Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán qua hoạt động trò chơi...

Tài liệu Skkn giúp học sinh lớp 1 học tốt môn toán qua hoạt động trò chơi

.PDF
18
392
151

Mô tả:

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2017 Kính gửi: ……………………………………………………………… Họ và tên: NguyÔn ThÞ Thu HiÒn Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ chuyên môn - Trường Tiểu học Ngọc Sơn- Kiến An Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 1 học tốt môn To¸n qua hoạt động trò chơi. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy 1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết: (Ưu, khuyết điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng, những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khắc phục …) Nội dung m«n To¸n lớp 1 là những nội dung mới và khó với học sinh lớp 1. Do đặc điểm tâm sinh lý cña häc sinh líp 1 lµ cßn Ýt tËp trung nªn độ bền chú ý chưa cao. Với những tiết học này học sinh thường hay mất tập trung, phân tán khi gÆp nh÷ng kiÕn thøc mới vµ khã. Giáo viên chưa tổ chức nhiều hoạt động trò chơi để gây hứng thú, tích cực, sáng tạo trong tiết dạy. Tuy đã có tiết dạy lồng ghép hoạt động trò chơi ở phần củng cố bài nhưng chỉ ở một số tiết chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi, chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc tìm hiểu nội dung cách thức tổ chức hoạt động trò chơi để dạy học nâng cao hiệu quả học tập cho các tiết học trong môn To¸n ë líp 1. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: - Tính mới, tính sáng tạo: Đối với học sinh Tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Thay đổi động hình, chống mệt mỏi; tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học; phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập sẽ được diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Lần đầu tiên đề tài đề cập đến dạy lồng ghép hoạt động trò chơi một cách hệ thống kết hợp lựa chọn hình thức tổ chức dạy học linh hoạt để nâng cao hiệu quả học m«n To¸n cho häc sinh líp 1. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến này có thể áp dụng với tất cả các dạng bài của các môn häc. Đồng thời có thể áp dụng đối với tất cả các lớp của tiểu học. - Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội) Triển khai đề tài ít tốn kém, không mất quá nhiều thời gian đầu tư, dễ nhân rộng, bồi dưỡng giáo viên tập trung, rèn được trực tiếp các kĩ năng tư duy, phán đoán, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh. Kiến An, ngày 8 tháng 2 năm 2017 Người viết đơn Nguyễn Thị Thu Hiền PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN KIẾN AN TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC SƠN BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI TRONG HỌC TẬP VÀ DẠY HỌC Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục Tiểu học Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn Nơi công tác: Trường Tiểu học Ngọc Sơn- Kiến An Ngày 8 tháng 2 năm 2017 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Nâng cao kết quả học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động trò chơi trong học tập và dạy học. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền Ngày/ tháng/ năm sinh: 10/08/1964 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ chuyên môn - Trường Tiểu học Ngọc Sơn- Kiến An Điện thoại: DĐ: 0989.439.488 3. Đồng tác giả (Không) 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Ngọc Sơn- Kiến An Địa chỉ: Phường Ngọc Sơn- Kiến An- Hải Phòng Điện thoại: 0313 877968 I. Mô tả giải pháp đã biết: 1. Tính cấp thiết: Chơi là một nhu cầu cần thiết của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập của học sinh giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tự giác, tích cực, rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Sử dụng trò chơi toán học làm cho quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi giúp kích thích sự hứng thú, tò mò của học sinh về chủ đề sắp học. Học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên gần gũi với mình, không khí lớp học vui vẻ, tràn ngập sự chờ đợi thích thú. Trò chơi học tập được xem như là một thủ thuật cũng như biện pháp cũng cố kiến thức cho học sinh. Trò chơi học tập có thể được tổ chức trong tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau mỗi bài học, khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp. 2. Những tồn tại + Với giáo viên: Còn gặp nhiều lúng túng khi chuyển các dạng bài tập sang sang hình thức trò chơi học tập. Trình độ ứng dụng CNTT, kĩ năng tổ chức trò chơi của một số giáo viên còn hạn chế . + Với học sinh: Thường mất trật tự, ồn ào khi tham gia. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 1. Tính mới, tính sáng tạo: Đối với học sinh Tiểu học, chơi cũng là một nhu cầu không thể thiếu được. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Thay đổi động hình, chống mệt mỏi; tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học; phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Khi chơi, trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ là mình đang học. Sự “khô khan” của giờ học Toán do đó sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập sẽ được diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Lần đầu tiên đề tài đề cập đến dạy lồng ghép hoạt động trò chơi một cách hệ thống kết hợp lựa chọn hình thức tổ chức dạy học linh hoạt để nâng cao hiệu quả học m«n To¸n cho häc sinh líp 1. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức. 2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến này có thể áp dụng với tất cả các dạng bài của các môn học. Đồng thời có thể áp dụng đối với tất cả các lớp của tiểu học. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: a. Hiệu quả kinh tế: - Tiết kiệm tiền của mua đồ dùng, thiết bị dạy học cho phụ huynh học sinh và nhà trường. Vì đồ dùng để tổ chức trò chơi chỉ là những đồ dùng học tập có sẵn như: phấn, bảng, giấy, bút.... b. Hiệu quả về mặt xã hội: Sáng kiến dễ nhân rộng, vận dụng mô hình này đã rèn luyện cho các em tính tự tin trong học tập, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi giữa các cá nhân với cá nhân, các nhóm, các tổ học tập với nhau. Học sinh tự tin hơn trong học tập, tạo tinh thần học tập thoải mái, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. Giúp học sinh tiếp cận với kiến thức bài học một cách tự nhiên, dễ dàng. c. Giá trị làm lợi khác: Trong quá trình thực hiện giáo viên có thể tiếp tục chỉnh sửa, thay thế, bổ sung trò chơi cho phù hợp với thực tế lớp học hoặc các môn học khác nhằm hoàn thiện hơn các giáo án góp phần phát huy tính sáng tạo của giáo viên. ThiÕt kÕ nghiªn cøu I. Mét sè nguyªn t¾c khi tæ chøc trß ch¬i. - Khi tæ chøc trß ch¬i trong giê To¸n 1 cần bảo đám các yêu cầu: + Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học. + Phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh. + C¸ch tæ chøc trß ch¬i cÇn dÔ dµng, tho¶i m¸i, l«i cuèn ®-îc nhiÒu häc sinh tham gia vµ g©y høng thó cho häc sinh. + Không để thời gian chơi kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú. + Luôn quan tâm khích lệ, động viên, tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ lúng túng khi chơi. + Trß ch¬i nh»m cñng cè mét néi dung to¸n häc mµ häc sinh cÇn ph¶i lÜnh héi. II. Một trò chơi học tập thường được tiến hành: - Giới thiệu trò chơi: + Nêu tên trò chơi. + Mục đích + Chuẩn bị + Cách chơi - Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả, vừa thực hành. + Phân chia nhóm chơi. - Chơi thử. - Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử. - Chơi thật. Có hình thức “phạt” vui nhẹ nhàng những HS phạm luật chơi. + Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự. - Giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. III- Mét sè trß ch¬i häC tËP. A . Trò chơi khởi động đầu giờ học: - Áp dụng vào đầu c¸c tiết của buổi học: để ôn bài cũ hoặc giới thiệu bài mới. - Thời gian chơi : khoảng 3 – 5 phút. - HS ch¬i ®Çu giê häc ngoµi môc ®Ých «n l¹i kiÕn thøc cò, cßn t¹o kh«ng khÝ tho¶i m¸i, t©m thÕ vui vÎ ®Ó b-íc vµo häc bµi míi. 1. Trò chơi: CÂU CÁ BỎ GIỎ Mục đích: Củng cố về cấu tạo số trong phạm vi 10. Chuẩn bị: GV chuẩn bị các giỏ bằng mây hoặc các hộp giấy có trang trí hoa văn hấp dẫn. Mỗi giỏ cao 20 cm, đường kính 10cm. Cắt hình con cá giấy màu xanh, đỏ, vàng có ghi các số từ 1 đến 9. Ứng với mỗi chữ số cắt khoảng 10 con cá màu sắc khác nhau, kích thước cũng khác nhau. Một hộp dây chun để buộc. Cách chơi: Chọn 3 đội, mỗi đội 2 bạn, giao cho mỗi đội một cái giỏ hoặc một hộp. Để toàn bộ số cá đã chuẩn bị lên một mặt bàn rộng (mặt bàn hình tròn thì càng tốt). Mỗi đội sẽ tìm nhặt những con cá để gộp lại thành những “xâu cá” mà mỗi “xâu cá” gồm các con cá có các số cộng lại là 10, sau đó sẽ buộc lại và bỏ vào giỏ. Sau 5 phút đội nào có được nhiều “xâu cá” nhất thì đội đó thắng cuộc. 2. Trò chơi: XẾP ĐÚNG THỨ TỰ Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10. Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó ghi các số 0; 6; 3; 8; 5 (dạng quân bài) Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. Gv ra hiệu lệnh: “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi bạn xếp lại các quân bài theo hiệu lệnh của GV. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. 3. Trò chơi: TRÁNH SỐ 3 Mục đích: Củng cố về đếm trong phạm vi 100 Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Các bạn ngồi thành vòng tròn (hoặc theo vị trí có sẵn trong lớp học), lần lượt đếm theo một chiều đã xác định, bắt đầu từ một bạn nào đó: “một”. “hai” .... Đến lượt bạn nào đếm đến “ba” hoặc đến các số có có chữ số 3 (13, 23, 33, 43,...) thì phải tránh số theo quy định là số “cấm kị” và nêu số liền sau số “cấm kị” đó, chẳng hạn sau số 2 banjphair đếm đến 4, hoặc sau số 12 bạn phải đếm đến số 14... Ai vi phạm điều phải “tránh”, chót nêu số “cấm kị” thì coi là phạm luật, bị phạt nhảy lò cò (hoặc chạy một vòng...). Sau đó bạn bị phạt đếm đầu tiên “một” và cuộc chơi lại tiếp tục. 4. Trò chơi: ĐỐ BIẾT SỐ NÀO Mục đích: Củng cố về cấu tạo thập phân của các số có hai chữ số. Củng cố về so sánh, thứ tự các số trong phạm vi 100. Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng gài số, 11 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (trong bộ đồ dùng học Toán 1) Cách chơi: cả lớp cùng chơi. GV ra hiệu lệnh, yêu cầu cả lớp nêu các số theo hiệu lệnh của GV, chẳng hạn như: - Số gồm 3 chục và 5 đơn vị. - Số gồm 8 đơn vị và 2 chục. - Số liền trước số 40. - Số liền sau số 99. - Số bé nhất có hai chữ số. - Số lớn nhất có một chữ số. Cả lớp lấy các tấm bìa ghi số, gài vào bảng tạo thành số theo mỗi hiệu lệnh của GV, rồi giơ lên. Bạn nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò hoặc đứng lên, ngồi xuống tại chỗ ba lần....) 5. Trß ch¬i : AI NHANH - AI THÔNG MINH Mục đích: Củng cố lại các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 Chuẩn bị: Bảng con Cách chơi: Trß chơi này học sinh có thể chơi trong nhóm hay cả lớp. GV đưa ra một số bất kì, các nhóm cùng thi đua nhau viết các phép tính có kết quả là số GV đó cho. Bạn/ nhóm nào viết xong trước là nhóm thắng cuộc. 6. Trß ch¬i : HÁI HOA TOÁN HỌC - GV chuÈn bÞ mét sè c©u hái cã liªn quan ®Õn kiÕn thøc bµi tr-íc. Häc sinh lªn h¸i hoa ®Ó tr¶ lêi c©u hái. NÕu häc sinh tr¶ lêi ®óng ®-îc tuyªn d-¬ng hoÆc nhËn quµ. 7. Trò chơi : TRUYỀN ĐIỆN - HS tiến hành chơi trong nhóm, sau đó đại diện nhóm lên chơi trứơc lớp. Trò chơi giúp học sinh ôn lại kiến thức và có được phản ứng nhanh. - Cách chơi: Một học sinh đưa ra yêu cầu (tính nhẩm, hay cộng, trừ trong bảng, ....), đập tay vào bạn nào bạn đó phải trả lời thật nhanh. Nếu trả lời sai thì bị loại khỏi trò chơi. 8. Trò chơi: ĐỐ NHAU TÌM SỐ CHƯA BIẾT Mục đích: Luyện tập làm tính nhẩm (cộng và trừ) trong phạm vi 10 Cách chơi: Có thể từ 3 đến 10 bạn cùng chơi. Một bạn làm chủ trò điều khiển cuộc chơi. Chủ trò nêu lần lượt từng câu hỏi để tất cả suy nghĩ và trả lời. Các câu hỏi có thể là: - Tìm số sao cho khi cộng số đó với 3 thì được 7. - Tìm số sao cho khi lấy 9 trừ đi số đó thì được 4. - Tìm hai số để khi cộng chúng với nhau thì được kết quả là 6... Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. Bạn nào được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng. B. Trò chơi giữa tiết học.: - Những trò chơi này để tìm kiến thức mới hoặc để thực hành, giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và hiệu qủa hơn, tránh sự căng thẳng và nhàm chán trong giờ học thông thường. 1. Trò chơi: AI NHANH, AI KHÉO Mục đích: Củng cố kĩ năng làm tính cộng, rèn luyện khả năng quan sát và tô màu khéo léo của HS. Chuẩn bị: Gv chuẩn bị sẵn vào giấy khổ lớn hai hình vẽ như sau (nên vẽ bằng hai màu khác nhau vàng và đỏ chẳng hạn) Cách chơi: Đội vàng 4 bạn Đội đỏ 4 bạn. Chơi tiếp sức (hoặc chơi cá nhân). Yêu cầu tô các cánh hoa sao cho tổng các số ở cánh hoa cùng màu bằng số ở nhị, sau khi bạn lên trước tô xong về chỗ thì bạn tiếp theo mới được lên. Đội nào tô đúng, tô đẹp và xong trước thì đội đó thắng. 2. Trò chơi: ĐIỀN NHANH SỐ THÍCH HỢP Mục đích: Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng và tính chất của số 0, ứng dụng nhanh để điền được số thích hợp. Chuẩn bị: Gv chuẩn bị hai bảng viết sẵn như sau 5 + .... = 3 + ..... 7 + ..... = ..... +4 0 + .... = 2 + .... 15 + ... = 3 + ... 9 - .... = .... - 0 20 - 0 = 0 + ... Cách chơi: Lựa chọn hai đội, mỗi đội 6 bạn tham gia chơi, khi GV hô “ bắt đầu” và tính giờ thì hai đội bắt đầu tìm, ròi điền số thích hợp vào chỗ chấm (có thể phân công mỗi bạn làm một câu). Khi một đội xong trước thì hô “xong”, đội kia phải dừng lại. Gv cùng các bạn trong lớp kiểm tra lại. Đội nào hô xong và kiểm tra kết quả hoàn toàn đúng thì đội đó thắng cuộc. Nếu đội nào hô “xong” mà kết quả kém hơn đội kia thì đội đó vẫn bị thua. 3. Trò chơi: KIM ĐỒNG HỒ ƠI HIỆN RA MỤC ĐÍCH: Rèn kĩ năng xem giờ đúng và sự khéo tay, nhanh mắt cho HS lớp 1. Chuẩn bị: GV chuẩn bị giấy khổ lớn (nếu chơi đồng đội) hoặc photocopy cho cả lớp vào giấy khổ a4 (nếu chơi thi đua chọn một cá nhân xuất sắc) các hình vẽ sau đây: 5 giờ 12 giờ 9 giờ 6 giờ 3 giờ Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 5 bạn tham gia chơi, ở dưới cổ vũ. Khi GV hô ”bắt đầu” và tính giờ, trong 1 phút, 5 bạn của mỗi đội cần lên vẽ thêm một kim ngắn hoặc kim dài (hoặc có thể cả hai kim) vào mặt đồng hồ đã có sẵn, sao cho các kim chỉ đúng giờ đã ghi ở bên dưới mỗi đồng hồ. Hết 1 phút, cả hai đội cùng dừng ngay. GV cùng cả lớp sẽ xem xét để quyết định xem đội nào thắng cuộc (chú ý các đội ở trên đang vẽ kim thì cả lớp ở dưới có thể hô “Kim đồng hồ ơi, mau hiện ra”. Cứ thế lặp lại cho hết 1 phút. 4. Trò chơi : ĐỒNG HỒ CHỈ ĐÚNG GIỜ Mục đích: Củng cố về xem đồng hồ, bước đầu có hiểu biết về thời gian gắn với sinh hoạt hằng ngày của HS. Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị một mô hình đồng hồ ( trong bộ đồ dùng học Toán 1) Cách chơi: Chơi theo từng cặp hai bạn, cử một bạn làm trọng tài để chấm điểm. Một bạn nói, chẳng hạn: “Tôi dậy lúc 6 giờ”, bạn kia phải xoay kim để đồng hồ của mình chỉ đúng 6 giờ, rồi nói lại với bạn mình, chẳng hạn: “Cả nhà tôi ăn trưa lúc 12 giờ”. Bạn này lại phải xoay kim để đồng hồ của mình chỉ ddungs12 giờ. Cứ như thế, 2 bạn thay phiên nhau nêu thời gian thực hiện các công việc quen thuộc hằng ngày và chỉnh đồng hồ theo đúng giờ đã nêu. Bạn nào nêu nhanh và chỉnh đồng hồ đúng sẽ được khen thưởng. Bạn nêu chậm hoặc sai sẽ bị thua. C. Trß ch¬i cuèi tiÕt häc. - C¸c trß ch¬i nµy cã môc ®Ých cñng cè l¹i kiÕn thøc cña bµi häc. Gióp c¸c em kh¾c s©u kiÕn thøc mét c¸ch nhÑ nhµng vµ ghi nhí l©u h¬n. - Thêi gian cho c¸c trß ch¬i nµy th-êng tõ 3 ®Õn 5 phót. 1. Trò chơi : ĐỐ BIẾT HÌNH GÌ Mục đích: Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn. Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình. Chuẩn bị: Mỗi HS lấy sẵn 1 hình tròn, 1 hình vuông, 1 hình tam giác (trong bộ đồ dùng học Toán 1) đặt trên bàn. GV chuẩn bị dãy hình sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ): Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. -Gv đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đó cất đi. - Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra. - Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, xếp đẹp sẽ được thưởng. 2. Trò chơi : XẾP ĐÚNG THỨ TỰ Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10. Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó ghi các số 0 ; 6; 3; 8; 5 (dạng quân bài) 0 6 3 8 5 Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi bạn để sẵn các tấm bìa trên bàn. GV ra hiệu lệnh: “ Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi bạn xếp lại các quân bài theo hiệu lệnh của GV. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. 3. Trò chơi : LÀM TÍNH TIẾP SỨC Mục đích: Rèn kĩ năng làm tính cộng, tính trừ trong phạm vi 5. Chuẩn bị: GV vẽ sẵn trên bảng hai hình như sau Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi Gv ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho đội thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ năm lên điền kết quả phép tính cuối cùng vào ô tam giác cuối cùng. Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc. 4. Trò chơi : NÊU ĐÚNG KẾT QUẢ Mục đích: Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Rèn kĩ năng cộng trừ trong phạm vi 6. Chuẩn bị: Mỗi HS bày sẵn 7 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 6 trên bàn. 0 1 2 3 4 5 6 Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. GV nói, chẳng hạn: “1 cộng 5”, “3 thêm 2”, “6 trừ 4”, “5 bớt đi 2” ,... HS thi đua giơ các tấm bìa ghi kết quả tương ứng ( 6; 5; 2; 3;...) HS nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò hoặc đứng lên ngồi xuồng tại chỗ 3 lần...) 5. Trò chơi : THI DỰNG NHÀ THỎ THEO BẢN VẼ Mục đích: Củng cố cách nhận dạng hình tam giác, hình vuông và tập ứng dụng. Chuẩn bị: GV vẽ lên giấy khổ lớn hình một ngôi nhà. Chuẩn bị 2 tấm bìa phẳng cho 2 đội, trên đó đã cắm sẵn 11 cái đinh, 2 bó dây chun (mỗi đội 1 bó) Cách chơi: Chọn 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 3 bạn. Cả lớp có thể quây tròn xung quanh theo dõi và cổ vũ 2 đội; các bạn sẽ dùng một chun để dựng nóc nhà hình tam giác; dùng một chun để dựng thân nhà (hình vuông) trong 2-3 phút. Đội nào xong trước, nhà đẹp thì thắng cuộc. 6. Trò chơi: HOA TỎA SẮC Mục đích: Cung cố phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ. Chuẩn bị: GV vẽ sẵn lên giấy khổ lớn hai chậu hoa gồm một số bông hoa (như hình vẽ), tô màu đẹp. Viết ở bên dưới mỗi chậu một bộ các số và dấu như sau: Cạnh chậu 1 ghi: 12 ; 17 ; 5; các dấu >; = ; +; Cạnh chậu 2 ghi: 15 ; 11; 4; các dấu < ; = ; +; - Cách chơi: Chơi cá nhân (hoặc theo nhóm 5 bạn tiếp sức). Mỗi bạn lần lượt viết các phép tinh đúng hoặc những kết quả so sánh đúng giữa các số đã cho vào từng bông hoa. Trong vòng 3 phút, bạn nào (nhóm nào) viết được nhiều nhất và viết đúng thì là người thắng cuộc. Chú ý: GV có thể thay đổi các số và cá dấu ghi cạnh mỗi chậu hoa để tổ chức trò chơi tương tự. KÕt qña ®¹t ®-îc Qua mét thêi gian ¸p dông c¸c trß ch¬i vµo d¹y häc To¸n, t«i thÊy chÊt l-îng ë líp t«i tiÕn bé râ rÖt. Tõ chç c¸c em häc sinh líp t«i Ýt høng thó víi m«n To¸n, giê ®©y c¸c em say s-a, phÊn khëi, yªu thÝch vµ mong chê ®Õn tiÕt to¸n. Vận dụng c¸c trß ch¬i trong tiÕt häc giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, làm cho c¸c em được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng, góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh ở bậc tiểu học. KÕt luËn Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học:" Học sinh Tiểu học luôn luôn hiếu động, ham chơi thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán". Đối với trẻ trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan điểm:“ Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học” là phù hợp với học sinh trường tiểu học . Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình học toán ở tiểu học, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như sau: - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, học sinh ham học và gây hứng thú trong học tập . - Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình . - Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa đầy thú vị, bổ ích. Hoạt động ngoại khóa diễn ra rất đa dạng, phong phú tùy theo cách tổ chức, điều khiển hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng học tập của các em đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học: “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.” Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi không làm cho tiết học nặng nề nhàm chán. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. 2. Đề xuất ý kiến. - Đối với giáo viên: Phải học hỏi, tham khảo nhiều về chuyên môn, phương pháp giải các bài tập để làm phong phú thêm phương pháp và nội dung giảng dạy. Cần chuẩn bị tốt các đồ dùng phục vụ việc dạy và học. Ngoài ra cần có những buổi họp mặt, trao đổi kinh nghiệm trong khối, giúp cho việc dạy ngày càng có chiều hướng tốt hơn. - Đối với học sinh: Muốn nâng cao chất lượng học tập cần có thời gian xem bài, củng cố luyện tập thường xuyên. Động viên các em siêng năng học tập, rèn luyện kĩ năng sau khi tiếp thu bài mới. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC SƠN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Xác nhận) Nguyễn Thị Thu HIền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan