Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng môn thể dục nhảy dây ở t...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng môn thể dục nhảy dây ở trường tiểu học

.DOC
14
323
141

Mô tả:

A - PHẦN MỞ ĐẦU I – Lý do chọn đề tài. Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt.. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm đầu tiên những nhân tài cho xã hội mai sau. Hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển cùng hoà nhập với các nước tiên tiến trên thế giới . Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu” ngành giáo dục được chú trọng , được các cấp các ngành quan tâm. Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện ( văn - thể - mĩ …) khi lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có một thân hình đẹp vừa có một sức khoẻ tốt. Như Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục năm 1946 : “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước mạnh khoẻ….” Và vì thế “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”. Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới . 1 Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Một trong những môn thể thao được các em học sinh tiểu học yêu thích nhất là môn “ Nhảy dây”. Những năm gần đây môn Thể dục nhảy dây này được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng. Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế nào để giúp học sinh tiểu học biết nhảy dây đúng kỹ thuật, góp phần nâng cao thể lực toàn diện và có thể tham gia các hội thi TDTT. Với kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu cấp bách như trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng môn thể dục nhảy dây ở trường tiểu học Tân Lập B II - Mục đích nghiên cứu đề tài : Nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tiểu học tập luyện môn thể dục nhảy dây có chất lượng tốt hơn. Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập luyện môn thể dục nhảy dây này. III - Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài trên tôi đã tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau : Chương I – Cơ sở lý luận Chương II – Tìm hiểu thực trạng Chương III – Các biện pháp và kết quả đạt được. Chương IV - Kết luận và kiến nghị. IV – Phương pháp nghiên cứu 2 Để thực hiện được mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây : - Phương pháp làm mẫu - Phương quan sát - Phương pháp rèn luyện thực hành - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thống kê . B - PHẦN NỘI DUNG Chương I – CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 Trong luyện tập môn Thể dục nhảy dây để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện, nắm vững nội dung, thực hiện các động tác một cách hoàn hảo... Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác nhuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. Đã gọi là làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu chính xác, đẹp đúng kĩ thuật. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em . Đối với giáo viên không chuyên nghiệp như chúng tôi thì những động tác quá khó không có khả năng làm mẫu được nên cho học sinh quan sát tranh hoặc xem phim ... Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu mặt khác dùng tranh ảnh để minh hoạ tạo sự chú ý cho các em. Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh tiểu học thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoài trời do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần nhiễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp huyện luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhát, e dè, sợ sệt ... Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập luyện và ghi nhận những thành quả của đội, lớp đã đạt được trong những năm qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi cần phải tìm hiểu kĩ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt 4 nhất, phù hợp nhất nhằm giúp cho học sinh đạt kết quả tốt nhất trong giờ học cũng như trong thi đấu. Chương II – TÌM HIỂU THỰC TRẠNG Đối học sinh ở vùng sâu, vùng xa như trường tiểu học Tân Lập B các em đa số là con gia đình nông dân và công nhân cao su nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cha mẹ của các em chưa có điều kiện chăm sóc, quan tâm đến con cái mặt khác địa bàn lại cách xa các trung tâm thể dục thể thao, không được tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, không thể hiện được năng khiếu của mình như môn Thể dục nhảy dây này. Đối với giáo viên dạy môn thể dục hầu như không được huấn luyện kỹ về môn thể thao này. Nên giáo viên chủ yếu là tự học hỏi thông qua đồng nghiệp và bạn bè, qua sách vở báo chí và nhất là qua “internet” để tự hoàn chỉnh mình và giúp cho học sinh một số những kĩ năng thiết yếu trong tập luyện và cũng như trong thi đấu. Các em xem môn thể dục là môn phụ không ảnh hưởng đến xếp loại cả năm. Ngoài ra các em chưa thật sự hiểu rõ tác dụng và lợi ích của môn thể dục nhảy dây. Để khắc phục được những thực trạng nêu trên. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã vận dụng có kết quả cao trong thực tế giảng dạy như sau. Chương III – CÁC BIỆN PHÁP & KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I – Các biện pháp giúp học sinh nâng cao kỹ thuật môn thể dục nhảy dây ở trường tiểu học. 1. Thành lập câu lạc bộ nhảy dây theo khối, lớp Đây là môn thể thao được nhiều bạn học sinh tiểu học yêu thích nhất vì dụng cụ chỉ là chiếc dây đơn giản như có thể là một đoạn dây dài 2m – 2,5m dễ tìm kiếm, dễ mua. Chỉ cần một khoảng đất trống nhỏ, hoặc một bóng mát trong sân trường là có thể cùng các bạn tham gia chơi nhảy dây được rồi. 5 - Mỗi lớp tổ chức một đội nhảy dây, mỗi khối thành lập một câu lạc bộ nhảy dây để các em tập hợp được nhiều bạn có cùng sở thích. Tại đây các em có thể giao lưu cùng nhau tập luyện và chia sẻ kinh nghiệm quí báo của bản thân. Thêm phần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong tập luyện cũng như trong học tập. 2 . Một số tác dụng của môn thể dục nhảy dây . Nhảy dây là một trong những nội dung của thể dục phát triển cơ thể toàn diện. Nhảy dây hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học nên được các em yêu thích. Nhảy dây có giá trị trong giáo dục, rèn luyện và phát triển các tố chất như: nhanh nhẹn khéo léo, dẻo dai.. Nhảy dây có giá trị rèn luyện thân thể rất lớn giúp cho cơ thể học sinh phát triển toàn diện, tăng cường sức chịu đựng, nhất là sức bền, sức bật của chân được phát triển nhanh chóng, hoạt động của đôi tay nhanh nhẹn và khéo léo hơn. Song song với việc phát triển về tố chất thân thể, nhảy dây còn giúp cho hệ thần kinh phát triển mạnh về tính nhịp điệu, linh hoạt và khéo léo, nâng cao khả năng phán đoán thời gian và không gian. Sức chịu đựng của tim, phổi… cũng được tăng lên rất nhiều để thích ứng với khối lượng vận động tương đối lớn trong khi tập luyện, không ngừng nâng cao quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể ngày càng khỏe lên. Nhảy dây được tiến hành nhiều hình thức cá nhân và tập thể. 3. Kĩ thuật cơ bản của môn thể dục nhảy dây ngắn ở học sinh tiểu học 3.1 Cách so dây: Hai tay cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái giẫm lên dây ( dây sát mặt đất) độ dài của dây từ mặt đất lên tới ngang vai là thích hợp. 3.2 Động tác trao dây: Tư thế chuẩn bị: (TTCB) Hai tay cầm hai đầu dây ( dây sát đất) - Động tác: Trao dây sang trái, trao dây sang phải chủ yếu xoay cổ tay, hai tay chuyển động theo hình số 8 ngang, dây được quất ra trước mặt kéo xuống dưới, sang trái, ra sau, lên cao, rồi lại ra trước mặt, sang phải… 6 + Nhịp 1: Trao dây sang trái, qua trước mặt, hai cẳng tay gần sát nhau, tay phải trên, tay trái dưới. + Nhịp 2: Trao dây sang phải, hai tay gần như song song. + Nhịp 3: Trao dây sang bên trái, động tác như nhịp 1 + Nhịp 4: Dây để phía trước ( sát chân ) chuẩn bị nhảy qua dây * Chú ý: Không giang tay quá rộng sang hai bên, dây chạm đất phía trước mặt. Hơi nhún gối và xoay người theo nhịp lăng của dây. 3.3 Động tác nhảy kiểu chụm hai chân không có bước đệm: Động tác: Đứng chụm hai chân phía trước dây, hai tay cầm hai đầu dây theo vị trí đã so dây để dây hơi chùng sát mặt đất ở phía sau. Dùng cổ tay và cẳng tay quay nhẹ, đưa dây từ phía sau vòng lên cao - ra trước - xuống thấp ở phía trước - ra sau. Vòng quay dây cứ tiếp tục như vậy, khi dây chuyển động gần đến chân, thì thực hiện động tác bật nhảy bằng hai chân lên cao một chút để cho dây đi qua. Động tác cứ tiếp tục như vậy một cách nhịp nhành, khéo léo sao không để cho dây vướng chân. 3.4 Động tác nhảy kiểu chụm hai chân có bước đệm: Động tác: Cơ bản như động tác nhảy chụm hai chân không có bước đệm. Khi quay dây gần đến chân thì hai chân chụm lại nhảy qua dây và sau đó hai chân tiếp tục nhảy bước đệm một nhịp không có dây, đến nhịp sau mới nhảy qua dây. Như vậy hai chân phải nhảy liên tục ( Nhịp nhảy qua dây, nhịp nhảy đệm không qua dây) 3.5 Nhảy dây kiểu chân trước chân sau: Động tác: Chao dây 2-3 lần để tạo đà, sau đó quay dây từ trên cao xuống thấp ở phía trước ra sau. 7 Khi dây chuyển động gần đến bàn chân trước thì bật nhẹ để chân rời khỏi mặt đất đúng lúc dây đi qua dưới bàn chân, sau đó chân sau cũng bật nhẹ để rời khỏi mặt đất đúng lúc dây đi qua dưới bàn chân. Động tác cứ tiếp tục như vậy một cách nhịp nhàng, khéo léo sao cho không để dây vướng chân. 4. Một số lưu ý khi thực hiện động tác nhảy dây 4.1 Vị trí cánh tay Khi nhảy dây, các em nên thả lỏng hai vai xuống dưới. Giữ khuỷu tay gần thân mình và đảm bảo cho cổ tay chỉ hơi thấp hơn khuỷu tay một chút là được. Tập trung xoay dây với vòng nhỏ; điều này cho phép các em thực hiện động tác đều và sử dụng cả cẳng tay lẫn cổ tay. Ngoài ra, nếu sử dụng vai để thực hiện các động tác chính, thì các em sẽ cảm thấy mệt rất nhanh. Nếu mới bắt đầu nhảy dây, hãy tập một cách từ từ, tăng thời gian và nhịp nhảy dần dần để nâng cao kỹ năng cũng như sức bền. 4.2 Độ cao khi nhảy Nhảy dây dựa trên thời gian chứ không phải việc các em có thể nhảy cao bao nhiêu. Các em chỉ nên nhảy cao vài xăng-ti-mét so với mặt đất. Với mỗi nhịp nhảy, chân của các bạn chỉ cần không chạm dây. Em càng nhảy cao, lượng calo tiêu hao sẽ nhiều hơn nhưng lại tiếp đất vất vả hơn. Chú ý tiếp đất nhẹ nhàng bằng cách dồn trọng lượng vào giữa đôi chân để giảm tác động mạnh lên gân và các khớp xương. Hãy tưởng tượng như em đang tiếp đất trên sàn bằng kính, cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt . 4.3 Nhịp nhảy Các em nên thực hiện các nhịp nhảy một cách trơn tru, nhịp nhàng. Đảm bảo giữ hình cung của độ dài sợi dây, hơi 8 chùng một chút để đảm bảo đúng kỹ thuật. Chọn một sợi dây có độ dài phù hợp với em. Độ dài phổ biến của dây là 2m -2,5m. Nếu sợi dây mua quá dài, em có thể cắt bớt đi cho phù hợp. II -Bài học kinh nghiệm - Kết quả. Qua những lần áp dụng những kĩ thuật môn thể dục nhảy dây nêu trên một cách linh hoạt, sáng tạo trong những giờ tập luyện. Học sinh tập đúng kĩ thuật chất lượng mỗi buổi tập được nâng lên rõ rệt, các em tập luyện một cách hưng phấn, không mệt mỏi. Đã thay đổi được ý nghĩ trong các em từ tham gia nhảy dây là một động tác còn lúng túng, e dè trước một đoạn dây không biết cách nhảy... đến nay nhảy dây được tập luyện một cách bài bản, đúng kĩ thuật giúp các em ngoài việc giải trí mà còn rèn luyện sức khoẻ, dễ dàng vượt qua các nhận xét của phân môn nhảy dây trong môn Thể dục các lớp 3, 4, 5 ở trường Tiểu học. Phát huy được năng khiếu, các tố chất tiềm ẩn chưa được bộc lộ mặt khác góp phần bổ trợ sức bật, sức bền làm cơ sở nền tảng cho các môn thể thao khác... Học sinh không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia giao lưu hoặc thi đấu thể dục thể thao .. mà nay thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn. Qua đó còn rèn luyện cho các em về phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau học tập cũng như trong tập luyện thể dục thể thao. Kết quả khảo sát trong 100 em học sinh về thái độ yêu thích môn thể dục nhảy dây năm học : 2012 -2013. Không thích nhảy dây Thích nhảy dây Rất thích nhảy dây Thời gian Đầu năm học Cuối năm học TS 20 0 % 20 % 0 TS 75 72 % 75% 72% Số lượng học sinh tham gia vào câu lạc bộ ngày càng đông 9 TS 5 28 % 5% 28% Đầu năm Thời gian TS 45 Năm học: 2012 Cuối năm % 34,6 TS 115 % 88,4 - 2013 Học sinh xếp loại môn Thể dục Năm học Tổng Xếp loại : Hoàn số HS 275 278 Xếp loại : Chưa thành hoàn thành (A) (B) thành tốt ( A+) TS 2011-2012 2012-2013 Xếp loại : Hoàn 9 18 % 3,2 6,5 TS 267 263 % 96,8 93,5 TS 0 0 % 0 0 C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I - Kết luận Việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh tập luyện các kĩ thuật nêu trên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Học sinh cần được trang bị đầy đủ giày, dây nhảy, sân bãi đảm bảo an toàn.. thì kết quả luôn đạt được chất lượng tốt hơn. Giáo viên trước khi hướng dẫn tập luyện cần phải nghiên cứu thật kĩ giáo án và kĩ thuật từng động tác một cách nhuần nhuyễn. Những động tác khó nên có tranh minh hoạ hoặc xem phim… Luôn theo dõi, ghi chép những kết quả sau mỗi buổi tập để tổng kết rút kinh nghiệm cho buổi tập sau. Trong giờ tập luyện luôn chú ý đến sự đảm bảo an toàn cho học sinh tạo không khí buổi tập được sôi nổi , hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa những năng khiếu của học sinh. 10 Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình tập luyện của bản thân và cũng đã có được những kết quả khả quan. Tuy nhiên vẫn không có phương pháp nào là vạn năng vì vậy tôi rất mong muốn được sự góp ý chân thành của những đồng nghiệp và các bạn yêu thích môn thể thao này. II - Kiến nghị - Đối với các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của các con em mình. Mặt khác cũng cần dành cho các em một khoảng thời gian vui chơi, tập luyện thể dục thể thao giúp các em phát triển được những năng khiếu tiềm ẩn.. - Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho các em có được sân chơi rộng rãi, an toàn. Thường xuyên tổ chức các phong trào TDTT liên trường để các em có điều kiện tham gia thi đấu, cọ sát với các bạn trường khác và xem đây là một hoạt động thường xuyên của nhà trường. Đối với lãnh đạo cấp trên mở các lớp năng khiếu cho học sinh tham gia đồng thời mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dạy thể dục nhằm nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn hơn. Có chế độ bồi dưỡng ngoài giờ, hoạt động ngoại khoá để giáo viên luyện tập cho học sinh được tốt hơn. ` Tân lập ngày 25 tháng 12 năm 2013 Người viết Phạm Chí Công 11 MỤC LỤC : Trang A - PHẦN MỞ ĐẦU I - Lý do chọn đề tài 1 II - Mục đích nghiên cứu đề tài 2 III - Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2 IV – Phương pháp nghiên cứu 3 B - PHẦN NỘI DUNG Chương I – Cơ sở lí luận 4 Chương II – Tìm hiểu thực trạng 5 Chương III – Các biện pháp & kết quả đạt được. 5 C - PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 10 Kiến nghị 11 12 Xếp loại : Tổ khốii Xếp loại : BGH ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Xếp loại của PGD&ĐT ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------13 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan