Mô tả:
PHẦN A – MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mâu thuẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Ai cũng từng gặp phải tình huống mâu thuẫn, có thể là với người thân, với bạn bè, vói mọi người xung quanh và có thể là với cả bản thân của mỗi chúng ta. Nhưng có phải ai cũng biết cách giải quyết mâu thuẫn của mình không? Không phải ai cũng có khả năng giải quyết mâu thuẫn của bản thân – đặc biệt là giải quyết theo hướng tích cực. Chính vì vậy mà chúng ta đã được nghe đến những vụ đánh nhau, chém giết, tự sát,... do cá nhân thiếu kỹ năng để có thể tự giải quyết mâu thuẫn của mình theo hướng tích cực. Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi người: người già, người trưởng thành, thanh thiếu niên... Ở lứa tuổi HS, chúng ta thường được biết đến những mâu thuẫn như: mâu thuẫn với cha mẹ, với bạn bè, với thầy cô, . . . Nếu những mâu thuẫn này không được tự các em học sinh giải quyết theo hướng tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống học tập cũng như tâm sinh lý của các em. Tại trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam cũng như vậy, đã không ít trường hợp HS có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, đặc biệt là học sinh khối 9. Lứa tuổi mà các em đang có sự chuyển biến mạnh về đời sống tâm sinh lý. Việc rèn luyện cho các em kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực của học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực của học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Về thời gian nghiên cứu; Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 05 năm 2013. 4.2.Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 4.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn với bạn bè khi bị nói không đúng về bản thân và khi có bất đồng quan điểm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực, từ đó làm cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện đề tài. - Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn cho HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. - Xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tin và vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS THCS. Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát, xây dựng thành cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho HS nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu và kiểm chứng độ tin cậy của chuyên đề tác động. 6.3.Phương pháp quan sát Quan sát tổng thể về lối sống, học tập, lao động trong phạm vi trường của HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Quan sát một số cá nhân cụ thể, về lối sống, công việc học tập, mối quan hệ… có liên quan tới nội dung kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm thu thập thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS lớp 9A. 6.4.Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn sâu một số HS lớp 9A về thực trạng sử dụng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiện nay nhằm thu thập những thông tin cần thiết tới vấn đề nghiên cứu 6.5. Phương pháp thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm một chuyên đề cụ thể đối với học sinh lớp 9A nhằm kiểm chứng hiệu quả của chuyên đề đã xây dựng. 6.6.Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu thu được trong quá trình khảo sát để phân tích đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. 6.7.Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xây dựng đề cương, xây dựng bảng hỏi… trong toàn bộ tiến trình nghiên cứu