Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giúp học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung môn to...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung môn toán lớp 4

.DOC
13
195
129

Mô tả:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HOÀN THÀNH VÀ HOÀN THÀNH TỐT NỘI DUNG MÔN TOÁN LỚP 4” PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục học sinh phát triển toàn diện, giúp các em có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm tiền đề cho việc phát triển bền vững và học lên các cấp học cao hơn. Trong giáo dục Tiểu học, việc dạy đủ các môn học là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo mục tiêu của sự phát triển toàn diện. Ở Tiểu học, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi môn Toán góp phần rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề; phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng cách; phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập môn Toán; góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt; khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống. Bác Hồ đã từng dạy: “Tôi khuyên các bạn là chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ đến khó, từ thấp dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được”. Lời dạy của Người thật sâu sắc và thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi giáo viên, nhất là đối với bản thân tôi. Từ lời dạy của Bác, tôi luôn tự hứa với lòng mình: Phải làm tốt vai trò của "Người thầy". Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy trong một lớp học, mỗi học sinh có trình độ nhận thức khác nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức bài học, môn học cũng rất khác nhau. Nhất là đối với môn Toán, những học sinh có năng lực về toán tiếp thu bài nhanh. Riêng các em mức độ trung bình, cận trung bình thì việc tiếp thu bài còn chậm, đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Thực tế, trong mỗi tiết học, ngoài việc quan tâm đến các đối tượng học sinh có năng khiếu, tôi còn rất quan tâm đến những đối tượng học sinh chậm về kĩ năng làm tính, giải Toán. Mặc dù gặp khó khăn trong dạy học, song được sự quan tâm của đồng nghiệp, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 4, năm học 2018-2019 tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giup học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung môn Toán lớp 4” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2. Điểm mới của sáng kiến Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Toán lớp 4 ở trường Tiểu học, tôi chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm này có điểm mới sau: - Sáng kiến xuất phát từ việc đii mới đánh giá học sinh theo Thông tư số 22 /2016/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Sáng kiến đưa ra 1 những giải pháp nhằm giúp học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung môn Toán lớp 4. - Sáng kiến giúp học sinh yêu thích môn Toán; tự tin vươn lên trong học tập, biết đặt ra nhiệm vụ học tập và có khả năng tự học để hoàn thành nội dung môn học. - Cung cấp cho học sinh một số dạng toán cơ bản ở lớp 4. Giúp học sinh làm tính, giải toán nhanh. Học sinh học tốt môn Toán sẽ có điều kiện học tốt các môn học khác ở Tiểu học. Năm học 2018-2019, trong quá trình giảng dạy tôi đã chọn lựa, chắt lọc những điểm mới, những vấn đề phù hợp nhất sao cho khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả. Đó là vấn đề cốt lõi nhất mà bản thân tôi khi viết sáng kiến này còn băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ. PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc dạy học môn Toán lớp 4 1.1. Thuận lợi - Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng tăng trưởng đảm bảo phục vụ cho viê ̣c dạy học theo hướng đii mới. - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học. Nhiều giáo viên có kinh nghiệm và có khả năng dạy tốt môn Toán. Nhà trường quan tâm, chỉ đạo sâu sát hoạt động dạy học môn Toán. - Học sinh có truyền thống hiếu học. Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tâ ̣p. Nhiều học sinh học tốt môn Toán, giải được các dạng toán cơ bản và một số bài tập nâng cao. - Dạy học theo mô hình trường học mới phát huy được tính mạnh dạn, tự tin của học sinh trong quá trình học Toán. Các em biết tự tìm tòi và khám phá kiến thức mới về Toán. - Việc đánh giá theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐ đã tạo điều kiện thuâ ̣n lợi cho học sinh trong quá trình học tập. Nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em không còn tâm lý tự ti, mă ̣c cảm mà có sự cố gắng vươn lên. Cùng với sự hợp tác của các bạn trong nhóm và sự giúp đỡ của giáo viên các em đã có nhiều tiến bô ̣. - Nhà trường, giáo viên có kế hoạch phù đạo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh yếu; bồi dưỡng các kĩ năng giải toán cho những em có tư duy tốt về toán học. Giúp học sinh làm quen với các dạng toán, biết vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán có nội dung nâng cao. Vì thế các em có tư duy tốt về toán đã phát huy hết năng lực sở trường của mình. - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em và phong trào thi đua của lớp. Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh trong công tác giáo dục và giúp đỡ học sinh học tập. 1.2. Khó khăn a. Về học sinh - Số học sinh của lớp đông, mô ̣t số học sinh khả năng tiếp thu bài và kỹ năng vâ ̣n dụng thực hành luyê ̣n tâ ̣p môn Toán còn hạn chế như em Minh Khôi, Thanh Trọng, Việt Hà. 2 - Tính tự giác của mô ̣t số học sinh trong học tập chưa cao, chưa nhận thức đúng về động cơ và mục đích học tập. Một số em chưa chăm học như em Quang Thế, Văn Mạnh, Tuấn Hưng. - Kĩ năng tính toán của một số học sinh còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhóm và lớp. Do đó, giáo viên phải mất nhiều thời gian kèm că ̣p, giúp đỡ. - Việc tự học và chuẩn bị bài ở nhà của một số học sinh chưa tốt. b. Về phía giáo viên - Giáo viên còn phụ thuộc vào tài liệu học, chưa linh hoạt điều chỉnh hoạt động và bi sung kiến thức theo hướng phát huy năng lực học sinh. - Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong đánh giá năng lực học tập của học sinh. c. Về phụ huynh học sinh - Phần lớn gia đình học sinh lớp 4A đều làm nông nghiệp, một số em gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên ảnh hưởng đến việc học tập. - Một số phụ huynh do hoàn cảnh kinh tế, đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, thiếu sự quan tâm của bố mẹ nên ý thức học tập chưa cao. * Qua theo dõi và kiểm tra đầu năm, kết quả môn Toán như sau: 9 - 10 7–8 5–6 <5 Tổng số SL % SL % SL % SL % 36 9 25,0 7 19,4 15 41,7 5 13,9 1.3. Nguyên nhân a. Về phía học sinh - Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh chậm kĩ năng về Toán là những học sinh vào lớp không chú ý chuyên tâm vào việc học. Về nhà không ôn bài, không chuẩn bị bài. Một số em “học vẹt”, không hiểu bản chất của vấn đề. Các em chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn. - Ở lứa tuii Tiểu học, các em còn ham chơi hơn ham học, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học. Nhiều em hiếu động, khả năng tập trung chú ý không lâu. Nắm kiến thức còn hời hợt, tính toán chủ quan, không nháp, không thử lại, hay nhầm lẫn giữa các dạng bài…Một số em ngại khó, thiếu tự tin, thụ động trong học tập. b. Về phía giáo viên - Quá trình thực hiện đii mới phương pháp dạy học của giáo viên còn lúng túng. Giáo viên phát hiện học sinh còn có lỗ hỏng về kiến thức nhưng chưa dám mạnh dạn dừng bài dạy để giúp các em nắm nội dung. Vì vậy, học sinh không hiểu bài, dễ mặc cảm, chán nản, không có hứng thú trong học tập. - Một số giáo viên đã thực hiện đii mới phương pháp dạy học nhưng hiệu quả đưa lại chưa cao bởi còn có thói quen nói nhiều; hay lặp lại câu trả lời của học sinh; nhận xét thay cho học sinh,... - Giáo viên chưa tin tưởng vào khả năng tự học của học sinh nên chưa tạo 3 nhiều cơ hội để các em tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức, hợp tác nhóm. Chính vì lẽ đó mà hạn chế khả năng phát triển của học sinh. c. Về phía phụ huynh - Nhiều phụ huynh chưa nắm được nội dung chương trình sách giáo khoa mới, đặc biệt là chưa nắm được phương pháp dạy học để hướng dẫn các em học ở nhà như gia đình em Minh Khôi, Quang Thế. - Một số phụ huynh ít có điều kiện và thời gian quan tâm đến việc học hành của con em mình như gia đình em Tuấn Hưng, Hồng Minh. - Nhận thức được những vấn đề nêu trên, từ những nguyên nhân rút ra qua quá trình dạy học tôi thiết nghĩ: Nếu không tìm biện pháp giúp đỡ các em thì chất lượng học tập môn Toán sẽ thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, bản thân tôi đã đề ra một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán. 2. Các giải pháp 2.1. Phân loại đối tượng học sinh Dưới sự chỉ đạo của ti chuyên môn và nhà trường, tôi luôn chú ý đến chất lượng học tập của học sinh, nhất là chất lượng môn Toán. Ngay từ khi mới nhận lớp, trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên quan tâm, giúp đỡ học sinh. Thực hiện ra đề và tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại học sinh theo đối tượng. Sau nhiều lần khảo sát, tôi đã nắm bắt được năng lực học tập môn Toán của từng em để xếp vào từng nhóm đối tượng. Tôi phân thành hai loại đối tượng là: học sinh chưa nắm chắc kiến thức bài và học sinh có khả năng mở rộng vốn kiến thức hiểu biết về toán học. Học sinh chưa nắm chắc kiến thức bài học là những em tiếp thu bài chậm trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định. Với những học sinh này thì sự giúp đỡ kịp thời của giáo viên, của bạn học là vô cùng quan trọng nhằm giúp các em nắm được nội dung bài học. Hay đối với những học sinh cá biệt, không có khả năng nắm kiến thức bài học, hoặc bị hạn chế ở một hay nhiều kĩ năng cơ bản, tôi đã dành nhiều thời gian và xuyên suốt quá trình dạy học để quan tâm, giúp đỡ, các em mới hiểu bài và theo kịp bạn. Học sinh có khả năng mở rộng vốn kiến thức hiểu biết về toán học là những em nắm chắc kiến thức trong sách hướng dẫn học, có tư duy tốt và ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo kiến thức toán học. Giáo viên chú trọng bồi dưỡng, nâng cao thêm kiến thức cho các em. 2.2. Chia nhóm đối tượng và có biện pháp hỗ trợ thích hợp Từ chỗ nắm được đối tượng và khả năng học tập của học sinh, tôi bắt đầu tiến hành tìm biện pháp tháo gỡ. Tôi không áp dụng cách giúp đỡ, tiếp sức một cách chung chung cho tất cả các đối tượng mà phân chia thành nhiều nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống nhau, từ đó xây dựng phương án giúp đỡ, tiếp sức cho từng nhóm. a. Nhóm 1: Học sinh thiếu tập trung trong giờ học (học sinh trung bình, cận trung bình) Nhóm học sinh này có khả năng tiếp thu được kiến thức nhưng hiếu động và ham chơi nên không tập trung trong giờ học dẫn đến nắm kiến thức chưa vững. Với những học sinh này, giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể, yêu cầu các em đọc kỹ đề bài, tách câu hỏi lớn thành nhiều câu hỏi nhỏ để học sinh dễ 4 trả lời. Câu hỏi nào học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn trong nhóm, trong lớp hay của cô giáo. Từ cách làm này, học sinh đã hiểu và giải được bài toán. * Ví dụ: Bài 2: Ôn tập các số đến 100 000 (tiếp theo) Bài 5: Một tấm bìa hình chữ nhật có diện tích 108cm 2, chiều rộng 9cm. Tính chu vi của tấm bìa hình chữ nhật đó. + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ. Để biết bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + GV hỏi: Muốn tính được chu vi ta phải làm gì? (Tính chiều dài tấm bìa). + Muốn tính chiều dài ta làm thế nào? (Lấy diện tích chia chiều rộng) + Gọi học sinh nhắc lại công thức tính chu vi hình chữ nhật. + Yêu cầu học sinh làm bài. Giáo viên chấm, nhận xét. b. Nhóm 2: Học sinh chưa biết cách giải bài toán có lời văn Nhóm học sinh này có khả năng tính toán được nhưng kĩ năng giải toán có lời văn còn hạn chế hoặc còn nhầm lẫn giữa các dạng toán, tôi làm như sau: * Ví dụ 1: Bài 13: Tìm số trung bình cộng Bài 3: Trong 4 năm liền, xã Hòa Bình làm thêm được các đoạn đường bê tông có chiều dài lần lượt là 5km, 7km, 12km và 8km. Hỏi trung bình mỗi năm xã đó làm thêm được bao nhiêu ki-lô-mét đường bê tông? + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và trả lời được câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Giáo viên giúp học sinh nắm được phương pháp giải bài toán trung bình cộng: Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài toán. Bước 2: Tính ting các số hạng vừa tìm được. Bước 3: Trung bình cộng bằng ting các số hạng vừa tìm được chia cho số các số hạng. Bài giải Trung bình mỗi năm xã đó làm thêm được số km đường bê tông là: (5 + 7 + 12 + 8) : 4 = 8 (km) Đáp số: 8km * Ví dụ 2: Bài 22: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài 2: Ting số tuii của bố và mẹ là 69 tuii. Bố hơn mẹ 5 tuii. Hỏi bố bao nhiêu tuii? Mẹ bao nhiêu tuii? + Yêu cầu học sinh nắm được cách giải. - Cách 1: Số lớn = (ting + hiệu) : 2 Số bé = số lớn - hiệu (hoặc ting - số lớn) - Cách 2: Số bé = (ting - hiệu) : 2 Số lớn = số bé + hiệu (hoặc ting - số bé) + Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Xác định đâu là ting, đâu là hiệu, đâu là số bé, số lớn. Từ đó học sinh biết được tính tuii của bố áp dụng công thức nào. Tính tuii của mẹ áp dụng công thức nào? Lựa chọn câu lời giải. Bài giải Số tuii của bố là: (69 + 5) : 2 = 37 (tuii) 5 Số tuii của mẹ là: (69 - 5) : 2 = 32 (tuii) Đáp số: Bố: 37 tuii Mẹ: 32 tuii + Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm nhiều cách đặt lời giải phù hợp với bài toán, nhiều cách tìm số tuii của mẹ như 69 - 37 = 32 (tuii)... c. Nhóm 3: Học sinh tính toán chậm (học sinh cận trung bình) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tư duy các em phát triển chậm, hỏng kiến thức, kĩ năng của các lớp trước, không nắm được quy tắc thực hiê ̣n tính, không học thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia,...Với những học sinh thuộc nhóm này, giáo viên phải kết hợp với phụ huynh để thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài ở nhà của học sinh, đặc biệt là giúp các em học thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia,... Ở lớp, ngoài sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên, cần tạo điều kiện để những em học tốt giúp đỡ em chưa tốt hoàn thành bài học. Với cách làm trên, nhiều học sinh thuộc nhóm này đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập môn Toán. * Ví dụ 1: Bài 23: Em ôn lại những gì đã học Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: 564 : 6 + 83 x 2 + Giáo viên yêu cầu học sinh: Nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức trên. Học sinh phải nắm được là thực hiện tính chia, nhân trước; cộng sau. + Học sinh phải thuộc bảng nhân, chia để nhẩm và tính kết quả nhân, chia; sau đó thực hiện phép tính cộng. Kết quả: 564 : 6 + 83 x 2 = 94 + 166 = 260 d. Nhóm 4: Những học sinh có tư duy tốt về toán( học sinh khá, giỏi) Đối với những học sinh có tư duy tốt về môn toán, các em sẽ nắm được nội dung bài học một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Vì vậy, nếu giáo viên không có biện pháp hỗ trợ sẽ không phát huy được năng khiếu học Toán của các em. Bởi thế, trong quá trình dạy học, tôi luôn chú ý bồi dưỡng, bi sung thêm các kiến thức về toán cho học sinh như hướng dẫn thêm một số dạng toán nâng cao, giới thiệu một số tài liệu để các em tham khảo,…Bằng cách làm này, nhiều học sinh đã thực sự học giỏi môn toán, nắm chắc các dạng bài tập, biết giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Với những học sinh này, tôi luôn hướng dẫn để các em ngoài việc thực hiện nhiệm vụ học tập của mình còn giúp đỡ, chia sẻ cách làm toán, cách học toán cho các bạn. * Ví dụ: Khi dạy Bài 13: Tìm số trung bình cộng Sau khi học sinh làm xong các bài ở SGK, tôi giao thêm bài cho các em như sau: Bài 1: Cho hai số biết số bé là 7856, số bé kém trung bình cộng của hai số là 344 đơn vị. Tìm số lớn. Giải Trung bình cộng của hai số là: 7856 + 344 = 8200 Ting của hai số là: 6 8200 x 2 = 16400 Số lớn là: 16400 – 7856 = 8544 Đáp số:8544 Bài 2: Trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai là 39. Trung bình cộng của số thứ hai và số thứ ba là 30. Trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ ba là 36. Tìm ba số đó? Giải Ting của số thứ nhất và số thứ hai là: 39 x 2 = 78 Ting của số thứ hai và số thứ ba là: 30 x 2 = 60 Ting của số thứ nhất và số thứ ba là: 36 x 2 = 72 Hai lần ting của ba số là: 78 + 60 + 72 = 210 Ting của ba số là: 210 : 2 = 105 Số thứ nhất là: 105 - 60 = 45 Số thứ hai là: 105 - 72 = 33 Số thứ ba là: 105 - 78 = 27 Đáp số: 45; 33 và 27 * Ví dụ 2: Bài 22: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Sau khi học sinh làm xong các bài ở SGK, tôi giao thêm bài cho các em như sau: + Dạng 1: Cho biết cả ting lẫn hiệu Bài 1: Thu hoạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc. Thu hoạch được ở thửa ruộng thứ nhất nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc. Hỏi thu hoạch được ở mỗi thửa ruộng bao nhiêu ki-lô-gam thóc? Bài giải Đii: 5 tấn 2 tạ = 5200 kg 8 tạ = 800 kg Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được số kg thóc là: (5200 + 800) : 2 = 3000(kg) Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số kg thóc là: 5200 - 3000 = 2200 (kg) Đáp số: Thửa ruộng thứ nhất: 3000kg Thửa ruộng thứ hai: 2200kg + Dạng 2: Cho biết ting nhưng ẩn hiệu Bài 2: Tìm hai số có ting là 234. Biết rằng nếu lấy số thứ nhất trừ đi số thứ hai rồi cộng với hiệu của chúng thì được 172. 7 Bài giải Hiệu hai số cần tìm là: 172 : 2 = 86 Số thứ nhất là: (234 + 86) : 2 = 160 Số thứ hai là: 234 - 160 = 74 Đáp số: Số thứ nhất: 160 Số thứ hai : 74 + Dạng 3: Cho biết hiệu nhưng ẩn ting Bài 3: Bố hơn con 28 tuii. Biết rằng 3 năm nữa ting số tuii của hai bố con là 46 tuii. Tính tuii bố, tuii con hiện nay. Bài giải Bố hơn con 28 tuii suy ra 3 năm nữa bố vẫn hơn con 28 tuii. 3 năm nữa con có số tuii là: (46 – 28) : 2 = 9 (tuii) Tuii con hiện nay là: 9 – 3 = 6 (tuii) Tuii bố hiện nay là: 6 + 28 = 34 (tuii) Đáp số: Bố: 34 tuii Con: 6 tuii + Dạng 4: Ẩn cả ting và hiệu Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi 164m, biết rằng nếu tăng chiều rộng 8m và giảm chiều dài 6m thì được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Bài giải: Nửa chu vi của hình chữ nhật là: 164 : 2 = 82 (m) Hiệu của chiều dài và chiều rộng là: 6 + 8 = 14 (m) Chiều rộng của hình chữ nhật là: (82 - 14) : 2 = 34 (m) Chiều dài của hình chữ nhật là: 34 + 14 = 48 (m) Diện tích của hình chữ nhật là: 48 x 34 = 1632 (m2) Đáp số: 1632 m2 2.3. Giúp các em chậm kĩ năng về môn Toán khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí Việc thua kém bạn bè trong học tập làm cho các em gặp những khó khăn về 8 mặt tâm lí như tự ti, chán học. Vì vậy, giúp các em khắc phục vượt qua khó khăn trở ngại về tâm lí sẽ tạo điều kiện cho các em vươn lên đạt kết quả tốt. Để làm được điều đó, tôi luôn gần gũi, uốn nắn, tạo cho các em cảm giác "mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Đặc biệt, ở lứa tuii này, các em còn hiếu động, khả năng tập trung chú ý đã tiến bộ hơn các lớp dưới nhưng vẫn dễ bị phân tán. Vì thế, tôi thường hướng tính năng động của các em vào hoạt động nhóm có mục đích để giờ học đạt hiệu quả. Ngoài ra, tôi còn ti chức hình thức "đôi bạn cùng tiến", "bạn giúp bạn",... để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Bạn Anh Trâm giúp đỡ bạn Quang Thế học Toán Để khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu ý kiến, ngoài việc khen ngợi, tuyên dương những ý đúng, sáng tạo, tôi không trực tiếp bác bỏ những ý kiến chưa hợp lí của các em mà nhẹ nhàng, hóm hỉnh dẫn dắt các em phát biểu vào trọng tâm vấn đề. Đối với những học sinh còn nhút nhát, tôi vẫn chấp nhận những ý kiến mà các em trả lời lặp lại của bạn hay của cô rồi điều chỉnh, sửa lại cho đúng bằng lời của cô, của bạn. Ngoài ra, đối với học sinh Tiểu học giáo viên nên khen ngợi kịp thời khi các em hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời động viên các em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Không nên trách phạt, chê bai các em mà cần động viên khuyến khích là chính. Việc tạo cho các em một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái giúp các em luôn cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui; học mà chơi chơi mà học là những việc làm rất cần thiết của giáo viên. Chính điều đó đã góp phần quan trọng giúp các em khắc phục, vượt qua những khó khăn, trở ngại về mặt tâm lí. 9 2.4. Hình thành khả năng tự học ở học sinh Để hình thành cho học sinh kĩ năng tự học, tôi đã lựa chọn, phối hợp nhiều hình thức giảng dạy như: cá nhân, nhóm, cả lớp. Các em được cùng nhau trao đii, tìm tòi khám phá kiến thức qua các hoạt đô ̣ng học tâ ̣p để tìm ra lời giải bài toán; chỗ nào chưa rõ thì hỏi cô giáo hoặc bạn trong nhóm để có thêm gợi ý, giải thích…Vì vậy, sau một thời gian giảng dạy, học sinh lớp tôi đã tiến bộ vượt bậc về sự tự tin cũng như mạnh dạn trong giao tiếp. Các em có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, kĩ năng tự học và tự đánh giá được nâng lên. Các em có cơ hội phát biểu, nêu vấn đề, ý kiến thắc mắc, chia sẻ để từ đó hiểu được bài học. Đă ̣c biê ̣t, tôi luôn chú trọng đến phương pháp dạy học nêu vấn đề để các em tự tìm cách giải quyết. Với học sinh còn châ ̣m, giáo viên đến từng nhóm, từng học sinh để giúp đỡ các em. Giáo viên hỗ trợ các nhóm học sinh học tập 2.5. Kiểm tra đánh giá mức độ kiến thức ở các lớp dưới, có kế hoạch bổ sung những kiến thức mà các em bị hỏng Kiến thức các lớp dưới là nền tảng để tiếp thu kiến thức lớp trên. Nếu giáo viên không phát hiện kịp thời thì các em sẽ hỏng kiến thức, dẫn đến chán học. Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm học, tôi thường xuyên theo sát học sinh, đánh giá, phân loại đúng đối tượng. Nắm vững học sinh yếu nội dung gì để lên kế hoạch bi sung kiến thức cho các em kịp thời. Các kiến thức cần ôn tập, bi sung tôi chia làm nhiều mảng nội dung để dạy học gồm: 10 - Kĩ năng tính toán. - Kĩ năng đii đơn vị đo. - Các quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học. - Kĩ năng giải các dạng toán điển hình... Bằng cách chia nhỏ nội dung như trên, tôi đã hướng dẫn cho học sinh nắm và hiểu bài; làm tính và giải toán đúng. 2.6. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh - Trong quá trình giảng dạy và làm chủ nhiệm, tôi thường xuyên trao đii tình hình học tập của các em đến tận từng phụ huynh, giúp họ biết được khả năng học tập của con em mình để cùng cộng đồng trách nhiệm. Giới thiệu với phụ huynh phương pháp giáo dục, cách hướng dẫn các em học ở nhà. Tránh tình trạng bắt các em học quá tải hoặc quát mắng khi các em chưa làm được bài tập gây tin thương tinh thần cho các em, làm các em thiếu tự tin trong học tập. - Tế nhị với phụ huynh, tránh những lời chỉ trích học sinh. - Thông báo kết quả tiến bộ của học sinh, giúp các em có nguồn động viên từ phía gia đình. Khi được thầy cô khen, cha mẹ động viên các em sẽ có niềm tin, hứng thú học tập, kết quả dạy học sẽ tốt hơn. 2.7. Sử dụng hình thức khen thưởng, động viên học sinh Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn động viên, khuyến khích học sinh. Đặc biệt quan tâm và trân trọng sự tiến bô ̣ của các em (dù là nhỏ nhất). Tôi thường sử dụng các hình thức khen thưởng như: Khen trước lớp, khen trước toàn trường. Ngoài ra ở lớp, tôi còn lập quỹ khen thưởng và trích quỹ để khen thưởng cho những học sinh có nhiều tiến bộ vượt bậc trong học tập và rèn luyện. Không những thế, tôi luôn động viên gia đình học sinh đặt mục tiêu khen thưởng ở nhà và theo dõi sự tiến bô ̣ của con em để khen thưởng kịp thời. Bạn Bảo Nam được khen thưởng vì có sự tiến bộ trong học tập 11 3. Kết quả đạt được Với việc áp dụng những biện pháp dạy học ở trên, học sinh lớp tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Các em biết chủ động, tự tìm tòi và đưa ra phương pháp giải tối ưu như em: Anh Trâm, Phương Thảo, Ngọc Giàu,... Một số em trước đây không thích học Toán nhưng nay đã hào hứng và yêu thích học toán hơn, các em ngày càng tỏ rõ nét tiến bộ của mình. Đa số các em biết cách tính toán và giải những bài toán có lời văn. Nhiều em làm tính, giải toán đúng và nhanh; biết giải bài toán có lời văn bằng nhiều cách; biết tìm nhiều cách đặt lời giải cho bài toán; giải được bài toán nâng cao. Đặc biệt, các em rất tự tin, hứng thú trong học tập. Điều này cho thấy một số biện pháp giúp đỡ, tiếp sức cho học sinh về môn Toán mà tôi đã vận dụng mang lại kết quả tốt. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, tôi tiếp tục ra đề khảo sát môn Toán và kết quả thật bất ngờ: - Số em đạt điểm 10: 11 em chiếm 30,6 % - Số em đạt điểm 9: 13 em chiếm 36,1 % - 100% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt môn Toán. PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến Môn Toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 4, đòi hỏi người giáo viên phải đii mới phương pháp, hình thức dạy học. Không thể ngay lập tức nâng cao chất lượng học tập của học sinh mà phải kiên trì, thực hiện dần dần từng bước một, mưa dầm thấm sâu chứ không thể đốt cháy giai đoạn. Trong dạy học môn Toán, người giáo viên phải biết cách giúp học sinh khắc phục, vượt qua những khó khăn trở ngại về mặt tâm lí. Phải tạo sự hứng thú trong học tập, ham thích học toán, hình thành khả năng tự học cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ kiến thức ở các lớp dưới, có kế hoạch bi sung những kiến thức mà các em bị hỏng. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh. Có nhiều hình thức khen thưởng, động viên học sinh kịp thời. Phân chia đối tượng học sinh thành từng nhóm nhỏ có đặc điểm gần giống nhau. Biết tìm nhiều biện pháp thích hợp và tiến hành giúp đỡ, tiếp sức đối với từng nhóm. Tóm lại: Việc nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp để giúp đỡ, tiếp sức cho học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung môn Toán lớp 4 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Bên cạnh nắm vững kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên cần phải có vốn kiến thức tâm lí học, hiểu được tâm sinh lí của học sinh. Từ đó tìm ra được những phương pháp để giảng dạy và giáo dục học sinh hiệu quả nhất. Giáo viên phải thực sự đii mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng 12 tạo của học sinh nhằm giúp các em tự học, tự tiếp thu kiến thức để vận dụng vào cuộc sống và tự tin bước vào đời. 2. Kiến nghị, đề uut Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau: - Về phía phụ huynh: Quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em, giúp các em hình thành thói quen và nền nếp tự học, tự phục vụ. Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở của học sinh khi đến lớp. Thường xuyên trao đii với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Đă ̣c biê ̣t phụ huynh tích cực tham gia giúp đỡ học sinh học tâ ̣p, rèn luyê ̣n và đánh giá theo đúng tinh thần của TT số 22/2016 của Bộ GDĐT. - Về phía nhà trường: Tăng cường hơn nữa viê ̣c ti chức các chuyên đề dạy học môn Toán lớp 4. Ti chức hô ̣i thảo về công tác phụ đạo, bồi dưỡng tiếp sức, giúp đỡ học sinh học tốt môn Toán. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng thành công ở đơn vị nhằm giúp học sinh lớp 4 học tập môn Toán có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán. Bằng tâm huyết nghề nghiệp và kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn viết sáng kiến này và đưa vào áp dụng trong công tác dạy học, kết quả đạt được rất khả quan. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng cho năm học trước và tiếp tục áp dụng cho năm học này. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý, bi sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan