Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 3...

Tài liệu Skkn một số biện pháp bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 3

.DOC
34
1831
88

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đào Hữu Cảnh, ngày 10 tháng 12 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiếnvới đề tài : “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 3.” I./ Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Văn Túc Nam, - Ngày tháng năm sinh: 30/11/1969 - Nơi thường trú: ấp hưng thới - Đơn vị công tác: Trường TH A Đào Hữu Cảnh - Chức vụ hiện nay: GV - Lĩnh vực công tác: Giáo dục Tiểu học. II./ Tên sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 3.” III./ Lĩnh vực: Chuyên môn. IV./ Mục đích, yêu cầu của sáng kiến Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, rất cần thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân trong tương lai của đất nước. Các em có vai trò không nhỏ cho đất nước, ảnh hưởng đến sự phát triển và phồn vinh của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vậy chúng ta muốn cho các em học tốt 1 thì đòi hỏi ngay từ buổi ban đầu khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, các em phải được “Giáo dục theo mục tiêu là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về: “ đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ” và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Phải dạy dỗ thật tốt đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức thì đất nước ta mới có thể phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Muốn được như vậy thì đòi hỏi người giáo viên phải thật sự tận tuỵ với nghề, có huyết tâm cao trong giảng dạy, tìm tòi học hỏi chuyên môn và các biện pháp để giúp đỡ những em học chưa hoàn thành trở thành những người tốt cho xã hội. Đó là điều mà tất cả giáo viên ai cũng mong ước là làm sao dạy cho học sinh của lớp mình chủ nhiệm không có tình trạng chưa hoàn thành để làm nền móng cho các lớp tiếp theo. Một lớp học có nhiều học sinh chưa hoàn thành thì kéo theo sự chán học, ảnh hưởng nhiều đến cả lớp,dẫn đến các em học tốt có thành tích nổi bật cũng không còn hứng thú để phấn đấu thêm nữa . Nếu một ngôi trường mà có nhiều học sinh học chưa hoàn thành thì uy tín của trường chẳng có trong xã hội và tay nghề của giáo viên cũng sẽ dạy không tốt theo. Cuộc sống nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn.Hằng ngày lo toan chuyện cơm áo, gạo tiền, nên nhiều người bỏ mặc việc học của con em mình cho giáo viên, chẳng cần quan tâm đến việc con mình học chưa hoàn thành một số nội dung trong các môn học, vẫn còn không ít người đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường, cho xã hội mà chủ yếu nhất là người giáo viên chủ nhiệm đưa đến tình trạng học sinh học chưa hoàn thành ở các lớp.. Đặc biệt là học sinh lớp 3,đây là bước tiếp theo của lớp học đầu tiên ở bậc Tiểu học, nếu ngay từ buổi đầu phụ huynh không quan tâm đến mà bỏ mặc cho giáo viên thì giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào để giảm dần số lượng học sinh chưa hoàn thành cho học sinh lớp 3. Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành ở lớp 3.” 2 1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến : Đất nước ta đang ở trong giai đoạn đang phát triển. Muốn theo kịp nhân loại, để có thể “ Sánh vai đươc với các cường quốc năm châu”( Chủ tịch Hồ Chí Minh), thì trước hết dân trí phải được dần nâng cao, đòi hỏi thế hệ trẻ phải có tri thức, có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học thật tốt, hạn chế thấp nhất số lượng học sinh chưa hoàn thành. Ở bậc tiểu học nếu các em được rèn luyện học tốt thì những bậc học tiếp theo sẽ giúp các em vững vàng hơn và càng có nhiều học sinh học tốt thì viễn cảnh tốt đẹp của đất nước, tương lai tươi sáng của dân tộc càng rõ nét. Có học tốt trong tư duy và hành đông của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp thu những kiến thức mới, văn minh. Có học tốt thì tương lai của các em mới có thế tìm cho mình một ngành nghề thích hợp. Chính vì vâ ̣y viê ̣c cải tiến phương pháp dạy học hay các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục luôn luôn được quan tâm triê ̣t để và quán triê ̣t sâu sắc đến từng cơ sở giáo dục, nhất là những người đang trực tiếp làm công tác giảng dạy trong nhà trường. Đó cũng chính là chủ trương của Đảng và nhà nước đă ̣t ra cho giáo dục: “ Giáo dục là Quốc sách hàng đầu.” 2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Qua đề tài này tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình ở lớp hai, cũng như trong các trường học tạo cho các em học sinh chưa hoàn thành môn học, hoạt động giáo dục khác trong từng học kì hay cả một năm học có ý chí vượt khó khăn, kiên trì, cẩn thận, tự tin vươn lên trong học tập. Để làm rõ mục tiêu đã nêu ở trên, tôi đã lấy đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 3C, Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh trong hai 3 năm học gần đây nhất là năm;2015-2016 , 2016- 2017 2017-2018. Năm học này tôi được phân công lớp 3C có 26 em trong đó có 12 em nữ và 14 em nam. Nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, phần lớn gia đình quan tâm. Đó là thuận lợi để tôi áp dụng vào sáng kiến của mình. Do thời gian và năng lực có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu trong các tiết dạy hàng ngày nhất là các tiết học Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 3C. Qua hai năm giảng dạy ở khối lớp 3, tôi nhận thấy muốn dạy học sinh học tốt hạn chế học sinh chưa hoàn thành thì người giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, sử dụng và làm đồ dùng dạy học nhiều để gây hứng thú cho các em học tốt hơn, ngoài ra người giáo viên cần phải có lòng kiên trì nhẫn nại mỗi khi các em chưa hiểu, chưa nhớ sâu kiến thức ở chỗ nào thì giáo viên cần hướng các em vào trọng tâm ở chỗ đó nhiều hơn, đôi khi phải kết hợp với các vật quen thuộc gần gũi với đời sống hằng ngày của các em để các em dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Nếu các em viết còn sai lỗi chính tả nhiều thì cần đưa ra biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với các em đó thì sẽ dần dần viết ít sai và đi đến viết đúng chính tả. Ví dụ: Môn Tiếng Việt, khi dạy phân môn chính tả thì phải hướng dẫn cách trình bày: Bài viết từ lề vở lùi vào 5 ô viết từ Chính tả; khi viết: nếu là văn xuôi khi xuống hàng phải lùi vào 2ô viết hoa. Tên riêng cũng phải viết hoa chữ đầu của tiếng, nếu là thơ lục bát câu 6 chữ lùi vào1ô, câu 8 chữ viết sát vào dòng kẻ (nếu viết thiếu thì xuống hàng lùi sát vào dòng kẻ mà viết tiếp với những học sinh chưa hoàn thành thì ngoài sử dụng vở mẫu cho học sinh quan sát, giáo viên phải thực tế gần gũi đi đến chỗ của các em hướng dẫn nhiều lần để các em thực hiện đúng. Nếu viết sai chữ nào thì sửa lại phía dưới mỗi chữ một hàng, nếu trên 6 lỗi thì chép lại đoạn chính tả đó lần hai và chú ý chữ sai sửa lại cho đúng. (Ví dụ: tiếng na phải viết Na ở bài Phần 4 thưởng vì đây là tên riêng; chữ đây em phải viết hoa chữ cái Đây vì đầu câu.) Về môn Toán đối những em còn chưa hoàn thành, khi các em thực hiện phép tính cộng (trừ) trong phạm vi 100 mà không thuộc thì sẽ tính nhẩm sai kết quả nên động viên các em đó cố gắng nhớ vào trí óc của mình để tính đúng và còn vận dụng vào cộng (trừ) có nhớ trong phạm vi 100 nhanh và chính xác hơn, phần giải Toán có lời văn riêng các em chưa hoàn thành thì đầu tiên là giáo viên sẽ cho em trả lời một số câu hỏi theo nội dung của bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết bài toán hỏi gì…ta làm phép tính gì?.....Khi thực hiện phép tính xong đơn vị ghi trong ngoặc là gì? Phải dựa vào đâu để ghi cho chính xác (chỉ cho các em đó biết và đọc lên rồi viết vào trong ngoặc (Đơn vị đó nằm sau chữ mấy hoặc là chữ bao nhiêu)… Ngoài ra các em này phải hiểu cho được các đơn vị đo độ dài tên gọi, kí hiệu của nó ở lớp1 chỉ học có một đơn vị duy nhất là Xăng –ti –mét (cm) viết thường cỡ nhỏ chỉ có một dòng li, lên lớp hai học thêm một số đơn vị đo dộ dài nữa là Đề -xi –mét; Mét; Ki-lô –mét; Mi –li-mét. Kí hiệu (dm; m; km; mm) viết thường cỡ nhỏ. Đơn vị đo khối lượng chỉ có ki-lô –gam, kí hiệu là (kg) viết thường cỡ nhỏ. Biết được đơn vị đo dung tích chỉ học là lít, kí hiệu là (l) chữ l viết thường cỡ nhỏ …sang học kì 2 thì phải học bảng nhân và bảng chia từ 2 đến 5 và vận dụng bảng nhân và bảng chia để giải toán có lời văn … 3 Nội dung sáng kiến Bất kỳ một giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải quan tâm đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành của học sinh lớp mình.Trong những năm học trước đây, để khắc phục tình trạng này, tôi thường xuyên mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách bồi dưỡng ngoài giờ cho các em. Với 5 cách làm này, nhiều học sinh chưa hoàn thành vẫn không tiến bộ. Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì các em lại đưa ra nhiều lý do như là: Ba mẹ không biết chữ, phải đi buôn bán, đi làm ngoài đồng, đi làm xa nhà gửi lại cho ông bà nuôi,... nên không có thời gian dạy cho con mình được...Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng mấy thay đổi và thường dửng dưng không tỏ ra thái độ buồn vui gì. Vậy phải làm gì với những học sinh này? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, môi trường chung quanh cùa các em và chất lượng khảo sát đầu năm của hai năm trước đây như sau: 3.1. Tiến trình thực hiện - Xác định thực trạng của vấn đề: Bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành. - Thực hiện các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề. Giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện các bước như sau: +Bước 1: Nhận lớp và tìm hiểm các đối tượng học sinh. +Bước 2: Lập danh sách các em học sinh chưa hoàn thành ngay từ đầu năm học, phân loại theo môn cũng như kiến thức mà các em có được. + Bước 3: Lập kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện học sinh chưa hoàn thành. + Bước 4: Thực hiện theo kế hoạch đề ra có kiểm tra, theo dõi quá trình rèn luyện, ghi nhận những thành tích tiến bộ các em; báo cáo về trên những chuyển biến của các em qua thời gian rèn luyện. 3.2. Thời gian thực hiện Vì đây là công tác đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện trong thời gian dài, không phải một sớm hay một chiều mới có thể thành công. Đối với tôi, thực hiện công việc này trong hai năm, từ năm học 2015 – 2016; năm học 2016 – 2017 và từ đầu cho đến hết năm học 2017- 2018. 6 3.3. Biện pháp tổ chức a..Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học: 2016-2017. TSHS HỌC SINH HOÀN HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH THÀNH 33/16 29/14 – 87,87% 4/2 – 12,12% b.Vào đầu năm học 2017- 2018 tôi nhận nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp 2B. Với những thông tin ban đầu như sau: Thông tin chung Tổng số học sinh Nam Nữ Lớp 3C 26 14 14 Hộ nghèo 5 1 4 Hộ cận nghèo 1 0 1 Chưa hoàn thành môn Toán 2 2 0 Chưa hoàn thành môn Tiếng 1 1 0 10 6 4 việt Viết chữ chưa đúng mẫu Trên đây chỉ là những thông tin được tôi cập nhật đầu năm học. Qua đó, cũng giúp cho tôi thấy rằng, số lượng học sinh chưa hoàn thành chiếm số lượng 5/26 em, tỉ lệ (19,23%). Đây không phải là con số nhỏ, đòi hỏi bản thân tôi cần vạch ra kế hoạch để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ cũng như chương trình học lớp 3. Trong một tập thể lớp, đều sẽ có ba loại đối tượng học sinh Hoàn thành, Hoàn thành tốt và Chưa hoàn thành (như cách đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư 30 và Thông tư 22 sửa đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định). Chương trình, kiến thức ở lớp 3 xem như rất nhiều và có thể nói quá nặng đối với những em chưa hoàn thành. Vì, ngoài việc củng cố các kiến thức đã học ở năm lớp 1 thì các em phải học những kiến thức mới trong 7 chương trình lớp 3. Kiến thức thì nhiều, đồng thời xuất hiện thêm các môn học mới như: Luyện từ và cầu, và chính tả ( nghe – viết), tập đọc... Đòi hỏi học sinh phải vận dụng, phải có ý thức tự giác trong học tập mới có thể hoàn thành các môn học. Từ đó, dẫn đến hệ lụy là những em chưa hoàn thành sẽ chán ngán trong học tập, các em sẽ không học nổi chương trình, vì đa phần các em học sinh chưa hoàn thành sẽ mang một trong những đặc điểm như: lười học, mất căn bản kiến thức, hoàn cảnh gia đình, phụ huynh chưa quan tâm, ảnh hưởng từ môi trường xã hội tác động hoặc cũng có thể do mắc những loại bệnh lý gây ra. Có thể minh họa bằng sơ đồ như sau: Lười học Hoàn cảnh gia đình Mất căn bản kiến thức Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành Môi trường Xã hội Các loại bệnh Sơ đồ minh họa một số nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành 8  Nhận lớp và tìm hiểu đối tượng học sinh Công tác của một giáo viên chủ nhiệm điều quan trọng nhất là nắm bắt được những thông tin về học sinh của lớp, đối với giáo viên bậc Tiểu học thì càng phải được quan tâm. Vì theo đặc điểm lứa tuổi cũng như tâm sinh lý các em còn rất thơ ngây, cần sự dìu dắt của thầy cô trong quá trình tiếp nhận tri thức. - Đầu năm học tôi nắm rõ lý lịch trích ngang của từng đối tượng học sinh, đến thăm gia đình tạo mối quan hệ tốt, nắm được hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em luôn tiếp cận hàng ngày, tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc chưa giải quyết được - Khi đã nắm bắt được thông tin của các em cũng như gia đình, giáo viên sẽ dễ dàng tổ chức lớp học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ những đặc điểm về sở thích, tính tình, hoàn cảnh gia đình, trình độ nhận thức, nguyện vọng của các em,...đều rất cần thiết. Giáo viên cần ghi nhận một cách chính xác và đầy đủ những thông tin ấy. - Tôi tìm hiểu tâm lý, cá tính, thói quen, tư duy ngôn ngữ … của tất cả học sinh chưa hoàn thành để có hướng uốn nắn ,giáo dục. -Tất cả những gì tìm hiểu được, đặc biệt là đối với học sinh chưa hoàn thành,.tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng. Đánh dấu sao cần chú ý ở một số em cá biệt, có hiện tượng khó bồi dưỡng cần quan tâm hơn Nếu như giáo viên chủ nhiệm làm được công tác này tốt ngay từ đầu năm thì dần về sau công tác chủ nhiệm lớp sẽ đơn giản và đi vào nề nếp một cách khoa học. Sau khi đã tìm hiểu thông tin của các em, giáo viên cần phân 9 loại trình độ nhận thức, kiến thức có sẵn ở lớp trước để sắp xếp vị trí ngồi, giúp các em hỗ trợ lần nhau trong học tập. Điều cần lưu ý ở điểm này là vấn đề tâm sinh lý rất quan trọng, nhiều khi việc sắp xếp của giáo viên không làm các em hài lòng. Có thể có những lý do sau: - Không thích ngồi chung với bạn khác giới. - Không thích ngồi chúng với bạn học chưa tốt, chưa hoàn thành. - Mắc cỡ, ngại ngùng khi phải ngồi chung với người bạn quá dễ thương hay không dễ nhìn lắm. - Giữa hai gia đình có mâu thuẫn với nhau nên không cho ngồi chung, ngồi gần nhau. - Khinh thường gia đình bạn đó nghèo hoặc bạn đó không sạch sẽ lắm nên không muốn ngồi chung.... Mặc khác giáo viên cần phân loại các đối tượng chưa hoàn thành ở những môn chính như Toán và Tiếng việt để có cách dạy hợp lý, cách rèn luyện phù hợp trình độ đối tượng. Và cũng có thể tìm hiểu xem học sinh trong lớp có bị những dị tật bẩm sinh nào hay không để có cách dạy tương đồng giữa các đối tượng ấy trong tập thể lớp. Và một điều nữa không kém phần quan trọng, giáo viên cần ghi chép thật đây đủ, theo dõi quá trình học tập hằng ngày của các em đó. Có những em tiếp thu nhanh nhưng cũng có những em tiếp thu rất chậm chương trình học. Lập danh sách các em học sinh chưa hoàn thành ngay từ đầu năm học, phân loại theo môn cũng như kiến thức mà các em có được. Việc lập danh sách để phân loại và nắm bắt tình hình học tập của những em chưa hoàn thành là việc cần thiết, phải làm ngay từ đầu năm học. Giáo viên cần nắm một cách chính xác các em chưa hoàn thành ở những 10 môn học nào, để có cách bồi dưỡng kịp thời. Danh sách lập cần phải ghi rõ ràng những thông tin, các đề mục một cách đơn giản, dễ hiểu để thuận tiện cho việc theo dõi các em. Cần gửi về Ban giám hiệu biết thông tin các em chưa hoàn thành của lớp. Có thể lập danh sách học sinh chưa hoàn thành theo mẫu như sau: (Mẫu) Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh. DANH SÁCH HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH - LỚP 3C Năm học: 2017 - 2018 (Thời điểm: Đầu năm học) Chưa hoàn thành STT HỌ VÀ TÊN HỌC SINH 01 Nguyễn Hoàng Tâm GHI Toán Tiếng việt X X CHÚ Tổng kết danh sách có...1....học sinh chưa hoàn thành./. Đào Hữu Cảnh, ngày...10...tháng...12...năm 201.8... Ban giám hiệu Giáo viên chủ nhiệm ………………….. ....................... 11 ---------------------------------------------------------3.4 Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành. Lập kế hoạch để rèn luyện, bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành là công việc phải thực hiện. Chúng ta cũng đã biết, muốn làm một việc gì đó thì cần phải có kế hoạch thực hiện. Khi có kế hoạch cụ thể, thì chúng ta sẽ dễ dàng và thuận tiện khi rèn luyện các em. Tôi xin đưa ra kế hoạch rèn luyện học sinh chưa hoàn thành của lớp như sau: TRƯỜNGTH A Đào Hữu Cảnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Số : 01/KHBD-HSCHT A Đào Hữu Cảnh, ngày 10 tháng 12 năm 2018 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH LỚP 3C NĂM HỌC: 2017 – 2018 - Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh - Căn cứ vào phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Tổ khối 3. - Căn cứ vào tình hình thực tế lớp 3C. Xin đề ra kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh chưa hoàn thành như sau: I/ Mục đích yêu cầu : - Nâng cao chất lượng giáo dục; 12 - Khắc phục những học sinh ngồi nhầm lớp; - Bổ sung một số kiến thức mà học sinh bị hỏng do một số điều kiện khách quan khác. II/ Tình hình học sinh chưa hoàn thành: - Tổng số học sinh chưa hoàn thành sau việc kiểm tra tại lớp đầu năm học 2017 - 2018 là : 5 học sinh. Trong đó : + Môn Toán : 4 học sinh + Môn Tiếng Việt : 1 học sinh III/ Nguyên nhân : - Số học chưa hoàn thành đầu năm, năm học 2017 – 2018 theo thống kê không là thực chất học sinh chưa hoàn thành của lớp. Vì vào học 2 tuần lễ đầu năm nên các em chưa củng cố lại kiến thức cũ kịp thời. Mặc khác, số học sinh chưa hoàn thành này là do số phụ huynh ít quan tâm, không giúp đỡ con em học thêm ở nhà trong hè nên các em bị quên kiến thức. - Một số học sinh có trí nhớ thực sự không bền vững (lâu nhớ mà mau quên) , ít chú ý, có em thiểu năng. IV/ Biện pháp thực hiện : Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: 1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành : * Có thể do các nguyên nhân chính dẫn đến chưa hoàn thành trong học tập của học sinh: + Do hoàn cảnh gia đình. + Do mất căn bản 13 + Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ, chuyên cần. + Do bị bệnh: (Chậm phát triển trí não, tự kỉ, tăng động giảm chú ý…) 2. Biện pháp - GVCN lập sổ theo dõi từng đối tượng học sinh chưa hoàn thành của lớp và có biện pháp giúp đỡ cho từng đối tượng học sinh. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh và có biện pháp bồi dưỡng hợp lí, kịp thời trong từng tháng. - Hàng tuần bồi dưỡng các em vào 2 buổi thứ 3 và thứ 5, từ7 h đến 9h . - Trong giờ dạy giáo viên phân hóa nhiều đối tượng học sinh để giúp học sinh chưa hoàn thành cùng tham gia học tập tích cực. - GVCN phối hợp với PHHS quan tâm nhắc nhở, đôn đốc hoàn thành các bài tập về nhà. a. Học sinh chưa hoàn thành do hoàn cảnh gia đình khó khăn: Giáo viên chủ nhiệm cần: - Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường…thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh và liên lạc bằng điện thoại khi cần. - Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động…của con em mình thông qua sổ liên lạc. Giáo viên và phụ huynh cần có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp, động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn… - Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay tại lớp. 14 - Vận động học sinh trong lớp giúp đỡ bạn về vật chất, công việc gia đình, thăm hỏi khi ốm đau bệnh tật… b. Học sinh chưa hoàn thành do mất căn bản: Giáo viên chủ nhiệm cần: - Hệ thống kiến thức theo chương trình. - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng… - Dạy phân hoá đối tượng học sinh. - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải trí… Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. - Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời với tác dụng: + Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh. + Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. + Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực. + Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như bạn… + Sửa chữa hành vi sai lệch của học sinh. + Tập thói quen chu đáo và cẩn thận. + Ngược lại, nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học sinh. - Tổ chức các hình thức học tập giúp đỡ lẫn nhau trong hoc sinh như : phong trào “đôi bạn cùng tiến”. “nhóm học tốt” để các em giúp đỡ lẫn nhau. Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau 15’ trước khi vào học. 15 c. Học sinh chưa hoàn thành do lười học, không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập: Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: không học bài, không làm bài, thường xuyên để quên vở bài tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không tập trung… Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng học tập…để giúp các em hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các bài tập thầy cô giao. Ngoài ra, giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục. d. Hoc sinh chưa hoàn thành do bị bệnh : (Chậm phát triển trí não, ít chú ý…) - Giáo viên cần xác định được mức độ bệnh. Kết hợp với gia đình giúp đỡ học sinh. V/ Kế hoạch cụ thể: NGƯỜI THÁNG NỘI DUNG THỰC HIỆN BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 8+9/ - Lập danh sách phân loại học - Lập danh sách học sinh chưa 2017 sinh chưa hoàn thành , học sinh hoàn thành ngồi nhầm lớp. theo từng môn. Phân loại theo nguyên nhân (hỏi từ GVCN lớp năm trước) - Lên kế hoạch, tổ chức phụ đạo - Học các buổi sáng các ngày 16 GVCN học sinh chưa hoàn thành. thứ 3, thứ năm trong tuần từ 7h đến 9h ’. Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau 15’ trước khi vào học. - Thông báo cho phụ huynh tình hình học sinh chưa hoàn thành và - Gởi giấy mời về cho phụ huynh. Yêu cầu phụ huynh kèm phối hợp thực hiện. thêm con em ở nhà. - Tổ chức ôn tập giữa HKI - Qua ôn tập học tại lớp GVCN - Báo cáo chất lượng học lực học xác định lại mức độ học sinh sinh chưa hoàn thành cho tổ khối, chưa hoàn thành đã phụ đạo BGH 10/2017 - Đối chiếu HS chưa hoàn thành trong thời gian qua. So với chất lượng đầu năm. GVCN đầu năm so với HS chưa hoàn - Học các buổi sáng các ngày thứ tư vả thứ sáu trong tuần từ thành giữa học kì 1. - Tiếp tục Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành. 10h đến 10h40’. Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau 15’ trước khi vào học. - Ôn luyện hai buổi. - Học các buổi sáng các ngày thứ tư và thứ sáu trong tuần từ 10h đến 10h40’. 11/2017 -Tổ chức các phong trào học tập. Giúp bạn còn khó khăn về đồ dùng học tập…(nếu có) 12/2017 GVCN -GV chủ nhiệm phân công các “đôi bạn cùng tiến”. “nhóm học tốt” để các em giúp đỡ lẫn nhau. - Tổ chức kiểm tra định kì cuối - Thực hiện theo kế hoạch của GVCN học kì 1. Đối chiếu HS chưa 17 hoàn thành giữa học kì 1 so với nhà trường. cuối kì 1 - Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau - Báo cáo chất lượng học lực, lập 15’ trước khi vào học. lại danh sách học sinh chưa hoàn thành. - Học các buổi sáng các ngày -Bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thứ tư và thứ sáu trong tuần từ thành 10h đến 10h 40’. - Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. 01+02/ - Tiếp tục bồi dưỡng HS chưa - Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau 15’ trước khi vào học. Theo dõi GVCN hoàn thành. hằng ngày trên lớp. 2018 - Học các buổi sáng các ngày thứ tư và thứ sáu trong tuần từ 10h đến 10h40’. - Tiếp tục bồi dưỡng HS chưa - Thực hiện theo kế hoạch của hoàn thành. nhà trường. - Báo cáo trong tổ khối chất - Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau 3+4/ lượng học lực, danh sách học 15’ trước khi vào học. Theo dõi GVCN 2018 sinh chưa hoàn thành. Đối chiếu hằng ngày trên lớp. HS chưa hoàn thành cuối kì 1 so - Học các buổi sáng các ngày với giữa kì 2. thứ tư và thứ sáu trong tuần từ 10h đến 10h40’. 5/2017 - Tiếp tục bồi dưỡng HS chưa - Thực hiện theo kế hoạch của GVCN hoàn thành. nhà trường. - Tổ chức kiểm tra định kì cuối - Tổ chức kiểm tra bài lẫn nhau học kì 2 15’ trước khi vào học. Theo dõi 18 hằng ngày trên lớp. - Báo cáo chất lượng học lực, - Học các buổi sáng các ngày danh sách học sinh bồi dưỡng về thứ tư và thứ sáu trong tuần từ Ban giám hiệu. 10h5’ đến 10h40’. Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành của lớp 3C trong năm học 2017-2018 : 3.5 Cách làm cụ thể 3.5.1 Kế hoạch giảng dạy phù hợp, có phân hóa đối tượng học sinh Trong quá trình soạn giảng, giáo viên cần phân hóa đối tượng học sinh chưa hoàn thành, "xé nhỏ" câu hỏi để các em dễ dàng trả lời. Khi các em trả lời, không nhất thiết là phải đúng hoàn toàn mới tuyên dương mà chỉ cần có ý đúng là giáo viên tuyên dương, khen ngợi các em trước lớp "Em trả lời có ý đúng với câu hỏi, thầy nhận thấy rằng bạn đã có sự chú ý, tìm hiểu bài khi ở nhà, thầy đề nghị cả lớp tuyên dương bạn." Chỉ là câu khen ngợi bấy nhiêu thôi cũng đã làm cho em các thấy vui, thấy tự tin. Từ đó, các em sẽ ham thích, cố gắng nhiều hơn nữa trong việc học. Xin đưa ra một ví dụ như sau: * Đối với phân môn Tập đọc: Trong tiết tập đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc được và nâng cao dần lên (Tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em học sinh chưa hoàn thành tham gia bình thường nhưng chỉ hỏi những câu dễ và gần gủi các em để các em trả lời. * Đối với phân môn Chính tả: 19 Khi giáo viên đọc cho học sinh viết thì đối với học sinh chưa hoàn thành giáo viên cho học sinh mở sách giáo khoa để tập chép tập thói quen viết bài, nhìn mặt chữ. Hoặc trong lớp học có nhiều em học sinh chưa hoàn thành về viết, viết rất chậm thì giáo viên đọc thật chậm và chỉ cho học sinh viết vài câu là đủ rồi, không nhất thiết phải đọc hết bài (đối với các em này) * Đối với môn Toán: - Tổ chức cho các em ôn lại các số có hai chữ số từ 10 đến 99 ; đọc lại các bảng cộng (trừ ) trong phạm vi 100 hoặc là những bảng nhân (chia ) từ 2 đến 9, để vận dụng bảng cộng ( trừ ) có nhớ trong phạm vi 100, nhân chia từ bảng 2 đến bảng 9, hướng dẫn lại cho thật kĩ cách tính bài toán có các dạng như bảng cộng (trừ)…cho các em đó hiểu và biết cách thực hiện.Nếu gặp các dạng tìm thành phần chưa biết thì cố gắng cho các em thuộc quy tắc tìm.( GV thì ôn lại cho các em nắm vững tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.) Ví dụ: Để giúp các em tính nhanh hơn, không phải đếm tay nữa, không cần dùng que để tính. Tôi yêu cầu các em tự nhẩm : 9 thêm mấy thành 10, 9 + ? = 11…; 8 cộng mấy bắng 11. Mỗi tuần yêu cầu các em học thuộc một bảng cộng ( trừ ) hoặc nhân (chia ) và thường xuyên kiểm tra lại vào những buổi có tiết cuối bồi dưỡng thì tôi chắc chắn ít nhiều gì cũng phải thuộc...hay giải toán có lời văn. Ví dụ: Lớp 3C có tất cả 26 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi lớp 3C có bao nhiêu học sinh nam? a.Bài toán cho em biết gì? Chỉ ra cho em biết chỗ nêu phần trả lời trong bài toán là em cứ đọc từ đầu cho đến trước chữ hỏi dừng lại. (Đọc lớp 3C…học sinh nữ.) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan