể sinh vật. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng