Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn giúp học sinh học tốt môn tập đọc ở lớp 4...

Tài liệu Skkn giúp học sinh học tốt môn tập đọc ở lớp 4

.DOC
12
1
125

Mô tả:

1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Giúp học sinh học tốt môn Tập đọc ở lớp Bốn”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Tập đọc). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 9/9/ 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: - Vận dụng các phương pháp dạy học môn Tập đọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên vận dụng nhiều phương pháp linh hoạt như: + Phương pháp phân tích mẫu: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân tích văn bản để hình thành các kiến thức văn học, các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. + Phương pháp trực quan: Giáo viên giúp học sinh quan sát các tranh, ảnh minh họa trong các bài tập đọc, giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài. + Phương pháp thực hành giao tiếp: Giáo viên tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm. …theo nhóm, cá nhân…), được trao đổi nhận thức của mình với thầy cô và bạn bè. + Phương pháp cá thể hóa sản phẩm của học sinh: Giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn trọng những phát hiện và ý kiến riêng của từng em. Thận trọng khi đánh giá học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt. + Phương pháp cùng tham gia: Giáo viên cùng tham gia với học sinh các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với cộng đồng. Giáo viên cùng tham gia luyện đọc và trao đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua. - Vận dụng một số kĩ thuật dạy học rèn kĩ năng sống cho học sinh như: Đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, đóng vai xử lí tình huống, tự bộc lộ, gợi tìm, …. - Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là làm cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, thay đổi thói quen học tập thụ động, chuyển từ mô hình dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang mô hình lấy học sinh làm trung tâm. - Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, …. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1.Thực trạng a.Thuận lợi: Chất lượng sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học được đánh giá cao nhờ tuyển chọn nhiều bài tập đọc hay, có giá trị giáo dục cao, có định hướng sư phạm rõ ràng. Những đoạn văn trong sách giáo khoa có một bước tiến lớn so với trước, chất văn sách giáo khoa được nâng lên. Các văn bản đã đề cập đến cuộc sống nhiều mặt của con người và được xếp theo chủ điểm hợp với tâm lí lứa tuổi. Nhiều bài thơ, bài văn hay được trích hoặc soạn lại từ các tác phẩm văn học có giá trị ở thời đại thuộc kho tàng văn học trong nước, nước ngoài hợp với thị hiếu và nhận thức của trẻ em, đã gây được cảm xúc mạnh, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn các em. Những chú giải và hệ thống câu hỏi của bài tập đọc đã trở thành những chỉ dẫn, gợi ý rất quan trọng để giáo viên và học sinh tìm hiểu nội dung bài. b. Khó khăn * Về phía với học sinh : 2 - Xã Thanh Phú là địa bàn có nhiều dân cư nơi khác chuyển đến ở, do đó học sinh có nhiều giọng nói khác nhau, cách phát âm cũng khác nhau. - Trong lớp, số học sinh dân tộc Xtiêng chiếm một phần ba số học sinh cả lớp. Các em dân tộc hầu như nói tiếng Việt chưa chuẩn xác, phát âm không đúng chính tả. - Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập chưa cao, độ tập trung chú ý còn ở giai đoạn thấp, trình độ đọc còn yếu : chưa rành mạch, còn ấp úng, chưa thật thông hiểu văn bản, phần nhiều mới chỉ là sự phát âm đúng, các em có thói quen đọc ê a, kéo dài hoặc liến thoắng, vội vã, hấp tấp, đọc chưa đúng theo ngữ, câu, chưa biết đọc nhấn mạnh vào những từ cần nhấn, thể hiện giọng đọc phù hợp với văn bản chưa tốt. Do ảnh hưởng phát âm ngôn ngữ nên đa phần các em phát âm chưa chuẩn phụ âm đầu l/n. - Giáo viên tiểu học còn lúng túng khi dạy tập đọc như: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh để các em học sinh đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn. Làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để các em hiểu được “văn”, làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em ?... Đó chính là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc. * Về phía với phụ huynh : Qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nhận thấy đa số phụ huynh học sinh chưa nắm vững cách dạy cho con học ở nhà. Các phụ huynh chưa nắm rõ cấu trúc của nội dung các bài tập đọc trong SGK và một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế, chưa hiểu rõ tầm quan trọng việc học tập của con em mình và cũng do tâm lý của phụ huynh còn phó mặc con em cho nhà trường nên chưa có sự quan tâm đúng mức, điều này ít nhiều dẫn đến việc học sinh học chưa tốt môn Tiếng Việt và gây trở ngại trong công tác giảng dạy của tôi. Từ những thực trạng nêu ở trên đã làm tôi suy nghĩ, tìm hiểu cũng như đề ra một số biện pháp cụ thể để thay đổi thực trạng nói trên. 3 5.2.2. Các biện pháp Khi tiến hành thực hiện các bước trên, giáo viên cần chú ý từng bước sau: 1. Việc luyện rèn đọc : Đây là giai đoạn học sinh được tiếp xúc với văn bản, được đọc rõ, muốn các em đọc được diễn cảm hay giáo viên phải làm tốt khâu này. Trong khi học sinh đọc bài, giáo viên chú ý theo dõi và sửa chữa kịp thời những lỗi phát âm chưa chuẩn xác. - Đối với tiếng có âm đầu ch/tr : Âm ch: cách phát âm đầu lưỡi – hàm, đưa đầu lưỡi hàm bật hơi nhẹ. Ví dụ: chan chứa. Cũng âm đầu tr: cách phát âm gốc lưỡi – hàm, đưa gốc lưỡi hàm bật hơi nhẹ. Ví dụ: trong trẻo. - Đối với tiếng có âm đầu là l/n, Âm l: cách phát âm đầu lưỡi – hàm. Hướng dẫn phát âm: đặt đầu lưỡi lên hàm sau đó bật hơi. Ví dụ: long lanh. Các âm n: cách phát âm: mặt lưỡi – hàm. Hướng dẫn phát âm: đưa mặt lưỡi mặt hàm bật hơi nhẹ. Ví dụ: cái nong. Tương tự như vậy với các âm khác, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh như thế. Lúc đầu tôi áp dụng phương pháp này chưa quen, nên việc rèn cho các em đọc gặp không ít khó khăn, nhưng do sự động viên khuyến khích kịp thời của tôi, các em dần dần quen và cảm thấy dễ sửa hơn. 2. Luyện đọc hiểu từ, cụm từ khó : Khi luyện cho học sinh luyện đọc hiểu có nghĩa là trong quá trình đọc, học sinh hiểu được một số từ ngữ khó có trong bài. Tôi đưa ra cho học sinh một số từ, cụm từ khó đọc, khó hiểu, học sinh đọc thầm và giải nghĩa từ ấy, tôi nhận xét và chốt lại nghĩa đúng. 3. Đọc mẫu : Về việc đọc mẫu của giáo viên có ý kiến cho rằng “Nếu mở đầu tiết tập đọc, giáo viên đọc mẫu ngay, như vậy là áp đặt học sinh”, có ý kiến khác lại cho rằng “Để tự học sinh tìm ra cách đọc đoạn, bài trên cơ sở có sự hướng dẫn 4 của giáo viên”. Xét tình hình thực tế hiện nay, học sinh có thể làm được điều mà ý kiến thứ hai đưa ra. Song việc đọc mẫu vẫn không thể thiếu được bởi không phải lúc nào học sinh cũng tìm ra được cách đọc đúng nhất cho đoạn, bài đó. Như vậy việc đọc mẫu trong giờ dạy tập đọc là không thể thiếu được. Việc đọc mẫu là rất quan trọng bởi nó có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh khi đọc. Ở Tiểu học các em còn nhỏ nên việc đọc theo cô, thầy, tiếp cận với đọc mẫu cũng nhanh thường thì cô đọc thế nào, trò đọc như vậy. Vì vậy mỗi bài tập đọc trước khi dạy, giáo viên phải chuẩn bị trước để khi đọc mẫu thật trôi chảy, phát âm chuẩn xác và nắm vững các mức độ đọc diễn cảm để rèn cho học sinh đọc tốt. Và sau đây là một số việc mà giáo viên phải lưu ý trong giờ dạy tập đọc của lớp mình : Giáo viên biết hạ giọng hay cất cao giọng theo từng loại câu. Giáo viên biết nhấn mạnh các từ trong câu (từ, cụm từ cần nhấn mạnh). Tuỳ nội dung từng đoạn văn, bài văn giáo viên có giọng đọc thích hợp. Giáo viên phân biệt lời tác giả và lời nhân vật để có giọng đọc khác nhau. 4. Hướng dẫn học sinh đọc cảm thụ bài đọc (tìm hiểu bài) : Ngoài nhiệm vụ rèn đọc cho học sinh ra, phân môn tập đọc còn tích lũy kiến thức nhiều mặt đa dạng phong phú cho các em. Mỗi bài tập đọc là bức tranh thu nhỏ về hiện thực cuộc sống người và thời đại hoặc là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con người,. . . theo các chủ đề, chủ điểm. Hơn thế nữa phân môn tập đọc còn cung cấp, mở rộng cho các em một vốn từ ngữ thuộc những chủ đề đó. Từ đó giúp học sinh có thêm vốn từ ngữ khi viết văn. Vấn đề ở đây là dạy học như thế nào để tránh biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn hoặc biến giờ tập đọc thành một tiết học nhàm chán khô khan không gây hứng thú cho học sinh. Sau khi học sinh luyện đọc, giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi. Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi, gạch dưới những từ trọng tâm dùng để hỏi. + Ví dụ trong bài “Người ăn xin”, học sinh đọc câu hỏi, câu 1: 5 - Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? Đọc câu hỏi, gạch dưới những từ trọng tâm rồi các em tập xác định phần trả lời cho câu hỏi nằm trong đoạn nào? (đoạn 1). Cách trả lời câu hỏi ấy như thế nào? Sau khi xác định được phần trả lời ở đoạn 1, các em dùng bút chì gạch chân dưới những hình ảnh đáng thương của ông lão ăn xin: “ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ dọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin”. Câu hỏi 2 – tương ứng đoạn 2; câu hỏi 3 tương ứng phần trả lời ở đoạn 3. Hay trong bài thơ, câu hỏi 1 có phần trả lời ở khổ thơ 1, khổ thơ 2 ở câu 2. + Ví dụ như bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Tiếng việt 4 - tập 2) Câu hỏi 1: - Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho ta biết điều đó ? Khi đọc câu hỏi này các em cũng sẽ lấy bút gạch chân dưới từ trọng tâm dùng để hỏi rồi đọc lại khổ thơ 1, đưa ra ý trả lời. (Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ “Mặt trời xuống, biển như hòn lửa” cho ta biết điều đó). Nhưng có bài có câu hỏi phần trả lời nằm ở cả bài, nên khi đọc câu hỏi học sinh đọc kĩ để xác định phần trả lời cho đúng. + Ví dụ: Câu hỏi “Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao sang ? (Trong bài: Con chim chiền chiện-Tiếng Việt 4-Tập 2) Để trả lời được những loại câu hỏi này các em phải đọc lướt toàn văn bản bài thơ (chim bay lượn rất tự do: lúc sà xuống cánh đồng- chim bay, chim sà: lúa tròn bụng sữa…, lúc vút lên cao- bay vút, vút cao, bay cao, cao vút, cao hoài, cao vợi, hình ảnh “cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi, chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời. Vì bay lượn tự do nên lòng chim vui nhiều hơn, hót không biết mỏi. Vậy khi đọc toàn bài, học sinh xác định phần trả lời câu hỏi tức là các em đã hiểu được văn bản rồi. 6 Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc mà vẫn không nắm được yêu cầu câu hỏi, thì giáo viên phải có gợi ý, dẫn dắt để các em hiểu được câu hỏi, xác định trả lời. + Ví dụ: Trong bài “Con chim chiền chiện”, câu số 4: “Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho ta những cảm giác như thế nào ?” - Để giúp các em học sinh tiếp thu chậm trả lời được câu hỏi này thì trước tiên ta cũng yêu cầu các em đọc kĩ câu hỏi, gạch chân dưới từ trọng tâm như từ “tiếng hót” và “ cảm giác”. Nếu câu hỏi dài cần trả lời nhiều ý, giáo viên chia nhỏ câu hỏi để nhiều học sinh được trả lời và trả lời được đầy đủ các ý, sau đó cho 1, 2 học sinh trên chuẩn trả lời lại toàn bộ câu hỏi. Như trong bài “Người ăn xin”, có câu hỏi: “ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé, chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?”. Trong câu hỏi này, các em phải xác định được hai ý trả lời đó là “hành động và lời nói” của cậu bé. - Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó mà cố gắng lục tìm hết túi nọ túi kia, nắm chặt lấy bàn tay ông lão. - Lời nói: Xin ông đừng giận - Hành động và lời nói chứng tỏ cậu chân thành thương xót ông lão, tôn trọng, muốn giúp đỡ ông lão. + Ví dụ bài thơ: ''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' (SGK lớp 4 tập 2). Tôi hướng dẫn như sau: - Gọi học sinh đọc đoạn 1: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. 7 - Giáo viên có thể yêu cầu: ''Em tự đặt câu hỏi cho đoạn thơ em vừa đọc?”. Học sinh đặt câu hỏi: ''Hình ảnh nào cho thấy xe không có kính ? '' - Giáo viên yêu cầu học sinh khác trả lời: Hình ảnh cho ta thấy xe không có kính là: “Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.” Cứ như vậy giáo viên hướng dẫn học sinh để học sinh tự mình đặt câu hỏi và trả lời. Trong quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động của lớp như vậy có những câu trả lời của học sinh không đúng với nội dung câu hỏi thì giáo viên phải dưa ra những câu hỏi phụ để học sinh trả lời được đúng nội dung câu hỏi đó. Đây là tình huống sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt xử lý. Quan trọng là giáo viên chủ động lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn. Để trả lời được những loại câu hỏi này các em phải đọc lướt toàn văn bản. Vậy khi đọc toàn bài, học sinh xác định phần trả lời câu hỏi tức là các em đã hiểu được văn bản rồi. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc mà vẫn không nắm được yêu cầu câu hỏi, thì giáo viên phải có gợi ý, dẫn dắt để các em hiểu được câu hỏi, xác định trả lời. Nếu câu hỏi dài cần trả lời nhiều ý, giáo viên chia nhỏ câu hỏi để nhiều học sinh được trả lời và trả lời được đầy đủ các ý, sau đó cho 1, 2 học sinh trên chuẩn trả lời lại toàn bộ câu hỏi. Có một số dạng câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh, khuyến khích các em nêu ra được nhiều ý kiến, giáo viên nên để các em nêu để phát triển thêm suy nghĩ của trẻ. Nếu các em đưa ra được nhiều ý kiến khác đúng chứng tỏ các em đã đọc kĩ, hiểu bài, tiết học thành công. Để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc, cần tận dụng không gian lớp học, sử dụng các phương tiện dạy học như đồ dùng trực quan, các phiếu học tập, các băng hình, băng tiếng,… Vận dụng đồng bộ các hình thức tổ chức dạy học như dạy học cá nhân, theo nhóm, tổ chức trò chơi,….Trong một tiết tập đọc giáo viên có thể sử dụng hai hình thức đó là: đọc thầm và đọc thành tiếng. 8 + Hình thức đọc thành tiếng, tôi áp dụng vào lúc luyện đọc đúng cho học sinh. Hình thức đọc thầm, tôi áp dụng vào lúc tìm hiểu bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm để tìm câu trả lời cho câu hỏi nào đó. Đây là hình thức lâu nay trong các nhà trường chưa coi trọng đúng mức. + Về mối quan hệ giữa đọc đúng (đọc thành tiếng) và đọc thầm thì đọc thành tiếng là cơ sở cho việc đọc thầm. Đọc thành tiếng là hình thức yêu cầu đọc thấp, đọc thầm là hình thức yêu cầu đọc cao hơn. Đọc thầm giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Vậy trong các bước của giờ tập đọc ta không nên bỏ qua bước đọc thầm này. Trước khi yêu cầu học sinh đọc thầm tôi đưa ra câu hỏi và giao nhiệm vụ cho các em đọc thầm và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó như: “Em hãy tóm tắt nội dung đoạn em vừa đọc ?”. Làm như vậy các em mới tập trung vào việc đọc thầm và tự giác đọc thầm không cần giáo viên nhắc nhở. 5. Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng : Trong một giờ tập đọc dạy theo phương pháp mới này, thì khâu luyện đọc diễn cảm diễn ra sau khi học sinh luyện đọc đúng; tìm hiểu bài là phù hợp, hợp lý bởi các em có đọc đúng văn bản, hiểu được nội dung văn bản và từ đó các em có thể tự mình xác định được giọng đọc cho bài thơ, văn bản đó. Có nhiều cách tổ chức luyện đọc diễn cảm cho học sinh như: Giáo viên đưa ra hệ thống cậu hỏi để tìm ra những từ ngữ, cụm từ đọc diễn cảm hay giáo viên yêu cầu học sinh tìm những từ, cụm từ cần đọc diễn cảm có trong đoạn văn, đoạn thơ và nêu giọng đọc các từ ấy,... Khi học sinh xác định được giọng đọc của đoạn, bài. Giáo viên có thể tổ chức cho các em đọc theo nhóm hai bạn và thi đọc hay giữa các nhóm. Việc làm của giáo viên như vậy vừa tìm được ra những em học sinh có giọng đọc hay, vừa giúp các em hưng phấn trong khi đọc giúp tiết học nhẹ nhàng hiệu quả. Đối với những bài thơ (bài văn yêu cầu thuộc một đoạn), khi học sinh đó xác định được giọng đọc của bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc đoạn đó. Giáo viên có thể yêu cầu các em học thuộc bài, đoạn văn (thơ) dưới dạng trò chơi “Đọc thơ truyền điện”. 9 Trên đây là những hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng mà tôi đưa ra và áp dụng với lớp mình. Cũng tuỳ thuộc vào những bài văn, bài thơ mà mỗi giáo viên áp dụng những hình thức đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng phù hợp nhất cho đối tượng học sinh của lớp mình. Để các em học sinh có những tiết học thật thoải mái và hiệu quả. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến : Sáng kiến này áp dụng cho học sinh lớp 4 và lớp 5 trường TH-THCS Thanh Phú nói riêng và toàn thể học sinh lớp 4 và lớp 5 trong tỉnh Bình Phước nói chung. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Để áp dụng sáng kiến này thì trước hết giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, có năng lực truyền thụ kiến thức tốt, yêu thương học sinh như chính con mình. Sự nỗ lực của học sinh trong học tập. Ngoài ra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những điều kiện không thể thiếu trong việc giảng dạy cho các em. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả : 8.1. Kết quả - Khi tiến hành các biện pháp trên, tôi thấy lớp đã có chuyển biến và tiến bộ rõ rệt: - Các em hứng thú và tích cực xung phong đọc bài trong lớp. - Phần dặn đọc ở nhà các em thực hiện nghiêm túc (có xác nhận của phụ huynh). - Khi nhận xét cách đọc của bạn, các lời nhận xét rất chi tiết, rõ ràng giúp bạn thấy điểm hay và mặt hạn chế. 10 - Cả lớp có thói quen dùng bút chì gạch dưới từ gợi tả, gợi hình (điều này sẽ làm vốn từ phong phú học tốt môn tập làm văn và luyện từ và câu), ngắt câu dài để khi đọc ngắt nghỉ hơi đúng cách. - Tinh thần rèn đọc diễn cảm trong các em rất sôi nổi. Các em nêu thắc mắc với thầy cô về cách đọc, giúp nhau cùng đọc tốt (thông qua việc chọn cặp và nhóm). - Sự mạnh dạn, tự tin đọc bài trình bày ý kiến trước tập thể lớp rất tự nhiên, sinh động. - Các kỳ kiểm tra điểm đọc được các thầy cô đánh giá rất cao. Kết quả của môn Tiếng Việt sau học kì I năm học này của lớp tôi chủ nhiệm đạt như sau : HKI Năm học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2020 - 2021 TSHS TS % TS % TS % 28 15 53,6 13 46,4 0 0 8.2. Bài học kinh nghiệm: Muốn đạt kết quả cao trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng và phân môn tập đọc các lớp khác nói chung không phải là khó, song cũng không đơn giản một chút nào. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Coi trọng việc đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh. - Giáo viên không biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn. - Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi dạy học. Giáo viên không cảm thụ hộ học sinh, không bắt buộc học sinh đọc một cách đọc mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra, giáo viên cũng giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo của các em để các em tự tìm ra cách đọc. - Giáo viên nên tránh các quy tắc máy móc, mệnh lệnh khô khan như : Ngồi thẳng lưng, khoanh tay, . . .tránh biến lớp học có một không khí nặng nề làm học sinh sợ sệt, giáo viên cần tạo ra không khí vui tươi, thoải mái trong giờ tập đọc. 11 - Giáo viên phải có trình độ ngôn ngữ, kiến thức văn học, một vốn sống nhất định, một giọng đọc hay có tác dụng làm mẫu cho học sinh. - Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ cộng thêm với sự nghiêm túc và nỗ lực thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn. - Phải rung cảm trước cái hay, cái đẹp của bài từ đó mới truyền cảm xúc sang học sinh. - Giáo viên cần bao quát lớp, tránh tình trạng có học sinh không tham gia bài học. - Sử dụng đồ dùng trực quan khi cần để giải thích từ, hình ảnh, sự việc,… có trong bài đọc thì học sinh sẽ dễ hiểu hơn. - Giáo viên nên tổ chức cho các em giao tiếp nhau, tìm hiểu bài qua hình thức thảo luận nhóm, tạo tình huống cho các em tham gia nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, tự nhận xét và nhận xét bạn. - Mỗi tiết học nên tuyên dương những em có câu hỏi hay, đưa ra được thắc mắc để lớp bàn luận tìm hiểu bài. - Ngoài ra giáo viên phải khéo léo có câu dẫn dắt học sinh từ đoạn này sang đoạn khác khi tìm hiểu bài, kịp thời giúp học sinh phát hịên và bước đầu nhận định về đạo đức, tài năng của một số nhân vật, hình ảnh trong bài đọc có giá trị văn chương. Qua thực tế giảng dạy bản thân đã nghiên cứu, học hỏi ở tài liệu, đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp, xây dựng của Ban giám hiệu, cùng các quý thầy cô để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan