Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn kinh nghiệm sắp xếp kho thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường tiểu họ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm sắp xếp kho thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường tiểu học

.PDF
18
943
58

Mô tả:

“Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” I. TÊN ĐỀ TÀI Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị gọn gàng trong nhà trường II. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lý luận: Thiết bị dạy học là trang thiết bị trọng yếu trong vấn đề dạy và học của nhà trường. Thiết bị dạy học góp phần quan trọng đến chất lượng dạy – học của giáo viên để nắm bắt và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đồng thời tham gia tích cực vào việc tự làm đồ dùng dạy học. Những năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học mà Sở Giáo dục đã phát động thì việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì thế để khuyến khích giáo viên xem việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học là cần thiết và thường xuyên thì việc giới thiệu cũng như trưng bày các thiết bị dạy học sao cho giáo viên dễ nhìn thấy và tiện lợi trong việc sử dụng là yêu cầu đặt ra hàng đầu. Ngoài ra việc bảo quản tốt thiết bị giáo dục để giáo viên có thể sử dụng được lâu dài cũng là vấn đề then chốt. Chính vì thế để đổi mới phương pháp quản lý cũng như sử dụng thiết bị giáo dục có hiệu quả Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho các bộ phận quản lý thiết bị giáo dục phải thường xuyên đổi mới phương pháp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Trường tiểu học Hướng Phùng nằm trên địa bàn xã Hướng Phùng, là xã vùng biên giới chủ yếu là bà con dân tộc Vân Kiều, đời sống nhân dân thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên đa số ở xa đến, đội ngũ học sinh đều là con của nông dân, đời sống tinh thần còn nhiều hạn chế. Với điều kiện của trường như vậy, năm học 2016 – 2017 lãnh đạo nhà trường tập trung đầu tư xây dựng Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Để kho thiết bị ngày càng đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Công tác thiết bị giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ thiết bị không chỉ nắm vững công tác bảo quản thiết bị mà còn phải có các kĩ năng quản lí thiết bị. Một điều rất đáng tiếc là trong một thời gian dài, tại trường tôi, việc quản lí sử dụng, thiết bị tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự cao. Thiết bị, đồ dùng dạy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa thu hút được giáo viên tới mượn. Nhân viên thiết bị nhiệt tình với công việc nhưng nghiệp vụ, kĩ năng còn rất nhiều hạn chế. Đồ dùng thiết bị nhiều nhưng sắp xếp chưa được khoa học, chưa gọn gàng và bắt mắt. Làm thế nào để nâng cao nhận thức, kĩ năng, nghiệp vụ công tác của nhân viên thiết bị … luôn là một câu hỏi day dứt trăn trở. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” xây dựng hệ thống CSVC cần thiết, TBDH đảm bảo. Sắp xếp kho thiết bị gọn gàng và ngăn nắp hơn.. Từ tầm quan trọng cấp thiết trên, riêng bản thân tôi là cán bộ thiết bị, với yếu tố quan trọng như vậy mà chuyên ngành đào tạo thiết bị trường học nói chung đã góp phần quan trọng trong tiến trình phục vụ công tác dạy và học của giáo viên và học sinh, thúc đẩy phần nào đó tự học và tự sáng tạo cho bản thân. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm sắp xếp kho thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Công tác thiết bị của nhà trường là một trong những công tác rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho bộ phận thiết bị của nhà trường là phải tham mưu với BGH xây dựng CSVC, thiết bị đảm bảo chất lượng, đề ra một số biện pháp quản lí TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có thể nói bất cứ ngành nào cũng vậy, sau một quá trình làm việc ở tại trường để củng cố kiến thức lý thuyết mà mình đã học, song vận dụng vào thực tiễn thì cần phải nắm được mục đích của giáo viên cần những gì. Có như vậy mới mong muốn kiểm nghiệm lại những kiến thức mà mình đã làm trong mấy năm trước để ứng dụng vào trong thực tế. Ngành thiết bị trường học cũng vậy, đây là một ngành hoàn toàn mới nhằm đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ thiết bị để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Với những công việc rõ ràng và cụ thể nhằm củng cố hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng đã học ở nhà trường đưa thiết bị vào áp dụng trong thực tế. Đồng thời còn tạo điều kiện cho các em học sinh hiểu sâu về thực tiễn, nắm bắt nhanh hơn, có hứng thú trong học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu: Sắp xếp kho Thiết bị khoa học, gọn gàng hơn. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Cán bộ Thiết bị Trường Tiểu học Hướng Phùng. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, thực nghiệm. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại kho Thiết bị Trường tiểu học Hướng Phùng, Xã Hướng Phùng, Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị. 7. Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2016 – 2017 Năm học 2017 – 2018 thực hiện vấn đề nghiên cứu xây dựng kho Thiết bị khoa học gọn gàng hơn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” III. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Nói đến thiết bị trường học , từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi để giáo viên mượn đồ dùng dạy học, và là nơi để cất giữ các cơ sở vật chất của nhà trường. Với mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào trong các hoạt động của nhà trường có chất lượng để “Sản phẩm” của mình làm nền móng thật vững chắc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và cấp tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục không phải là mối quan tâm của cá nhân nào, đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức định hướng cho học sinh hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm lĩnh tri thức mới. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1.Thuận lợi * Được sự quan tâm của BGH trường đối với công tác thiết bị đã trang bị cho một kho thiết bị dùng chung với tổng diện tích là 50m2. * Thiết bị được cấp đầy đủ, đồng bộ, có chất lượng khá tốt, được bảo quản chu đáo tiện cho người sử dụng. * Phần lớn giáo viên có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị dạy học, có sự đầu tư, nghiên cứu trước khi tiến hành các thí nghiệm trước các giờ lên lớp cần thiết phải sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học. 2.2.Khó khăn: * Một số thiết bị còn thiếu so với danh mục cấp. * Đa số các thiết bị được cấp không đạt, hạn sử dụng ngắn. * Ngay từ đầu năm học theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường.Theo đặc điểm chung và riêng của từng loại thiết bị, đồ dùng dạy học. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng bộ môn, từng giáo viên dạy các môn, tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu về cách thức giao nhận thiết bị và yêu cầu về sắp xếp quản lý các loại thiết bị, đồ dùng thí nghiệm phù hợp. 3. Các giải pháp thực hiện: Thứ nhất: Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học được trang bị. Ban Giám Hiệu nhà trường chỉ đạo nhân viên phụ trách thiết bị bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học phòng Thiết bị. Một số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng thiết bị phải tuân Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” theo một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Ví dụ như sắp xếp môn Toán lớp 5: Sắp xếp đồ dùng Thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người cán bộ cần tham mưu chỉ đạo sắp xếp khoa học, phải đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp thấp ở ngoài cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong. Những đồ vụn vặt những chi tiết nhỏ thì có thể để trong khay hoặc rá nhỏ,như nhiệt kế,các đồ dùng khác… Thứ hai: Các thiết bị là tranh ảnh, biểu bảng, bảng phụ…cần được treo vào các giá theo từng bộ môn cụ thể và được phân theo chương trình, theo từng tuần để giáo viên dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo. Theo dõi phân phối chương trình của từng môn, hết tuần này thì xếp tranh ảnh lại và treo ra phía cuối giá, rồi đưa tiếp tuần kế tiếp ra để thuận tiện cho việc dạy học. Những đồ dùng thường xuyên sử dụng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như: hoa chia nhóm, nam châm lá, nam châm cục, bút chỉ, máy chiếu…. Thứ ba: Thiết bị dạy học sắp xếp theo từng khối lớp.Tức là phân theo khu vực ví dụ như, thiết bị của khối 1 môn đạo đức lớp 1, đạo đức lớp 2,…vừa để trưng bày cho phòng thiết bị, vừa tạo điều kiện dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và mang tính khoa học của việ sắp xếp. Thứ tư: Phòng thiết bị phải đảm bảo an toàn. Đó là những đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn nhất là an toàn về điện và chống cháy.An toàn còn phải xét việc chống mối mọt, ẩm móc và chuột… Thứ năm: Phòng thiết bị phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Phòng Thiết bị là nơi để cho cán bộ giáo viên và học sinh đến mượn đồ dùng dạy học nên ngoài tiêu chuẩn về ánh sang, thông gió thoáng mát thì việc trưng bày đồ dùng hợp lý trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm thế tốt cho việc học tập của học sinh, tạo cho các em có hứng thú trong mỗi tiết học. Thứ sáu: Thiết bị dạy học được lập theo danh mục. Thiết bị và đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công tác bảo quản không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng thiết bị mới mua. Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ thấy , dễ lấy mỗi khi sử dụng. Ví dụ như: STT 1 2 Tên hàng MÔN TIẾNG VIỆT Tranh Tiếng Việt L4 - tranh nhựa Tranh Kể chuyện L4 - tranh giấy ĐVT SL bộ bộ 1 1 Đơn giá Thành tiền 1,147,000 171,000 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 1,147,000 171,000 4 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” 3 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 1 2 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 1 2 1 2 3 Tranh Tập Làm Văn L4 - tranh giấy MÔN TOÁN Bộ hình học nhựa Toán 4 (GV) Bảng Mét vuông - kẻ ô vuông Bảng nỉ Toán 4 Ê-ke nhựa 30-40-50 Compa nhôm Thước nhôm 0,5m Thước nhôm 1m dẹp Bộ Toán TH Lớp 4 (HS) MÔN ĐẠO ĐỨC Tranh Đạo Đức L4 - tranh nhựa Tranh Đạo Đức L4 - tranh giấy MÔN KHOA HỌC Tranh Khoa học L4 -tranh nhựa Tranh Khoa học L4 - tranh giấy Bộ DC Khoa học Lớp 4 MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ Bộ tranh Lịch sử 4 (bộ/3tờ) -tranh giấy couche Bộ bản đồ Lịch sử 4 (bộ/5tờ)-tranh giấy couche Bộ bản đồ Địa Lý 4 (2 tờ)-tranh giấy couche Bộ tranh Địa lý 4 (bộ/4tờ)-tranh giấy couche Tranh LS và Địa Lý 4 -tranh nhựa MÔN KỸ THUẬT Bộ lắp ghép MH kỹ thuật (GV) L4+L5 Bộ lắp ghép MH kỹ thuật 4 (HS) Bộ DC,VL cắt, khâu, thêu 4 (GV) Bộ DC,VL cắt, khâu, thêu 4 (HS) MÔN MỸ THUẬT Bộ tranh Mỹ Thuật 4 (bộ/7tờ) Tranh dân gian VN (thưởng thức MT4) MÔN ÂM NHẠC Bộ tranh Am Nhạc 4 (bộ/8tờ) Audio CD Am nhạc 4 Kèn phím bộ 1 116,000 116,000 bộ cái cái cái cái cái cái bộ 1 1 1 1 1 1 1 40 267,000 198,000 261,000 20,000 27,000 22,000 44,000 17,000 267,000 198,000 261,000 20,000 27,000 22,000 44,000 680,000 bộ bộ 1 1 122,000 78,000 122,000 78,000 bộ bộ bộ 1 1 1 526,000 90,000 1,167,000 526,000 90,000 1,167,000 bộ 1 47,000 47,000 bộ 1 133,000 133,000 bộ 1 58,000 58,000 bộ bộ 1 1 62,000 399,000 62,000 399,000 bộ bộ bộ bộ 1 40 1 40 622,000 50,000 306,000 83,000 622,000 2,000,000 306,000 3,320,000 bộ 1 109,000 109,000 bộ 1 89,000 89,000 bộ cái cái 1 1 3 124,000 39,000 778,000 124,000 39,000 2,334,000 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 14 15 Song loan Trống nhỏ nhựa 2 mặt + dùi Mõ Thanh phách MÔN THỂ DỤC Bộ tranh Thể dục 4 (bộ/10tờ Bóng rổ số 5 Bóng đá số 4 Bóng ném Ghế băng thể dục Đệm nhảy (1x0,25)m Đồng hồ bấm giây Cờ nhỏ Dây nhảy cá nhân Dây nhảy tập thể Thước dây 30m Quả cầu đá Còi Thể dục Bóng chuyền số 3 TỔNG CỘNG BỘ THIẾT BỊ DẠY HỌC LỚP 4 cái cái cái cặp 5 5 5 11 17,000 42,000 20,000 12,000 85,000 210,000 100,000 132,000 bộ trái quả quả cái cái Cái cái cái cái cái quả cái trái 1 5 10 20 1 4 1 10 20 2 1 20 2 5 156,000 130,000 156,000 14,000 1,717,000 439,000 183,000 7,000 14,000 31,000 111,000 9,000 5,000 97,000 156,000 650,000 1,560,000 280,000 1,717,000 1,756,000 183,000 70,000 280,000 62,000 111,000 180,000 10,000 485,000 22,605,000 Thứ bảy: Thiết bị dạy học phải được ghi vào sổ và ký mượn trả. Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải ký vào sổ theo dõi và khi trả phải kiểm tra lại đồ dùng xem có hư hỏng mất mát gì không. Nếu coi thường việc này sẽ dẫn đến tài sản thiết bị sẽ thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả mất nhiều công tìm kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo. Thứ tám: Trách nhiệm của Cán bộ - giáo viên – nhân viên Trách nhiệm của cán bộ: Thường xuyên kiểm tra(có biên bản kèm theo) việc mượn đồ dùng thiết bị dạy học, để cuối học kỳ đánh giá ý thức và phân loại thi đua giáo viên. Đối với giáo viên: Cuối tuần giáo viên và nhân viên phụ trách thiết bị chuẩn bị các thiết bị dạy học kịp thời cho tuần mới.Giáo viên và nhân viên phụ trách cùng hướng dẫn cho học sinh có ý thức giữ gìn tài sản của nhà trường, tác phong học tập nghiêm túc trong các tiết có sử dụng đồ dùng dạy học. Tổ chức các tiết dạy theo đúng từng môn học, quản lý sử dụng các thiết bị dạy học đảm bảo và đạt kết quả. Phát huy tính tích cực và tự giác tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần. Sau mỗi tiết học giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học, vệ sinh sạch sẻ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” Đối với cán bộ phụ trách thiết bị: Đây là yếu tố tiên quyết của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao chất lượng và sử dụng và khai thác thiết bị dạy học. Mặc dù bản thân tuy là nhân viên, được đào tạo chứng chỉ 2 tháng và làm công tác thiết bị được 4 năm. Tôi nhận thấy để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học người cán bộ phụ trách thiết bị dạy học phải có các yếu tó cơ bản sau: Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỷ năng xư lý nghiệp vụ công tác thiết bị trường học, phải hiểu được tấm quan trọng việc chuẩn bị các thết bị cho tiết dạy của thầy và tiết học của trò trong một tiết học hành công hay thất bại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ thiết bị phải nắm chắc kiến thức chuyên môn phương pháp dạy học có sử dụng thiết bị dạy học. * Để tổ chức hoạt động cho giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều, hiệu quả cao. Đầu năm học bộ phận quản lý thiết bị đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung và sửa chữa thiết bị. Như năm học 2016-2017 nhà trường đã mua được những đồ dùng như thế này: KẾ HOẠCH DỰ TRÙ MUA ĐỒ DÙNG - THIẾT BỊ DẠY HỌC NĂM HỌC 2016 - 2017 TT Tên Thiết Bị Số ĐVT lượng Đơn giá 1 Quả Địa Cầu 2 quả 200 000 2 Dây nhảy cá nhân 50 sợi 11 000 3 Bóng đá mi ni 3 quả 150 000 4 Cầu đá 50 cái 7 000 5 Bộ chữ dạy tập viết 7 bộ 122 000 Thành tiền 400,000 550,000 450,000 350,000 854,000 Ghi chú Đường kính tối thiểu 350mm,loại thông dụng, đế nhựa. Loại thông dụng Loại thông dụng Loại thông dụng Gồm 40 tờ, kích thước (210x290)mm dung sai 10mm, in từng chữ cái, chữ số trên giấy couché, định lượng 200g/m2. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” Gồm 17 tờ, kích thước (540x790)mm dung sai 10mm, Tranh kể in offset 4 màu 6 7 bộ 120 000 chuyện lớp 3 840,000 trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Tổng cộng 119 3,444,000 * Phối hợp với giáo viên và một số học sinh các lớp thu dọn và sắp xếp lại toàn bộ đồ dùng trong phòng thiêt bị cho thật khoa học, ngăn nắp và dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng, viết lại và gắn toàn bộ nhãn mác cho đồ dùng thiết bị của từng môn, từng lớp. Để thuận tiện trong việc tìm và mượn đồ dùng dạy học thì cần phải sắp xếp ngăn nắp, hợp lý các thiết bị dạy học. Đây chính là vấn đề cần thiết trong công tác cho và mượn thiết bị.Ví dụ như: Khối 1 các hộp đồ dùng thực hành cho học sinh bỏ riêng ra, của giáo viên bỏ riêng ra tranh ảnh bỏ theo thứ tự và treo th eo tuần. Tương tự các khối khác cũng như vậy. * Làm tốt công tác trao đổi thông tin thường xuyên với các giáo viên để nắm tình hình về chất lượng, số lượng và kịp thời xin cấp bổ sung để đảm bảo được có đủ đồ dùng, thiết bị để sử dụng thường xuyên nhất là đối với những loại thiết bị có hao hụt. * Cùng với giáo viên các bộ môn có nhiều đồ dùng thiết bị rà soát lại các danh mục đồ dùng đã được cấp từ những năm bắt xác định lại tính năng, tác dụng, hiệu quả của từng loại đồ dùng. * Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham mưu với BGH nhắc nhở giáo viên khi sử dụng đồ dùng thiết bị cần lưu ý phải vận chuyển nhẹ nhàng, sử dụng thận trọng, tránh đổ vỡ và nhắc nhở học sinh khi được trực tiếp sử dụng cũng cần phải thận trọng. Báo cáo kịp thời tình hình sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lên Ban Giám hiệu để có những chỉ đạo cũng như uốn nắn kịp thời, đảm bảo việc sử dụng thiết bị một cách thường xuyên và có hiệu quả. * Thường xuyên kiểm tra cụ thể và nhắc nhở giáo viên tron g việc ghi chép đầy đủ trong sổ mượn trả đồ dùng thiết bị, phiếu báo sử dụng thiết bị. Kiểm kê định kì gắn liền với việc mua bổ sung các loại thiết bị thiết yếu. Thường xuyên kiểm tra, xử lý ẩm móc, mối mọt, gỉ sét để tránh làm hư hại thiết bị giáo dục. 4. Kết quả thực hiện: * Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đó thiết bị dạy học của nhà trường luôn được sử dụng và khai thác có hiệu quả. Giáo viên có tinh thần trách Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo quản đồ dùng, kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng lên. Ví dụ các em học môn lắp ghép kỷ thuật lớp 4 và lớp 5 các em rất hứng thú khi lắp ráp những mô hình sinh động như máy cẩu, máy xúc, ô tô, cánh quạt…bộ cắt khâu thêu các em thêu và may ra những sản phẩm thật hữu ích….sẻ tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của các em càng kỹ hơn. (Hình ảnh bộ lắp ghép mô hình kỷ thuật lớp 4) Hoạt động thiết bị của nhà trường càng ngày được củng cố và đi vào ổn định, hoạt động có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể là số thiết bị được giáo viên sử dụng ngày càng tăng, thể hiện qua lượt mượn và số lần sử dụng ví dụ như trong tháng 3, số lượt sử dụng thiết bị của giáo viên là 2349 lần, đồng thời chất lượng của học sinh ngày càng được nâng cao. Công tác bảo quản, vệ sinh sắp xếp thiết bị của đơn vị ngày càng ngăn nắp và có khoa học. Công tác thiết bị của nhà trường được Sở giáo dục và phòng giáo dục vào thăm trường và kiểm tra điểm nhấn" Sử dụng tốt, và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả" đã đánh giá tốt về công tác này. Tham gia đầy đủ các hội nghị,các cuộc tập huấn của Phòng GD&ĐT tổ chức hằng năm, lắng nghe báo cáo nắm được những ưu điểm , khuyết điểm của các đơn vị bạn từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động thiết bị của đơn vị mình. Cần sắp xếp lưu trử tốt các loại hồ sơ thiết bị qua mỗi năm. Phụ trách thiết bị cần phải có tinh thần trách nhiệm nên có hiểu biết về công tác quản lý thiết bị và sử dụng các thiết bị khá phức tạp như máy chiêú PROZECTO, và một số thiết bị khác .... *Thành lập tủ đựng thiết bị và giá treo tranh: Tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong năm học sau sẽ làm thêm 3 giá treo tranh dành cho các tranh ảnh và Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” bản đồ dạng khổ lớn để thuận tiện trong việc tìm kiếm thiết bị. Hiện tại trong kho Thiết bị đã có 7 cái giá treo tranh nhưng với số lượng tranh và đồ dùng tự làm của giáo viên nhiều nên số lượng tranh treo lên đang chồng chất nhau rất khó tìm để giảng dạy. Tài sản thiết bị của nhà trường: TT 1 Tên thiết bị Khối lớp 1 2 Khối lớp 2 3 Khối lớp 3 4 Khối lớp 4 Tồn kho thực tế Số lượng Thành tiền 302 bộ 9.610.000 42 cái đĩa 924.000 15 chiếc bảng 420.000 nĩ cài 187 bộ 100 cái vợt 15 chiếc thước 163 bộ 7 cái 36 sợi dây 235 bộ 2 thùng đồ dùng 26 tờ bản đồ 35 quả bóng ném Ghi chú 9.389.000 500.000 420.000 15.000.705 350.000 216.000 40.000.000 1.524.000 182.000 525.000 600.000 374.000 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 10 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” 5 6 Khối lớp 5 Thiết bị dùng chung Tổng cộng Tài sản khác: TT Tên tài sản 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bàn Ghế ngồi Máy ép A3 Tủ nhôm Tủ gổ Thùng nhôm Cờ tổ quốc Bảng lớp Ti vi 30 quả bóng rổ 14 cái 225 bộ 17 cái Đàn phím điện tử 30 quả bóng rổ 27 cái bảng nhóm 221 cái 60 viên 17 quả 7 mét 10 ram giấy A3 1.112 bộ 418 cái 30 chiếc 2 thùng đồ dùng 26 tờ bản đồ 36 sợi dây 65 quả 40 quả 60 viên 7 mét 10 ram giấy A3 Tồn kho thực tế Số lượng 3 20 1 6 5 4 33 33 1 Thành tiền 2.100.000 6.000.000 1.600.000 12.000.000 5.250.000 200.000 330.000 1.650.000 2.000.000 4.000.000 1.200.000 600.000 224.000 14.000.000 300.000 85.000 150.000 1.307.000 78.000.000 3.198.000 840.000 1.524.000 182.000 216.000 1.200.000 85.000 300.000 150.000 1.307.000 Đề nghị thanh lý Số lượng / / / / / / / / / Ghi chú Thành tiền / / / / / / / / / Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 11 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” Quạt 2 900.000 / / Giá treo tranh 7 3.500.000 Tổng cộng 87 35.530.000 Phòng Thiết bị Nhà trường đã có 01 phòng thiết bị ổn định, chứa đựng mọi đồ dùng dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho công tác dạy và học. Tổng cộng kho thiết bị của nhà trường có 06 kệ tủ để đựng ĐDDH, và có 04 thùng nhôm để đựng dụng cụ thí nghiệm của khối 4 và khối 5.Các phòng học của nhà trường đã trang bị hầu hết là bảng chống lóa. Bên cạnh đó vẫn còn một số thiết bị có chất lượng kém nguyên nhân là do những năm trước đây nhà trường chưa có phòng thiết bị nên mọi đồ dùng dạy học để ở kho dưới gầm cầu thang, dẫn đến mối mọt và ẩm ướt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của TBDH. 10 11 (Hình ảnh tủ đựng đồ dùng dạy học của nhà trường) Công tác nghiệp vụ: Tất cả tài liệu nhập vào kho thiết bị được xử lý nghiệp vụ cập nhật, quản lý bằng máy vi tính, hồ sơ sổ sách đầy đủ theo quy định. Trang bị đầy đủ bảng hướng dẫn, nội quy thiết bị, phục vụ cho học tập và giảng dạy, có kế hoạch tuần, tháng cụ thể. Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch của nhà trường gồm kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch tháng được thực hiện vào đầu mỗi tháng, lập ra các kế hoạch sẽ thực hiện trong tháng, thường thực hiện sau khi họp hội đồng để phù hợp với kế hoạch của nhà trường. Ví dụ kế hoạch công tác tháng 3 năm 2017, như sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 12 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” Tuần Nội dung công việc Người thực hiện Tuần 28 - Cho giáo viên mượn thiết bị - Sắp xếp vệ sinh kho thiết bị Bộ phận thiết bị - Phục vụ giáo viên có tiết dạy máy Tuần 29 - Cho giáo viên mượn thiết bị - Sắp xếp vệ sinh kho thiết bị - Phục vụ giáo viên có tiết dạy máy Bộ phận thiết bị - Hỗ trợ giáo viên làm đồ dùng dạy học Tuần - Cho giáo viên mượn thiết bị 30 - Sắp xếp vệ sinh kho thiết bị Bộ phận thiết bị - Phục vụ giáo viên có tiết dạy máy . Kế hoạch tuần Khi lập kế hoạch tháng, tôi lập luôn kế hoạch 4 tuần cho tháng đó, ghi chi tiết từng việc sẽ làm mỗi công việc mà kế hoạch tháng đã nêu ra được thực hiện trong tháng đó. Ví dụ công tác tuần 29 của tháng 3 năm 2017. Thứ/ Ngày Nội dung công việc Ghi chú Chào cờ, hội ý đầu tuần …… Vệ sinh kho thiết bị Cho giáo viên mượn thiết bị ……. Vệ sinh kho thiết bị Cho giáo viên mượn thiết bị ……. Vệ sinh kho thiết bị Cho giáo viên mượn thiết bị …… Vệ sinh kho thiết bị Cho giáo viên mượn thiết bị Phụ trách thiết bị phải có lịch trực, đến giờ phải có mặt trên trường để đáp ứng kịp thời những yêu cầu mượn thiết bị đột xuất của giáo viên. Một số tồn tại trong công tác sắp xếp kho Thiết bị. Trường tiểu học Hướng Phùng đã có cơ sở vật chất tương đối khang trang và tương đối đồng bộ. Những năm trước đây khi nhà trường phát động phong trào làm đồ dùng dạy học thì hầu hết giáo viên đều hưởng ứng tham gia nhưng chất lượng các đồ dùng dạy học chưa cao, phần lớn giáo viên làm chiếu lệ, đối phó. Khi có tiết thao giảng thì giáo viên mới sử dụng thiết bị dạy học, phần lớn những tiết còn lại là dạy chay, học chay. Có những giáo viên giảng dạy lâu năm nhưng chưa bao giờ sử dụng TBDH vào quá trình giảng dạy. Thiết bị dạy học của trường, những năm học trước đây cũng rất nghèo nàn. Thiết bị có được chủ yếu do giáo viên làm phục vụ cho những tiết thao giảng và chủ yếu do Dự án tài trợ. Một số vấn đề cấp thiết về công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD đặt ra cần giải quyết. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 13 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước “Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng thiết bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản lí TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa giáo dục của địa phương lên tầm cao mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 14 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1.1. Những bài học kinh nghiệm: Lời đầu tiên xin cảm ơn thầy Hiệu trưởng - Nguyễn Mai Trọng đã quan tâm và chỉ đạo sâu sát về hoạt động thiết bị, và đưa hoạt động này hoạt động một cách có hiệu quả. Công tác quản lý thiết bị dạy học đã khó nhưng việc quản lý việc sử dụng thiết bị lại càng khó hơn vì quản lý con người sử dụng thiết bị và nêu ra các yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học do vậy cần phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành, các đoàn thể. Nhà trường có hoàn thành nhiệm vụ hay không, có đạt được những kết quả như mục tiêu đã đề ra hay không đều được xuất phát từ hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Chất lượng sử dụng thiết bị dạy học có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động dạy học. Là một cán bộ quản lý phải luôn trăn trở nghiên cứu thực tiễn kết hợp với lý luận khoa học về công tác quản lý thiết bị dạy học để không ngừng tìm ra những giải pháp, biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý thiết bị dạy học nói riêng. Đứng trước yêu cầu thực tế của tình hình xã hội hiện nay thì thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học của trường chúng tôi vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời với yêu cầu. Bản thân tôi đã tự xác định cho mình phải luôn học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước, tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cũng như trình độ lý luận phải có sự vận dụng năng động, sáng tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và của địa phương nhằm góp phần đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lỷ trong nhà trường, nhất là trong công tác quản lý chuyên môn nói chung và quản lý thiết bị dạy học nói riêng ở Trường Tiểu học Hướng phùng- Hướng Hóa- Quảng Trị Cảm ơn các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã phối hợp chặt chẽ với bộ phận thiết bị về việc mượn trả và bảo quản thiết bị khi sử dụng, phản ánh kịp thời những sai sót của bộ phận thiết bị 1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Là sự tổng hợp một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực tế xây dựng và tổ chức sắp xếp các thiết bị trường học một cách khoa học với nguyên tắc “Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy” nhằm giới thiệu tới các đồng nghiệp với mục đích trao đổi kinh nghiệm để xây dựng phòng thiết bị ngày một tốt hơn. 1.3. Khả năng ứng dụng và triển khai: - Kho Thiết bị trường học với nguyên tắc “Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy” sắp xếp kho thiết bị khoa học gọn gàng có thể áp dụng cho tất cả các trường học phổ thông và nó càng trở nên cần thiết. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 15 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” 2. Kiến nghị, đề xuất: Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thiết bị cho cán bộ thiết bị trong các trường học. Đối với địa phương: Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa hiện đại hóa Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục vận động các tổ chức, đoàn thể xã hội đầu tư cho giáo dục. Có chính sách quan tâm tới đối tượng học sinh khó khăn học sinh khuyết tật tạo điều kiện nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực hiện sắp xếp kho thiết bị khoa học gọn gàng ngăn nắp. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết XÁC NHẬN CỦA THỦ không sao chép nội dung của người khác. TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Hà Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 16 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” MỤC LỤC I. TÊN ĐỀ TÀI………………………………………………………………….1 II. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….1 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………......1 1.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………...1 1.2. Cơ sở thực tiển……………………………………………………………...1 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….2 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………2 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 2 6. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….. 2 7. Kế hoạch nghiên cứu………………………………………………………….2 III. PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………3 1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….…..3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu…………………………………………...........3 3. Các giải pháp thực hiện…………………………...………………………. ....3 4. Kết quả thực hiện…………………………………………………………….. 8 IV. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………15 1. Kết luận…………………………………………………………………...…15 1.1. Những bài học kinh nghiệm………………………………………..……...15 1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………..…...15 1.3. Khả năng ứng dụng và triển khai……………………………………….….15 2. Kiến nghị đề xuất………………………………………………………..…...16 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 17 “Kinh nghiệm sắp xếp kho Thiết bị khoa học gọn gàng trong nhà trường” Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Hướng Phùng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan