I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:
Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời để đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở bậc Tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị
cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ
năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã
hội mới. Từ đó các em biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh
với những biểu hiện sai trái, xấu xa. Biết tôn trọng bản thân, hành động bảo đảm an toàn cho
mình và những người xung quanh. Từ đó thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo
đức và thói quen đạo đức. Vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan
trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày
nay. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có
thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình
thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải
nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ
năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân.... Dù là kĩ năng nào
cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh là rất quan trọng bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với
học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các
mặt đức, trí, thể, mỹ để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông tư 30 có nội dung đánh giá học
sinh về năng lực và phẩm chất đây chính là hình thức đánh giá hướng đến các kĩ năng sống
của học sinh tiểu học.
Thực tế hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn
chế như kĩ năng giao tiếp thiếu tự tin, e dè, nhút nhát, sống khép kín . . . Nhiều vụ tai nạn
đuối nước, giao thông cướp đi tính mạng của nhiều học sinh đều xuất phát từ nguyên nhân
các em còn thiếu kĩ năng sống, nhiều học sinh có kết quả học tập cao nhưng thích ứng với
cuộc sống không tốt. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được các cấp, các ngành, giáo viên
quan tâm. Song vẫn chưa có nét chuyển biến một số giáo viên và phụ huynh chú trọng đến
việc dạy kiến thức; việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên còn chiếu lệ, giáo
viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình
đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc học tốt, làm tính tốt