Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trườ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học trưng vương

.DOC
23
1999
85

Mô tả:

Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn TT MỤC LỤC TRANG Phần thứ nhất: Mở đầu 2 I Đặt vấn đề 2 II Mục tiêu nghiên cứu 3 1 Mục tiêu 3 2 Nhiệm vụ 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Giới hạn của đề tài 3 5 Phương pháp nghiên cứu 4 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 4 I Cơ sở lí luận của vấn đề 4 II Thực trạng vấn đề 5 III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10 1 Mục tiêu của giải pháp 10 2 Nội dung và cách thực hiện các giải pháp 11 IV Tính mới của giải pháp 17 V Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 19 I Kết luận 19 II Kiến nghị 20 N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 1 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa” nhân tố con người là quan trọng nhất. Do đó mà giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Chính vì vâ ̣y mà Bộ GD và ĐT đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn bởi kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái. Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học được tập trung chủ yếu ở các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học... Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập, tự thích ứng với môi trường thế giới xung quanh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiê ̣n nay được đông đảo phụ huynh và xã hô ̣i quan tâm. Bởi nhiều ý kiến cho rằng, các trường học đã quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dẫn đến có một số học sinh trong các trường chưa có kĩ năng sống như: ứng xử, giao tiếp còn rụt rè, hành vi, lối sống đạo đức thiếu chủn mực dẫn đến nhiều tê ̣ nạn xã hô ̣i đáng thương tâm xảy ra. N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 2 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng cho học sinh. Tôi nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét nhất trong các môn học. Tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương” để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường và thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ trên cơ sở tiếp thu được các kĩ năng sống đầy đủ. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu - Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội. Hiểu biết về thể chất, tinh thần của mình; Có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá và chấp hành pháp luật… - Giúp học sinh có kĩ năng sống trong học tập và trong cuộc sống như mạnh dạn, tự tin và trở thành những con người có văn hóa phù hợp với thời đại mới; - Nâng cao giá trị kĩ năng sống cho học sinh, nâng cao giá trị văn hóa nhà trường; - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; - Tăng cường được sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 5. - Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống qua việc giảng dạy nói chung và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương. 4. Giới hạn của đề tài N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 3 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biê ̣n pháp giáo dục kĩ năng sống của học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương”, ở lớp 5A, năm học 2016 – 2017, năm học 2017-2018. Qua các hoạt động học tập nói chung và qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân trong nhiều năm. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp nghiên cứu các sản ph̉m hoạt động; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c) Phương pháp thống kê toán học. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGD và ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học; Thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018; Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về Tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học; Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 5 của Bộ GD-ĐT. Dựa trên cơ sở những định hướng của đợt tập huấn tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong các môn học của Bộ cho các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo dục cho người học những kĩ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh tiểu học. N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 4 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Hiện nay, các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy, cô giáo, có thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống cho HS được thể hiện qua các cách thức hoạt động như: Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp. Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5 Trường Tiểu học Trưng Vương, bản thân tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ mô ̣t số em có hành vi, thói quen và kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhâ ̣n xét, đánh giá về sự viê ̣c nhưng chưa có thái đô ̣ và cách ứng xử, cách xưng hô chưa chủn mực. Học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn trong giáo tiếp như ngại nói, ngại đứng dâ ̣y trả lời, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế. Chính vì vâ ̣y mà viê ̣c rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người giáo viên chủ nhiê ̣m, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở, luôn đặt trong đầu câu hỏi: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Trưng Vương ”. Vấn đề mà chắc hăn không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều đồng nghiê ̣p khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình có những kĩ năng sống tốt, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Hiện nay Bộ GD & ĐT đã đưa kĩ năng sống vào dạy ở một số môn học. Bộ sách hướng dẫn dạy kĩ năng sống dành cho giáo viên đã được đưa vào tập huấn và giảng dạy ở trường học trong những năm học qua theo hình thức lồng ghép tích hợp vào các môn học của chương trình. Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biê ̣n pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh mô ̣t cách chung nhất cho các bâ ̣c học. Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kĩ năng sống". Nhà trường đã tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đ̉y mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường xem đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 5 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh ngoan và biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Các em gắn bó, xem lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình nên có thái độ tích cực và hợp tác. Có kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào thực tế cuộc sống; Được sự quan tâm giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh lớp 5 và hầu hết các phụ huynh cũng đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Bên cạnh những thuâ ̣n lợi thì viê ̣c giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn có những khó khăn như sau: Đôi vơi iaa viin Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Vẫn còn có một số giáo viên chưa nắm chắc về nội dung giáo dục kĩ năng sống theo từng khối lớp, những kĩ năng sống cơ bản nào, chưa biết vâ ̣n dụng từ những kế hoạch định hướng chung của nhà trường để đưa vào kế hoạch cụ thể rèn kĩ năng sống cho học sinh của lớp mình. Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa đầu tư thời gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động rèn kĩ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiê ̣m nhưng viê ̣c đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gă ̣p nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng đô ̣ng, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhâ ̣n thức về nghề chưa sâu sắc. Đôi vơi hod sinh Các em học sinh tiểu học còn nhỏ dại, đặc điểm tâm lí, nhận thức, ngôn ngữ của các em chưa đạt ở mức độ cao. Kĩ năng sống còn hạn chế, chưa có khả năng tự lập cho bản thân, chưa biết cách phòng vệ trước những tệ nạn xã hội. Các em chưa có các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của mình. Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (như chỉ ở với mẹ hoặc bố, hay ở với ông bà, cha mẹ làm ăn xa) nên các em không được quan tâm, giáo dục toàn diện như các bạn cùng trang lứa, có em còn có những biểu hiện mặc cảm tự ti, không dám hòa mình trong mọi hoạt động chung của lớp. Đa số các em còn hiếu động, suy nghĩ chưa sâu sắc. Học sinh chưa có động cơ tự học tập, thiếu hứng thú, chưa thấy lợi ích của việc học, chưa có thói quen và kĩ năng lao động trí óc. N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 6 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Đôi vơi ph huynh hod sinh Về phía các bậc cha mẹ các em luôn nóng vô ̣i trong viê ̣c dạy con. Họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá. Đồng thời lại chiều chuô ̣ng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bươn chải cuộc sống đi làm xa như đi làm ở Malaixia, Đài Loan, Thành phố Hồ Chí Minh… nên chưa quan tâm đến việc học và kĩ năng sống của con em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Do bố mẹ của các em đều làm nghề nông nên thu nhập của người dân chưa cao dẫn đến đời sống kinh tế còn khó khăn và mặt bằng dân trí, nhận thức của phụ huynh hạn chế. Sự quan tâm giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho con em chưa đến nơi đến chốn, chưa đúng mức, nhiều phụ huynh còn quan niệm việc giảng dạy và giáo dục học sinh là của giáo viên và nhà trường đảm nhiệm. Việc này đồng nghĩa với việc khoán trắng trọng trách cho người giáo viên. Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân đã cố gắng tìm nhiều phương pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Bên cạnh những thuâ ̣n lợi và khó khăn thì viê ̣c giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn có những thành công như sau mỗi tiết học, bản thân thấy học sinh hứng thú trong học tập, hăng say xây dựng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm. Tôi thấy rất khả quan vì kĩ năng sống của các em đã dần dần được hình thành như: lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết tham gia tốt các phong trào của lớp, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp. Các em đoàn kết biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các phong trào của lớp, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. Tuy nhiên vẫn còn một số em do rụt rè từ những lớp nhỏ hoặc do ảnh hưởng lớn từ môi trường gia đình nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cần phải có nhiều thời gian mới thực hiện được. Cad n uyin nhân, dad yếu tô tad độn - ưề phía iaa viin N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 7 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Hiện nay nhận thức về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế và chưa thực sự quan tâm. Mặc dù đã có tài liệu về kĩ sống và được tập huấn về cách dạy rèn kĩ năng sống cho học sinh nhưng giáo viên còn mơ hồ, chưa xác định được biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức hữu hiệu để dạy kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết học. Vận dụng dạy như thế nào cho phù hợp ? Học sinh rèn được những kĩ năng gì và vận dụng vào thực tế có hiệu quả không ? Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh, chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia đình của từng học sinh. Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học và hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội còn hạn chế, thời gian ít và chưa được chú trọng đúng mức để nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao giá trị giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa nhiều, chưa phát huy được tinh thần tự tìm tòi sang tạo trong học tập cho học sinh. - ưề phía hod sinh Vẫn còn có một số học sinh chưa ngoan như đánh nhau, cãi nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp… Mô ̣t số em còn rụt rè chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến với cô giáo và các bạn. Lời nói không rõ ràng, trả lời trống không, … Nhận thực tự giác của các em chưa cao, chưa có ước mơ hoài bão, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định cho bản thân,… còn hạn chế, một số học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa…. Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như điện tử, game cũng như những phim ảnh không lành mạnh đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập cũng như kĩ năng sống của các em. - ưề phía dad ậd dha mẹ hod sinh Các bậc cha mẹ cũng chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống nên chưa thật sự quan tâm để dạy con cái. Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiê ̣n dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều. Do hoàn cảnh gia đình nên cha mẹ lo làm kinh tế nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình mà tất cả việc học tập của con em là do các cô giáo và nhà trường. Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội và cuộc sống xung quanh học N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 8 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn sinh là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong ứng xử với tình huống thực của cuộc sống. Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, giáo dục cần trang bị cho học sinh những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực để góp phần phát triển toàn diện nhân cách; giúp học sinh yêu đời, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Thực trạng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học: Học tập không chỉ dừng lại ở việc nhận thức các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đăng về các chủn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chủn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính. Việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao. Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới toàn diện giáo dục để đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn chưa N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 9 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn theo kịp, chưa đổi mới phương pháp và nội dung còn đặt nặng kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng thực hành cho học sinh. Điều này đã dẫn đến tình trạng kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Qua thực tế giảng dạy lớp 5, tôi thấy chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em trong quá trình giao tiếp với thầy cô giáo còn rụt rè, với bạn bè trong lớp chưa tình cảm tự tin, khiêm nhường. Học sinh thể hiện kĩ năng sống còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn nhiều hạn chế, nhút nhát. Trước khi áp dụng đề tài. Tôi tiến hành khảo sát với chủ đề “Kĩ năng của em” của học sinh lớp 5A, 5B của Trường Tiểu học Trưng Vương như sau: Tổng số HS 53 Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 5A (TS: 26) 3 5,7 8 15,1 15 28,3 5B (TS: 27) 5 9,4 9 17 13 24,5 III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Mục tiêu của giải pháp Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học qua các kĩ năng sống như: sự hợp tác, nhận thức, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Từ đó, giáo viên lựa chọn đúng những nội dung, phương pháp phù hợp để dạy trẻ. Tìm hiểu nội dung, chương trình các môn học lớp 5 và hoạt động ngoài giờ lên lớp để nắm chắc kiến thức và kĩ năng của môn học, cũng như kĩ năng sống mà HS cần được học và tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể, nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các kĩ thuật dạy học tích cực thích hợp các hoạt động học tập và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em có thể thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống, cần có sự khuyến khích kịp thời khi học sinh có tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ) để khích lệ học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực và có đủ tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 10 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Hoạt động giáo dục kĩ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Với các hình thức hoạt động khác nhau, các mối quan hệ sẽ tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh sống khoẻ mạnh, có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng hợp tác và giải quyết vấn đề khi tham gia các hoạt động tập thể; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục kĩ năng sống thực sự cần thiết. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng. Để áp dụng một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương có hiệu quả, tôi đi sâu vào ba giải pháp chính và hai giải pháp hỗ trợ sau đây: - Tìm hiểu thông tin về học sinh; - Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp vào các môn học; - Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; - Tổ chức các hoạt động tập thể - Hoạt động ngoài giờ lên lớp (Vui chơi văn nghệ, thể dục thao thể. Hoạt động nhân đạo); - Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiê ̣n dạy các em các kĩ năng sống cơ bản trong gia đình; Những giải pháp chính để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5: Giải phap 1: Tìm hiểu thôn tin về hod sinh; Ngay sau khi nhận lớp, giáo viên thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu. Giáo viên phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền đầy đủ nội dung các thông tin được ghi trong phiếu. Qua phiếu điều tra này, giáo viên nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, biết được hoàn cảnh gia đình, tâm tư để xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong buổi học đầu tiên giáo viên cho các em tự giới thiệu về mình trước lớp, khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện giữa cô và trò. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Qua đó phần nào nắm được đặc điểm, tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 11 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn nhát, thụ động hay tích cực...Và tiếp tục qua những tuần học sau, giáo viên chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Giải phap 2: Rèn kĩ năn sôn dha hod sinh qua việd tídh hợp vàa dad môn hod; Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. Ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học được giáo dục kĩ năng sống cho các em đó là các kĩ năng như: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác... Ở môn Đạo đức, để các chủn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Khi dạy giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu ph̉m; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu ph̉m, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,… Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,…Qua đó, sẽ được tạo cơ hội để học sinh thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như sống có trách nhiệm, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống, chăm sóc, kính trọng bố mẹ, ông bà, phụ nữ, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn; biết yêu quê hương, đất nước... Ở môn đạo đức có nhiều bài học được giáo dục kĩ năng sống cho các em đó là các kĩ năng như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập vui chơi và trong cuộc sống; với người già, trẻ em; với phụ nữ; kĩ năng hợp tác; kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng trình bày... Kĩ năng thể hiện sự tự tin Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập thuyết trình, tranh luâ ̣n”, “Lâ ̣p chương trình hoạt đô ̣ng”, “Tâ ̣p viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch”… người giáo viên cần tổ chức cho các em đóng vai, đối thoại, tự bô ̣c lô ̣. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tổ chức cho các em đứng đóng vai, nêu những lí lẽ, dẫn chứng, bày tỏ ý kiến,… Lúc đầu các em có thể rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng nếu được giáo viên nhập cuộc và kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 12 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là thái đô ̣ bình tĩnh, tự tin cùng những câu nói rõ ràng, diễn đạt gãy gọn và linh hoạt hơn trong khi tham gia đóng vai, đối thoại với các thuyết trình viên. Kỹ năng thể hiện sự cảm thônng Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “ Những con sếu bằng giấy” GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Em đã làm được việc gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại? Tôi khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách hiểu của các em. Chăng hạn: Chúng tôi gét chiến tranh. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân. Quên góp tiền, sách vở, quần áo để ủng hô ̣ những nạn bị bom nguyên tử sát hại....) Kỹ năng gia tiếp, ứng ửc Khi dạy các bài: “Mô ̣t vụ đắm tàu; Lớp trưởng lớp tôi; con gái….” GV cho HS nhận xét cách xưng hô của các nhân vật trong truyện, lời lẽ, của các nhân vật khi giao tiếp… Học sinh nhận biết cách xưng hô của các nhân vật trong truyện là đúng thứ bậc, lời nói thể hiện sự thân mật, dễ đạt được mục đích giao tiếp. Học sinh biết thể hiện sự cần thiết phải ứng xử lịch sự khi giao tiếp trong cuộc sống. Dù trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích giao tiếp khác nhau nhưng các em luôn có thể hiện cách ứng xử lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp và hơn hết là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Có thể là trình bày nguyện vọng của mình với người khác kèm theo cử chỉ, nét mặt, lời nói, ngữ điệu. Có thể lắng nghe tích cực khi người khác nói. Ví dụ: Sau khi học xong bài: “ Mô ̣t vụ đắm tàu” GV hỏi HS: Em có nhâ ̣n xét gì về cách giao tiếp của các nhâ ̣n vâ ̣t trong bài ? (Mi-ri-ô là mô ̣t bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống cho bạn. Giu-li-ét-ta là mô ̣t bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm biết lo lắng, chăm sóc khi bạn bị thương... Cách giao tiếp giữa các bạn thân mâ ̣t, gần gũi thể hiê ̣n những tính cách điển hình của nữ giới và nam giới). Từ những viê ̣c làm của các nhân vâ ̣t trong bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh vâ ̣n dụng vào cuô ̣c sống. Ví dụ: Khi dạy bài “Kính già, yêu trẻ”; “Tôn trọng phụ nữ”. Qua bài dạy giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, quan tâm giúp đỡ người già, trẻ em, tôn trọng phụ nữ. Kỹ năng tự nhận thức N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 13 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc: “Mô ̣t vụ đắm tàu”. Sau khi HS hiểu được hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta thì Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thê nào khi bạn bị thương? ( Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn â ̣p tới, xô câ ̣u ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. Qua đó, cho thấy Giu-li-ét-ta đã tự nhâ ̣n thức được trách nhiê ̣m và vai trò của mình khi thấy bạn bị thương). + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì? ( Ma-ri-ô có tấm lòng cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn. Qua đó, cho thấy Ma-ri-ô đã tự nhâ ̣n thức được trách nhiê ̣m và vai trò của mình khi thấy bạn biết bạn còn bố mẹ). Ví dụ: Khi dạy bài “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. GV yêu cầu HS đọc các thông tin SGK trang 34, hỏi: Qua các thông tin trên, em cảm nhận như thế nào về đất nước và con người Việt Nam ? Em còn biết thêm gì về Tổ quốc của chúng ta? Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc, để đưa đất nước ta trở nên giàu mạnh? HS quan sát tranh, trả lời : Việt Nam là đất nước tươi đẹp, có truyền thống văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới và phát triển từng ngày song vẫn còn là một nước nghèo. Yêu Tổ quốc Việt Nam, em cần cố gắng học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng đất nước càng ngày càng tươi đẹp hơn. Kỹ năng hợp tác Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập thuyết trình, tranh luâ ̣n”, “Lâ ̣p chương trình hoạt đô ̣ng”, “Tâ ̣p viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch”; “Ôn tâ ̣p về viết đơn; “Lâ ̣p bảng thống kê”… người giáo viên cần tổ chức cho các em hợp tác với nhau tìm ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để luyê ̣n tâ ̣p thuyết trình, tranh luâ ̣n. Các em hợp tác với nhau tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê... Ví dụ: Khi dạy bài “Hợp tác với những người xung quanh” (Tiết 1), (Đạo đức lớp 5), chúng ta có thể làm như sau: Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời: Các em đã từng hợp tác với bạn bè hoặc với ai đó để cùng làm một việc bao giờ chưa? Đó là việc gì? Các em đã hợp tác như thế nào? Kết quả ra sao? Học sinh trả lời: Em đã từng hợp tác với bạn bè trong tổ để trực nhật lớp. Em phối hợp với các bạn trong tổ để quét lớp, lau bảng. Kết quả lớp lúc nào cũng sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn, bảng đen. N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 14 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm Ví dụ : Khi dạy bài : “Có trách nhiệm về việc làm của mình”. Cho HS đọc truyện “ Chuyện của bạn Đức” và xem tranh ảnh SGK/6. Qua chuyện trên, em cần làm gì khi mình làm sai, mắc lỗi ? HS trả lời: Nhận trách nhiệm về việc làm của mình. Nhận sai và biết sửa chữa. Qua bài học rèn cho HS kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình. Bên cạnh môn Tiếng Việt và môn đạo đức thì ở môn khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh ?; Vệ sinh ở tuổi dậy thì ; Thực hành nói không với các chất gây nghiện; Dùng thuốc an toàn; Phòng bệnh sốt rét; Phòng bệnh sốt xuất huyết; Phòng bệnh viêm gan A; phòng tránh HIV/AIDS ...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh các chất gây nghiện và bệnh HIV/AIDS, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh ở tuổi dậy thì”. YCHS trả lời câu hỏi: Nên làm gì và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? Học sinh trả lời: Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. Đặc biệt thay quần lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày. Cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy.... Qua bài học này, học sinh rèn được kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm gì và không nên làm để bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể mình. Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống bị xâm hại và tai nạn giao thông. Bản thân đã giáo dục các em thông qua các tiết học: Phòng trách bị xâm hại, phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Hướng dẫn các em phòng chống bị xâm hại và tai nạn giao thông bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Ví dụ: Khi dạy bài “Phòng tránh bị xâm hại”. YCHS trả lời câu hỏi: Em có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ? Học sinh trả lời: Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ ; không ở một mình trong phòng kín với người lạ; không nhận tiền, quà từ người lạ,... Trong bài học này rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại; Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Giải phap 3: Mỗi thầy dô iaa là tấm ưnn đạa đứd, tự hod và san tạa. N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 15 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây ngành giáo dục của chúng ta rất coi trọng và thường xuyên nói đến vấn đề “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Bởi vì, bên cạnh những giáo viên ưu tú, quan tâm đến học sinh, tâm huyết với nghề vẫn còn đâu đó một số giáo viên làm mất đi hình ảnh đẹp của người thầy trong mắt học sinh, phụ huynh,... Do một số giáo viên có lối sống buông thả, còn hơi men khi lên bục giảng, còn xúc phạm đến nhân ph̉m học sinh, ... Trong khi đó, đối với học sinh nói chung cũng như học sinh Tiểu học, thầy cô giáo là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Thầy cô luôn là tấm gương sáng để các em noi theo. Chính vì thế, biện pháp đầu tiên nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh (như kĩ năng giao tiếp: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị; bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà,…) là người giáo viên phải mẫu mực trong từng cử chỉ lời nói, hành động đối với mọi người xung quanh như đồng nghiệp, học sinh, làng xóm hay phụ huynh. Hay nói cách khác, người giáo viên hành động, nói năng kể cả cách ăn mặc phải mang tính sư phạm, đúng tác phong của nhà giáo để học sinh họa tập và làm theo. Ngoài những giải pháp chính để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thì còn có những giải pháp khác hỗ trợ như sau: Tổ dhứd dad haạt độn tập thể - Haạt độn n aài iờ lin lơp (ưui dhni văn n hệ, thể o d thaa thể. Haạt độn nhân đạa); Thông qua các tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động của Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn cho các em sinh hoạt với nhiều nội dung khác nhau, hình thức đa dạng phong phú như: Hội thi Trò chơi dân gian, Thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em, thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, 22-12 và các ngày lễ lớn. Các hoạt động thể dục thể thao như cờ vua, đá cầu, nhảy dây. Thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”, “Vẽ tranh bảo vệ môi trường”. Qua các hoạt động trên sẽ giúp học sinh hình thành các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng hợp tác với bạn bè, kĩ năng hùng biện, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng cảm nhận... Giaa viin tuyin truyền dad ậd dha mẹ thựd hiiṇ oạy dad em dad kĩ năn sôn dn ản; Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu các mối quan hệ để cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động. Qua việc tuyên truyền của giáo viên đến các bậc cha mẹ học sinh để các bậc phụ huynh biết cách dạy con em mình những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin… N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 16 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn Những giải pháp nêu trên mà thực hiện đồng bộ thì học sinh sẽ phát triển kĩ năng sống toàn diện. Môi quan hệ iữa dad iải phap, iện phap Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen chưa tốt và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này. Từ vấn đề này để giúp chúng ta hiểu rõ khi thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau. Chúng được thực hiện thường xuyên liên tục trong các tiết học, buổi học và trong các hoạt động của lớp 5A, 5B trong năm học 2016- 2017; 2017 - 2018 ở trường Tiểu học Trưng Vương, huyện Krông Ana. IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP Để học sinh có được kĩ năng sống tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công. Thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Qua đó giúp học sinh tự tin và chủ đô ̣ng công viê ̣c mạnh bạo hơn trong giao tiếp. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai nên các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy. Thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chủn mực trong lời nói và việc làm. Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn các em có ý thức trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Lớp trưởng tổ chức cho các tổ tự đánh giá xếp loại các thành viên. Sau đó, lớp trưởng đánh giá xếp loại nề nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần của lớp, triển khai kế hoạch tuần tới của lớp, nhà trường. Thông qua tổ chức sinh hoạt lớp giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin và hợp tác. Mặt khác, xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn. Trong đó cần chú trọng tạo môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các câu kh̉u hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở các em. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho các em để các em phát triển một cách toàn diện. V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau một thời gian áp dụng đề tài, tôi đã thu được những kết quả như sau: Chất lượng học tập của lớp 5 được nâng lên rõ rệt. Các em chấp hành và tham gia tất cả các phong trào thi đua của lớp, của trường nhiệt tình có hiệu quả, phát huy được tinh thần đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Những kĩ năng sống N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 17 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn cần thiết của các em được phát triển như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học tự rèn, kĩ năng giao tiếp, … Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của bản thân tôi, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ, kết hợp của Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên trường, đồng nghiệp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Tôi tiến hành khảo sát với chủ đề “Kĩ năng của em” của học sinh lớp 5A, 5B trường TH Trưng Vương năm học 2016 - 2017; 2017 - 2018. Cụ thể như sau: Áp dụng đề tài năm học 2016 -2017 Tổng số HS 53 Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 5A (TS: 26) 7 13,2 8 15,1 11 20,7 5B (TS: 27) 8 15,1 9 17 10 18,9 Sau khi ap o n đề tài đượd một năm thì tôi thấy năm hod 2017 - 2018 dhủ đề “Kĩ năn dủa em” dó sự tiến ộ vượt ậd. Nhiều hod sinh dó kĩ năn tôt và hình thành đượd kĩ năn dha ản thân d thể là: Tổng số HS 54 Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt SL % SL % SL % 5A (TS: 26) 13 24,1 12 22,2 1 1,9 5B (TS: 28) 12 22,2 15 27,7 1 1,9 Mặc dù kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng đây là bước chuyển vượt bậc đối với học sinh lớp 5 trường tôi. Điều này chứng tỏ đề tài mà tôi đang thực hiện đã góp phần từng bước hoàn thiện hơn về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học. Việc phát triển đề tài và áp dụng hiệu quả đối với các đối tượng học sinh tại đơn vị trường Tiểu học Trưng Vương đã thu được kết quả rất đáng khích lệ và thực sự có ý nghĩa khoa học, giá trị về kĩ năng sống của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt, các em ngày càng chăm ngoan. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 18 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn hiểu biết và chấp hành pháp luật. Các em có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. Đặc biệt về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành mục tiêu bài học, ý thức tự quản của học sinh lớp 5 luôn được BGH nhà trường, tập thể giáo viên trong trường đánh giá cao. Ngoài thành tích đạt trên thì chất lượng giáo dục và hoạt đô ̣ng phong trào lớp 5 năm học 2017 - 2018 cũng đạt được như sau: - Chất lượng toàn diê ̣n: Học sinh được khen thưởng toàn diê ̣n: 14 em - Học sinh được khen thưởng mô ̣t mă ̣t: 16 em - Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. - Không có học sinh vi phạm nội quy trường, lớp; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông, đuối nước .... - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không những học giỏi về kiến thức mà còn phải có những kĩ năng sống. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, thực tế giảng dạy bản thân, nghiên cứu tài liệu, tìm tòi học hỏi, đúc rút được bài học kinh nghiệm sau: Đôi vơi iaa viin - Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác - Phải không ngừng học hỏi và hoàn thiện kĩ năng sống của mình và thể hiện rõ trong các mối quan hệ với phụ huynh, giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày; N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 19 - Đề tài: Mô ̣t sô iiṇ phap iaa o d kĩ năn sôn dha hod sinh lơp 5 ở trườn TH Trưn ưưnn - Người giáo viên cần phải nắm được tâm lí lứa tuổi, hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng đúng đắn; - Phải mẫu mực ở mọi lúc, mọi nơi, kỹ năng ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; Đôi vơi hod sinh - Thường xuyên rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức đã học để vâ ̣n dụng trong giao tiếp, ứng xử vào cuộc sống hàng ngày; - Tích cực bồi dưỡng kĩ năng sống qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức; - Mạnh dạn, tự tin giải quyết các vấn đề. II. KIẾN NGHỊ Đôi vơi phòn iaa o d và đàa tạa Krôn Ána. - Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên cấp Tiểu học để giáo viên trao đổi, học hỏi và đưa ra những phương pháp, kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình giảng dạy đạt hiê ̣u quả cao. Đôi vơi Trườn Tiểu hod Trưn ưưnn - Thường xuyên tổ chức chuyên đề giáo dục kĩ năng sống thông qua đó các giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để cùng nhau làm tốt giáo dục kĩ năng sống cho HS. - Nhà trường luôn phát động, quan tâm đến phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức. Trên đây là đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Trưng Vương” đã được áp dụng và thực sự mang lại hiệu quả ở Trường Tiểu học Trưng Vương. Ngoài những biện pháp trong đề tài này, có thể còn có những biện pháp khác mà bản thân tôi chưa nhận thấy rất mong quý ban giám khảo và các đồng nghiệp đọc sáng kiến kinh nghiệm này đóng góp bổ sung. Đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng rất hiê ̣u quả, giúp học sinh có nhiều chuyển biến về giá trị kĩ năng sống. Khi tôi triển khai đề tài tại trường được lãnh đạo, đồng nghiê ̣p ủng hô ̣. Trong quá trình nghiên cứu, viết đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong sự góp ý của quý ban giám khảo để đề tài đạt được hiệu quả cao hơn, hoàn thiện hơn, để bản thân tôi có thêm kinh nghiê ̣m vâ ̣n dụng N ười thựd hiện: N ô Thị Minh - Tran 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan