Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng d...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường tiểu học

.DOC
20
1
147

Mô tả:

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học”. 1. Lý do chọn đề tài: Xã hội hóa công tác giáo dục là một chủ trương và là một cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước ta. Xã hội hóa góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để nhà trường sớm có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho việc dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Ngoài ra, xã hội hóa còn là điều kiện giúp các em nghèo có đủ điều kiện đến trường học tập, vui chơi; các em được hưởng thụ môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Đó là điều làm cho tất cả các bậc cha mẹ học sinh an tâm khi gửi con em mình vào trường học tập. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài: “Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Cầu Khởi A”. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: a/ Đối tượng: Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Cầu Khởi A. b/ Phương pháp: Phương pháp điều tra - phương pháp quan sát - phương pháp phỏng vấn thâm nhập thực tiễn, trao đổi với các khách thể nghiên cứu - phương pháp tham khảo tài liệu. 3. Đề tài đưa ra giải pháp mới: Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được phát triển trên diện rộng, huy động mọi tổ chức đoàn thể nhân dân trên địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều mặt cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Hoạt động xã hội hóa giáo dục phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng và công khai, phải tạo được niềm tin đối với các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh, nhân dân bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 1 4. Hiệu quả áp dụng: Qua thực hiện tốt công tác xã hội hóa đã giúp nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy, có nhiều giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong các hội thi, tỉ lệ học sinh lưu ban giảm, không có học sinh bỏ học. 5. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến kinh nghiệm này đã thực hiện tốt tại đơn vị trường tiểu học Cầu Khởi A và có thể áp dụng cho các đơn vị khác thực hiện. 2 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có giá trị cao, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, trong đó giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng, là chủ thể quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và nêu lên phương hướng, mục tiêu đến năm 2010. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đưa vào thực hiện chiến lược “Đổi mới, căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Vì thế là một cán bộ quản lý giáo dục trong trường Tiểu học, để thế hệ tương lai của đất nước phát triển kịp thời với xu thế thời đại. Hằng năm, tôi đều xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, các ban ngành đoàn thể địa phương để thực hiện công tác xã hội hóa giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học. Xã hội hóa công tác giáo dục là một chủ trương và là một cuộc vận động lớn của Đảng, của Nhà nước ta. Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa của Hiệu trưởng nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao 3 chất lượng dạy và học góp phần phát triển nền giáo dục của địa phương. Chính vì thế mà tôi chọn viết sáng kiến: “Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Cầu Khởi A”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hạn chế học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Đối tượng nghiên cứu: a. Đối tượng: Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Cầu Khởi A. b. Khách thể: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và một số khách thể khác tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục của trường Tiểu học Cầu Khởi A. 4. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học Cầu Khởi A. Sự phối hợp của các đoàn thể, cha mẹ học sinh, các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trường quản lý, để phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn thâm nhập thực tiễn, trao đổi với các khách thể nghiên cứu. 4 - Phương pháp tham khảo tài liệu. 6. Giả thuyết khoa học: Công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội thì việc cần đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa về công tác xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết và sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 5 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Vấn đề xã hội hóa giáo dục hiện nay: Ngành giáo dục luôn khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học tập. Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Sự định hướng mang tính cách mạng và năng động đối với nền kinh tế quốc gia, tất yếu đặt ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển giáo dục. Đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng phải đổi mới cách nhìn nhận về vị trí, vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa phát triển giáo dục lại một lần nữa ngày càng phát huy ưu thế của nó. Việc “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân cùng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc phòng toàn dân dưới sự quản lý của nhà nước” đã trở nên vô cùng bức thiết. Đảng ta đã khẳng định “xã hội hóa” là một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1996) chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Đến Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX, Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006) đã chỉ rõ: “Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,… để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Nội dung cơ bản của xã hội hóa giáo dục bao gồm hai khía cạnh song hành quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đó là: 6 Thứ nhất, mọi tổ chức, mọi tập thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng. Thứ hai, mọi người dân trong cộng đồng đều có thể tận dụng cơ hội để có cơ hội học tập và tham gia phát triển giáo dục, học để lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Xã hội hóa giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường Tiểu học Cầu Khởi A được thành lập từ năm 1991 theo quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 1991 của Ủy ban nhân dân huyện Dương Minh Châu. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2006 theo Quyết định 308/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Hiện trường có 18 lớp giảng dạy 2 buổi/ngày, tổng số 525 học sinh, trong đó có 5 lớp bán trú. Tổng số cán bộ, công chức của đơn vị hiện nay là 35 người, có 28 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trường có chi bộ độc lập gồm 15 đảng viên. Tổng diện tích khuôn viên trường: 10.679m2, điểm chính 6.645m2, điểm phụ 4.034m2. Có 22 phòng học và 9 phòng chức năng. Khuôn viên trường khang trang, sạch đẹp, thoáng mát, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản lí, giảng dạy và học tập. Giáo viên luôn tâm huyết với nghề, quan tâm giúp đỡ từng học sinh, luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp cho chất lượng giảng dạy của trường ngày càng đi lên. Thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ngành đã đề ra dựa trên tình hình thực tế của đơn vị và địa phương. Qua nhiều năm phấn đấu, trường đạt nhiều thành tích cao trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, đạt Lá cờ đầu ngành giáo dục của tỉnh năm 2009, 7 Bằng khen Chủ tịch tỉnh, Bẳng khen của Bộ GD&ĐT, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Tất cả những thành quả đạt được nêu trên, đó là nhờ sự chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, chi bộ nhà trường, sự đoàn kết, tâm huyết của tất cả cán bộ, công chức, viên chức của trường. Bên cạnh, nhà trường còn được sự quan tâm của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tất cả các bậc cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân cùng các doanh nghiệp đã hỗ trợ rất nhiều về tài lực, vật chất cho nhà trường. Đây là thế mạnh giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giảng dạy, phong trào thi đua, các hội thi hội thao, trang thiết bị đồ dùng dạy học, mua sắm cơ sở vật chất,… Đặc biệt là quỹ khuyến học, khuyến tài giúp đỡ học sinh nghèo có đủ điều kiện đến trường học tập, vui chơi; khen thưởng, động viên học sinh giỏi, học sinh năng khiếu có động lực học tốt hơn nhằm hạn chế tối thiểu học sinh lưu ban, học sinh bỏ học giữa chừng. 3. Nội dung vấn đề 3.1. Vấn đề đặt ra Trường tiểu học Cầu Khởi A là một trong những trường tiểu học thuộc vùng nông thôn, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân ở đây sống bằng nghề nông và làm công nhân cao su, một số ít làm nghề tiểu thương, vì thế còn không ít học sinh của trường gặp khó khăn, thiếu thốn khi cắp sách đến trường. Mặc dù điều kiện khó khăn như thế nhưng nhà trường luôn được sự chỉ đạo sâu sắc của các cấp chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo, sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh và với sự đoàn kết, tâm huyết với nghề, sự cống hiến không mệt mỏi của cán bộ, công chức, viên chức của trường nên năm 2006 nhà trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Từ đó đến nay tập thể nhà trường không ngừng phấn đấu trong công tác quản lý, giảng dạy để mang về cho đơn vị nhiều giấy khen, bằng khen và huân chương lao động, giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc suốt nhiều năm liền. 8 - Về cơ sở vật chất của trường được ngân sách nhà nước đầu tư khá đầy đủ, bộ mặt nhà trường tương đối khang trang nhưng trong suốt gần 10 năm đạt chuẩn quốc gia, trong quá trình sử dụng thì một số công trình bị xuống cấp, trang thiết bị đồ dùng dạy học bị hao mòn, mặc dù hàng năm ngân sách Nhà nước đều cấp bổ sung để xây thêm phòng học, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất. Với sự đầu tư như thế cũng chưa đủ để đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường. Đây là một vấn đề nan giải và trăn trở nhiều nhất trong quá trình lãnh đạo điều hành đơn vị của tôi trong nhiều năm qua. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nhà trường có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên, nguồn kinh phí để phục vụ cho các mặt hoạt động phong trào; kinh phí để khen thưởng động viên giáo viên và học sinh; kinh phí để giúp đỡ học sinh nghèo có đủ điều kiện đến trường học tập, vui chơi; cảnh quan môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp” và an toàn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường. - Từ những vấn đề cần thiết về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế”. Nên hàng năm tôi đều phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục trình lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để đưa vào thực hiện có hiệu quả đó là phương châm như lời Bác Hồ đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính vì thế mà năm học 2014-2015 này tôi mạnh dạn thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình để chia sẻ với các bạn đồng nghiệp đó là: “Kinh nghiệm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Cầu Khởi A”. 3.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết * Giải pháp 1: Công tác tham mưu Là Hiệu trưởng nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: cần trình bày giải thích để 9 chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha mẹ các em học sinh hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục học sinh của trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực; cụ thể nếu trang thiết bị được sửa chữa bổ sung kịp thời tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục các em ngày càng tốt hơn. Vì vậy, tôi đã tham mưu với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các bậc phụ huynh, các ban ngành đoàn thể, các mạnh thường quân,… thống nhất chủ trương cho tiến hành bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu; kinh phí khen thưởng, giúp đỡ học sinh nghèo do Ban đại diện cha mẹ các em phụ trách. * Giải pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền Trước tiên tôi phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các ban ngành đoàn thể về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước đối với công tác đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các đoàn thể, các buổi tổ chức lễ hội. Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường về các hoạt động hội thi, lễ hội, các phong trào của nhà trường, tuyên truyền nêu gương tốt của các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào xã hội hóa giáo dục. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phối hợp với trạm y tế, ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền về kiến thức phòng chống các dịch bệnh, về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là học sinh bán trú. Trong năm học, tôi chú trọng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia các hội thi như: “Đồ dùng dạy học tự làm” “Tiếng hát giáo viên”, “An toàn giao thông, “Tiếng hát vành khuyên”, “Viết chữ đẹp”, “Giải toán qua mạng Internet”, “Olympic Tiếng Anh”, “Hội khỏe Phù Đổng”, 10 “Vẽ tranh” và tổ chức các trò chơi dân gian trong những dịp lễ, tết, các ngày lễ lớn trong năm học, góp phần tạo sự chuyển biến trách nhiệm của các bậc cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân nhằm đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục của trường. * Giải pháp 3: Tạo uy tín và khẳng định chất lượng của nhà trường Sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực của nhà trường và sự phấn đấu của mỗi thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy, phải biến trình tự giảng dạy của thầy cô thành trình tự học học tập của học sinh. Tạo một bầu không khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Phải xây dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy học trò, phải giảng dạy bằng cả tình thương và trách nhiệm của mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến lớp đến trường. Phải làm tốt công tác vận động cha mẹ học sinh sẵn sàng đóng góp ủng hộ nhà trường, vì sự nghiệp giáo dục và vì tương lai con em. Đối với nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một cách nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động: “Hai không” với bốn nội dung do Ngành giáo dục phát động. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng thật. Xây dựng trang web để quảng bá hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn trong và ngoài huyện để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh học sinh và kết quả sau mỗi tháng, học kỳ, cả năm về những thành tích nổi bật, sự tiến bộ của học sinh đến cha mẹ các em. Đồng thời cũng thông báo kịp thời những học sinh có những biểu hiện không tốt trong học tập và rèn luyện đến cha mẹ học sinh biết để kịp thời có biện pháp phối hợp giáo dục các em. 11 * Giải pháp 4: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết về nhận thức của Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh, từ đó làm cho học sinh hiểu, tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình. Vì vậy, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài, có tâm; mặc khác, nhà trường thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức quản lí giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vị bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của cha mẹ học sinh,… Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thực hiện nghiêm túc đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” với thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. * Giải pháp 5: Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm Chủ trương của nhà trường là tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cho toàn bộ khuôn viên trong và ngoài lớp học tạo sự hứng thú cho học sinh học tập và vui chơi đúng với ý nghĩa “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” từ đó tôi vận động cha mẹ học sinh tặng ghế đá để các em ngồi trong giờ ra chơi, trồng cây xanh, cây kiểng ngoài sân, nhờ vậy khuôn viên trường tạo được màu xanh tươi mát. Ngoài sân chơi được bê tông hóa, cổng trường được rải đá mi. Tất cả đã tạo nên được một môi trường thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 12 * Giải pháp 6: Nâng cao chất lượng dạy và học Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội… Tích cực thực hiện các biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày đối với lớp bán trú giúp các em khỏe mạnh, phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh giá sức khỏe các em theo định kỳ. Nhà trường tổ chức thực hiện tốt các quy định về giảng dạy và học tập của ngành, chủ động trong kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các tổ chuyên môn có kế hoạch hoạt động và tổ chức sinh hoạt đều đặn theo định kỳ, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động của các thành viên trong tổ, thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Đa số giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn trên chuẩn, tỷ lệ bố trí giáo viên đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng theo quy định của ngành. Giáo viên tham gia tốt hội giảng các cấp, có nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp huyện, tỉnh. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức cho học sinh nhà trường còn chú trọng về việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều hình thức như trong giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian trong các ngày lễ hội, cho các em tham quan về nguồn, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa địa phương, tham gia vẽ tranh “Em yêu lịch sử Việt Nam”, vẽ tranh về “môi trường”. Thông qua việc giáo dục toàn diện nên chất lượng học sinh có đạo đức tốt đạt 100%, học sinh có học lực khá giỏi đạt trên 80%, tỷ lệ học sinh yếu dưới 1%, không có học sinh bỏ học giữa chừng đã góp phần duy trì chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. * Giải pháp 7: Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí xã hội hóa 13 Ngoài chế độ quy định về các khoản thu, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp chủ động họp bàn với Ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp đề xuất xây dựng quỹ hội, quỹ khuyến học từ sự đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân đề ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị cha mẹ học sinh toàn trường. Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh phí. Nhà trường củng cố vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường, giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các mục đích công khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, đề ra giải pháp khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường. 4. Kết quả đề tài Theo số liệu chứng minh cho thấy qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực hiện trong nhà trường thì kết quả xã hội hóa giáo dục đạt được cụ thể như sau: - Quỹ sửa chữa, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học, hoa kiểng: 95.000.000 đ (chín mươi lăm triệu đồng). - Quỹ khen thưởng giáo viên và học sinh: 142.500.000 đ (Một trăm bốn mươi hai triệu năm trăm nghìn đồng). - Lắp đặt máy vi tính cho học sinh học Tin học: 67.540.000 đ (Sáu mươi bảy triệu năm trăm bốn mươi nghìn đồng). - Xây khu nhà tắm cho học sinh bán trú: 37.000.000 đ (Ba mươi bảy triệu đồng). - Xây một căn nhà cho học sinh nghèo: 45.000.000 đ (Bốn mươi lăm triệu đồng). - Phát 59 xuất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi: 29.600.000 đ (Hai mươi chín triệu sáu trăm nghìn đồng). 14 - Tặng 07 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo không có phương tiện đi lại: 8.000.000 đ (Tám triệu đồng). - Tặng 1.070 quyển tập cho học sinh nghèo vào dịp khai giảng năm học mới 5.350.000 đ (Năm triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng). Ngoài ra mạnh thường quân còn tặng cho nhà trường 20 ghế đá trị giá 6.000.000 đ (Sáu triệu đồng) và gắn một máy camera trị giá 14.000.000 đ (Mười bốn triệu đồng). Tổng số tiền xã hội hóa năm học 2013-2014 và đầu năm học 2014-2015 là: 449.990.000 đ (Bốn trăm bốn mươi chín triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng). Từ cách nghĩ, cách làm công tác xã hội hóa giáo dục của trường đã thu hút được sự tham gia của các nguồn lực xã hội, xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp, thân thiện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Có được những thành tích trên trước hết phải nói tới nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ năm học, của lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường đã biết làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Từ đó có một kế hoạch tỉ mỉ, cụ thể để cùng xúc tiến một lúc đồng thời ra quân tạo nhận thức sâu sắc tới các lực lượng xã hội để giúp đỡ, giúp đỡ cái gì và cần số tiền là bao nhiêu phù hợp với khả năng nhà trường cũng như địa phương. Mọi vấn đề khi đưa ra bàn bạc cũng như tiến hành đều phải hết sức trong sáng, mọi việc phải được công khai, có kiểm tra chặt chẽ, cụ thể và chi tiết. Đặc biệt, vấn đề tài chính phải hết sức rạch ròi, tránh việc tư túi và “Thương mại hóa” trong vấn đề giáo dục, tạo uy tín đối với các bậc cha mẹ học sinh của trường cũng như các cấp lãnh đạo địa phương, sau đó chính bản thân phải là người trọng tài hết sức công tâm trong điều hành công việc. 5. Phạm vi áp dụng Với những suy nghĩ trên tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đến các đoàn thể, các mạnh thường quân trên địa bàn Cầu Khởi và ngoài huyện cùng với cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh tại nhà trường đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Từ khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt 15 được các kết quả khả quan nhằm hỗ trợ cho nhà trường tu bổ cơ sở vật chật, hỗ trợ công tác chuyên môn, khen thưởng giáo viên và học sinh, giúp đỡ học sinh, nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh thuộc con em gia đình chính sách,… với số tiền huy động được là 449.990.000 đ (Bốn trăm bốn mươi chín triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng). 16 6. Các hình ảnh minh họa: 6.1. Cổng trường xanh- sạch- đẹp 6.2. Phòng tin học 6.3. Mái ấm học sinh nghèo 6.4. Khu nhà tắm học sinh lớp bán trú 17 III. KẾT LUẬN Tôi vận dụng sáng kiến của bản thân tôi và tuyên truyền tới các giáo viên chủ nhiệm các khối lớp và hội đồng giáo dục trong nhà trường vào thời điểm họp tổ, họp chuyên môn, họp hội đồng sư phạm để các thầy cô giáo vận dụng kinh nghiệm này làm công tác xã hội hóa giáo dục rất tốt, mỗi giáo viên có mối quan hệ rất rộng bởi vì họ có rất nhiều cha mẹ học sinh. Nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm làm tốt vai trò trách nhiệm của mình, coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình từ đó phụ huynh học sinh lại càng yên tâm, càng tin tưởng khi giao tương lai của con mình cho nhà trường. Nhận thức khéo léo với tinh thần dân chủ thực sự sẽ tạo được động lực lớn góp phần đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. * Bài học kinh nghiệm: Từ kết quả đạt được nêu trên, bản thân tôi nhận thấy: Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục cần phải thực hiện một số yêu cầu như sau: - Khiêm tốn học hỏi những người đi trước và đồng nghiệp. - Cần có những biện pháp mềm dẻo, việc làm phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng tham gia vào xã hội hóa giáo dục. - Bản thân phải yêu mến học sinh, tâm huyết nghề nghiệp, năng động sáng tạo, chủ động tìm tòi học hỏi, suy nghĩ, dám nghĩ, dám làm, chấp hành các quy chế, quy định của hiến pháp, pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ. - Mạnh dạn tự phê bình và phê bình, tiếp tục phấn đấu hơn nữa về mọi mặt đáp ứng mong mỏi của các bậc cha mẹ học sinh, các cấp lãnh đạo chính quyền cũng như các ngành đã đề ra. Ngoài ra, mỗi thầy cô giáo phải thật sự là một tuyên truyền viên bởi vì họ có mối quan hệ rất rộng và có rất nhiều cha mẹ học sinh. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý nhà nước của mình không chỉ huy động khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức, điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. 18 * Hướng phổ biến áp dụng đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm này đã thực hiện tốt tại đơn vị trường tiểu học Cầu Khởi A và có thể áp dụng cho các đơn vị khác thực hiện. * Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: Đề tài này tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong nhiều năm làm công tác quản lý. Hướng tới sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tốt nhất để công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển, đặc biệt là thực hiện chương trình dạy học “Trường học mới” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cầu Khởi, ngày 02 tháng 3 năm 2015 Người thực hiện Hồ Huy Hoàng IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ---–²—--- 1. Văn kiện đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, IX. 2. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH trung ương (khóa VIII). 3. Kết luận Hội nghị trung ương VI (khóa IX). 4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5. Luật giáo dục (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2005). 6. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. 7. Một số văn bản của Bộ Giáo dục ban hành hướng dẫn thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; xây dựng đề án “Quy hoạch phát triển công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010”. 19 8. Báo cáo công tác xã hội hóa giáo dục của UBND huyện Dương Minh Châu. TT NỘI DUNG TRANG I MỞ ĐẦU 1-2 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 1 4 Phạm vi nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 Giả thuyết khoa học 2 II NỘI DUNG 3-11 1 Cơ sở lí luận 3 2 Cơ sở thực tiễn 3-4 3 Nội dung đề tài 4-8 4 Kết quả đề tài 8-9 5 Phạm vi áp dụng 6 Hình ảnh minh họa 9 10-11 III KẾT LUẬN 12 IV Tài liệu tham khảo 13 V Mục lục 14 Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học 15 .............................................................................................................................. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan