Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giáo dục truyền thống “tương thân tương ái” tại liên đ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục truyền thống “tương thân tương ái” tại liên đội tiểu học lê lợi.

.PDF
24
185
114

Mô tả:

UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” tại Liên đội tiểu học lê lợi. Lĩnh vực: Hoạt động Đội Họ và tên tác giả: Hòa Quang Hải Đơn vị: Trường Tiểu học Lê lợi Krông Ana, tháng 3 năm 2018 0 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân có ích trong tương lai và lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức. Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Bởi vậy, việc giáo dục trong nhà trường là rất quan trọng, đặc biệt với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học càng quan trọng hơn nhiều. Trong nội dung giáo dục cho học sinh, bên cạnh việc giáo dục đạo đức thông qua các môn học còn phương pháp giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội. Đó là công tác hoạt động Đội, xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh “Từ trực quan sinh học đến tư duy trừu tượng" và "Từ tư duy trựu tượng đến thực tiễn". Bởi vậy những hành động, việc làm cụ thể trong công tác giáo dục truyền thống đặc biệt là giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” trong học sinh nếu được chú trọng thì chất lượng đạo đức của học sinh sẽ được nâng cao, tình thương yêu giữa con người với con người được các em coi trọng và tin yêu. Từ những hoạt động cụ thể và thiết thực được tổ chức tại Liên đội đã có tính khả thi, có tác động to lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” tại Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi” làm đề tài nghiên cứu. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cho học sinh, tạo cho học sinh tại Liên đội có lòng nhân ái và tình thương yêu con người, nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tiểu học. Nhiệm vụ: Khảo sát thực trạng hoạt động Đội tại Liên đội, cụ thể các hoạt động nhân ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Đôi bạn cùng tiến “, “Giúp bạn đến trường”… và tình yêu thương con người của các em học sinh. Nghiên cứu tầm quan trọng, sự cần thiết việc giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” trong Liên đội. Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” tại Liên đội đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” tại Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi. 4. Giới hạn của đề tài Là một giáo viên TPT thường xuyên tổ chức, thực hiện các phong trào tại Liên đội và tham gia hoạt động Đội do Hội đồng Đội, Phòng giáo dục và các đoàn thể khác tổ chức tôi nhận ra rằng cần phải giáo dục các em lòng yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự hào truyền thống dân tộc, khơi dậy ngọn lửa yêu nước, thương dân, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, gia đình chính sách nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh. Dần hình thành và rèn luyện các em thành những con người có ích cho xã hội và đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn phải giữ lại nét truyền thống văn hóa của dân tộc, phù hợp với xu thế phát 2 triển của thời đại, “Hòa nhập chứ không hòa tan”, cần giúp cho các em phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ qua nhiều năm lịch sử và nhiều thế hệ, đó chính là truyền thống “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”… 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; c) Phương pháp thống kê toán học Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước. Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân tương ái” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, thương nòi, là một đất nước với 4000 năm xây dựng và giữ nước. Đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo, bao lớp thanh niên đã lên đường 3 làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ đã không tiếc xương máu, tuổi thanh xuân cống hiến cho Tổ quốc. Bao nhiêu người đã ra đi và không trở về và có người trở về thì đã hết tuổi trẻ của mình, hoặc mang trong mình nhiều thương tích và còn có những người không đựơc làm bố, làm mẹ, làm vợ…Chiến tranh đã làm cho bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng và chiến tranh cũng khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần “Tương thân tương ái” truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Chiến tranh đã để lại trên đất nước Việt Nam bao bà mẹ Việt Nam anh hùng, bao thương binh liệt sĩ, bao người neo đơn không nơi nương tựa và xã hội ngày nay còn rất nhiều những em học sinh gia đình nghèo khó, khuyết tật và mồ côi, cơ nhỡ. Với truyền thống của dân tộc, sự quan tâm tới các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, trẻ em nghèo, khuyết tật, không chỉ của Đảng, chính phủ mà của tất cả mọi người trong xã hội. Với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” chúng ta giáo dục được lòng yêu nước, yêu con người, yêu lao động, ghét những điều xấu xa và biết tiết kiệm. Để các em làm tốt công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện bằng các việc làm, hành động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, tiến bước lên Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là công dân tốt của đất nước sau này. Đối với các em là thiếu niên và nhi đồng ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham 4 quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng…để các em vui chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển. Bản thân tôi thấy giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cho các em thông qua hoạt động tham quan dã ngoại, tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ nhằm quyên góp gây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”, phong trào “Vòng tay bè bạn”, “Hũ gạo tình thương”, “ Nuôi heo đất”, “Áo trắng tặng bạn”, “Cùng bạn đến trường”, vận động ủng hộ từ các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện xã hội… bằng phương pháp trực quan này là có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất và được học sinh, phụ huynh hưởng ứng cao nhất. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Liên đội Tiểu học Lê Lợi có 11 lớp 4 Chi đội 7 lớp nhi đồng với 267 Đội viên, nhi đồng lại chủ yếu là con em Đồng bào dân tộc thiểu số với tỉ lệ 75%, nhưng được sự quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đội huyện và nhà trường đã hướng dẫn, chỉ đạo, cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh, tạo điều kiện về vật chất, ủng hộ tinh thần giúp cho Liên đội hoạt động thông suốt và tăng thêm tinh thần trong việc học tập và hoạt động phong trào. Tổng phụ trách Đội, anh chị phụ trách Chi đội, lớp Nhi đồng ý thức trách nhiệm luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, luôn chú trọng việc giáo dục truyền thống ”Tương thân tương ái”, ”Lá lành đùm lá rách” tình yêu thương giúp đỡ con người cho Đội viên, nhi đồng. Các em Đội viên, nhi đồng ngoan hiền, lễ phép, vâng lời, chịu khó tích cực tham gia các hoạt động của đội. 5 Trong những năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động phong trào nhằm mục đích giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” như phong trào “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; các hoạt động như “Áo trắng tặng bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”…. ngoài việc tạo cho các em có sân chơi bổ ích còn thu hút 100% các em học sinh tham gia và tham gia khá tốt. Đã giáo dục cho các em đội viên nhi đồng nhận thức cao hơn về truyền thống tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ bạn bè, gia đình neo đơn, người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, các em học sinh nghèo trong liên đội đã được liên đội giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất. Tuy những món quà, sự hỗ trợ của liên đội chưa cao nhưng đã phần nào động viên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Từ đó công tác hỗ trợ, giúp đỡ bạn nghèo, gia đình khó khăn, giúp đỡ gia đình thương binh, những người có công với cách mạng đã trở thành truyền thống của Liên đội từ nhiều năm trước. Tuy vậy nhưng trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nên trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trong địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, họ sống không ổn định, cuộc sống khó khăn nên cũng gây ra nhiều vướng mắc trong việc quyên góp, xét hoàn cảnh học sinh để liên đội hỗ trợ. Tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trong nhà trường chiếm tỉ lệ khá cao (năm 2016 – 2017 chiếm 56%, năm 2017 – 2018 chiếm 48%). Cũng vì cuộc sống gia đình nhiều khó khăn, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ nên các em học sinh ngoài giờ đến trường còn về phụ giúp việc nhà cho Cha mẹ thậm chí có những em còn phải nghỉ học để đi làm thuê, đi lượm nhặt cà phê, tiêu, điều… để có thêm tiền để lo những bưa cơm cho gia đình, mua sách 6 vở đồ dùng học tập phục vụ bản thân, từ đó dẫn đến các em học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần vẫn còn rải rác. Một số ít gia đình và học sinh nhận thức về công tác từ thiện còn thấp, họ cho đó là việc bình thường nên trong các cuộc vận động và đóng góp chưa cao. Từ những vấn đề về thực trạng nêu ở trên ta dễ dàng nhận thấy rằng công tác giáo dục truyền thống ”Tương thân tương ái” trong Liên đội là rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy các em còn chưa có nhận thức sâu hay tính tự giác còn chưa cao trong các hoạt động nhân đạo, truyền thống ”Tương thân tương ái”... làm cho việc quyên góp, vận động kinh phí, tổ chức các hoạt động còn nhiều bất cập và hiệu quả còn thấp. Trước đây tôi đã áp dụng nhiều biện pháp để giáo dục truyền thống ”Tương thân tương ái” cho các em tại Liên đội, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao do các biện pháp chưa thực sự phù hợp với đối tượng, do khai thác, áp dụng biên pháp đó chưa triệt để từ đó tôi đã nghiên cứu, áp dụng những biện pháp mới đạt được kết quả cao hơn. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Nhìn rõ được thực trạng về công tác giáo dục truyền thống ”Tương thân tương ái” tại Liên đội nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu. Đồng thời đưa ra được những biện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao giáo dục truyền thống ”Tương thân tương ái” cho đội viên, nhi đồng giúp các em có lòng nhân ái, tình yêu thương giúp đỡ con người, giúp cho việc tổ chức các hoạt động nhân đạo có hiệu quả cao hơn. Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin: Các em sẽ tự ý thức và hiểu sâu hơn về lòng nhân ái và tình yêu thương con người thông qua các câu truyện, bài báo, video về gương người tốt việc tốt trên mạng internet. 7 Biện pháp tổ chức các buổi ngoại khóa: Thực hiện đúng quy định của chuyên môn, của ngành, của trường đề ra. Ngoài ra thông qua các buổi ngoại khóa đó đã giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, con người, tinh thấn đoàn kết. Khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Và từ đó các em đã có những hành động thiết thực, sống có ích cho gia đình và xã hội. Luôn xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Giúp các em tìm hiểu và ôn lại lịch sử và các sự kiên quan trọng của đất nước. Biện pháp tổ chức văn hóa – văn nghệ: Tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh, vui vẻ. Giúp các em mạnh dạn, tự tin trước đám đông và thể hiện được năng khiếu của bản thân. Liên đội phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu, khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường Thông qua các buổi diễn văn nghệ quyên góp và xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo” – giúp đỡ các em học sinh nghèo trong liên đội, trao tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo. Thu hút sự quan tâm của địa phương, các trường học trong địa bàn, quý bậc phụ huynh các em học sinh đến xem chương trình, ủng hộ quyên góp “Quỹ bạn nghèo” trong nhà trường. Biện pháp Tổ chức các phong trào “Hũ gạo tình thương”,”Áo trắng tặng bạn”, “Cùng bạn đến trường”…: Giúp các em Đội viên – Nhi đồng trong nhà trường có tinh thần “Tương thân tương ái”, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”… Biện pháp Tổ chức Tham quan khu di tích lịch sử ở địa phương: Giúp học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng kháng chiến để từ 8 đây khơi dậy trong lòng thiếu nhi, lớp măng non chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc bởi bề dày của nền văn hoá lâu đời, giúp các em hiểu biết vệ sự kiện, con người và những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Từ đó có những hành động và việc làm thiết thực như: thăm hỏi, động viên, giúp đỡ… các em sẽ trân trọng, biết ơn và đền đáp công ơn thế hệ cha ông Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội: Từ biện pháp này sẽ huy động được nhiều phần quà, học bổng, kinh phí để hỗ trợ cho các em học sinh nghèo. Qua đó Thầy cô giáo bằng sự tâm huyết của mình bằng tình yêu thương học trò cùng với lòng nhân ái, sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội đã trực tiếp giáo dục cho các em về truyền thống “Tương thân tương ái”, biết yêu thương biết giúp đỡ biết nhận yêu thương và trao yêu thương. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin TPT tìm kiếm, xây dựng nội dung cụ thể gồm: Các câu truyện, bài báo, Video, tranh ảnh về những gương người tốt, việc tốt, những việc làm nhân ái giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ bạn bè… Sử dụng máy chiếu, máy tính để trình chiếu cho các em xem trong quá trình các em xem TPT phân tích nội dung để các em hiểu sâu hơn qua đó giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cho các em. Ngoài ra tôi còn lưu vào các máy tính trong phòng máy những nội dung đã tìm kiếm được để các em tự mở lên xem vào những giờ giải lao sau những tiết học căng thẳng. * Biện pháp tổ chức các buổi ngoại khóa Tổ chức vào tuần thứ hai của tháng, nội dung tổ chức theo chủ đề, chủ điểm của tháng. Ví dụ như: tháng 9 – Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, mừng năm học mới; tháng 10 – Chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10; tháng 11 – Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tháng 12 – 9 chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; tháng 1+2 Mừng Đảng mừng xuân... Tổng phụ trách chọn lọc những câu hỏi có liên quan đến những sự kiện lịch sử trong tháng tổ chức để giúp các em tìm hiểu bằng nhiều hình thức đan xen nhau giữa các tháng như: tổ chức sinh hoạt ngoài trời, viết bài tìm hiểu có đánh giá nhận xét, khen thưởng gương “Người tốt việc tốt”, trao quà cho học sinh nghèo… *Biện pháp tổ chức văn hóa – văn nghệ TPT lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, vì đây là hoạt động lớn nên cần có thời gian để các lớp nhi đồng – chi đội chuẩn bị. Có thể tổ chức trong tháng có các ngày lễ lớn vừa giúp các em vui chơi vừa giúp các em có thể ghi nhớ các ngày lễ lớn của đất nước. TPT có thể linh động tổ chức các buổi văn nghệ bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút học sinh. Tại trường tiểu học Lê Lợi năm học 2014-2015 tổ chức hội thi “Búp măng xinh”, đến năm học 2015-2016 tổ chức thi văn nghệ “ Chúng em yêu dân ca”, năm học 2016 – 2017 tổ chức thi văn nghệ chào mừng 20/11, và năm học 2017-2018 tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các lớp. Thu hút được rất nhiều sự tham gia của các em học sinh. Các hình thức tổ chức luôn thay đổi nên không gây nhàm chán. Thông qua buổi biểu diễn văn nghệ tổ chức quyên góp “quỹ vì bạn nghèo” của liên đội. Liên đội cần gửi giấy mời đến các tổ chức, cơ quan, trường học trong địa bàn và các nhà hảo tâm để tham dự. Thu hút được sự quan tâm đóng góp của các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương, các đoàn thể trong huyện, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh trong trường… *Biện pháp tổ chức quyên góp “Hũ gạo tình thương” TPT lên kế hoạch phát động rộng rãi trong toàn Liên đội. 10 Mỗi em đội viên – nhi đồng đóng góp tối thiểu 1em/1kg. Bên cạnh đó TPT phối hợp với đoàn viên thanh niên trong nhà trường đi vận động quyên góp tại các nhà hảo tâm ở địa phương. Lễ phát động quyên góp gạo có thể tổ chức vào buổi sinh hoạt tập thể hay vào thứ 2 đầu tuần. TPT thu gom gạo trong thời gian cụ thể có thể trong 1 tuần học. Vì vậy việc bảo quản cần phải đảm bảo vệ sinh và gọn gàng. Sau khi đã quyên góp gạo xong cần phải phân chia thành nhiều xuất gạo phù hợp với số lượng học sinh khó khăn của từng liên đội. Vào buổi tổng kết đợt phát động thì Liên đội tặng lại số gạo đã quyên góp được cho các em học sinh nghèo trong liên đội. *Biện pháp Tổ chức Tham quan khu di tích lịch sử ở địa phương Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời gian tham quan. Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi tham quan. Nội dung của đợt tham quan. Tập trung vào vấn đề gì? Nội dung thể hiện và hình thức hoạt động có phù hợp không? Chương trình phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự giáo dục. Khai thác động viên và phát huy được sự tham quan của học sinh một cách tự giác, sáng tạo từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc, phải tạo được không khí thoải mái vui tươi hấp dẫn. Chương trình buổi tham quan phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với quy trình phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của đội viên. Chuẩn bị tốt và tổ chức thực hiện cụ thể, thống nhất và chu đáo. 11 Tổ chức cho học sinh tiêu biểu đi tham quan bảo tàng tỉnh Đắc Lắc nơi ghi lại dấu tích ông cha hào hùng một thuở, nơi ghi lại những giá trị truyền thống muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam: trung dũng, kiên cường, anh hùng, bất khuất. Các em đã được nghe hướng dẫn viên hướng dẫn tham quan và thuyết minh về truyền thống oanh liệt một thời của cha anh ta với những trận đánh ác liệt, những chiến trường đẫm máu của các anh, với những chiến tích thật lẫy lừng của anh bộ đội Cụ Hồ được lưu giữ lại dấu ấn cho muôn đời qua hình ảnh, hiện vật và tư liệu. Từ những cái chén, cái bình uống nước của các anh bộ đội đến những sợi xiềng xích, gông cùm mà quân giặc đã hành hạ bộ đội ta. Từ đó các em học sinh mới hiểu, thấm thía cuộc sống hoà bình ngày hôm nay. Cùng trong lần tham quan này các em đã được đến “ Bảo tàng dân tộc” nơi đây lưu giữ đầy đủ hình ảnh đồng bào dân tộc Êđê, Bana….., nhìn thấy được những nét văn hóa đặc trưng, những nét chạm trổ hoa văn tinh tế của người dân tộc trên quần áo, những bộ cồng chiêng, dụng cụ để thuần phục voi rừng, chiếc thuyền độc mộc do người đồng bào tự đẻo v.v,… từ đó giúp các em hiểu thêm về nét văn hóa của dân tộc Êđê, Bana.. Các em hiểu thêm về văn hoá dân tộc các anh em sinh sống trên mảng đất quê hương Đắc Lắc. Hình ảnh chiếc xe tăng minh chứng lịch sử trong những ngày đấu tranh giải phóng tỉnh Đắc Lắc. Sau khi tham quan các dịa điểm tại thành phố BMT như Trung tâm văn hoá tỉnh,bảo tàng dân tộc đã giúp các em hiểu biết thêm về quê hương đất nước con người Việt Nam. Từ đó cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn, có ý thức bảo vệ và gìn giữ những giá trị truyền thống của cha anh. Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt động dã ngoại có chủ đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế tổ chức có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn và hợp 12 lý của chương trình. Nhưng đòi hỏi tối thiểu phải xây dựng được tiến trình cơ bản của nội dung chi tiết của buổi tham quan và phải tham mưu chặt chẽ với lãnh đạo đơn vị để đợt tham quan đạt kết quả cao. *Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội: TPT xây dựng kế hoạch tham mưu lãnh đạo ngay từ đầu năm học, thành lập đội, nhóm vận động trong đó có sự tham gia của ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường. Các thành viên trong đội sẽ tìm và vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội trong địa bàn và ngoài địa bàn hỗ trợ tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo tại Liên đội. Trong quá trình vận động các thành viên cần chuẩn bị cho mình những tài liệu, số liệu cụ thể về hoàn cảnh khó khăn của các em cần giúp đỡ và cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt để quá trình vận động đạt kết quả cao. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các biện pháp, hoạt động trên được tổ chức logic, xuyên suốt ngay từ đầu năm học. Các hình thức tổ chức không gây nhàm chán thu hút được số lượng đông các em tham gia, các hoạt động rải đều trong các tháng phù hợp với chủ đề chủ điểm của từng tháng. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Trong những năm học qua Liên đội Lê Lợi đã làm tròn trách nhiệm mà xã hội, các cấp, các ngành đã giao cho. 100% các em học sinh tham gia tìm hiểu tranh ảnh video về tấm gương người tốt việc tốt, những việc làm đầy lòng nhân ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống qua máy tính, mạng internet… 13 Hàng năm Liên đội tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về quê hương, đất nước con người Việt Nam, viết bài tìm hiểu về lịch sử nước Việt Nam thông qua các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh….thu hút 100% các em học sinh tham gia và có đánh giá khen thưởng cụ thể. Tổ chức nói chuyện truyền thống về anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày 22-12. Hàng năm vào những ngày 22-12 nhà trường đều tổ chức cho các em đi viếng, quyét dọn Đài tưởng niệm xã nhà. Qua đó giúp các em luôn nhớ ơn những người đã ngã xuống cho cuộc sống yên bình hôm nay. Hình ảnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa Từ đó có thể nói rằng làm tốt mục này chúng ta đã giáo dục cho các em truyền thống dân tộc ta. Đặc biệt với những nhân chứng lịch sử kể lại những trang sử hào hùng của dân tộc càng tạo niềm tin cho các em. Tổ chức các buổi văn hóa – văn nghệ ngoài việc giúp tạo cho các em sân chơi giải trí lành mạnh, bổ ích bên cạnh đó liên đội vận động quyên góp xây dựng quỹ “ Vì bạn nghèo” cho liên đội. Quyên góp tặng quà có kế hoạch và đưa vào chương trình hoạt động của liên đội. Cụ thể liên đội đã phát động tới từng Đội viên, nhi đồng các cuộc quyên góp gạo, quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp đỡ cho các bạn nghèo trong chi đội mình, Liên đội mình cũng như giúp đỡ các bạn ở liên đội khác ngay từ đầu năm học, tỉ lệ học sinh tham gia các phong 14 trào hoạt động do Liên đội tổ chức đạt 100%, các em hưởng ứng các phong trào như “ Hũ gạo tình thương”, “ Giao lưu văn hóa – văn nghệ”,“ Tham quan khu di tích lịch sử của địa phương” đạt tỉ lệ rất cao và đã vận động đước rất nhiều phần quà học bổng từ mạnh thường quân, đoàn từ thiện xã hội tặng cho các em học sinh nghèo trong Liên đội. Sau nhiều năm áp dụng và thực hiện đã thu được kết quả khá cao. Thu hút được 100% học sinh trong toàn trường tham gia, và tham gia rất nhiệt tình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, các em học sinh đi học đầy đủ không còn tình trạng bỏ học nghỉ học ở nhà đi làm như những năm học trước. Hàng năm các em đội viên tiêu biểu tham gia đều đặn các buổi viếng Đài tưởng niệm, thăm gia đình thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng vào các ngày lễ 22/12, Tết Nguyên Đán, 27/7…Năm học 2014-2015 tổ chức hội thi Tìm hiểu lịch sử anh hùng dân tộc Lê Lợi. Năm học 2015-2016 tổ chức văn nghệ, Vui Trung Thu vận động được 3 triệu đồng, năm 2016-2017 được 5 triệu đồng, năm 2017-2018 được 6 triệu đồng, năm 2017-2018 được 5 triệu đồng và từ các nguồn quỹ khác như “ Nuôi heo đất”, “Thu gom vỏ lon, trai”. “Hũ gạo tình thương”). Từ năm học 2016 đến 2018 tổ chức hoạt động “Hủ gạo tình thương” thu được gần được 300 kg gạo và trao cho 60 em học sinh nghèo, quyên góp áo trắng và vở, đồ dùng học tập tặng tại liên đội và và liên đội kết nghĩa là trường Nguyễn Viết Xuân. Hình ảnh tổ chức văn hóa – văn nghệ 15 Qua công tác vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện Liên đội nhận được rất nhiều xuất quà và học bổng để hỗ trợ, khích lệ các em học sinh cụ thể: Năm 2014 - 2015 vận động được 200 xuất trị giá 40 triệu đồng, Năm 2015 - 2016 vận động được 300 xuất trị giá 36 triệu đồng trong đó trao tại Liên đội 200 xuất 100 xuất trao tại Liên đội kết nghĩa Nguyễn Viết Xuân, Năm 2016 - 2017 vận động được 500 xuất quà trung thu trị giá 20 triệu đồng, Năm 2017 2018 vận động được 2 đợt tổng 650 xuất trị giá 85 triệu đồng trong đó trao tại Liên đội 450 xuất, 100 xuất trao cho các em học sinh nghèo vượt khó tại buôn EaNa xã EaNa và 100 xuất trao tại Liên đội Nguyễn Thị Minh Khai. Ngoài ra Liên đội còn nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn tôn Hoa Sen năm 2016 được 30 xuất năm 2017 cũng được 30 xuất học bổng cho học sinh nghèo trị giá hơn 12 triệu đồng. Tổ chức 1 đợt tham quan khu di tích cho các em học sinh tiêu biểu và có 100% em tham gia và có nộp bài thu hoạch sau buổi tham quan. Hình ảnh các em nhận học bổng từ tập đoàn tôn Hoa Sen 16 Nhận quà từ đoàn từ thiện xã hội Qua đó từ những việc làm, những hoạt động, phong trào nêu trên đã giáo dục các em tình yêu thương giúp đỡ những người xung quang ta, những người có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. “Tương thân tương ái”. Phần nào gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, các đoàn thể, TPT Đội, cùng với sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương, sự nổ lực phấn đấu của đội viên, nhi đồng. Cơ bản công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” ở Liên đội Lê Lợi làm khá tốt có sự tiến bộ rõ rệt từ lớp nhỏ đến lớp lớn cũng như sự tiến bộ theo từng năm học. Các hoạt động và phong trào đó được tổ chức xuyên suốt trong cả năm học và với nhiều hình thức khác nhau nên không gây ra sự nhàm chán, ngược lại các em học sinh nhận ra rằng đó cũng chính là nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ các bạn học sinh trong nhà trường ( cả vật chất lẫn 17 tinh thần), tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo, khuyết tật, mồ côi vươn lên khó khăn, tật nguyền để tự tin sống và sống có ích. Những lời động viên, thăm hỏi hay sự quan tâm tận tình chăm sóc của các em học sinh đối với những thế hệ cha anh đi trước, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, hay anh bộ đội cụ Hồ ngày đêm canh giữ hòa bình là niềm an ủi, khích lệ, bù đắp đối với họ. "Uống nước nhớ nguồn" " Ăn quả nhớ người trồng cây" Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thế hệ sau cần phải hiểu, tự hào và biết ơn đối với công lao, thành quả của thế hệ trước. Mặt khác phải cố gắng vươn lên kế tục truyền thống ấy. Chính vì vậy, trong nhà trường nơi đào tạo các thế hệ tương lai cho đất nước càng không thể thiếu được hoạt động giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cho học sinh. 2. Kiến nghị Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề căn cứ vào thực tế quá trình công tác, để nâng cao công tác giáo dục truyền thống liên đội Lê Lợi nói riêng, liên đội trường tiểu học nói chung. Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: Sách báo là cơ sở để chúng ta học tập. Để hoạt động giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” có hiệu quả thì nhà trường, Liên đội và các trường tiểu học hay trung học rất cần thiết bổ sung vào tủ sách của nhà trường những tư liệu và tài liệu. Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, cựu chiến binh trong huyện cần có sự quan tâm tới giáo dục truyền thống cho con em mình đặc biệt có kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong các ngày lễ lớn của dân tộc. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam. 18 Đối với BGH, các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, TPT đội cần có sự phối hợp chặt chẽ, có sự chỉ đạo của BGH đôn đốc giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh làm tốt công tác giáo dục truyền thống “ Tương thân tương ái”. Tổ chức cho các em được đi tham quan nhiều địa danh lịch sử hơn nữa. Nhưng hoạt động này cần sự ủng hộ, giúp đỡ về công sức và kinh phí của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Để có một thế hệ mới với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, theo tôi sự đầu tư là vô cùng thích đáng. Trên đây chỉ là 01 phần ý kiến nhỏ của bản thân tôi trên một số đối tượng học sinh nhất định, chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót, cần bổ sung và góp ý. Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp một phần nào đó trong công tác giáo dục văn hóa truyền thống “Tương thân tương ái” cho học sinh. Xin chân thành cảm ơn. Người viết Hòa Quang Hải 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan