Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3c rèn kĩ năng giải toán hợp bằng hai ph...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3c rèn kĩ năng giải toán hợp bằng hai phép tính

.DOC
23
4161
105

Mô tả:

-1I/ ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3C RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN HỢP BẰNG HAI PHÉP TÍNH II/ ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ Tầm quan trọng của kỹ năng giải toán có lời văn ở học sinh lớp 3. Trong chương trình toán lớp 3 có dạng toán " Giải bài toán bằng hai phép tính". Đây là một trong những dạng toán cơ bản và rất quan trọng trong chương trình (gồm các bài toán có 2 bước tính, với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Giải bài toán liên quan rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học). Riêng loại bài toán hợp giải bằng hai phép tính này được rải đều trong các tiết học.Vì thế việc dạy bài toán hợp này, giáo viên chúng ta đặc biệt quan tâm đến học sinh, giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Trong môn toán, việc giải các bài toán có lời văn có vị trí quyết định, nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Giải toán có lời văn là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu; giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Việc giải toán có lời văn là sự vận dụng có tính chất tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, phương pháp về toán tiểu học với kiến thức cuộc sống. Trong các bài toán có lời văn có giá trị đặc biệt quan trọng và xuất hiện ở các khâu của quá trình dạy học ở Tiểu học, từ khâu hình thành khái niệm, quy tắc tính toán đến khâu hình thành trực tiếp các phép tính, vận dụng tổng hợp các tri thức và kĩ năng của số học, đại số, hình học... Vì vậy cấu trúc nội dung môn Toán có thể sắp xếp các bài toán có lời văn gắn với nội dung học khác nhau trong từng khâu của từng tiết học. -2Để giúp học sinh giải tốt phần toán có lời văn là một việc làm cần thiết đối với giáo viên đứng lớp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. Là một giáo viên đứng lớp, tôi thực sự trăn trở về vấn đề dạy học môn Toán nói chung và đặc biệt phần giải toán có lời văn nói riêng nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán hợp bằng hai phép tính.” 2/ Tóm tắt thực trạng có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua sự phân bố của chương trình, phần giải toán có lời văn chiếm vị trí quan trọng trong chương trình môn toán Tiểu học nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng. Để giải được các bài toán có lời văn, trước hết các em phải có các kĩ năng đọc, viết số, kĩ năng đặt tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính, kĩ năng tự kiểm tra. Vì vậy chúng ta cần phải: - Tập cho học sinh từng bước biết xem xét các đối tượng toán dưới nhiều hình thức khác nhau và tập diễn đạt theo lời văn của mình. - Hình thành cho học sinh làm quen với các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa... - Hình thành và phát triển ở các em các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy qua bài toán. Tuy nhiên trên thực tế, việc học sinh giải toán có lời văn còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tốt năng lực tư duy, suy luận trong quá trình giải toán. Các em nhầm lẫn giữa các dạng toán, rập khuôn theo mẫu..., đa số không giải thích được cách làm. Học sinh không nhận thấy mối liên hệ giữa các số liệu, dữ kiện cụ thể của bài toán nên lựa chọn phép tính không đúng. Đầu năm học, đối với chương trình môn toán lớp 3. Nhìn chung các em đều thực hiện được các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000, nắm được tên -3gọi, thành phần và kết quả phép cộng, trừ hay tìm x trong bài toán. Nhưng ở phần giải toán có lời văn, ở lớp tôi chủ nhiệm qua khảo sát có kết quả như sau: - Học sinh giải và trình bày được toán có lời văn: 16 em - Học sinh biết tóm tắt bài toán, ghi đúng lời giải: 3 em - Học sinh chưa biết ghi câu lời giải của bài toán: 7 em - Học sinh sáng tạo hay ghi câu lời giải hay hơn, gọn hơn: 1 em Đối với đối tượng học sinh khá và giỏi thì việc giải bài toán tương đối dễ, song với học sinh trung bình và yếu, các em rất khó khăn để lí giải cho rành rẽ các bài toán này. 3/ Lí do chọn đề tài Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi nghĩ mình cần phải làm gì để giúp học sinh lớp 3 nắm và có kĩ năng giải được các dạng toán có lời văn, đồng thời khi làm bài các em mạnh dạn và tự tin hơn nữa. Ở mọi nơi, mọi lúc tôi luôn tìm tòi, học hỏi để áp dụng một số biện pháp, một số kinh nghiệm vào trong giảng dạy giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 3. Tôi đã suy nghĩ và tìm ra phương pháp để dạy dạng toán này một cách dễ dàng, đạt kết quả cao cho tất cả các đối tượng học sinh. Với sự nhiệt tình của tôi khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, qua một thời gian tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt và hơn nữa những em yếu dạng toán này từng bước hình thành được lời giải và làm đúng phép tính. Chính vì thế năm học 2015- 2016 này tôi chọn đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán hợp bằng hai phép tính”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em nói riêng và chất lượng học tập trong trường nói chung. 4/ Giới hạn nghiên cứu đề tài: Với đề tài một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3-rèn kĩ năng giải toán hợp -4bằng 2 phép tính, tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 3C năm học 2015-2016 trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình và có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh khối 3 trong từng trường tiểu học. III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Trong trường tiểu học, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng. Phân môn Toán đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của dạy và học Toán là dạy học sinh sử dụng tính toán trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học để vận dụng vào thực tế. - Môn Toán còn có khả năng rèn kĩ năng tính toán cho học sinh. Đồng thời môn toán cùng với các môn học khác rèn luyện tư duy, phát triển tính sáng tạo và hình thành nhân cách cho học sinh. - Thế nhưng qua thực tế giảng dạy và qua một số lần khảo sát, tôi nhận thấy chương toán về " Giải bài toán bằng hai phép tính" học sinh tiếp thu còn chậm, nhiều học sinh chưa tự phát hiện và giải quyết vấn đề được. Nhưng khi phát hiện và giải quyết vấn đề các em còn lúng túng dẫn đến tóm tắt sai. - Các em học sinh muốn học tốt thì trước hết phải tập trung học tập, phải suy nghĩ kĩ và đọc đề toán nhiều lần. Các em phải biết tự tóm tắt bài toán hoặc hiểu được cách tóm tắt thì các em có thể tự tìm ra cách giải bài toán, tức là tự giải quyết vấn đề của bài học. Từ yêu cầu trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán hợp bằng hai phép tính” trong chương trình Toán lớp 3. - Trong quá trình dạy học thì hai hoạt động dạy và học phải đi song song. Nếu chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp thu và hình thành kỹ năng, kỹ xảo như thế nào trong việc giải toán có lời văn thì trong quá trình dạy học sẽ không mang lại kết quả cao. -5Những bài toán có lời văn ở lớp 3 là những bài toán thực tế, nội dung bài toán thông qua những câu nói về những quan hệ tương đương và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Cái khó ở đây là làm thế nào để lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong lời văn và tìm ra được những câu lời giải, phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy học sinh khi giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em rất lúng túng khi viết câu lời giải, tuy rằng các em biết ghi phép tính đúng. Nhiều em nêu câu lời giải không phù hợp với yêu cầu đề toán đặt ra. - Để giải được các bài toán có lời văn, trước hết các em phải có các kĩ năng đọc, viết số, kĩ năng đặt tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính, kĩ năng tự kiểm tra. - Tập cho học sinh từng bước biết xem xét các đối tượng toán dưới nhiều hình thức khác nhau và tập diễn đạt theo lời văn của mình. - Hình thành cho học sinh làm quen với các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, ... - Hình thành và phát triển ở các em các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy qua bài toán. - Việc đặt lời giải ngay từ lớp 3 đối với học sinh là một khó khăn lớn với người giáo viên, do đó trong giờ học toán bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo tìm câu lời giải của học sinh thì mỗi giáo viên cần động viên và giúp đỡ các em bằng cách dùng những câu hỏi gợi mở như: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Và dựa vào yêu cầu của đề toán mỗi em nêu lên lời giải. Trên thực tế chúng ta thấy vẫn -6còn nhiều em ghi câu lời giải chưa đúng, chưa hay và cũng có một số em ghi lời giải còn dài. Nguyên nhân này không thể đổ lỗi cho học sinh mà phấn lớn là do phương pháp dạy học, cách áp dụng cũng như truyền đạt của người giáo viên chưa đạt yêu cầu. - Trong giờ học Toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phưong pháp dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, mỗi giáo viên cần phải giúp các em có phương pháp lĩnh hội tri thức Toán học. Học sinh có phương pháp học Toán phù hợp với từng dạng bài Toán thì việc học mới đạt kết quả cao, từ đó khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn. Trước tình hình thực tế của lớp 3C Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình, tôi đã tiến hành tổ chức khảo sát như sau: Tôi đã chọn 3 dạng toán hợp cho các em thử làm bài : Kết quả : SSHS Hiểu đề Toán Tóm tắt đề Lập kế hoạch Giải được bài toán giải 27 Tỉ lệ 10 % 8 0 9 29.6% % % Qua khảo sát thực trạng giải toán hợp bằng hai phép tính của học sinh lớp 3C, đa phần học sinh không giải được, có học sinh lúc đúng, lúc sai, không mang tính ổn định và có kĩ năng giải toán bằng hai phép tính đạt yêu cầu. V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: A/ Thực trạng ban đầu của lớp 3C: -7Đầu năm học 2015- 2016, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3C. Lớp 3C có 27 học sinh, trong đó có 10 em nữ. Chất lượng đầu năm: Toán: Giỏi: 14 em, TL 51.9%; K: 8 em, TL 29.6%; TB: 5, TL 18.5%; Y: 0 em, TL 0%. Nhìn chung các em đều thực hiện được các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000, nắm được tên gọi, thành phần và kết quả phép cộng, trừ, hay tìm x trong bài toán, nhưng ở phần giải toán có lời văn thì lớp 3C có 51,9% học sinh giải và trình bày được, 29.6% các em biết tóm tắt bài toán, ghi đúng lời giải nhưng thực hiện phép tính thì sai. 18.5% các em chưa biết ghi lời giải của bài toán, chưa có em nào có sáng tạo hay có lời giải hay hơn, gọn hơn. Đặc biệt là những em trung bình, yếu, việc đọc, viết đã chậm thì giải toán có lời văn lại càng khó khăn hơn rất nhiều như các em: (Minh, Thảo, Phan Hiếu, Huỳnh Nhung, Bình...) B/ Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học người giáo viên chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để học sinh nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt là dạng giải toán có lời văn. Nguyên nhân là do giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy phù hợp đối với từng học sinh còn hạn chế. Bên cạnh đó việc ý thức về tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn của các em chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh lên lớp 3 vẫn còn nhiều em chưa ghi được lời giải và phép tính đúng cho một bài toán. C/ Giải pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn. 1/ Chuẩn bị cho việc giải toán: -81. Từ những bài toán hợp giải bằng hai phép tính các em làm ở lớp, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra nguyên nhân và cuối cùng đã xác lập các nguyên nhân sau : a. Học sinh chưa nắm vững cách giải bài toán bằng một phép tính về nhiều hơn ít hơn, tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần. b. Học sinh còn nhầm lẫn bài toán về “ Hơn kém nhau một số đơn vị với hơn kém nhau một số lần”, “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số với gấp một số lên nhiều lần”. c. Học sinh còn lúng túng khi so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn. d. Học sinh thiếu tư duy toán học, khi giải toán hợp bằng hai phép tính các em làm không được. e. Các em khó so sánh, đối chiếu, phân biệt, bởi vì những bài toán được rãi đều trong sách giáo khoa. 2/ Giúp học sinh nắm được trình tự của việc giải một bài toán có lời văn: Với những nguyên nhân trên tôi đã tìm tòi những biện pháp để dạy sao cho học sinh có kết quả và đạt chất lượng cao. Tôi đã xem lại tất cả các bài toán hợp bằng hai phép tính. Qua nội dung trên tôi đã chia các bài toán ấy ra 4 nhóm sắp xếp có hệ thống. * Nhóm 1 : - Các bài toán giải bài toán bằng hai phép tính liên quan về nhiều hơn ít hơn. Ví dụ: -9Bài 1/ 15 phần Hoạt động thực hành, sách Hướng dẫn học Toán Tập 1B….. * Nhóm 2 : - Các bài toán giải bài toán bằng hai phép tính liên quan về gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần. Ví dụ: Bài 4, 5/17.Bài 1/19 phần Hoạt động thực hành, sách Hướng dẫn học Toán Tập 1B… * Nhóm 3 : Các bài toán giải bằng hai phép tính liên quan đến rút về đơn vị. Ví dụ: Bài 1,2/68. Bài 2/70 phần Hoạt động thực hành, sách Hướng dẫn học Toán Tập 2A. Bài 1,2,3/56 phần Hoạt động thực hành, sách Hướng dẫn học Toán Tập 2B.* * Nhóm 4 : Các bài toán giải bằng hai phép tính liên quan đến hình học. Ví dụ: Bài 2,4/31. Bài 4/61 phần Hoạt động thực hành, sách Hướng dẫn học Toán Tập 2B….. Sau khi hình thành 4 nhóm, tôi phân tích và nhận thấy học sinh hay nhầm lẫn như thực trạng đã nêu ban đầu. Chính vì thế mà tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh các bước sau: A. Giải toán theo nhóm 1, 2: Bước 1 : Cho học sinh đọc đề toán nhiều lần, cả lớp theo dõi đọc thầm. - 10 Bước 2 :Giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán. Đối với các bài toán nhóm này chỉ chú ý đến kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000. Ví dụ : Giải bài toán bằng hai phép tính liên quan về nhiều hơn ít hơn . Bài 2/14(Tập 1B): Bể thứ nhất có 4 con cá. Bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá? Bước 1 : Học sinh đọc to rõ đề toán, cả lớp theo dõi. Học sinh tự tìm hiểu bài toán, trình bày cách giải - giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. * Tóm tắt : Bể thứ nhất 4 con cá Bể thứ hai ? Con cá 3 con cá Bước 2 : Hiểu bài toán: - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Cả hai bể có bao nhiêu con cá? - Muốn biết cả hai bể có bao nhiêu con cá ta phải làm gì?( thì phải biết số con cá của mỗi bể). Bài toán đã cho biết Bể thứ nhất có 4 con cá. Do đó ta phải tìm số con cá của bể thứ hai. Bước 3: Lập kế hoạch bài toán. - Tìm số con cá ở bể thứ hai ( 4 + 3 = 7 (con cá) ). - Tìm số con cá cả hai bể ( 4 + 7 = 11 (con cá) ). Bước 4 : Giải bài toán : Bài giải - 11 Số con cá ở bể thứ hai là : 4 + 3 = 7 (con cá) Số con cá ở cả hai bể là : 4 + 7 = 11 (con cá) Đáp số : 11 con cá. Ví dụ : Giải bài toán bằng hai phép tính liên quan về gấp một số lên nhiều lần Bài 2/50: Thùng thứ nhất đựng 9l nước, thùng thứ hai đựng gấp 3 lần số lít nước ở thùng thứ nhất. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước ? Bước 1 : Học sinh đọc to rõ đề toán, cả lớp theo dõi. Học sinh tự tìm hiểu bài toán, trình bày cách giải - giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. * Tóm tắt : Bước 2 : Hiểu bài toán: - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước? - Muốn biết cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước ta phải làm gì?( thì phải biết số lít nước của mỗi thùng). Bài toán đã cho biết thùng thứ nhất đựng 9l nước. Do đó ta phải tìm số lít nước của thùng thứ hai. Bước 3: Lập kế hoạch bài toán. - 12 - Tìm số nước ở thùng thứ hai ( 9 x 3 = 27 (l) ). - Tìm số lít nước cả hai thùng ( 9 + 27 = 36 (l) ). Bước 4 : Hướng dẫn giải bài toán bằng hai cách : Bài giải Số lít nước ở thùng thứ hai là : 9 x 3 = 27 (l) Số lít dầu ở cả hai thùng là : 9 + 27 = 36 (l) Đáp số : 36 l dầu. Cách 2 : Nếu coi số lít nước ở thùng thứ nhất là 1 phần thì số lít nước ở thùng thứ hai là 3 phần. Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 ( phần ) Tổng số lít nước là : 9 x 4 = 36 ( lít ) Đáp số: 36 lít nước B. Giải toán nhóm 3,4: Bước 1 : Cho học sinh đọc đề toán, cả lớp theo dõi. Bước 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán. Đối với các bài toán nhóm này chỉ chú ý đến kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000, 100000. - 13 Đối với các bài toán giải bằng hai phép tính, liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học. Tôi chia thành 3 phần và viết ba đề toán - gọi ba nhóm: các em so sánh đối chiếu. Nhóm 3 Nhóm 4 Bài 1: Có 2135 quyển vở được xếp Bài 2: Một người đi xe đạp trong 12 vào 7 thùng. phút đi được 3km. Hỏi cứ đạp xe đều Hỏi 5 thùng đó có bao nhiêu như vậy trong 28 phút thì được mấy ki- lô- mét? quyển vở ? Sau khi cho học sinh đọc đề (3 đề) giáo viên gợi ý thêm cho các em: + Nhóm 3 : Đây là bài toán hợp giải bằng hai phép tính chia và nhân . + Nhóm 4 : Đây là bài toán hợp giải bằng hai phép tính chia . + Nhóm 5 : Đây là bài toán hợp giải bằng hai phép tính có nội dung hình học Bài 1: ( Vận dụng các bước giải bài toán rút về đơn vị.) Bước 1 : Cho học sinh đọc to rõ đề toán. Học sinh tìm hiểu bài toán, tóm tắt đề toán, trình bày cách giải. Tóm tắt : 7 thùng: 2135 quyển vở 5 thùng: …..quyển vở? Bước 2 : Hiểu bài toán: - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì? 5 thùng đó có bao nhiêu vở. - Muốn biết 5 thùng đó có bao nhiêu quyển vở, thì phải biết 1 thùng chứa bao nhiêu quyển vở. - 14 Đề bài đã cho biết: Có 2135 quyển vở được xếp vào 7 thùng. Do đó phải tìm 1 thùng có bao nhiêu quyển vở. Bước 3: Lập kế hoạch bài toán. + Tìm số quyển vở trong mỗi thùng ( tìm giá trị 1 phần) thực hiện phép chia + Tìm số quyển vở trong 5 thùng (tìm giá trị nhiều phần đó) thực hiện phép nhân . Bước 4 : Giải bài toán : Bài giải Số quyển vở trong mỗi thùng là : 2135 : 7 = 305 ( quyển ) Số quyển vở trong 5 thùng là : 305 x 5 = 1525( quyển ) Đáp số : 1525 quyển vở Bài 2: ( Vận dụng các bước giải bài toán rút về đơn vị .) Bước 1 : Cho học sinh đọc to rõ đề toán. Học sinh tìm hiểu bài toán, tóm tắt đề toán, trình bày cách giải. Tóm tắt : 12 phút : 3 km 28 phút : ... km ? Bước 2 : Hiểu bài toán: - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Cứ đạp xe đều như vậy trong 28 phút thì được mấy ki- lô- mét. - 15 + Muốn biết người đó cứ đi xe đạp đều như vậy trong 28 phút thì được mấy kilô- mét thì phải biết 1km đi hết mấy phút . Đề bài cho biết 12 phút đi được : 3 km .Do đó trước hết phải tìm số phút đi 1km . Bước 3 : Lập kế hoạch bài toán. + 1km đi hết mấy phút ?(12 : 3 = 4 (phút),(tìm giá trị 1 phần) thực hiện phép chia + 28 phút đi được mấy ki-lô-mét?( 28 : 4 = 7(km))tìm giá trị nhiều phần đó thực hiện phép chia Bước 4 : Giải bài toán : Bài giải Số phút đi 1 km là : 12 : 3 = 4 ( phút ) Số ki-lô-mét đi trong 28 phút là : 28 : 4 = 7 ( km ) Đáp số : 7 km 3/ Bài học kinh nghiệm: Để giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn đạt kết quả tốt thì chúng ta cần: + Hướng dẫn học sinh đọc đề bài và tìm hiểu đề bài thật kĩ. Đây là bước quan trọng giúp các em tìm ra hướng giải quyết bài toán. + Lưu ý học sinh học chậm cần xác định rõ đâu là dữ kiện đã có và vấn đề cần tìm của đề toán để tất cả các đối tượng đều giải được toán. + Tổ chức các hình thức học tập: đôi bạn cùng tiến, học theo nhóm để các em có điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong việc bàn bạc trao đổi tìm ra cách giải quyết để đi đến kết quả. - 16 + Giáo viên theo dõi chấm bài thường xuyên để nắm bắt phần sai sót của học sinh, uốn nắn sửa chữa từng bài, từng lời văn trong bài làm của các em một cách kịp thời. + Giáo viên không ngừng đầu tư, nghiên cứu về đổi mới trong phương pháp dạy học. + Trong các giờ học, cần áp dụng những trò chơi để khắc sâu kiến thức cho các em, đồng thời làm cho các em hăng say trong học tập, gây hứng thú, đem lại kết quả cao. + Cần động viên, tuyên dương khen thưởng kịp thời để các em phấn khởi, tự tin trong học tập. Tổ chức trò chơi học tập, thay đổi bằng nhiều hình thức . + Tạo không khí lớp học vui vẻ. + Khảo sát kiến thức từng đợt, từng tháng. + Quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh học chậm. Khi chấm bài phát hiện những em hỏng kiến thức, ghi tên vào sổ riêng của giáo viên để tiếp tục phụ đạo. + Kết hợp với gia đình, có kế hoạch tổ chức việc học tập ở nhà của học sinh. + Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: A. Giải toán theo nhóm 1, 2: Giải bài toán bằng hai phép tính liên quan về nhiều hơn ít hơn, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần. SS Học sinh 27 Giỏi 15 55.6% Khá 9 32.7% Trung bình 3 11.7% Yếu 0 - 17 B. Giải toán nhóm 3,4 : Các bài toán giải bằng hai phép tính liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có n ội dung hình học. SS Học sinh 27 Giỏi 15 55.6% Khá 8 29.6 % Trung bình 4 14.8% Yếu 0 C. Kết quả chung: Qua những biện pháp nêu trên và tôi đã áp dụng. Sau một học kỳ các em đã có vốn kiến thức về giải toán hợp bằng hai phép tính và từng bước nâng cao dần chất lượng môn toán. Cụ thể bài khảo sát giữa kỳ II vừa qua đã cho thấy điều đó. Bài làm của các em đa số khá giỏi. Sĩ số HS 27 Giỏi 18 66.7% Khá 9 33.3% TB Yếu 0 0 VII. KẾT LUẬN: Với những biện pháp mà tôi đã nêu trên, tôi đã áp dụng vào lớp của mình khi dạy dạng toán "Giải bài toán bằng hai phép tính ". Kết quả HS hiểu và làm bài một cách dể dàng - Vượt quá phạm vi của sách giáo khoa, tôi đã thử ra nhiều bài toán không có trong sách giáo khoa mà HS vẫn làm bài được một cách dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, muốn cho học sinh nắm vững cách giải bài toán hợp bằng hai phép tính, cũng như phương pháp học toán giáo viên cần phải: - Kích thích tạo hứng thú ham thích học toán. - Nghiên cứu kĩ các dạng toán, tìm tòi tài liệu để cung cấp và bổ sung những dạng toán mà học sinh học chưa hiểu, chưa nhớ. - Khi ôn tập giải toán cần coi trọng việc hệ thống hoá kiến thức. - 18 - Cần chú trọng rèn luyện kĩ năng tính, cộng, trừ, nhân, chia cho học sinh. - Tăng cường luyện tập, các dạng bài tập tương tự cho từng nhóm; chú ý từ dễ đến khó đảm bảo 3 đối tượng giúp học sinh học được cách giải toán. - Tổ chức những trò chơi giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu. Đối với giáo viên, muốn có chuyên môn vững vàng thì phải được đào tạo cơ bản, chịu khó học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tăng cường dự giờ và rút ra kinh nghiệm giờ dạy, phải tự học trên sách vở, báo chí và tài liệu tham khảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia vào các lớp nâng cao trình độ để có sáng tạo trong giảng dạy và đặc biệt là phải trực tiếp đứng lớp nhiều năm liên tục. Trong quá trình thực nghiệm phải kiên trì, sử dụng nhiều phương pháp và người thầy luôn giữ vai trò chủ đạo, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, luôn có sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò trong tiết học. VIII. ĐỀ NGHỊ: Đối với chương trình VNEN, ở sách Hướng dẫn học Toán cần cho thêm tiết luyện đối với dạng toán này để các em luyện tập nhiều hơn, khắc sâu kiến thức hơn. Trên đây là một vài biện pháp dạy dạng Toán" Giải bài toán bằng hai phép tính". Do điều kiện, thời gian và trình độ có hạn, đề tài sẽ có nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo chuyên môn các cấp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Đại Hiệp, ngày 18 tháng 3 năm 2016 Người viết - 19 Từ Thị Kim Oanh - 20 - IX. PHẦN PHỤ LỤC: X. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Từ nội dung các bài tập Toán đã học dạng toán Giải bài toán bằng hai phép tính trong các sách Hướng dẫn học Toán tập 1A, 1B và 2A, 2B lớp 3. - Từ nội dung về các sách hướng dẫn giảng dạy Toán 1 và 2 lớp 3.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan